Phương pháp học tập “cùng học”; vận dụng phương pháp này vào chuyên môn ngoại ngữ của bản thân | Bài tập lớn học phần Phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học | Trường Đại học Phenikaa

Phương pháp cùng học hay còn gọi là Peer learning, đây là hình thức học tập hai chiều. Cách học này dựa trên hình thức làm việc theo nhóm, do đó mọi người có thể chia sẻ kiến thức hay một kinh nghiệm nào đó về một chủ đề rồi cùng nhau khám phá, học hỏi với mục tiêu là để chủ động học tập cùng nhau phát triển. Phương pháp này giúp người học có thể lĩnh hội kiến thức hiệu quả hơn so với cách học truyền thống bởi người học có thể thực hành những kiến thức được học vào thực tiến, qua đó nhận thức rõ hơn về trách nhiệm học của bản thân. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC
----------------***----------------
BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN
PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬPNGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài: Phương pháp học tập “cùng học”; vận dụng phương pháp
này vào chuyên môn ngoại ngữ của bản thân
Sinh viên : Nguyễn Đào Kiều Vân
Mã sinh viên : 23010358
Lớp : N06
Giảng viên hướng dẫn : Thị Hương Lan
1
Hà Nội, Tháng 12/2023
Câu 1: Đặc điểm của phương pháp “cùng học”; vận dụng phương pháp này vào
học ngoại ngữ và chuyên môn của bản thân.
a. Khái niệm
Phương pháp cùng học hay còn gọi là Peer learning, đây là hình thức học tập hai chiều.
Cách học này dựa trên hình thức làm việc theo nhóm, do đó mọi người có thể chia sẻ kiến
thức hay một kinh nghiệm nào đó về một chủ đề rồi cùng nhau khám phá, học hỏi với mục
tiêu để chủ động học tập cùng nhau phát triển. Phương pháp này giúp người học thể
lĩnh hội kiến thức hiệu quhơn so với cách học truyền thống bởi người học thể thực
hành những kiến thức được học vào thực tiến, qua đó nhận thức rõ hơn về trách nhiệm học
của bản thân. b. Đặc điểm
Đặc điểm nổi bật của phương pháp này là việc tương tương tác, cùng chia sẻ kiến thức,
ý tưởng bằng cách thuyết trình, thảo luận, tranh luận để thể truyền đạt hiệu quả kiến thức
cho bạn học của mình trên cơ sở đồng nhất về lợi ích học tập. Đồng nhất ở đây là việc mọi
người đều được lĩnh hội cho mình những kiến thức như nhau, bởi đây kết quả từ việc
thảo luận để cùng nhau chia sẻ kiến thức, nhằm đưa ra những ý tưởng, kiến thức hữu ích
nhất.
Với phương pháp này người học không chỉ giúp bản thân nâng cao được kiến thức mà
còn tạo dựng được các mối quan hệ tốt. Vì hình thức học “cùng học” này là một hình thức
dựa trên sự làm việc nhóm nên mọi người có thể thỏa thích giao lưu, kết bạn để cùng chia
sẻ quan điểm, kiến thức của bản thân từ đó tạo ra sự đa dạng về kiến thứ và rèn luyện, trau
dồi thêm được kỹ năng xã hội, giao tiếp cũng như làm quen được với cách học tập và làm
việc theo nhóm.
Đặc biệt phương pháp này giúp người học “nhận diện” được bản thân mình, biết được
năng lực của bản thân ra sao để từ đó cải thiện những chưa tốt phát triển những
đang có. Không những “nhận diện” được bản thân người học thể “khám phá” ra
những điều mà bản thân chưa bao giờ nghĩ tới.
2
c. Các hình thức học
Có hai nh thức phổ biến, trước tiên sinh viên lớp trên thể dạy hay hỗ trsinh viên
lớp dưới về những kiến thức mình đã được dạy tích lũy được trong quá trình học trên
lớp cũng như qua việc tự học hỏi. Hình thức này không chỉ cung cấp kiến thức cho người
được lĩnh hội mà còn trau dồi lại được kiến thức của bản thân và hiểu được bản thân đang
mức độ nào để tiếp tục cải thiện. Cách học này rất hiệu quả bởi khi giảng giải lại một điều
gì cho ai cũng chính là lúc bạn đang trau dồi lại kiến thức cho bản thân.
