-
Thông tin
-
Quiz
Phương án xử lý cô Trần Ngọc Minh về hành vi không thực hiện việc phân công chuyên môn của lãnh đạo nhà trường xảy ra tại trường Trung học cơ sở H, xã K, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau | Tiểu luận môn Con người và môi trường
Vấn đề con người và sử dụng con người sao cho đạt mục tiêu công việc cần làm là vô cùng quan trọng. Sự thành bại của một công việc thì điều đầu tiên quan trọng nhất đó là việc sử dụng con người. Người ta thường nói “nhân sự” là vấn đề quan trọng của một tổ chức. Hai chữ “nhân sự” chính là người và việc, trong người có việc và trong việc có người. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Con người & Môi trường (EN1003) 7 tài liệu
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Phương án xử lý cô Trần Ngọc Minh về hành vi không thực hiện việc phân công chuyên môn của lãnh đạo nhà trường xảy ra tại trường Trung học cơ sở H, xã K, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau | Tiểu luận môn Con người và môi trường
Vấn đề con người và sử dụng con người sao cho đạt mục tiêu công việc cần làm là vô cùng quan trọng. Sự thành bại của một công việc thì điều đầu tiên quan trọng nhất đó là việc sử dụng con người. Người ta thường nói “nhân sự” là vấn đề quan trọng của một tổ chức. Hai chữ “nhân sự” chính là người và việc, trong người có việc và trong việc có người. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Con người & Môi trường (EN1003) 7 tài liệu
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
Phần I: LỜI MỞ ĐẦU
Vấn đề con người và sử dụng con người sao cho đạt mục tiêu công việc cần
làm là vô cùng quan trọng. Sự thành bại của một công việc thì điều đầu tiên quan
trọng nhất đó là việc sử dụng con người. Người ta thường nói “nhân sự” là vấn đề
quan trọng của một tổ chức. Hai chữ “nhân sự” chính là người và việc, trong người
có việc và trong việc có người. Quản lý công việc trước hết phải quản lý con
người. Người lãnh đạo khi dùng người, ngoài việc có tư cách đạo đức tốt, có
chuyên môn phù hợp còn phải xét đến hoàn cảnh của họ. Có nhiều yếu tố quản lý
mà người lãnh đạo phải chú ý: Biết khoan dung, nắm vững nghệ thuật phê bình,
nói ít làm nhiều, thưởng phạt công bằng chính trực…
Trong thời đại ngày nay, đứng trước sự lạc hậu về kinh tế của nước ta so với
các nước trên thế giới, đứng trước cuộc sống còn khó khăn của nhân dân ta, Đảng
ta đã xác định cần phát triển kinh tế, nâng cao dân trí đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng nói trên.
Để có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đặt ra của Đảng thì Giáo dục – Đào
tạo đóng vai trò quyết định. Nghị quyết đại hội lần thứ tám Ban chấp hành Trung
ương Đảng khóa XI về định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
nêu rõ: “ Mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là tạo chuyển
biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả của giáo dục, đào tạo; đáp ứng
ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của
nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất
tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu tổ quốc, yêu đồng
bào, sống tốt và làm việc có hiệu quả”; Về quan điểm “ Giáo dục đào tạo là quốc
sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng….”, “Phát triển giáo dục và đào tạo nâng
cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài…”
Để thực hiện các quan điểm và mục tiêu của Nghị quyết đại hội lần thứ tám
Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI nêu trên thì đòi hỏi mỗi giáo viên trong
nhà trường phải có trình độ chuyên môn vững vàng; tâm huyết với nghề; sống có 1
lý tưởng, có mục đích, có ý chí vượt khó vươn lên; có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp
hành nghiêm sự phân công của tổ chức; có ý thức tập thể, phấn đấu vì lợi ích chung.
