Phương pháp giải quyết mâu thuẫn - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng

Mặt đối lập (thực ra không chỉ là “mặt” như trong tiếng việt, mà là đối lập, cái đối lập, sự đối lập) là các mặt, thuộc tính, các khuynh hướng, các quá trình, các sự vật, hiện tượng… vốn có trong “cái thống nhất” (đối tượng được xem xét). Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

ĐỀ BÀI
Trình bày phương pháp giải quyết mâu thuẫn bằng kết hợp các mặt đối lập. Vận
dụng phương pháp này vào việc giải quyết một mâu thuẫn cụ thể nãy sinh trong
đời sống của bạn
Họ tên: Dương Nhật Hạ
Lớp: 22DPHI51002303
MSSV: 88221020213
Mặt đối lập (thực ra không chỉ là “mặt” như trong tiếng việt, mà là đối lập, cái đối
lập, sự đối lập) là các mặt, thuộc tính, các khuynh hướng, các quá trình, các sự vật,
hiện tượng… vốn có trong “cái thống nhất” (đối tượng được xem xét). Chúng là
“sự phân đôi của cái thống nhất” nên tồn tại và vận động trong sự phụ thuộc lẫn
nhau, tạo thành mâu thuẫn nội tại của sự vật; nhưng đồng thời lại thống nhất với
nhau. Nghĩa là, được gọi là mặt đối lập bởi vì chúng chỉ tồn tại trong sự phụ thuộc
lẫn nhau (mặt đối lập này không thể tồn tại mà không có mặt đối lập kia) và loại
trừ lẫn nhau (sự vận động của chúng đối lập trực tiếp với nhau).
Trong thực tế, mâu thuẫn không chỉ là mối quan hệ giữa các mặt, các thuộc tính,
các khuynh hướng đối lập của một đối tượng hoặc giữa các đối tượng (thuộc sự vật
và hiện tượng), mà còn là mối quan hệ của đối tượng với chính nó. Nghĩa là mâu
thuẫn còn là sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tạo nên sự tự vận động
của một đối tượng. Khi sự đối lập chưa vận động tới trình độ cực đoan cần phải
được giải quyết (mâu thuẫn chưa chín mùi), các mặt đối lập tác động ngang nhau,
cân bằng nhau phản ánh sự đấu tranh chưa thắng thế giữa cái mới với cái cũ. Tuy
thế triết học duy vật biện chứng nhấn mạnh, sự thống nhất của các mặt đối lập chỉ
là tương đối, thể hiện sự ổn định tương đối, nhất thời của sự vật và hiện tượng. Sự
đấu tranh của các mặt đối lập mới là tuyệt đối, thể hiện tính vô hạn của quá trình
vận động và phát triển. Ph.Ăngghen viết : “Tính đồng nhất và tính khác biệt – tính
tất yếu và tính ngẫu nhiên – nguyên nhân và kết quả - đó là những đối lập chủ yếu,
những đối lập nếu xét một cách riêng rẽ, thì sẽ chuyển hóa lẫn nhau”. Khi nghiên
cứu về vấn đề này, V.I.Lênin viết: “Sự thống nhất (phù hợp, đồng nhất, tác dụng
ngang nhau) của các mặt đối lập là có điều kiện, tạm thời, thoáng qua, tương đối.
Sự đấu tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối, cũng như sự phát
triển, sự vận động là tuyệt đối”. Điều này phản ánh một thực tế là, trong thế giới
này, chẳng có sự ổn định hay đứng im nào là vĩnh viễn tồn tại – “Vận động là một
mâu thuẫn, là một sự thống nhất của các mâu thuẫn”.