Hay thể áp dụng theo hình thức thứ hai, sinh viên cùng khóa liên kết với nhau để giảng
dạy hay hỗ trợ nhau tạo thành những nhóm học tập. Việc liên kết này có thể tạo thành một
nhóm hoạt động lâu dài và tạo thành một tập thể cùng nhau phát triển.
Ngoài ra còn một số hình thức học như: tổ chức tọa đàm/ các nhóm học riêng tư/ các
nhóm vấn hỗ trợ nhau, tự xây dựng các chế kiểm tra đánh chéo nhau, xây dựng các
dự án hợp tác, thực hiện các bài tập nhóm, các nhóm hỗ trợ giúp truyền kinh nghiệm và các
hoạt động cộng đồng giúp đỡ lẫn nhau. d. Hiệu quả
Phương pháp “cùng học” sẽ giúp người học “hiểu sâu” hơn qua việc giải thích cho người
khác hay học hỏi từ những người khác khi tham giá các hoạt động, v.v. Đồng thời “phát
triển các kĩ năng về tổ chức” trong việc lập kế hoạch học tập, kế hoạch phối hợp với người
khác, kỹ năng trình bày nhận xét và tiếp thu ý kiến đánh giá của người khác, cách thức xây
dựng tiêu chí học tập việc đạt được các tiêu chí học đã xây dựng. Qua đó thấy được
phương pháp “cùng học” này sẽ giúp bạn xây dựng được những kế hoạch học tập làm
việc được hiệu quả nhất.
e. Vận dụng vào việc học ngoại ngữ và chuyên môn của bản thân
Trong việc học tập ngoại ngữ nói chung chuyên ngành ngôn ngữ Hàn Quốc của i
nói riêng, tôi đã sử dụng phương pháp “cùng học” để nâng cao hiệu quả khi giao tiếp. Tôi
đã tham gia những nhóm chat học tập về ngôn ngữ để có thể nhắn tin trò chuyện, gọi điện
qua video với các bạn người ngoại quốc qua việc trò chuyện đó tôi bắt trước theo cách phát
âm, giọng điệu của họ. Ngoài ra tôi lập một nhóm chat cùng với những người bạn học cùng
lớp trao đổi thảo luận bài tập. Quá trình trao đổi chia sẻ kiến thức, quan điểm của mỗi
cá nhân đã tạo nên sự đa dạng ý kiến và giúp tôi tiếp thu, học hỏi được rất nhiều điều mới
3
mẻ cũng như rút ra được kinh nghiệm cho bản thân và học được những thử thách, thất bại
để ngày càng có thể hoàn thiện và trở thành một phiên bản tốt nhất của bản thân.s
Và mỗi lúc cảm thấy chán nản khi tự học một mình, tôi sẽ rủ bạn của mình đến quán cà
phê hay thư viện của trường để cùng nhau học tập, trao đổi kiến thức. Để giao tiếp bằng
ngoại ngữ tốt hơn thì tôi bạn mình trong suốt qua trình học đã không ngần ngại t
chuyện một chút vốn từng vựng ít ỏi bằng tiếng Hàn Quốc thậm chí đôi khi còn chêm một
chút tiếng Anh vào khiến buổi học nhóm hôm đó trở nên rất thú vị thoải mái. Việc giảng
giải qua lại cho nhau đã giúp tôi không chỉ được một lần nữa ôn tập lại kiến thức thậm
chí còn nhớ những kiến thức đó lâu hơn khi truyền lại cho bạn bè tôi cảm thấy được rằng
kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ của tôi ngày càng được cải thiện hơn chỉ qua những mẩu hội
thoại ngắn đơn giản. Phương pháp “cùng học” thực sự một trong những phương pháp
hữu ích, hiệu quả nhất trong các phương pháp học mà tôi đã thử qua.