Trong giai đoạn hiện nay đội ngũ giáo viên ở các trường phổ thông nói
chung và các trường trung học cơ sở nó riêng vì nhiều lý do khác nhau mà dẫn đến
vừa thừa vừa thiếu. Nhiều trường thừa nhiều giáo viên so với biên chế nhưng lại
thiếu giáo viên ở một số môn. Những năm trước đây do thiếu giáo viên nên các
trường sư phạm đào tạo giáo viên dạy nhiều chuyên môn như: Toán - Lý - Kỹ thuật
công nghiệp; Văn - Sử - Địa;…. Giáo viên ra trường có thể giảng dạy nhiều môn
học, vì vậy phải nghiên cứu nhiều môn, thiếu thời gian nghiên cứu đổi mới phương
pháp. Những năm gần đây giáo viên đã được tạo điều kiện để học tập nâng chuẩn,
đa số giáo viên trung học sơ sở đã chọn cho mình một môn chuyên sâu để học tập
nâng chuẩn. Bên cạnh đó đội ngũ giáo viên hiện nay đã khá đầy đủ, để nâng cao
chất lượng dạy và học và để giúp giáo viên nghiên cứu sâu về một chuyên môn, tạo
điều kiện cho giáo viên nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học, các trường học
thường phân công cho giáo viên giảng dạy theo chuyên môn mà giáo viên đã được
bồi dưỡng tại các trường đại học. Tuy nhiên không phải trường nào cũng làm được
như vậy vì đội ngũ giáo viên ở các trường có môn thừa, môn thiếu. trong cùng một
trường có giáo viên được giảng dạy theo một chuyên môn nhưng có giáo viên lại
giảng dạy hai môn theo bằng Cao đẳng sư phạm mà giáo viên được đào tạo. Chính
vì vậy mà trong các trường còn có tình trạng giáo viên chỉ thích dạy một môn theo
bằng Đại học hoặc giáo viên xin hoặc không chấp hành phân công chuyên môn của
lãnh đạo trường. Điều đó đặt ra nhiệm vụ cho các nhà quản lý giáo dục là phải
phân công đội ngũ một cách khoa học và hợp lý. Để làm tốt công tác đó đòi hỏi
người quản lý phải có nghệ thuật, khi phân công giáo viên sẽ tâm phục, khẩu phục
và cố gắng phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Qua thực tế nhiều năm công tác tại trường Trung học cơ sở và là phó hiệu
trưởng phụ trách chuyên môn tôi nhận thấy nếu thực hiện tốt việc phân công công
việc cho các thành viên trong nhà trường sẽ đem lại những kết quả to lớn như: chất 2
lượng giáo dục được nâng lên, đội ngũ đồng thuận, tạo hiệu quả và nguồn động
viên giáo viên học tập nâng cao chất lượng giảng dạy, tạo động lực thúc đẩy sự
phát triển của nhà trường. Thực tiễn, việc phân công chuyên môn trong nhà trường
nhiều năm qua có rất nhiều mặt làm tốt nhưng cũng không ít mặt còn hạn chế. Qua
quá trình học tập lớp Hoàn chỉnh trung cấp chính trị - chương trình chuyên viên,
tôi xét thấy phương án xử lý tình huống giáo viên không thực hiện việc phân công
chuyên môn của lãnh đạo nhà trường là một vấn đề phù hợp với công việc mà tôi
đang làm. Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài “Phương án xử lý cô Trần Ngọc Minh
về hành vi không thực hiện việc phân công chuyên môn của lãnh đạo nhà trường
xảy ra tại trường Trung học cơ sở H, xã K, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau” để làm
tiểu luận cuối khóa. Đề tài gồm 3 phần: Phần I: Lời mở đầu
Phần II: Mô tả tình huống
Phần III: Phân tích nguyên nhân và hậu quả của tình huống
Phần IV: Nội dung xử lý tình huống
Phần V: Kết luận và kiến nghị Phần II.
MÔ TẢ TÌNH HUỐNG:
Năm 2011, cô Trần Ngọc Minh tốt nghiệp cao đẳng sư phạm với chuyên
ngành đào tạo là Toán – Tin học, được phân công về giảng dạy tại Trường Trung
học cơ sở H, xã K, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau, cô Trần Ngọc Minh được phân
công giảng dạy bộ môn Toán. Trong thời gian công tác cô Trần Ngọc Minh đã
đăng kí tự học thêm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình và cô đã
tốt nghiệp Đại học từ xa với chuyên ngành Toán. Trong quá trình công tác cô là
một trong những giáo viên gương mẫu, nhiệt tình trong các công việc được giao,
gần gũi, yêu thương học sinh và luôn thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công của mình. 3
Đến năm học 2012 - 2013, trường được trang bị máy vi tính phục vụ giảng
dạy môn Tin học và cùng lúc đó có hai giáo viên đào tạo chuyên môn Tin học được
phân công giảng dạy tại trường do đó lãnh đạo trường không phân công cô Trần
Ngọc Minh dạy môn Tin học . Tuy nhiên đầu năm học 2014 - 2015 có một cô giáo
đang giảng dạy môn Tin học chuyển công tác về trường mới, do đó trường thiếu
một giáo viên môn Tin học. Xét thấy cô Trần Ngọc Minh đã được đào tạo Cao
đẳng sư phạm với chuyên ngành là Toán – Tin học, vì vậy lãnh đạo nhà trường đã
phân công cô giảng dạy thêm 8 tiết môn Tin học của khối 6.