Về vai trò động lực của mâu thuẫn trong sự vận động phát triển
Mặc các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin không nói mâu thuẫn động
lực của phát triển, nhưng từ tinh thần củathuyết C.Mác, cũng một phần từ
tưởng coi mâu thuẫn là xung lực của Hêghen, mà các nhà triết học hậu thế đều coi
mâu thuẫn động lực của sự vận động phát triển hội. Nội dung này của
luận mâu thuẫn đã gây tranh cãi không hồi kết suốt từ cuối những năm 70 của
thế kỷ XX đến nay. Đều thừa nhận mâu thuẫn động lực của phát triển, nhưng
mỗi tác giả, cách giải thích chi tiết biện luận thì luôn sự khác nhau. Ngay
trong các tài liệu giáo khoa việcgiải cũng không thống nhất. Một số tác giả cho
rằng, mâu thuẫn tự không phải động lực của sự phát triển, việc con người can
thiệp vào mâu thuẫn, tìm cách giải quyết nó mới là cái có ý nghĩa thúc đẩy hay kìm
hãm sự phát triển. Mâu thuẫn nói chung chỉ nguồn gốc của sự phát triển,
giải thích nguyên nhân tận gốc của sự vận động. Còn động lực của sự phát triển chỉ
thể việc giải quyết mâu thuẫn. Khi mâu thuẫn vận động đến một giai đoạn
nhất định, xung lực của các mặt đối lập đạt đến trình độ “chín mùi”, lúc đó mâu
thuẫn mới có đủ điều kiện để được giải quyết. Giải quyết mâu thuẫn, thậm chí giải
quyết mâu thuẫn theo đúng tinh thần của quy luật, nghĩa được giải quyết kịp
thời, triệt để, không khoan nhượng, mặt tích cực, đại diện cho sự tiến bộ thắng
thế… khi đó mâu thuẫn mới đóng vai trò nguồn gốc của sự phát triển. Không
được giải quyết kịp thời, hay giải quyết mâu thuẫn để cho mặt tiêu cực thắng thế,
mâu thuẫn sẽ gây them những hậu quả và hệ lụy cho sự vận động và phát triển của
sự vật. Một vài tác giả nữa coi mâu thuẫn có vai trò, động lực của sự phát triển chỉ
ở một trong những mặt, những khâu, những giai đoạn, những yếu tố… đại diện cho
cái mới, cái tiến bộ của sự đấu tranh của các mặt đối lập. Chẳng hạn, động lực của
sự phát triển chỉ thuộc về một trong hai mặt đối lập, hoặc chỉ giai đoạn mâu
thuẫn chưa chín mùi, hoặc chỉ sự đấu tranh chứ không phải sự thống nhất của
các mặt đối lập…
Thật ra, mâu thuẫn biện chứng không phải lúc nào cũng thể quy về sự tồn tại
của hai mặt tốt - xấu, tích cực - tiêu cực, mà trong đa số trường hợp, cả hai mặt đều
có lý do tồn tại và tính tất yếu như nhau. Do đó, nếu loại bỏ một mặt thì mặt còn lại
sẽ biến dạng và trở thành tồi tệ hơn. Chẳng hạn, trong mâu thuẫn giữa vô sản và
sản, nếu coi tư sản chế độ hữu mặt xấuloại bỏ thì sự nghèo đói của
sản chẳng những không mất đi còn trầm trọng hơn. Đấy chính do
C. Mác đã dùng cụm từ “Sự khốn cùng của triết học” để mỉa mai “sự nghèo nàn”
trong tư tưởng triết học của Pruđông khi Pruđông chủ trương xóa bỏ tư hữu để xóa
bỏ sự khốn cùng của giai cấp vô sản.
Kết hợp các mặt đối lập một phương pháp giải quyết mâu thuẫn, xuất phát từ
thực tế các mặt đối lập đang tồn tại một cách tất yếu khách quan, mâu thuẫn
chưa phát triển đến đỉnh điểm để có thể bị xóa bỏ. Khi mâu thuẫn phát triển đến độ
chín muồi và được giải quyết một cách hợp quy luật thì cả hai mặt đều mất đi hoặc
chuyển sang một hình thức mâu thuẫn mới. Ví dụ, trong CNXH, giai cấp tư sản và
giai cấp vô sản đều mất đi họ đã trở thành những người lao động chân chính
không còn “bị tha hóa” nữa. Mâu thuẫn giữa họ không còn mâu thuẫn giữa bóc
lột bị bóc lột, chỉ mối quan hệ giữa người quản người chịu sự quản
lý. Trong điều kiện mâu thuẫn vẫn còn tồn tại một cách khách quan thì việc giải
quyết mâu thuẫn không phải xóa bỏ mâu thuẫn tạo ra sự thống nhất, hài
hòa của các mặt đối lập, bảo đảm cho sự đấu tranh của các mặt đối lập diễn ra một
cách hợp quy luật, làm cho mâu thuẫn trở thành động lực cho sự phát triển xã hội.