4
Câu 2: Tìm sự tương ứng giữa nội dung của câu hỏi với các dạng câu hỏi và sử
dụng cho phương pháp khảo sát phù hợp (sử dụng dấu X để ghi vào cột phù
hợp)
Nội dung câu hỏi
Dạng câu hỏi
Dùng cho
phương pháp
khảo sát
Đóng chỉ
với một
lựa chọn
Đóng với
một hoặc
hơn một
lựa chọn
Câu
hỏi mở
Định
lượng
1. có hoặc không, đúng hoặc sai,
phù hợp hoặc không phù hợp,
v.v.
X
X
2. Các câu hỏi không phải để trả
lời mà dựa vào đó để khảo sát.
X
X
3. thể chọn các phương án
phù hợp.
X
X
4. Trả lời theo ý của người được
hỏi (khuyến khích trao đổi).
X
Câu 3: Trả lời các câu hỏi sau
a. Chuyên ngành của bản thân và lí do lựa chọn?
Chuyên ngành của tôi ngôn ngữ Hàn Quốc. Lí do tôi chọn theo chuyên ngành này bởi
tôi rất thích xem phim Hàn Quốc nghe nhạc Hàn Quốc, cùng với đó sự yêu mến văn
hóa con người của đất nước này. Bên cạnh sở thích đó thì tôi cũng thấy được những tiềm
năng kinh tế của ngành nghề này khi quan hệ giữa Việt Nam Hàn Quốc ngày một phát
triển hơn. Đây cũng như một nguồn động lực để tôi phát triển sự nghiệp sau này. Đặc
biệt không thể kể tới sự ủng hộ nhiệt tình của gia đình, đây như là một bước đệm to lớn và
5
vững chắc thúc đẩy tôi theo đuổi niềm đam mê của mình hơn. b. Dự kiến về việc học ngoại
ngữ?
Đã gọi là học ngoại ngữ, thứ tiếng không phải là thứ tiếng mẹ đẻ nên chắc hẳn sẽ không
dễ một chút nào. Chính vậy chúng ta cần những dự định, cần vạch ra cho mình những
kế hoạch thật chi tiết để thể học một cách thông minh hiệu quả nhất. sau đây
một số những kế hoạch lớn nhỏ tôi đặt ra để từ đó dựa vào thể hoàn thành tốt việc học
tập, rèn luyện tiếng Hàn Quốc mỗi ngày. Tôi sẽ đặt ra từng mục tiêu lớn nhỏ để có thể hoàn
thành thật tốt những gì đã vạch ra. Dự kiến hàng ngày
+ Học được 30 từ vựng mỗi ngày trên Quizlet, mỗi từ chép lại 5 lần để thể
nhớ được mặt chữ.
+ Luyện nghe và ghi chép lại những gì đã nghe được từ đoạn hội thoại (Đây là một
trong những phương pháp tốt giúp tôi có thể cải thiện kĩ năng nghe).
+ Ôn tập ngữ pháp và mỗi câu viết 10 ví dụ
+ Đọc một đoạn hội thoại tiếng Hàn
Dự kiến hàng tuần
+ Luyện đề thi Topik I để thể làm quen với dạng đề những câu hỏi thường gặp.
+ Sau đó kiểm tra lại những câu sai, những câu chưa hiểu rồi ghi chép để sau này
tránh mắc lại lỗi đó.
Dự kiến hàng tháng
Tổng hợp lại từ vựng ngữ pháp, luyện lại những phần chưa hiểu để thể chắc
chắn rằng năm chắc được các kiến thức đã tích lũy qua 4 tuần.
c. Dự kiến trong tương lai?
Nhận thức được tầm quan trọng của việc định hướng cho tương lai của bản thân, tôi đã
vạch ra một lộ trình cụ thể cho bốn năm đại học của mình.