Ngày 01/ 8/ 2014, trường tổ chức họp hội đồng phân công nhiệm vụ giáo
viên, khi lãnh đạo nhà trường phân công cô Trần Ngọc Minh giảng dạy thêm 8 tiết
của môn Tin học khối 6 cô đã trình bày ý kiến của mình trước tập thể Hội đồng sư
phạm là: Do văn bằng cao nhất của cô là đại học sư phạm chuyên ngành Toán nên
việc phân công cô giảng dạy môn Tin học là không phù hợp. Lãnh đạo trường đã
giải thích: vì trường đang thiếu giáo viên Tin học và cô đã được đào tạo cao đẳng
sư phạm, chuyên ngành Toán - Tin học nên phân công cô dạy thêm Tin học là phù
hợp với chuyên môn. Tuy nhiên cô vẫn không chấp hành và yêu cầu lãnh đạo
trường chỉ được phân công cô dạy môn Toán, nếu phân công môn Tin học cô sẽ
không chấp hành sự phân công của lãnh đạo trường. Phần III.
PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ TÌNH HUỐNG.
I. Phân tích nguyên nhân:
1. Nguyên nhân chủ quan:
Cô Trần Ngọc Minh được lãnh đạo nhà trường phân công giảng dạy bộ môn
Tin học là phù hợp với chuyên ngành được đào tạo Toán - Tin học của cô. Việc cô
khẳng định văn bằng đào tạo cao nhất của cô là đại học sư phạm Toán, cô không
chấp hành việc lãnh đạo phân cô giảng dạy môn Tin học là không phù hợp. Vậy tại
sao cô không thực hiện nhiệm vụ được phân công của mình? phải chăng là từ khi
giảng dạy cô chưa được dạy bộ môn Tin học bao giờ nên cô không tự tin với kiến
thức cũng như phương pháp của mình trước học sinh? Cũng có thể rằng do sở 4
trường của cô là thích giảng dạy bộ môn Toán nên cô đưa ra lí do trên để được nhà
trường phân công theo nguyện vọng của cô. Khi được nghe lãnh đạo nhà trường
trình bày điều kiện khó khăn hiện tại của nhà trường là thiếu giáo viên giảng dạy
bộ môn Tin học nhưng bản thân cô không dám chấp nhận khó khăn, chưa có tinh
thần, ý thức cộng đồng trách nhiệm với nhà trường giúp nhà trường khắc phục khó
khăn trước mắt, xét về mức độ cao hơn cô hành động như vậy cũng có thể là gây
khó khăn, cản trở cho hoạt động của nhà trường.
2. Nguyên nhân khách quan:
Vì sao cô Trần Ngọc Minh không thực hiện việc phân công chuyên môn của
lãnh đạo nhà trường như vậy? Vấn đề xảy ra vụ việc cô khẳng định trước tập thể
Hội đồng sư phạm là cô không thực hiện việc phân công chuyên môn và không
phục tùng sự phân công của lãnh đạo là cô chưa hiểu rõ Luật Giáo dục, Điều lệ
trường quy định về trình độ chuẩn của giáo viên từng cấp học, từng bậc học. Cô
chưa nắm rõ về nghĩa vụ của viên chức và những điều viên chức không được làm
quy định trong Luật viên chức 2010. Đây cũng một phần là do lỗi của lãnh đạo nhà
trường, trong quá trình điều hành công tác chuyên môn chưa được toàn diện, chưa
làm công tác tư tưởng đối với giáo viên được phân công nhiệm vụ mới trước khi
công bố trước tập thể Hội đồng sư phạm.