Ta có thể lấy một ví dụ khác sau đây: tự donhân và sự quản của nhà nước
hai mặt đối lập, bởi chúng cùng tồn tại trong một thể thống nhất làm tiền đề,
điều kiện cho nhau, nhưng chúng có sự vận động trái chiều nhau, có khuynh hướng
phủ định lẫn nhau. Càng tự do cá nhân bao nhiêu thì sự quản lý của nhà nước càng
khó khăn và ngược lại nếu sự quản lý của nhà nước càng chặt chẽ thì tự do cá nhân
càng giảm đi. Nhưng nếu ta loại bỏ một mặt, chẳng hạn, tự do nhân, thì mục
đích của CNXH sẽ còn gì? (vì tự do, hạnh phúc mục đích cao nhất của
CNXH); còn nếu loại bỏ sự quản lý của nhà nước thì tự do cá nhân sẽ biến thành tự
do của một số ít kẻ mạnh, còn đại đa số nhân dân sẽ mất tự do. Chỉ đến khi nào
mọi nhân đều tự giác trong nhận thức hành động thì vai trò quản của nhà
nước mới thể giảm thiểu được. Tuy nhiên, mâu thuẫn này khó thể mất đi,
con người ngoài bản chấthội của mình, còn có bản tính tự nhiên không thể loại
bỏ được, như tham lam, cá nhân, ích kỷ, hám lợi, v.v..
Lý luận của V.I.Lênin về sự kết hợp các mặt đối lập được các nhà khoa học ở Liên
trước đây nước ta coi một trong những phương pháp giải quyết mâu
thuẫn trong thời kỳ quá độ và trong công cuộc xây dựng CNXH.
Vận dụng phương pháp giải quyết mâu thuẫn bằng kết hợp các mặt đối lập vào
việc giải quyết một mâu thuẫn cụ thể nãy sinh trong cuộc sống
Những mâu thuẫn nãy sinh trong công việc chuyên môn hoặc cuộc sống đời
thường một mặt tồn tại khách quan, độc lập với ý thức và ý chí của con người;
song mặt khác, xét cho cùng, lại chính do con người tạo ra, thông qua sự tồn tại
của bản thân con người cũng như những hoạt động tự giác của họ. Mà khi đã nói
tới hoạt động của con người thì không thể không nói đến lợi ích, động cơ hoạt
động của nó. Bởi vì hoạt động của con người bao giờ cũng gắn liền với những lợi
ích cụ thể. Cũng vì hoạt động của con người luôn gắn với lợi ích cho nên mâu
thuẫn xã hội nãy sinh từ hoạt động của con người, suy cho cùng, chính là những
mâu thuẫn về mặt lợi ích, giữa những lợi ích nhất định. Vì vậy việc giải quyết các
mâu thuẫn trong công việc chuyên môn hoặc cuộc sống đời thường không giống
với việc giải quyết mâu thuẫn trong tự nhiên. Chúng được thực hiện thông qua hoạt
động của con người. Việc giải quyết mâu thuẫn này sẽ tốt hơn, tạo động lực thúc
đẩy xã hội phát triển mạnh mẽ hơn khi thông qua hoạt động tự giác, tích cực của
con người. Con người không thể xóa bỏ mọi mâu thuẫn trong cuộc sống và công
việc hằng ngày, cũng như thủ tiêu quá trình tự giải quyết của nó. Trái lại, con người
chỉ có thể tác động, làm chậm lại hoặc thúc đẩy nhanh hơn quá trình giải quyết
mâu thuẫn xã hội đó, tùy vào mức độ nhận thức và làm theo tính tất yếu khách
quan của việc giải quyết mâu thuẫn xã hội này. Qua đó, con người có thể kìm hãm
hoặc thúc đẩy sự phát triển của bản thân và xã hội. Đó là biểu hiện của mối quan
hệ biện chứng giữa khách quan và chủ quan trong đời sống xã hội, trong sự phát
triển xã hội. Hoạt động giải quyết mâu thuẫn xã hội của chủ thể chi đúng, và qua
đó đem lại lợi ích cho chủ thể, khi hoạt động đó xuất phát từ bản thân mâu thuẫn,
lấy bản chất khách quan của mâu thuẫn làm cơ sở. Phương pháp giải quyết mâu
thuẫn xã hội mà chủ thể tiến hành cũng phải phù hợp với bản chất khách quan của
mâu thuẫn đó. Tuy nhiên, việc giải quyết mâu thuẫn xã hội, thực chất lại là biểu
hiện hoạt động của chủ thể con người. Do đó, quá trình giải quyết mâu thuẫn cũng
in dấu ấn của chủ thể. Điều đó được biểu hiện ở phương pháp giải quyết mâu thuẫn
mà chủ thể sử dụng trong việc giải quyết một mâu thuẫn xã hội cụ thể.
Trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn thông qua sự đấu tranh giữa
các mặt đối lập, chủ thể có thể chủ động tìm ra một phương pháp giải quyết mâu
thuẫn thích hợp nhất để có thể giải quyết tốt nhất một mâu thuẫn xã hội cụ thể,
đem lại hiệu quả cao nhất cho chủ thể
Mâu thuẫn tồn tại ở tất cả mọi sự vật, hiện tượng của thế giới. Khi còn ngồi trên
ghế nhà trường, bản thân em tự nhận thấy có nhiều môn học mình học tốt, bên
cạnh đó là những môn học kém hơn. Tuy nhiên về khoản bài tập, đã có lúc em
được phân công đúng vào môn học mà trước đây, bản thân em tự nhận thấy rằng
mình học còn kém. Và dĩ nhiên rằng em không thể từ chối tiếp thu những môn học
này. Vận dụng lý thuyết kết hợp các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn, ngoài
việc chấp hành theo đúng phân công của trường, em còn chủ động xin tiếp cận
những môn mình học kém, lấy nó làm động lực để bản thân cố gắng học tập, tìm
tòi, nghiên cứu để bản thân có thể làm tốt nhất những nhiệm vụ được giao. Những
chỗ còn yếu hay chưa hiểu, em sẽ nhờ đến sự giúp đỡ của bạn bè hay thầy cô. Bên
cạnh đó, việc học này cũng giúp em củng cố thêm kiến thức mà trước đây mình
còn chưa vừng, từ đó giúp em cảm thấy tự tin hơn khi tiếp thu những môn học
tưởng như là “khó nhằn” này.
Các học sinh ai cũng có những điểm mạnh, điểm yếu trong mỗi môn học, và em
cũng vậy. Có thể mình học tốt môn này nhưng lại học không tốt môn khác. Và
ngay trong một môn học, cũng sẽ có phần hiểu sâu, phần chưa nắm vững. Điều này
cũng giống như hai mặt đối lập trong một sự việc. Để có thể hiểu rõ môn học hơn,
em thường làm việc theo nhóm. Quá trình làm việc nhóm sẽ giúp bộc lộ những ưu,
khuyết điểm của bản thân, sự hiểu biết của bạn này sẽ giúp làm rõ những vấn đề
còn khúc mắc của những bạn khác và ngược lại. Chính điều đó sẽ giúp nhau trau
dồi kiến thức, giúp nhau cùng tiến bộ.
Tóm lại, trong quá trình làm việc, không nhiều thì ít, sẽ có những lúc nãy sinh
những mâu thuẫn. Việc nắm vững lý thuyết kết hợp biện chứng các mặt đối lập
giúp em biết được cách thức để giải quyết những mâu thuẫn này một cách hợp lý
nhất. Em sẽ phải nhìn thấy được những mặt đối lập nào hiện đang tồn tại trong sự
việc, có sự mâu thuẫn nào và tìm cách kết hợp các mặt đối lập lại với nhau để có
thể giải quyết được những mâu thuẫn, giúp bản thân nói riêng và môi trường xung
quanh nói chung ngày càng phát triển hơn.
