-
Thông tin
-
Quiz
Phong tục ôn tập triết học Mac - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Phong tục ôn tập triết học Mac - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết quả thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết qủa
Kinh tế chính trị Mác-Lênin (DC102EL01) 134 tài liệu
Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Phong tục ôn tập triết học Mac - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Phong tục ôn tập triết học Mac - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết quả thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết qủa
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (DC102EL01) 134 tài liệu
Trường: Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:






Tài liệu khác của Đại học Hoa Sen
Preview text:
Phong tục
Hôn nhân: lễ cưới của người Việt và người Hoa tại Sài Gòn có nét tương đồng. Trước đây, đám
cưới phải đủ 6 lễ: Nạp thái, vấn danh, nạp cát, nạp tệ ( lễ hỏi), thỉnh kì, than nghinh. Sau này, phổ
biến còn lễ: Chạm ngõ, hỏi, cưới.,
Các trang phục cưới của người Việt( giữa thế kỷ 19,
đầu thế kỷ 20, giữa thế kỷ 20 đến nay) do nhà máy
Liên Hương phục dựng lại, gồm những trang phục
cưới của người Hoa, Chăm, Việt,…….
Người Việt ở Nam Bộ rất chú trọng lễ hỏi, đây là một ngày quan trọng của đàn gái, sau ngày lễ
này thì người con gái sẽ được coi là dâu, con trong gia đình. Chúng em có thể quan sát được
những phong tục cưới hỏi xa xưa trải qua rất nhiều lễ nghi, lễ cưới hỏi so với bây giờ đã có sự
lượt bớt những nghi thức không quan trọng, nếu không được giữ gìn thì những phong tục này có
thể bị mai mọt. Tất cả các nghi thức cưới hỏi đều được thực hiện trước bàn thờ gia tiên, tan gian
nhà chính, các lễ vật được dâng lên với tở tiên với mong muốn những điều tốt đẹp.
Đây là những hình ảnh về những phong tuc cưới hỏi ngày xưa mà chúng em đã chụp được, đây
là những lễ nghi từ xa xưa của ông cha ta và đến bây giờ nó vẫn được duy trì trong các lễ cưới
hỏi. Tuy trong thời đại phát triển, nhưng những nghi thức với ông bà tổ tiên vẫn được phát huy và giữ gìn.
Những tờ hôn thú xưa( tờ khai hôn thú bằng chữ Hán Nôm năm 1879; bộ khai hôn thú đầu thế
kỷ XX của địa phận Mỹ Tho dày 26 trang, tờ văn tế tơ hồng, thiếp báo ngày là những hiện vật gốc).
Ngoài ra, hôn lễ của dân tộc Chăm Nam Bộ và Khmer Nam Bộ cũng được sưu tập. Hôn lễ người
Chăm được tổ chức qua 4 lễ: lễ Naokhada, lễ Clokpanoith, lễ Khal ao, lễ Pa khah. Lễ cưới người
Khmer diễn thoe lịch của dân tộc, gồm 3 lễ: lễ sđây đol đông, lễ longmaha, lễ thngay bôs coltê. Tục ăn trầu:
Bên cạnh những tục cưới hỏi, thì ăn trầu cũng là một trong những nét văn hóa cổ xưa thể hiện
nếp sinh hoạt mang đậm tính dân tọc Việt Nam. Ông cha ta có câu “ Miếng trầu là đầu câu
chuyện”, ông bà ta từ xưa đã mượn miếng trầu để bắt chuyện, thể hiện sự gắn kết tình cảm.
Miếng trầu còn thể hiện trong tục cưới xin, nhà trai mang trầu cau sang nhà gái để hỏi chuyện cưới xin.
Trải qua bao năm phát triển, tục ăn trầu cũng không còn phổ biến trong nếp sống của con người
Việt ta nhưng nó cũng đóng một vai trò quan trọng trong những dịp lễ quan trọng. Miếng trầu là
sự thể hiện lòng thánh kính với ông bà tổ tiên của con cháu trong mâm cỗ thờ cúng của người
Việt. Được tiếp cận với những phong tục của tổ tiên từ xưa chúng em cảm thấy bản thân cần có
trách nhiệm giữ gìn và phát huy những tập tục của ông bà ta để chúng không bị lãng quên, cũng
như giới thiệu tục ăn trầu với bạn bè năm châu biết về phong tục này. Tín ngưỡng:
Mỗi quốc gia có những tín ngưỡng khác nhau, Việt Nam là nước có sự gắn bó mật thiết với nông
nghiệp lúa nước, vì vậy mà con người Việt Nam chịu nhiều tác động của thiên nhiên, liên quan
đến tư duy nhận thức, quan niệm và niềm tin của mỗi người về mặt tâm linh trong đời sống.
Thờ Mẫu: là một trong những tín ngưỡng điển hình ở Việt Nam, trong sản xuất nông nghiệp,
nhiều công đoạn luôn xuất hiện những lao động nữ, thêm nữa với lối sống thiên về tình cảm,
thần thánh hóa các thế lực siêu nhiên, từ đó mà mỗi người luôn có một niềm tin vào một vị thần.
Tục thờ Mẫu đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của Việt Nam.
Thờ Thổ Địa – thần Tài: đây chính là tín ngưỡng phổ biến ở người Việt, bất kể là trong gia đình
nào cũng sẽ có tục thò thổ công, là vị thần trông coi gia cư, định doạt phúc họa cho gia đình.
Nam Bộ thì lại phổ biến thờ ông Địa. Thần Tài cũng được thờ trong gia đình người Việt và
Người Hoa với ước muốn tài lộc và may mắn cho gia chủ. Bài học rút ra:
Trong tất cả những phòng trưng bày mà chúng em được tham quan, thì phòng văn hóa là căn
phòng mà chúng em có hứng thứ tìm hiểu nhiều nhất. Ở đây chúng em được tiếp cân nhiều
phong tục, tập quán từ xa xưa của người Việt ở phương Nam với nhiều dân tộc khác nhau như:
người Việt, người Hoa, người Chăm, người Khmer,…. Mỗi dân tộc có những phong tục, lễ nghi
khác nhau, song đều thể hiện được tín ngưỡng của mỗi dân tộc trong đời sống sinh hoạt.
Thời đại hội nhập quốc tế, văn hóa quốc tế đang dần được du nhập vào Việt Nam, nhiều
phong tục đã được lược bỏ để giảm bớt nhiều lễ nghi không cần thiết, tuy nhiên niềm tin của
người Việt vào tín ngưỡng vẫn còn được duy trì và phát triển qua nhiều thế hệ. Vì vậy, là thế hệ
trẻ của đất nước chúng em luôn cố gắng tìm hiểu về văn hóa của người Việt, cũng như bảo tồn
những văn hóa xa xưa của ông cha ta, chúng em luôn tự hào khi giới thiệu những văn hóa của
người Việt cho bạn bè quốc tế với niềm hy vọng sẽ lan tỏa văn hóa này cho mọi người trên thế giới cùng biết đến.