II. Phân tích hậu quả:
Trong phân công giảng dạy phải xuất phát từ yêu cầu chất lượng của công
việc giảng dạy và quyền lợi học tập của toàn thể học sinh. Phân công giáo viên
trước hết phải vì sự tiến bộ của tập thể sư phạm, tạo điều kiện để người giỏi kèm
cập giúp đỡ người yếu, chưa có kinh nghiệm, hướng tới việc xây dựng đội ngũ
chuyên môn nòng cốt vững vàng và ổn định cho nhà trường sau này. Khi phân
công phải biết kết hợp hoài hòa giữa lợi ích chung của nhà trường và lợi ích riêng
của cá nhân, chiếu cố hoàn cảnh riêng và các nguyện vọng của giáo viên.
Khi cô Trần Ngọc Minh thực hiện hành vi không chấp hành sự phân công
của lãnh đạo nhà trường gây ra những hậu quả như sau: 5
- Đối với bản thân của cô đã vi phạm kỷ luật, thiếu ý thức cộng đồng trách
nhiệm, sẽ bị kỷ luật, uy tín và danh dự sẽ bị ảnh hưởng.
- Đối với gia đình và con cái của cô: ý chí trong công việc cũng như sự phấn
đấu trong học tập về mặt tinh thần của các con cô phần nào bị sa sút.
- Đối với Nhà trường, hành vi của cô sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu, chương
trình giáo dục của nhà trường.
- Đối với đội ngũ giáo viên và học sinh của trường: Uy tín của toàn tập thể
sư phạm trong nhà trường sẽ bị giảm đi, nếu xét về góc độ thi đua thì vấn đề này sẽ
bị ảnh hưởng nặng nề cho cả quá trình phấn đấu của cả tập thể cũng như các đồng
nghiệp của cô. Nếu như cô bị kỉ luật thì học sinh sẽ phần nào mất niềm tin vào đội
ngũ giáo viên trong nhà trường bởi vì một trong các mục tiêu của giáo dục có nội
dung là “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng để học sinh noi theo”.
Sai phạm về hoạt động chuyên môn của cô Trần ngọc Minh không những
làm ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường mà còn ảnh hưởng đến ngành giáo dục
của huyện. Tạo ra tiền lệ Quy chế của ngành không được thực hiện nghiêm túc từ
cơ sở, như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của toàn
ngành trong năm học. Do vậy, nếu không có biện pháp ngăn chặn, cảnh tỉnh bản
thân cô sẽ tự loại mình ra khỏi đội ngũ của những người làm trong ngành giáo dục,
có trọng trách góp phần giáo dục thế hệ trẻ vì tương lai của đất nước. Từ sự phân
tích nguyên nhân và hậu quả của tình huống đưa lại, việc xác định mục tiêu giải
quyết tình huống là vấn đề rất quan trọng để từ đó đưa ra các phương án và chọn
được phương án xử lý tối ưu. Phần IV
NỘI DUNG XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
I. Quan điểm xử lý tình huống:
- Thứ nhất, qua việc xử lý đúng hành vi vi phạm của giáo viên, lãnh đạo nhà
trường phải giúp cho cô Trần Ngọc Minh thấy được những khuyết điểm của mình
trong việc thực hiện công việc được giao, trong việc chấp hành quy định của nhà
trường cũng như của ngành, có ý thức rèn luyện trong mọi mặt để tìm biện pháp 6
phấn đấu vươn lên, vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
- Thứ hai, xử lý hành vi vi phạm của cô Trần ngọc Minh nhằm giữ nghiêm
quy chế của ngành giáo dục và Pháp luật của Nhà nước, góp phần ngăn chặn
những hành vi sai phạm của cán bộ giáo viên trong việc thực hiện nhiệm vụ được
giao. Qua giải quyết tình huống trên làm sao để cho các cán bộ, giáo viên và nhân
viên thấy được tính nghiêm túc trong mọi hoạt động của nhà trường. Các cấp quản
lý có biện pháp trong việc tổ chức cho nhân viên, giáo viên học tập và thực hiện
đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của
ngành. Có kế hoạch đẩy mạnh công tác quản lí các cấp theo chiều sâu.