| 1/5

Preview text:

ĐỀ BÀI
Trình bày phương pháp giải quyết mâu thuẫn bằng kết hợp các mặt đối lập. Vận
dụng phương pháp này vào việc giải quyết một mâu thuẫn cụ thể nãy sinh trong

đời sống của bạn Họ tên: Dương Nhật Hạ Lớp: 22DPHI51002303 MSSV: 88221020213
Mặt đối lập (thực ra không chỉ là “mặt” như trong tiếng việt, mà là đối lập, cái đối
lập, sự đối lập) là các mặt, thuộc tính, các khuynh hướng, các quá trình, các sự vật,
hiện tượng… vốn có trong “cái thống nhất” (đối tượng được xem xét). Chúng là
“sự phân đôi của cái thống nhất” nên tồn tại và vận động trong sự phụ thuộc lẫn
nhau, tạo thành mâu thuẫn nội tại của sự vật; nhưng đồng thời lại thống nhất với
nhau. Nghĩa là, được gọi là mặt đối lập bởi vì chúng chỉ tồn tại trong sự phụ thuộc
lẫn nhau (mặt đối lập này không thể tồn tại mà không có mặt đối lập kia) và loại
trừ lẫn nhau (sự vận động của chúng đối lập trực tiếp với nhau).
Trong thực tế, mâu thuẫn không chỉ là mối quan hệ giữa các mặt, các thuộc tính,
các khuynh hướng đối lập của một đối tượng hoặc giữa các đối tượng (thuộc sự vật
và hiện tượng), mà còn là mối quan hệ của đối tượng với chính nó. Nghĩa là mâu
thuẫn còn là sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tạo nên sự tự vận động
của một đối tượng. Khi sự đối lập chưa vận động tới trình độ cực đoan cần phải
được giải quyết (mâu thuẫn chưa chín mùi), các mặt đối lập tác động ngang nhau,
cân bằng nhau phản ánh sự đấu tranh chưa thắng thế giữa cái mới với cái cũ. Tuy
thế triết học duy vật biện chứng nhấn mạnh, sự thống nhất của các mặt đối lập chỉ
là tương đối, thể hiện sự ổn định tương đối, nhất thời của sự vật và hiện tượng. Sự
đấu tranh của các mặt đối lập mới là tuyệt đối, thể hiện tính vô hạn của quá trình
vận động và phát triển. Ph.Ăngghen viết : “Tính đồng nhất và tính khác biệt – tính
tất yếu và tính ngẫu nhiên – nguyên nhân và kết quả - đó là những đối lập chủ yếu,
những đối lập nếu xét một cách riêng rẽ, thì sẽ chuyển hóa lẫn nhau”. Khi nghiên
cứu về vấn đề này, V.I.Lênin viết: “Sự thống nhất (phù hợp, đồng nhất, tác dụng
ngang nhau) của các mặt đối lập là có điều kiện, tạm thời, thoáng qua, tương đối.
Sự đấu tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối, cũng như sự phát
triển, sự vận động là tuyệt đối”. Điều này phản ánh một thực tế là, trong thế giới
này, chẳng có sự ổn định hay đứng im nào là vĩnh viễn tồn tại – “Vận động là một
mâu thuẫn, là một sự thống nhất của các mâu thuẫn”.