Năm nhất khối lượng chuyên ngành chưa nhiều vậy tôi sẽ xây dựng, mở rộng
mối quan hệ xã hội như: tham gia vào các câu lạc bộ (đặc biệt là câu lạc bộ thuộc lĩnh vực
chuyên ngành tiếng Hàn Quốc của bản thân), tham gia các hoạt động tình nguyện, apply
vào mọi hoạt động ngoại khóa khoa tổ chức. Đăng tham gia vào những lễ hội văn
hóa Việt-Hàn hay những lễ kỷ niệm như ngày kỉ niệm chữ Hangeul, tại đây để bản thân có
6
thể giao lưu học hỏi những kỹ năng, cách học tiếng Hàn Quốc hiệu quả từ đó rút ra được
những kinh nghiệm, bài học quý giá mà nâng cao trình độ ngoại ngữ của bản thân. Đặc biệt
không thể không nhắc tới việc trau dồi lĩnh vực chuyên ngành tiếng Hàn Quốc, chú trọng
ôn luyện tiếng Hàn Quốc mỗi ngày, tạo thói quen ngày ngày học tiếng Hàn Quốc từ đó hình
thành thói quen học tập. Đạt được mục tiêu GPA 3.2 để có thể đạt đượt học bổng loại giỏi.
Luyện đề Topik I để nắm chắc được kiến thức cũng như dạng bài thường ra trong đề. Cuối
năm nhất đăng kí dự thi kì thi Topik I. Trong khoảng thời gian nghỉ hè sẽ tiếp tục ôn luyện
tiếng Hàn.
Năm thứ hai, sau khi đã nền tảng cấp vững chắc của chuyên ngành tiếp tục nâng
cao khả năng ngoại ngtiếng Anh. Trau dồi kỹ năng mềm qua việc làm việc nhóm, kỹ năng
giao tiếp trước đám đông kỹ ng lập kế hoạch quản thời gian để bản thân những
hướng đi tốt làm việc năng xuất hơn. Cố gắng đạt được Topik 3. Đồng thời học thêm các
kỹ năng công nghệ thông tin cơ bản có thể sử dụng thành thạo chúng. Bên cạnh đó nâng
cao điểm số để giành được học bổng.
Năm ba khối lượng kiến thức chuyên ngành nhiều nên tôi sẽ tập trung hết sức trong việc
học tiếng Hàn Quốc chọn ra ngành nghề bản thân sẽ theo đuổi. Đạt được mục tiêu Topik
4 từ đó tìm kiếm công việc làm gia sư tiếng Hàn Quốc để có tích lũy kinh nghiệm cũng như
thêm được một nguồn tài chính cho bản thân. Ngoài việc tìm kiếm việc làm phải luôn
dành thời gian để làm bài tập, luyện kỹ năng nghe-nói để thể giao tiếp tốt phục vụ cho
công việc biên phiên mà tôi theo đuổi. Và không quên trau dồi vốn tiếng Anh để đạt được
mục tiêu 550 điểm Toeic.
Năm cuối, khoảng thời gian quyết định bước ngoặt của bản thân. Trong năm thứ tư này
thì tôi sẽ được đi thực tập tại các doanh nghiệp. Từ những kinh nghiệm, kỹ năng mềm đã
tích lũy được từ năm nhất, tôi sẽ chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển vị trí việc biên phiên dịch mà tôi
yêu thích. Vì năm cuối nên tôi sẽ dồn hết sức để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, cầm
được trong tay chứng chỉ tiếng Hàn Quốc Topik 5 chứng chỉ tiếng Anh Toeic B1 ra
trường đúng thời hạn với tấm bằng loại giỏi được một công việc ổn định thuộc lĩnh
vực chuyên ngành mình yêu thích.
| 1/7

Preview text:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC
----------------***----------------
BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN
PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài: Phương pháp học tập “cùng học”; vận dụng phương pháp
này vào chuyên môn ngoại ngữ của bản thân Sinh viên : Nguyễn Đào Kiều Vân Mã sinh viên : 23010358 Lớp : N06 Giảng viên hướng dẫn : Lê Thị Hương Lan
Hà Nội, Tháng 12/2023
Câu 1: Đặc điểm của phương pháp “cùng học”; vận dụng phương pháp này vào
học ngoại ngữ và chuyên môn của bản thân. a. Khái niệm
Phương pháp cùng học hay còn gọi là Peer learning, đây là hình thức học tập hai chiều.