- Thứ ba, xử lý hành vi vi phạm của cô Trần Ngọc Minh cũng là một bước
để cho đội ngũ nhân viên, giáo viên trong nhà trường nói riêng, nhân viên, giáo
viên của ngành, cấp học nói chung thấy được tính nghiêm minh trong việc chấp
hành luật pháp và các quy định của ngành, để từ đó tự nhìn nhận, đánh giá lại công
việc của bản thân mình để có sự bổ sung, điều chỉnh phù hợp. Đồng thời có được
niềm tin của phụ huynh học sinh đối với những người làm trong ngành giáo dục.
II. Căn cứ xử lý tình huống
Căn cứ Luật viên chức năm 2010: Điều 17, mục 3 quy định nghĩa vụ của
viên chức trong hoạt động nghề nghiệp “Chấp hành sự phân công công tác của
người có thẩm quyền”; Điều 19, mục 1 quy định những việc viên chức không được
làm “Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao…”;
Điều 52 quy định các hình thức kỷ luật đối với viên chức ( khiển trách, cảnh cáo,
cách chức áp dụng đối với viên chức quản lý, buộc thôi việc); Điều 56 quy định
“Viên chức bị khiển trách thì thời hạn nâng lương bị kéo dài 3 tháng, bị cảnh cáo
thì thời hạn nâng lương bị kéo dài 6 tháng…”;
Căn cứ Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06-4-2012 của Chính phủ về xử
lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm vật chất đối với viên chức: Điều 10 - mục 3
quy định hình thức kỷ luật khiển trách đối với viên chức có hành vi “Không chấp
hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền hoặc không thực hiện công 7
việc, nhiệm vụ đã cam kết trong hợp đồng làm việc mà không có lý do chính
đáng”; Điều 11 - mục 2 quy định hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với viêc chức có
hành vi “Không chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền hoặc
không thực hiện công việc, nhiệm vụ đã cam kết trong hợp đồng làm việc mà
không có lý do chính đáng, gây ảnh hưởng đến công việc chung của đơn vị”
Căn cứ Điều lệ trường trung học cư sở, trường trung học phổ thông và
trường phổ thông có nhiều cấp học (ban hành kèm theo thông tư số: 12/2011/TT-
BGDĐT ngày 28/3/2011 của bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo: Điều 31 - mục 1,
phần a về nhiệm vụ của giáo viên trường trung học “Dạy học và giáo dục theo
chương trình, kế hoạch dạy học của nhà trường…”; Điều 33 quy định trình độ
chuẩn được đào tạo của giáo viên “Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc có
bằng tốt nghiệp cao đẳng và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở”
III. Xây dựng các phương án xử lý tình huống và lựa chọn phương án tối ưu:
1. Xây dựng các phương án xử lý tình huống:
1.1. Phương án 1:
Ban lãnh đạo nhà trường có thể xem xét và phân công theo nguyện vọng của
cô Trần Ngọc Minh và sắp xếp phân công cho người khác dạy.
1.1.1/ Mặt tích cực của phương án:
- Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giáo viên trong nhà trường để giáo viên
yên tâm công tác mang lại thành quả tốt hơn,
- Giữ gìn đoàn kết nội bộ.
1.1.22/ Mặt hạn chế của phương án:
Tính răn đe chung những người giáo viên thể hiện hành vi tương tự còn hạn
chế, ý thức kỉ luật nghề nghiệp chưa cao.
1.2 Phương án 2 :
Ban lãnh đạo nhà trường phối hợp với Công đoàn trường tổ chức kiểm điểm
cô Trần Ngọc Minh trước Hội đồng sư phạm nhà trường, cô Trần Ngọc Minh hứa 8
hẹn không tái phạm, đồng thời để buổi làm việc có chất lượng hơn và thuyết phục
được cô thì Ban lãnh đạo nhà trường cần giải thích về Điều lệ trường trung học cơ
sở: về nhiệm vụ của giáo viên trường trung học “Dạy học và giáo dục theo chương
trình, kế hoạch dạy học của nhà trường…”; trình độ chuẩn được đào tạo của giáo
viên “Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và
chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở”. Theo
tình huống trên thì cô được phân công giảng dạy bộ môn Tin học là đúng quy định.
