Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 14 (Nâng cao) | Kết nối tri thức
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Nâng cao Tuần 14 - Kết nối tri thức được biên soạn nhằm giúp các em ôn luyện, tổng hợp lại những kiến thức đã được học ở Tuần 14 thuộc chương trình Tiếng Việt lớp 3 sách Kết nối.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (KNTT)
Môn: Tiếng Việt 3
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Họ và tên: ………………………………………………………. Lớp: 3….
PHIẾU CUỐI TUẦN 14 TIẾNG VIỆT LỚP 3
(Kết nối tri thức) (NÂNG CAO)
I – Bài tập về đọc hiểu
Sự tích ngôi nhà sàn
Ngày xưa, người ta chưa biết làm nhà, phải ở trong hang đá, chưa có
làng mạc, thành phố như bây giờ.
Ở một vùng nọ, có một ông tên là Cài làm lụng vất vả mà vẫn đói, vì
nương rẫy của ông thường bị thú rừng phá hoại. Ông Cài đặt bẫy bắt
thú rừng. Lần ấy, ông bắt được một chú Rùa gầy. Ông định đem về ăn thịt cho bõ tức.
Rùa xin ông tha chết và hứa mách ông cách làm nhà ở. Nghe hay hay,
ông liền cởi trói cho Rùa. Rùa gầy từ từ đứng dậy và nói:
- Ông là người sáng dạ. Ông nhìn xem: Toàn thân tôi là một ngôi nhà đấy!
Ông Cài ngắm nhìn hồi lâu, hình dung một ngôi nhà trong đầu, rồi nói:
- Bốn chân Rùa là bốn cái cột. Mu Rùa là mái nhà. Miệng Rùa là lối vào
nhà. Hai mắt Rùa là hai cửa sổ. Có phải thế không?
Rùa gật đầu khen và xin được về với họ hàng. Từ đó con người có
nhà sàn để ở, tránh được mưa nắng.
(Theo Truyện cổ dân tộc Mường)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1. Ngày xưa, khi chưa biết làm nhà, con người sống ở đâu?
A. Con người sống trong hốc cây
B. Con người sống trong lều cỏ
C. Con người sống trong hang đá
Câu 2. Vì sao ông Cài cởi trói và tha cho Rùa?
A. Vì ông thương chú Rùa gầy
B. Vì Rùa mách ông cách làm nhà ở
C. Vì Rùa mách ông cách đặt bẫy thú rừng
Câu 3. Ông Cài hình dung ra ngôi nhà từ những bộ phận nào của chú Rùa?
A. Chân Rùa, mu Rùa, miệng Rùa, mắt Rùa
B. Chân Rùa, cổ Rùa, miệng Rùa, mắt Rùa
C. Chân Rùa, mu Rùa, miệng Rùa, mũi Rùa
Câu 4. Theo truyện cổ, nhờ đâu mà con người làm được nhà sàn để ở?
A. Nhờ may mắn có Rùa mách cho cách làm
B. Nhờ thông minh, biết đặt bẫy thú rừng
C. Nhờ trí thông minh và có lòng nhân ái
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Câu 1. Chính tả: Tập chép: Vầng trăng quê em
Vầng trăng vàng thắm đang từ từ nhô lên sau lũy tre làng. Làn gió
nồm nam thổi mát rượi. Trăng óng ánh trên hàm răng, trăng đậu vào
đáy mắt. Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già.
Khuya. Làng quê em đã vào giấc ngủ. Chỉ có vầng trăng vẫn thao
thức như canh gác trong đêm.
Câu 2: Điền theo yêu cầu đề bài:
a) Tiếng chứa âm ch hay tr:
- Con …….. đang bay lượn trên bầu trời.
- Chú gà …………. có cái mào màu đỏ.
- Ngày chủ nhật, em không phải đến ……………….. đi học.
- Em bị ốm, mẹ nấu …………. cho em ăn.
b) Chọn tiếng trong ngoặc phù hợp: (trăn/ trăng)
Con …….. đang bò trên cây.
Mặt ………….. hôm nay rất sáng. (căn/ căng)
….…. hộ em đang ở nằm trên tầng 19.
Hai mặt của cái trống được làm rất ………… (văn/ văng)
Hôm nay, cô giao bài về nhà là viết một đoạn ……….
Cú hất làm quả bóng …………. ra xa.
Câu 3. Tìm những cặp từ có nghĩa trái ngược nhau nói về các con vật.
M: Thỏ chạy nhanh - rùa đi chậm
….…………………………………………………………………………………………………….
….…………………………………………………………………………………………………….
….…………………………………………………………………………………………………….
….…………………………………………………………………………………………………….
Câu 4. Đặt 2 - 3 câu khiến về chủ đề gia đình:
M: Mẹ nhờ em đi ra cửa hàng mua gói muối.
….…………………………………………………………………………………………………….
