Phiếu bài tập cuối tuần tiếng Việt lớp 3 Tuần 21 (cơ bản) | Kết nối tri thức
Phiếu bài tập cuối tuần tiếng Việt lớp 3 sách Kết nối tri thức - Tuần 21 cơ bản có đáp án với nội dung bám sát nội dung SGK tiếng Việt 3 Kết nối tri thức của bộ Giáo dục và Đào tạo giúp các em học sinh ôn tập kiến thức hiệu quả.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (KNTT)
Môn: Tiếng Việt 3
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập cuối tuần 21 môn tiếng Việt lớp 3 Kết nối
I. Luyện đọc diễn cảm
QUÀ CỦA ĐỒNG NỘI
Cơn gió mùa hạ lướt qua vùng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước
mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết.
Khi đi qua những cánh đồng xanh, bạn có ngửi thấy mùi thơm mát của bông lúa non không?
Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh
nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì chất quý trong sạch của trời.
Đợi đến lúc vừa nhất, người ta gặt mang về. Bằng những cách thức riêng truyền từ đời này
sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn, các cô gái làng Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy…
Cốm là thức quà riêng biệt của những cánh đồng lúa bát ngát, mang trong hương vị tất cả cái
mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam. (Thạch Lam)
II. Đọc hiểu văn bản
1. Trong bài, tác giả giới thiệu “quà của đồng nội” là gì? A. Cánh đồng xanh B. Cốm C. Bông lúa non
2. Vì sao cốm được gọi là thức quà riêng biệt của đồng nội?
A. Vì cốm dẻo và thơm ngon.
B. Vì cốm có mùi thơm của sữa và hoa cỏ.
C. Vì cốm mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam.
3. Em hiểu cụm từ “truyền từ đời này sang đời khác” xuất hiện trong bài có nghĩa là gì? 1
A. Nghề nghiệp được truyền đi rộng rãi trong cộng đồng.
B. Những người trong gia đình, dòng họ truyền lại nghề cho con cháu nhiều đời sau.
C. Trong gia đình ai cũng biết làm cốm. III. Luyện tập
4. Câu nêu hoạt động là:
A. Các cô gái làng Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy.
B. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại.
C. Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ.
5. Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ chỉ đặc điểm?
A. thanh nhã, mùi thơm, trong sạch
B. sự bí mật, dẻo, thơm
C. tinh khiết, bát ngát, giản dị
6. Những câu nào có hình ảnh so sánh?
A. Cơn gió mùa hạ lướt qua vùng sen trên hồ như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết.
B. Những hạt lúa non thơm mát như dòng sữa non của mẹ.
C. Bông lúa cong xuống như lưỡi liềm.
7. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong các câu sau:
a) Khi đi qua những cánh đồng xanh, bạn sẽ ngửi thấy mùi thơm mát của bông lúa non.
b) Đợi đến lúc vừa nhất, người ta gặt mang về.”
8. Viết lại những tên riêng có trong bài.
9. Đặt câu câu có sử dụng hình ảnh so sánh.
Đáp án Bài tập cuối tuần 21 môn tiếng Việt lớp 3 Kết nối
I. Luyện đọc diễn cảm
Học sinh chú ý đọc đúng chính tả, giọng điệu phù hợp với thể loại văn bản. 2
II. Đọc hiểu văn bản 1. B. Cốm
2. C. Vì cốm mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam.
3. B. Những người trong gia đình, dòng họ truyền lại nghề cho con cháu nhiều đời sau. III. Luyện tập
4. A. Các cô gái làng Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy.
5. C. tinh khiết, bát ngát, giản dị 6.
A. Cơn gió mùa hạ lướt qua vùng sen trên hồ như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết.
B. Những hạt lúa non thơm mát như dòng sữa non của mẹ.
C. Bông lúa cong xuống như lưỡi liềm. 7.
a) Khi nào bạn sẽ ngửi thấy mùi thơm mát của bông lúa non.
b) Khi nào người ta gặp mang về.
8. Làng Vòng, Việt Nam
9. Chú cún con có bộ lông trắng muốt trông như cục bông đang di chuyển. 3