Giải thích cho cô hiểu nếu cô không thực hiện nhiệm vụ được giao là đã vi phạm
quy định của Luật viên chức và có thể bị kỷ luật. Lãnh đạo nhà trường cho cô thấy
rõ tình hình khó khăn trước mắt của nhà trường, động viên cô vui vẻ nhận nhiệm
vụ và cố gắng quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ mới. Đồng thời phân công giáo
viên giảng dạy môn Tin học kèm cặp, giúp đỡ cô trong thời gian giảng dạy môn Tin học.
1.2.1/ Mặt tích cực của phương án:
- Giữ gìn đoàn kết trong tập thể nhà trường, thuyết phục được nhân sự chấp
hành nhiệm vụ, nhà trường thuận lợi trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục đề ra,
- Thông qua đó giúp cho giáo viên khác nắm được Luật viên chức, Điều lệ
trường, tạo được sinh khí thoải mái, vui vẻ trong công tác cho mọi người.
1.2.2/ Mặt hạn chế của phương án:
- Cô Trần Ngọc Minh sẽ bị ảnh hưởng phần nào về tâm lí và chưa thật sự
vui vẻ khi nhận nhiệm vụ mới, có thể chất lượng trong quá trình lên lớp sẽ không cao lắm,
- Tính giáo dục về phục tùng nhiệm vụ được phân công của giáo viên phần
nào giảm đi. Tổ chức kỉ luật chưa nghiêm, chưa thật sự đi vào nền nếp.
1.3. Phương án 3:
Trong trường hợp cô không thực hiện nhiệm vụ được phân công, yêu cầu cô
làm kiểm điểm, tiến hành tổ chức kiểm điểm và thi hành kỉ luật cô Trần Ngọc
Minh với hình thức khiển trách.
1.3.1/ Mặt tích cực của phương án: 9
Với hình thức kỷ luật khiển trách đối với cô Trần Ngọc Minh sẽ phát huy
được hiệu lực của pháp luật, có tác dụng răn đe cao đối với người khác.
Kịp thời giáo dục cô Trần Ngọc Minh,
Giáo dục, răn đe chung những người tương tự, thiếu ý thức kỉ luật nghề nghiệp,
1.3.2/ Mặt hạn chế của phương án:
Áp dụng hình thức kỉ luật thấp nhất trong các hình thức kỉ luật viên chức, tính răn đe thấp,
Nhà trường bị ảnh hưởng khi có giáo viên bị kỉ luật,
Cô Trần Ngọc Minh bị kỉ luật sẽ bị ảnh hưởng tâm lý trước đồng nghiệp và
học sinh, thời hạn nâng lương của cô sẽ bị kéo dài 3 tháng.
2. Lựa chọn phương án tối ưu:
Sau khi phân tích những ưu điểm và nhược điểm của mỗi phương án tôi thấy
phương án 2 là phương án tối ưu vì: Phương án xử lý mức độ vừa phải so với
hành vi mà cô Trần Ngọc Minh vi phạm; mang tính giáo dục cao, không chỉ giáo
dục trong tập thể chưa làm ảnh hưởng đến nhà trường, với phương án này thì cô
không phải chịu hình thức kỉ luật, nhưng ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Thông qua đó
giúp nhiều đồng nghiệp khác hiểu rõ hơn về Luật viên chức, Điều lệ trường, giữ
gìn được tập thể sư phạm đoàn kết nội bộ, giúp nhà trường hoàn thành kế hoạch đề
ra. Niềm tin của học sinh và phụ huynh đối với nhà trường ngày càng được củng
cố. Uy tín của cán bộ quản lí được giáo viên và cấp trên ghi nhận, đánh giá cao, đội
ngũ cán bộ quản lí được tập thể giáo viên và tổ chức xã hội liên quan quý trọng và
cảm phục. Đúc rút được một kinh nghiệm trong công tác quản lí nhằm từng bước
nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nhưng không làm suy giảm những mối quan
hệ tốt đẹp trong công tác.
