Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 16 (Nâng cao) | Kết nối tri thức
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Nâng cao Tuần 16 - Kết nối tri thức được biên soạn nhằm giúp các em ôn luyện, tổng hợp lại những kiến thức đã được học ở Tuần 11 thuộc chương trình Tiếng Việt lớp 3 sách Kết nối.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (KNTT)
Môn: Tiếng Việt 3
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BÀI TẬP CUỐI TUẦN LỚP 3
Môn: Tiếng Việt (Kết nối tri thức) - Tuần: 16
Đề: Nâng cao - Mã số: 01 NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Phần Đọc: Nắm vững kĩ năng đọc hiểu một văn
bản, trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung,
hình thức và ý nghĩa của văn bản Những ngọn hải
đăng (ở mức độ nâng cao)
2. Phần Luyện từ và câu:
- Luyện tập về từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động
- Luyện tập hỏi - đáp về sự vật, hoạt động 3. Phần Viết: - Chính tả:
+ Luyện kĩ năng nhìn viết một đoạn văn
+ Luyện kĩ năng làm bài tập phân biệt s/x, ao/au
- Viết sáng tạo: Viết thư A. ĐỌC HIỂU
Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:
NHỮNG NGỌN HẢI ĐĂNG
Hải đăng hay đèn biển, là ngọn tháp được thiết kế để chiếu sáng
bằng hệ thống đèn, giúp tàu thuyền định hướng đi lại giữa đại dương. Chỉ
cần nhìn thấy ánh sáng hải đăng, người đi biển sẽ cảm thấy yên tâm, không lo lạc đường.
Những ngọn hải đăng được thắp sáng bằng điện năng lượng mặt trời,
nhưng khi năng lượng yếu thì phải lập tức thay thế bằng máy phát điện. Để
những ngọn đèn chiếu sáng đêm đêm, những người canh giữ hải đăng phải
thay phiên nhau kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên. Có những đêm mưa
gió, họ phải buộc dây bảo hiểm quanh người, trèo lên đỉnh cột đèn xem xét.
Bất kể ngày đêm, mưa nắng, trời yên biển lặng hay dông tố bão bùng, họ
luôn sẵn sàng khắc phục mọi sự cố.
Ngọn đèn biển không bao giờ tắt trong đêm là nhờ công sức của
những người canh giữ hải đăng. Với lòng yêu nghề, yêu biển đảo quê
hương, họ đã vượt qua bao khó khăn, gian khổ nơi biển khơi xa vắng, góp
sức mình bảo vệ vùng biển, vùng trời của Tổ quốc. (Sơn Tùng) Từ ngữ:
- Định hướng: xác định phương hướng
- Điện năng lượng mặt trời: là nguồn điện được tạo ra từ ánh sánh mặt trời
❶ Dòng nào sau đây nêu đúng về công dụng của ngọn hải đăng? Chọn ý đúng:
A. Ngọn hải đăng được thiết kế để chiếu sáng bằng hệ thống đèn
B. Ngọn hải đăng giúp tàu thuyền định hướng đi lại giữa đại dương
C. Ngọn hải đăng giúp người đi biển cảm thấy yên tâm lạc đường
❷ Ngọn hải đăng hoạt động bằng nguồn năng lượng nào? Chọn ý đúng:
A. Năng lượng điện, năng lượng mặt trời
B. Năng lượng điện, năng lượng mưa gió
C. Năng lượng điện, năng lượng mặt trăng
❸ Nhờ vào điều gì mà những ngọn hải đăng có thể chiếu sáng suốt
ngày đêm, không bao giờ tắt? Chọn ý đúng:
A. Nhờ nguồn năng lượng được cung cấp đầy đủ, không bao giờ ngừng lại
B. Nhờ được kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên, bất kể ngày đêm, mưa nắng
C. Nhờ công sức của những người canh giữ hải đăng, luôn thay phiên nhau
kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên
❹ Trả lời câu hỏi:
a) Tìm các chi tiết cho thấy sự vất vả của công việc canh giữ hải đăng.
b) Nhờ điều gì mà những người canh giữ hải đăng có thể vượt qua sự
vất vả đó để tiếp tục thực hiện công việc.
