Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 2 (Nâng cao) | Kết nối tri thức
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Nâng cao Tuần 2 - Kết nối tri thức được biên soạn nhằm giúp các em ôn luyện, tổng hợp lại những kiến thức đã được học ở Tuần 2 thuộc chương trình Tiếng Việt lớp 3 sách Kết nối.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (KNTT)
Môn: Tiếng Việt 3
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BÀI TẬP CUỐI TUẦN LỚP 3
Môn: Tiếng Việt (KNTT) - Tuần: 2
Đề: Nâng cao
Kiến thức trọng tâm:
1. Đọc - hiểu: Nắm vững kĩ năng đọc hiểu văn bản qua bài đọc
Lần đầu ra biển (mức độ Nâng cao)
2. Luyện từ và câu: Nắm vững cách làm các bài tập về từ chỉ
đặc điểm và câu nêu đặc điểm 3. Viết:
- Chính tả (luyện viết)
- Luyện viết đoạn văn kể lại hoạt động đã làm cùng người thân. BÀI TẬP A. Đọc văn bản
Đọc thầm câu chuyện sau: LẦN ĐẦU RA BIỂN
- A! Biển! Biển đây rồi. Thích quá!
Thắng reo toáng lên, vượt qua bố và anh Thái chạy ào ra bãi cát.
Từ thuở bé đến giờ, Thắng đã được thấy biển bao giờ đâu. Cậu đứng
ngây ra nhìn biển. Ôi! Biển rộng quá, xanh quá, chẳng nhìn thấy bờ
biển kia đâu. Thắng đi xuống gần mép nước. Ồ! Có con gì bé tẹo đang
chạy trên cát. Thắng rón rén đến gần, những vụt một cái, nó biến ngay vào hang.
- Cậu có biết con gì đấy không?
Thắng giật mình ngẩng lên nhìn, thấy một bạn trai đang đứng cười.
Thắng cũng cười làm quen:
- Con gì mà chạy nhanh thế nhỉ?
- Con còng gió, cậu không biết sao?
- Không, bây giờ tớ mới được ra biển. (Theo Nguyễn Văn Chương)
B. Đọc - hiểu văn bản:
Dựa vào nội dung bài đọc ở phần A, thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Thắng đã ra biển cùng với ai? Khoanh tròn chữ cái đứng trước
câu trả lời đúng nhất:
A. Thắng ra biển cùng bố và anh Thái
B. Thắng ra biển cùng bố mẹ
C. Thắng ra biển cùng anh Thái
D. Thắng ra biển cùng mẹ và anh Thái
Câu 2: Bãi biển mà Thắng đến có những đặc điểm gì? Khoanh tròn
chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất:
A. Biển trong xanh, có bờ cát vàng mịn như nhung
B. Biển trong xanh, có hàng dừa to lớn đứng dọc thành hàng ngang
C. Biển trong xanh, vắng vẻ, không có du khách nào
D. Biển trong xanh, chẳng nhìn thấy bờ biển kia đâu
Câu 3: Con còng gió đã được miêu tả bằng các chi tiết nào? Khoanh
tròn chữ cái đứng trước các câu trả lời đúng:
A. Bé tí tẹo đang chạy trên cát
B. Vụt một cái chạy biến ngay vào hang
C. Giật mình ngẩng lên nhìn D. Cười chào làm quen
Câu 4: Hai bạn nhỏ trong bài đọc đã làm quen nhau bằng cách nào?
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất:
A. Bằng cách bắt tay nhau
B. Bằng cách hỏi đáp về con còng gió
C. Bằng cách hỏi tên của nhau
D. Bằng cách hỏi tên của nhau và chia sẻ về con còng gió
C. Luyện từ và câu
Câu 1: Xếp các từ in đậm trong đoạn thơ, đoạn văn sau vào nhóm thích hợp:
a) Người dân xứ Vàm cho dù đi đâu cũng nhớ phiên chợ hiền lành
góc bến tàu cũ, nhớ ngọn gió chướng non làm thảng thốt con đường
trắng hoa lau, hoa sậy.
b) Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc
biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng
chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào
cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi của mít chín quyện với hương bưởi,
béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn.
c) Còn chiếc áo tím này
Màu nâu này biết không
Tặng hoàng hôn sẫm tối Từ đại ngàn xa thẳm
Những đôi mắt biết nói Riêng đêm như màu mực
Vẽ màu biển biếc trong. Để thắp sáng sao trời
d) Bưởi đỏ Mê Linh, ô cái màu bưởi chín kì lạ sao, màu đỏ sẫm từng
buông xuống mảnh đất tế cờ của Hai Bà Trưng, Hồng Liên Thôn! Cả một rặng cây hồng! Từ chỉ màu sắc
Từ chỉ hương vị
Từ chỉ tính chất
Câu 2: Tìm 2-3 từ chỉ đặc điểm của các sự vật sau: D. Viết
Câu 1: Nhìn - viết: Cô chổi rơm
Mảnh vườn Bác nào có rộng hơn những mảnh vườn thôn dã.