Về vai trò động lực của mâu thuẫn trong sự vận động và phát triển
Mặc dù các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin không nói mâu thuẫn là động
lực của phát triển, nhưng từ tinh thần của lý thuyết C.Mác, cũng một phần là từ tư
tưởng coi mâu thuẫn là xung lực của Hêghen, mà các nhà triết học hậu thế đều coi
mâu thuẫn là động lực của sự vận động và phát triển xã hội. Nội dung này của lý
luận mâu thuẫn đã gây tranh cãi không có hồi kết suốt từ cuối những năm 70 của
thế kỷ XX đến nay. Đều thừa nhận mâu thuẫn là động lực của phát triển, nhưng ở
mỗi tác giả, cách giải thích và chi tiết biện luận thì luôn có sự khác nhau. Ngay
trong các tài liệu giáo khoa việc lý giải cũng không thống nhất. Một số tác giả cho
rằng, mâu thuẫn tự nó không phải động lực của sự phát triển, việc con người can
thiệp vào mâu thuẫn, tìm cách giải quyết nó mới là cái có ý nghĩa thúc đẩy hay kìm
hãm sự phát triển. Mâu thuẫn nói chung chỉ là nguồn gốc của sự phát triển, vì nó
giải thích nguyên nhân tận gốc của sự vận động. Còn động lực của sự phát triển chỉ
có thể là việc giải quyết mâu thuẫn. Khi mâu thuẫn vận động đến một giai đoạn
nhất định, xung lực của các mặt đối lập đạt đến trình độ “chín mùi”, lúc đó mâu
thuẫn mới có đủ điều kiện để được giải quyết. Giải quyết mâu thuẫn, thậm chí giải
quyết mâu thuẫn theo đúng tinh thần của quy luật, nghĩa là được giải quyết kịp
thời, triệt để, không khoan nhượng, mặt tích cực, đại diện cho sự tiến bộ thắng
thế… khi đó mâu thuẫn mới đóng vai trò là nguồn gốc của sự phát triển. Không
được giải quyết kịp thời, hay giải quyết mâu thuẫn để cho mặt tiêu cực thắng thế,
mâu thuẫn sẽ gây them những hậu quả và hệ lụy cho sự vận động và phát triển của
sự vật. Một vài tác giả nữa coi mâu thuẫn có vai trò, động lực của sự phát triển chỉ
ở một trong những mặt, những khâu, những giai đoạn, những yếu tố… đại diện cho
cái mới, cái tiến bộ của sự đấu tranh của các mặt đối lập. Chẳng hạn, động lực của
sự phát triển chỉ thuộc về một trong hai mặt đối lập, hoặc chỉ ở giai đoạn mâu
thuẫn chưa chín mùi, hoặc chỉ ở sự đấu tranh chứ không phải ở sự thống nhất của các mặt đối lập…
Thật ra, mâu thuẫn biện chứng không phải lúc nào cũng có thể quy về sự tồn tại
của hai mặt tốt - xấu, tích cực - tiêu cực, mà trong đa số trường hợp, cả hai mặt đều
có lý do tồn tại và tính tất yếu như nhau. Do đó, nếu loại bỏ một mặt thì mặt còn lại
sẽ biến dạng và trở thành tồi tệ hơn. Chẳng hạn, trong mâu thuẫn giữa vô sản và tư
sản, nếu coi tư sản và chế độ tư hữu là mặt xấu và loại bỏ nó thì sự nghèo đói của
vô sản chẳng những không mất đi mà còn trầm trọng hơn. Đấy chính là lý do mà
C. Mác đã dùng cụm từ “Sự khốn cùng của triết học” để mỉa mai “sự nghèo nàn”
trong tư tưởng triết học của Pruđông khi Pruđông chủ trương xóa bỏ tư hữu để xóa
bỏ sự khốn cùng của giai cấp vô sản.
Kết hợp các mặt đối lập là một phương pháp giải quyết mâu thuẫn, xuất phát từ
thực tế là các mặt đối lập đang tồn tại một cách tất yếu khách quan, mâu thuẫn
chưa phát triển đến đỉnh điểm để có thể bị xóa bỏ. Khi mâu thuẫn phát triển đến độ
chín muồi và được giải quyết một cách hợp quy luật thì cả hai mặt đều mất đi hoặc
chuyển sang một hình thức mâu thuẫn mới. Ví dụ, trong CNXH, giai cấp tư sản và
giai cấp vô sản đều mất đi vì họ đã trở thành những người lao động chân chính và
không còn “bị tha hóa” nữa. Mâu thuẫn giữa họ không còn là mâu thuẫn giữa bóc
lột và bị bóc lột, mà chỉ là mối quan hệ giữa người quản lý và người chịu sự quản
lý. Trong điều kiện mâu thuẫn vẫn còn tồn tại một cách khách quan thì việc giải
quyết mâu thuẫn không phải là xóa bỏ mâu thuẫn mà là tạo ra sự thống nhất, hài
hòa của các mặt đối lập, bảo đảm cho sự đấu tranh của các mặt đối lập diễn ra một
cách hợp quy luật, làm cho mâu thuẫn trở thành động lực cho sự phát triển xã hội.