❺ Viết 1-2 câu nêu tình cảm, cảm xúc của em dành cho những người
làm công việc canh giữ hải đăng.
B. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
❶ Gạch chân dưới các từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động trong đoạn văn, đoạn thơ sau: Trong đó:
- Gạch 1 gạch dưới từ chỉ sự vật
- Gạch 2 gạch dưới từ chỉ hoạt động
a) Cô bé ngây thơ tin vào một truyền
thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con
sếu bằng giấy treo quanh phòng, em sẽ khỏi bệnh.
(trích Những con sếu bằng giấy)
b) Trong im ắng, hương vườn thơm thoảng bắt đầu rón rén bước ra, và tung
tăng trong ngọn gió nhẹ, nhảy trên cỏ, trườn theo những thân cành. (trích Rừng trưa)
c) Trái đất này là của chúng mình
Quả bóng xanh bay giữa trời xanh
Bồ câu ơi, tiếng chim gù thương mến
Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biển
Cùng bay nào, cho trái đất quay!
Cùng bay nào, cho trái đất quay!
(trích Bài ca Trái Đất)
❷ Tìm 3-5 từ ngữ nói về một trong hai con vật sau và điền vào bảng: Chỉ sự vật Chỉ hoạt động
---------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------
❸ Hỏi - đáp về hoạt động của con vật mà em chọn ở bài tập 2 (theo mẫu) Mẫu:
- Hỏi: Con chó đang làm gì?
- Đáp: Con chó đang trông nhà. C. VIẾT ❶ Nhìn - viết:
Để những ngọn đèn chiếu sáng đêm đêm, những người canh giữ hải
đăng phải thay phiên nhau kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên. Có những
đêm mưa gió, họ phải buộc dây bảo hiểm quanh người, trèo lên đỉnh cột
đèn xem xét. Bất kể ngày đêm, mưa nắng, trời yên biển lặng hay dông tố
bão bùng, họ luôn sẵn sàng khắc phục mọi sự cố. (Sơn Tùng)
❷ Bài tập chính tả:
a) Chọn s hoặc x điền vào chỗ trống:
Vẫn như có một giọng hò đang ngân lên trong không gian có mùi
quả chín, một mái __uồng vừa cập bến có tiếng trẻ reo mừng, và __au lưng
tôi, tiếng giã bàng vừa ngưng lại thì một giọng đưa em bỗng cất lên… Dễ
thương làm __ao giọng đưa em lảnh lót của miền Nam vút lên đưa trẻ thơ
vào giấc ngủ, đưa con người vào niềm vui.
(trích Dòng kinh quê hương)
b) Chọn au hoặc ao điền vào chỗ trống (thêm dấu thanh nếu cần):
Thế thì ra dây mơ, rễ má thế n_____ mà chúng đều có họ với
nh_____. Họ của chúng đều hiền cả. Chúng đều mang vui đến cho giời đất.
S_____ sậu, s_____ đen hót, đậu cả lên lưng trâu mà hót mừng được mùa.