Ước chừng cũng xấp xỉ rộng bằng mảnh vườn làng Sen thuở ấu thơ.
Nhưng do bàn tay sắp xếp của con người, ta có cảm giác rộng rãi,
thoáng đãng, tứ thời bát tiết xum xuê hương sắc… Theo Võ Văn Trực
Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn (từ 3-4 câu) kể lại một hoạt động em
đã làm cùng những người thân trong gia đình. Gợi ý:
a. Giới thiệu: thời gian, địa điểm, người tham gia hoạt động đó
b. Diễn biến: những công việc, hoạt động đã xảy ra (sắp xếp theo trình tự thời gian) c. Cảm nghĩ:
- Suy nghĩ khi được làm việc cùng mọi người
- Cảm xúc sau khi hoàn thành công việc → Trả lời:
………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………
Mức độ hoàn thành ☆ ☆ ☆ ☆ ☆ ĐÁP ÁN A. Đọc văn bản HS chú ý:
- Đọc to, rõ ràng, phát âm đúng
- Ngắt nghỉ đúng dấu câu, không tự ý nghỉ giữa câu
- Đọc biểu cảm các lời thoại của nhân vật
B. Đọc - hiểu văn bản:
Câu 1: Chọn đáp án A Câu 2: Chọn đáp án D
Câu 3: Chọn đáp án A và B Câu 4: Chọn đáp án B C. Luyện từ và câu
Câu 1: Điền vào bảng như sau: Từ chỉ màu sắc
Từ chỉ hương vị
Từ chỉ tính chất
Trắng, tím, nâu, đỏ, Đậm, ngào ngạt, thơ, Hiền lành, quý, đỏ sẫm béo, ngọt Câu 2: Gợi ý: Màu vàng, chín mọng, Nở rộ, màu hồng, Nóng hổi, bổ dưỡng, chua ngọt, mềm mại, thơm nhẹ, xinh đẹp, thơm ngon… thơm dịu… mỏng manh… D. Luyện từ và câu Câu 1: HS chú ý:
- Viết đúng chính tả, hạn chế sai lỗi chính tả
- Trình bày sạch đẹp, đúng bố cục khi viết một đoạn văn
Câu 2: HS tham khảo đoạn văn sau: Mẫu 1:
(1) Chiều hôm nay, em đã cùng với bà ra chăm sóc cho luống hoa
đồng tiền. (2) Đầu tiên, em và bà đeo găng tay làm vườn, đội mũ nón,
sau đó cầm theo kéo, cuốc nhỏ, bình tưới và đủng đỉnh ra vườn. (3)
Đến nơi, theo hướng dẫn của bà, em cẩn thận cắt tỉa từ sát gốc các
chiếc lá và cuống hoa đã già héo và gãy đổ. (4) Còn bà thì cẩn thận
vun xới đất vào gốc cây, cho cây đứng vững và dễ hút chất dinh
dưỡng hơn. (5) Cuối cùng, cả em và bà vui vẻ tưới nước cho luống
hoa đồng tiền vừa được chăm sóc cẩn thận. (6) Nhìn luống hoa tươi
xinh, mà lòng em vui phơi phới. Mẫu 2
(1) Chỉ còn gần một tuần nữa thôi là bước vào năm học mới, vì vậy,
sáng nay em đã cùng anh trai bọc sách vở. (2) Từng chiếc giấy bóng
đã được gấp sẵn, chỉ cần mở băng keo ra, lồng quyển vở vào và dán
mép lại là xong. (3) Để tiết kiệm thời gian và giúp quyển vở được bọc
phẳng phiu, em và anh trai đã kết hợp cùng nhau. (4) Anh trai thì lồng
vở vào giấy bóng và gập viền lại, còn em thì chỉ việc dán lại theo nếp
gấp và đường keo có sẵn. (5) Cuối cùng, chúng em dán nhãn lên góc
vở, và cẩn thận viết tên của mình. (6) Hoàn thành xong, em vừa cảm
thấy vui vì được cùng anh làm việc, vừa thấy tự hào vì được tự mình
chuẩn bị vở cho năm học mới.