….…………………………………………………………………………………………………….
….…………………………………………………………………………………………………….
Câu 5. Viết đoạn văn nêu lí do em thích hoặc không thích nhân
vật trong câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
…………………………………………………………………………………………………….….
…………………………………………………………………………………………………….….
…………………………………………………………………………………………………….….
…………………………………………………………………………………………………….….
…………………………………………………………………………………………………….….
…………………………………………………………………………………………………….….
…………………………………………………………………………………………………….….
…………………………………………………………………………………………………….….
PHIẾU CUỐI TUẦN 14 TIẾNG VIỆT LỚP 3 (đáp án)
(Kết nối tri thức) (NÂNG CAO)
I – Bài tập về đọc hiểu
Sự tích ngôi nhà sàn
Ngày xưa, người ta chưa biết làm nhà, phải ở trong hang đá, chưa có
làng mạc, thành phố như bây giờ.
Ở một vùng nọ, có một ông tên là Cài làm lụng vất vả mà vẫn đói, vì
nương rẫy của ông thường bị thú rừng phá hoại. Ông Cài đặt bẫy bắt
thú rừng. Lần ấy, ông bắt được một chú Rùa gầy. Ông định đem về ăn thịt cho bõ tức.
Rùa xin ông tha chết và hứa mách ông cách làm nhà ở. Nghe hay hay,
ông liền cởi trói cho Rùa. Rùa gầy từ từ đứng dậy và nói:
- Ông là người sáng dạ. Ông nhìn xem: Toàn thân tôi là một ngôi nhà đấy!
Ông Cài ngắm nhìn hồi lâu, hình dung một ngôi nhà trong đầu, rồi nói:
- Bốn chân Rùa là bốn cái cột. Mu Rùa là mái nhà. Miệng Rùa là lối vào
nhà. Hai mắt Rùa là hai cửa sổ. Có phải thế không?
Rùa gật đầu khen và xin được về với họ hàng. Từ đó con người có
nhà sàn để ở, tránh được mưa nắng.
(Theo Truyện cổ dân tộc Mường)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1. Ngày xưa, khi chưa biết làm nhà, con người sống ở đâu?
C. Con người sống trong hang đá
Câu 2. Vì sao ông Cài cởi trói và tha cho Rùa?
B. Vì Rùa mách ông cách làm nhà ở
Câu 3. Ông Cài hình dung ra ngôi nhà từ những bộ phận nào của chú Rùa?
A. Chân Rùa, mu Rùa, miệng Rùa, mắt Rùa
Câu 4. Theo truyện cổ, nhờ đâu mà con người làm được nhà sàn để ở?
C. Nhờ trí thông minh và có lòng nhân ái
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Câu 1. Chính tả: Tập chép: Vầng trăng quê em
Câu 2: Điền theo yêu cầu đề bài:
a) Tiếng chứa âm ch hay tr:
- Con chim đang bay lượn trên bầu trời.
- Chú gà trống có cái mào màu đỏ.
- Ngày chủ nhật, em không phải đến trường đi học.
- Em bị ốm, mẹ nấu cháo cho em ăn.
b) Chọn tiếng trong ngoặc phù hợp: (trăn/ trăng)
Con trăn đang bò trên cây.
Mặt trăng hôm nay rất sáng. (căn/ căng)
Căn hộ em đang ở nằm trên tầng 19.
Hai mặt của cái trống được làm rất căng. (văn/ văng)
Hôm nay, cô giao bài về nhà là viết một đoạn văn.
Cú hất làm quả bóng văng ra xa.
Câu 3. Tìm những cặp từ có nghĩa trái ngược nhau nói về các con vật. M:
Thỏ chạy nhanh - rùa đi chậm.
Con voi to - con kiến nhỏ.
Con trăn dài - con sâu ngắn.
Câu 4. Đặt 2 - 3 câu khiến về chủ đề gia đình:
M: Mẹ nhờ em đi ra cửa hàng mua gói muối.
Bố bảo em cần phải hoàn thành bài tập về nhà trước khi đi ngủ.
Câu 5. Viết đoạn văn nêu lí do em thích hoặc không thích nhân
vật trong câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
(1) Trong truyện cổ tích Nàng tiên Ốc, em thích nhất là nhân vật nàng
tiên Ốc. (2) Bởi vì cô vừa xinh đẹp, lại đảm đang và giàu tình yêu
thương. (3) Để trả ơn bà lão nuôi mình trong chum nước, chờ bà ra
đồng, là cô lại hiện ra và giúp bà nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, chăm lo
cho đàn lợn. (4) Cuối cùng, cô trở thành con gái của bà cụ và sống
hạnh phúc cùng bà mãi mãi. (5) Chính tấm lòng thơm thảo, giàu tình
yêu thương của nàng tiên Ốc đã khiến em càng thêm yêu thích cô hơn.