+ So với phương 1 thì phương án 2 tối ưu hơn là việc thực hiện tổ chức kỷ
luật trong nhà trường chặt chẽ hơn, nếu đối tượng nào cũng không thực hiện như
cô Trần Ngọc Minh đều muốn lãnh đạo nhà trường đáp ứng theo nguyện vọng của
mình như vậy thì nền nếp, sự phân vai giữa lãnh đạo với giáo viên không đi vào 10
trật tự, tính phục tùng của giáo viên khác đối với lãnh đạo không cao, ảnh hưởng
đến kế hoạch giáo dục của trường. Khi thực hiện phương án 2 còn tối ưu hơn nữa
là giúp cô và tập thể sư phạm nhà trường hiểu rõ hơn về Luật Giáo dục, tinh thần
đoàn kết, cộng đồng trách nhiệm cùng nhau khắc phục khó khăn trước mắt.
+ So với phương án 3 thì phương án 2 tối ưu hơn là cô Trần Ngọc Minh sẽ
không bị kỉ luật, không làm ảnh hưởng đến nhà trường cũng như cả quá trình phấn
đấu thi đua của tập thể trong năm học. Nếu xử lý theo phương án 3, ngoài việc ảnh
hưởng đến tập thể sư phạm nhà trường mà còn ảnh hưởng nhiều đến tinh thần gia
đình của cô đặc biệt là sự phấn đấu trong học tập của các con cô, uy tín và danh dự
của cô sẽ mất đi, uy tín của cô trước học sinh sẽ bị ảnh hưởng; nghiêm trọng hơn
nữa là xóa đi thành tích trước kia mà cả quá trình cô đã cố gắng trong công tác.
IV. Cách thức thực hiện phương án đã chọn:
1. Ngày 03/8/2014, tại phòng họp, Hội đồng kỷ luật họp thống nhất phương án kỷ
luật là phương án 2, cử đại diện lãnh đạo trường và chủ tịch công đoàn gặp gỡ cô Trần Ngọc Minh;
2. Ngày 04/8/2014, tại phòng công đoàn, hiệu trưởng và chủ tịch công đoàn làm
việc với cô Trần Ngọc Minh, tìm hiểu nguyên nhân, phân tích những vi phạm và
yêu cầu cô viết bản kiểm điểm;
3. Ngày 06/8/2014, tại phòng họp hội đồng sư phạm, tiến hành họp hội đồng sư
phạm kiểm điểm cô Trần Ngọc Minh. Phần V
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận
Việc giáo viên chưa nắm vững nhiệm vụ của mình, không chấp hành sự phân
công của lãnh đạo trường gây ảnh hưởng đến kế hoạch giáo dục của nhà trường. Vì
vậy phải có biện pháp ngăn chặn kịp thời để giáo viên không mắc phải những sai
phạm lớn hơn dẫn tới bị xử lý kỷ luật, ảnh hưởng tới uy tín của giáo viên, của
trường và của ngành giáo dục nói chung. 11
Trong xử lý tình huống giáo viên không thực hiện việc phân công chuyên
môn của lãnh đạo, nhà trường đã phối hợp với công đoàn tư vấn, giải thích cho
giáo viên hiểu rõ nhiệm vụ của mình. Kiểm điểm mang tính răn đe chung đối với
tập thể sư phạm, đã tạo điều kiện cho giáo viên có hướng phấn đấu vươn lên, giữ
gìn uy tín cho giáo viên, làm cho giáo viên tự tin vào năng lực chuyên môn, có
điều kiện học hỏi kinh nghiệm ở đồng nghiệp trong công tác tự bồi dưỡng nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. II. Kiến nghị
* Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo:
Tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng thường xuyên, theo chu kỳ để nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên.
Tiếp tục phát động phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. * :
Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo
Mở các lớp tập huấn chuyên đề bồi dưỡng giáo viên về chuyên môn nghiệp
vụ và phương pháp giảng dạy, giao lưu học hỏi kinh nghiệm giữa các trường với nhau.
* Đối với nhà trường:
- Phối hợp với Công đoàn tổ chức tuyên truyền về Luật cán bộ công chức,
viên chức, Luật giáo dục, Điều lệ trường, quy định về đạo đức nhà giáo, thực hiện
thường xuyên công tác rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của giáo
viên, lồng ghép vào các buổi sinh hoạt tập thể nhà trường.
- Có kế hoạch đồng bộ về việc bồi dưỡng phát triển giáo viên, phải có chiến
lược lâu dài về xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Thường xuyên tổ chức
chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, các chuyên đề bồi dưỡng thường
xuyên theo quy định của Bộ giáo dục. 12