Ta có thể lấy một ví dụ khác sau đây: tự do cá nhân và sự quản lý của nhà nước là
hai mặt đối lập, bởi vì chúng cùng tồn tại trong một thể thống nhất làm tiền đề,
điều kiện cho nhau, nhưng chúng có sự vận động trái chiều nhau, có khuynh hướng
phủ định lẫn nhau. Càng tự do cá nhân bao nhiêu thì sự quản lý của nhà nước càng
khó khăn và ngược lại nếu sự quản lý của nhà nước càng chặt chẽ thì tự do cá nhân
càng giảm đi. Nhưng nếu ta loại bỏ một mặt, chẳng hạn, tự do cá nhân, thì mục
đích của CNXH sẽ còn là gì? (vì tự do, hạnh phúc là mục đích cao nhất của
CNXH); còn nếu loại bỏ sự quản lý của nhà nước thì tự do cá nhân sẽ biến thành tự
do của một số ít kẻ mạnh, còn đại đa số nhân dân sẽ mất tự do. Chỉ đến khi nào
mọi cá nhân đều tự giác trong nhận thức và hành động thì vai trò quản lý của nhà
nước mới có thể giảm thiểu được. Tuy nhiên, mâu thuẫn này khó có thể mất đi, vì
con người ngoài bản chất xã hội của mình, còn có bản tính tự nhiên không thể loại
bỏ được, như tham lam, cá nhân, ích kỷ, hám lợi, v.v..
Lý luận của V.I.Lênin về sự kết hợp các mặt đối lập được các nhà khoa học ở Liên
Xô trước đây và ở nước ta coi là một trong những phương pháp giải quyết mâu
thuẫn trong thời kỳ quá độ và trong công cuộc xây dựng CNXH.
Vận dụng phương pháp giải quyết mâu thuẫn bằng kết hợp các mặt đối lập vào
việc giải quyết một mâu thuẫn cụ thể nãy sinh trong cuộc sống
Những mâu thuẫn nãy sinh trong công việc chuyên môn hoặc cuộc sống đời
thường một mặt tồn tại khách quan, độc lập với ý thức và ý chí của con người;
song mặt khác, xét cho cùng, lại chính do con người tạo ra, thông qua sự tồn tại
của bản thân con người cũng như những hoạt động tự giác của họ. Mà khi đã nói
tới hoạt động của con người thì không thể không nói đến lợi ích, động cơ hoạt
động của nó. Bởi vì hoạt động của con người bao giờ cũng gắn liền với những lợi
ích cụ thể. Cũng vì hoạt động của con người luôn gắn với lợi ích cho nên mâu
thuẫn xã hội nãy sinh từ hoạt động của con người, suy cho cùng, chính là những
mâu thuẫn về mặt lợi ích, giữa những lợi ích nhất định. Vì vậy việc giải quyết các
mâu thuẫn trong công việc chuyên môn hoặc cuộc sống đời thường không giống
với việc giải quyết mâu thuẫn trong tự nhiên. Chúng được thực hiện thông qua hoạt
động của con người. Việc giải quyết mâu thuẫn này sẽ tốt hơn, tạo động lực thúc
đẩy xã hội phát triển mạnh mẽ hơn khi thông qua hoạt động tự giác, tích cực của
con người. Con người không thể xóa bỏ mọi mâu thuẫn trong cuộc sống và công
việc hằng ngày, cũng như thủ tiêu quá trình tự giải quyết của nó. Trái lại, con người
chỉ có thể tác động, làm chậm lại hoặc thúc đẩy nhanh hơn quá trình giải quyết
mâu thuẫn xã hội đó, tùy vào mức độ nhận thức và làm theo tính tất yếu khách
quan của việc giải quyết mâu thuẫn xã hội này. Qua đó, con người có thể kìm hãm
hoặc thúc đẩy sự phát triển của bản thân và xã hội. Đó là biểu hiện của mối quan
hệ biện chứng giữa khách quan và chủ quan trong đời sống xã hội, trong sự phát
triển xã hội. Hoạt động giải quyết mâu thuẫn xã hội của chủ thể chi đúng, và qua
đó đem lại lợi ích cho chủ thể, khi hoạt động đó xuất phát từ bản thân mâu thuẫn,
lấy bản chất khách quan của mâu thuẫn làm cơ sở. Phương pháp giải quyết mâu
thuẫn xã hội mà chủ thể tiến hành cũng phải phù hợp với bản chất khách quan của
mâu thuẫn đó. Tuy nhiên, việc giải quyết mâu thuẫn xã hội, thực chất lại là biểu
hiện hoạt động của chủ thể con người. Do đó, quá trình giải quyết mâu thuẫn cũng
in dấu ấn của chủ thể. Điều đó được biểu hiện ở phương pháp giải quyết mâu thuẫn
mà chủ thể sử dụng trong việc giải quyết một mâu thuẫn xã hội cụ thể.
Trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn thông qua sự đấu tranh giữa
các mặt đối lập, chủ thể có thể chủ động tìm ra một phương pháp giải quyết mâu
thuẫn thích hợp nhất để có thể giải quyết tốt nhất một mâu thuẫn xã hội cụ thể,
đem lại hiệu quả cao nhất cho chủ thể
Mâu thuẫn tồn tại ở tất cả mọi sự vật, hiện tượng của thế giới. Khi còn ngồi trên
ghế nhà trường, bản thân em tự nhận thấy có nhiều môn học mình học tốt, bên
cạnh đó là những môn học kém hơn. Tuy nhiên về khoản bài tập, đã có lúc em
được phân công đúng vào môn học mà trước đây, bản thân em tự nhận thấy rằng
mình học còn kém. Và dĩ nhiên rằng em không thể từ chối tiếp thu những môn học
này. Vận dụng lý thuyết kết hợp các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn, ngoài
việc chấp hành theo đúng phân công của trường, em còn chủ động xin tiếp cận
những môn mình học kém, lấy nó làm động lực để bản thân cố gắng học tập, tìm
tòi, nghiên cứu để bản thân có thể làm tốt nhất những nhiệm vụ được giao. Những
chỗ còn yếu hay chưa hiểu, em sẽ nhờ đến sự giúp đỡ của bạn bè hay thầy cô. Bên
cạnh đó, việc học này cũng giúp em củng cố thêm kiến thức mà trước đây mình
còn chưa vừng, từ đó giúp em cảm thấy tự tin hơn khi tiếp thu những môn học
tưởng như là “khó nhằn” này.
Các học sinh ai cũng có những điểm mạnh, điểm yếu trong mỗi môn học, và em
cũng vậy. Có thể mình học tốt môn này nhưng lại học không tốt môn khác. Và
ngay trong một môn học, cũng sẽ có phần hiểu sâu, phần chưa nắm vững. Điều này
cũng giống như hai mặt đối lập trong một sự việc. Để có thể hiểu rõ môn học hơn,
em thường làm việc theo nhóm. Quá trình làm việc nhóm sẽ giúp bộc lộ những ưu,
khuyết điểm của bản thân, sự hiểu biết của bạn này sẽ giúp làm rõ những vấn đề
còn khúc mắc của những bạn khác và ngược lại. Chính điều đó sẽ giúp nhau trau
dồi kiến thức, giúp nhau cùng tiến bộ.
Tóm lại, trong quá trình làm việc, không nhiều thì ít, sẽ có những lúc nãy sinh
những mâu thuẫn. Việc nắm vững lý thuyết kết hợp biện chứng các mặt đối lập
giúp em biết được cách thức để giải quyết những mâu thuẫn này một cách hợp lý
nhất. Em sẽ phải nhìn thấy được những mặt đối lập nào hiện đang tồn tại trong sự
việc, có sự mâu thuẫn nào và tìm cách kết hợp các mặt đối lập lại với nhau để có
thể giải quyết được những mâu thuẫn, giúp bản thân nói riêng và môi trường xung
quanh nói chung ngày càng phát triển hơn.