Nhà bác Vui có con s_____ đen tọ
toẹ học nói. Nó bay đi ăn, chiều chiều lại về với chủ. (trích Lao xao)
❸ Viết 3-4 câu hỏi thăm một người thân ở xa mà em lâu rồi chưa gặp. ảnh mà em yêu thích
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Mức độ hoàn thành ☆ ☆ ☆ ☆ ☆ ĐÁP ÁN A. ĐỌC HIỂU Câu 1: Chọn B Câu 2: Chọn A Câu 3: Chọn C Câu 4:
a) Chi tiết cho thấy sự vất vả của công việc canh giữ hải đăng:
- khi năng lượng mặt trời yếu thì người canh giữ phải lập tức thay thế bằng máy phát điện
- thay phiên nhau kiểm tra, bảo dưỡng hải đăng thường xuyên
- những đêm mưa gió, họ phải buộc dây bảo hiểm quanh người, trèo lên đỉnh cột đèn xem xét
- bất kể ngày đêm, mưa nắng, trời yên biển lặng hay dông tố bão bùng, họ
luôn sẵn sàng khắc phục mọi sự c
b) Những người canh giữ hải đăng có thể vượt qua sự vất vả đó để tiếp tục
thực hiện công việc nhờ: lòng yêu nghề, yêu biển đảo quê hương Câu 5: Gợi ý:
Em rất kính trọng và nể phục sự kiên cường, dũng cảm của những người
canh gác hải đăng. Cùng với đó là sự biết ơn các chú - những người hùng
thầm lặng đem đến sự bình yên cho những người đi biển.
B. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Câu 1: Gạch chân như sau:
a) Cô bé ngây thơ tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn
con sếu bằng giấy treo quanh phòng, em sẽ khỏi bệnh.
(trích Những con sếu bằng giấy)
b) Trong im ắng, hương vườn thơm thoảng bắt đầu rón rén bước ra, và tung
tăng trong ngọn gió nhẹ, nhảy trên cỏ, trườn theo những thân cành. (trích Rừng trưa)
c) Trái đất này là của chúng mình
Quả bóng xanh bay giữa trời xanh
Bồ câu ơi, tiếng chim gù thương mến
Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biển
Cùng bay nào, cho trái đất quay!
Cùng bay nào, cho trái đất quay!
(trích Bài ca Trái Đất) Câu 2: Mẫu: Từ chỉ sự vật Từ chỉ hoạt động
Trông nhà, sủa, đuổi bắt, gặm xương, Con chó Đôi mắt, đôi tai, bộ vẫy đuôi… lông, hàm răng, cái
Bắt chuột, vờn chuột, tắm nắng, kêu, Con mèo đuôi, móng vuốt… cuộn tròn… Câu 3: Mẫu 1: - Hỏi: Con chó làm gì?
- Đáp: Con chó gặm xương. Mẫu 2: - Hỏi: Con mèo làm gì?
- Đáp: Con mèo tắm nắng. C. VIẾT Câu 1: Chú ý:
- Viết đúng, đủ nội dung
- Trình bày sạch đẹp, hạn chế lỗi gạch bỏ
- Bố cục viết đúng quy tắc khi viết một đoạn văn
Câu 2: Điền như sau:
a) Vẫn như có một giọng hò đang ngân lên trong không gian có mùi quả
chín, một mái xuồng vừa cập bến có tiếng trẻ reo mừng, và sau lưng tôi,
tiếng giã bàng vừa ngưng lại thì một giọng đưa em bỗng cất lên… Dễ
thương làm sao giọng đưa em lảnh lót của miền Nam vút lên đưa trẻ thơ
vào giấc ngủ, đưa con người vào niềm vui.
(trích Dòng kinh quê hương)
b) Thế thì ra dây mơ, rễ má thế nào mà chúng đều có họ với nhau. Họ của
chúng đều hiền cả. Chúng đều mang vui đến cho giời đất. Sáo sậu, sáo đen
hót, đậu cả lên lưng trâu mà hót mừng được mùa.
Nhà bác Vui có con sáo đen tọ toẹ học nói. Nó bay đi ăn, chiều chiều lại về với chủ. (trích Lao xao) Câu 3: Mẫu:
Ở quê, trời chắc cũng đã rét lắm rồi bà nhỉ? Những hôm trái gió trở trời
như thế này, lưng và đầu gối của bà có đau nhức lắm không ạ? Mẹ có mua
vài lọ dầu xoa bóp gửi cùng thư, bà đem ra xoa cho ấm và đỡ đau nhức nhé.
Mọi người trong nhà mình vẫn khỏe và đi học, đi làm bình thường chứ ạ?
Tháng trước về quê, giàn gấc sau vườn đã có trái, bây giờ, trái đã chín đỏ chưa hở bà?