Phương châm của Đảng về bảo vệ chủ quyền biển, đảo - Lịch sử Đảng | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Phương châm của Đảng về bảo vệ chủ quyền biển, đảo - Lịch sử Đảng | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch Sử Đảng (BLAW)
Trường: Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1/ Phân tích phương châm của Đảng, nhà nước ta về chủ quyền biển, đảo:
Theo chủ trương, quan điểm của Đảng, nhà nước ta về chủ quyền biển, đảo
bằng cách thực hiện tốt các phương châm “4 tránh, 4 không, 9k, 4 giữ”.
- Bốn tránh: Tránh xung đột về quân sự, tránh bị cô lập về kinh tế, tránh cô lập về
ngoại giao, tránh bị lệ thuộc về chính trị.
Mở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa, vừa hợp tác, vừa đấu tranh, cố
gắng gia tăng hợp tác, tránh xung đột, đối đầu, tránh bị lệ thuộc, cô lập, tập trung
xây dựng nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân vững mạnh, tạo cơ
sở, nền tảng xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân
trên biển ngày càng vững chắc. Chủ động, tích cực chuẩn bị tốt mọi mặt, chú
trọng tạo môi trường trong ấm, ngoài êm, lấy giữ vững bên trong là chủ yếu, bảo
đảm cho đất nước thích nghi nhanh, hòa bình, ổn định và phát triển - điều kiện
tiên quyết đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn, hành động chống phá của các thế lực
thù địch và những tác động từ bên ngoài.
- Bốn không: Không tham gia bất cứ liên minh quân sự nào, không liên kết với
nước này để chống nước kia, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự tại Việt
Nam, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực.
Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa không thể dựa vào bất kỳ liên
minh nào, hiệp ước nào, càng không thể trông chờ vào nước ngoài mà phải
bằng chính bản lĩnh, trí tuệ, thực lực của đất nước, con người Việt Nam. Do đó,
chúng ta không lựa chọn và cũng không chủ trương tham gia liên minh quân sự
hoặc dùng liên minh quân sự để bảo vệ Tổ quốc. Việt Nam không bao giờ liên
minh, liên kết với một nước khác để chống lại nước thứ ba, không đi với nước
này để chống nước kia. Quan điểm, chủ trương, chính sách đối ngoại của Việt
Nam là rất rõ ràng.Trong quan hệ đối ngoại, Việt Nam luôn kiên trì phương châm
là bạn với tất cả các nước, đa phương hóa, đa dạng hóa trên cơ sở độc lập tự
chủ và nguyên tắc của luật pháp quốc tế. Mục đích của Việt Nam là tạo được lợi
ích chung với các nước-đó là duy trì hòa bình, ổn định. Việt Nam đã nhiều lần
khẳng định đường lối đối ngoại độc lập tự chủ.
- Chín K: Kiên quyết; kiên trì; khôn khéo; không khiêu kích; không mắc mưu
khiêu khích; kiềm chế; không để nước ngoài lấn chiếm; không để xảy ra xung
đột đụng độ; không chủ động gây chiến tranh.
Khẳng định quyết tâm và chủ trương nhất quán của Đảng là kiên quyết và
kiên trì bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa một cách chủ
động, nhưng không nhất thiết phải tiến hành chiến tranh, xem đó là “thượng
sách” để giữ nước. Đây là giải pháp ngăn ngừa hiệu quả nguy cơ xảy ra chiến
tranh, xung đột, nhất là trong bối cảnh quốc tế, khu vực có nhiều diễn biến nhanh
chóng, phức tạp, khó lường.
- Bốn giữ: Giữ vững chủ quyền quốc gia; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định
để phát triển; giữ vững mối quan hệ hữu nghị, hợp tác Việt Nam - Trung Quốc;
giữ vững ổn định chính trị trong nước.
Để thực hiện mục tiêu này, sứ mệnh to lớn của ngoại giao Việt Nam là góp
phần “giữ nước sớm, từ xa, từ khi nước còn chưa nguy," đồng thời linh hoạt,
sáng tạo tìm ra phương cách mới thúc đẩy hợp tác quốc tế, tạo mọi điều kiện
quốc tế thuận lợi để xây dựng và phát triển đất nước, nâng cao thế và lực cho
đất nước. Bên cạnh đó hoạt động đối ngoại nhiệm kỳ qua đã góp phần quan
trọng bảo vệ biên giới, lãnh thổ, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tạo điều
kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.