Cách học này dựa trên hình thức làm việc theo nhóm, do đó mọi người có thể chia sẻ kiến
thức hay một kinh nghiệm nào đó về một chủ đề rồi cùng nhau khám phá, học hỏi với mục
tiêu là để chủ động học tập cùng nhau phát triển. Phương pháp này giúp người học có thể
lĩnh hội kiến thức hiệu quả hơn so với cách học truyền thống bởi người học có thể thực
hành những kiến thức được học vào thực tiến, qua đó nhận thức rõ hơn về trách nhiệm học
của bản thân. b. Đặc điểm
Đặc điểm nổi bật của phương pháp này là việc tương tương tác, cùng chia sẻ kiến thức,
ý tưởng bằng cách thuyết trình, thảo luận, tranh luận để có thể truyền đạt hiệu quả kiến thức
cho bạn học của mình trên cơ sở đồng nhất về lợi ích học tập. Đồng nhất ở đây là việc mọi
người đều được lĩnh hội cho mình những kiến thức như nhau, bởi đây là kết quả từ việc
thảo luận để cùng nhau chia sẻ kiến thức, nhằm đưa ra những ý tưởng, kiến thức hữu ích nhất.
Với phương pháp này người học không chỉ giúp bản thân nâng cao được kiến thức mà
còn tạo dựng được các mối quan hệ tốt. Vì hình thức học “cùng học” này là một hình thức
dựa trên sự làm việc nhóm nên mọi người có thể thỏa thích giao lưu, kết bạn để cùng chia
sẻ quan điểm, kiến thức của bản thân từ đó tạo ra sự đa dạng về kiến thứ và rèn luyện, trau
dồi thêm được kỹ năng xã hội, giao tiếp cũng như làm quen được với cách học tập và làm việc theo nhóm.
Đặc biệt phương pháp này giúp người học “nhận diện” được bản thân mình, biết được
năng lực của bản thân ra sao để từ đó cải thiện những gì chưa tốt và phát triển những gì
đang có. Không những “nhận diện” được bản thân mà người học có thể “khám phá” ra
những điều mà bản thân chưa bao giờ nghĩ tới. 1
c. Các hình thức học
Có hai hình thức phổ biến, trước tiên là sinh viên lớp trên có thể dạy hay hỗ trợ sinh viên
lớp dưới về những kiến thức mình đã được dạy và tích lũy được trong quá trình học trên
lớp cũng như qua việc tự học hỏi. Hình thức này không chỉ cung cấp kiến thức cho người
được lĩnh hội mà còn trau dồi lại được kiến thức của bản thân và hiểu được bản thân đang
ở mức độ nào để tiếp tục cải thiện. Cách học này rất hiệu quả bởi khi giảng giải lại một điều
gì cho ai cũng chính là lúc bạn đang trau dồi lại kiến thức cho bản thân.
Hay có thể áp dụng theo hình thức thứ hai, sinh viên cùng khóa liên kết với nhau để giảng
dạy hay hỗ trợ nhau tạo thành những nhóm học tập. Việc liên kết này có thể tạo thành một
nhóm hoạt động lâu dài và tạo thành một tập thể cùng nhau phát triển.
Ngoài ra còn một số hình thức học như: tổ chức tọa đàm/ các nhóm học riêng tư/ các
nhóm tư vấn hỗ trợ nhau, tự xây dựng các cơ chế kiểm tra đánh chéo nhau, xây dựng các
dự án hợp tác, thực hiện các bài tập nhóm, các nhóm hỗ trợ giúp truyền kinh nghiệm và các
hoạt động cộng đồng giúp đỡ lẫn nhau. d. Hiệu quả
Phương pháp “cùng học” sẽ giúp người học “hiểu sâu” hơn qua việc giải thích cho người
khác hay học hỏi từ những người khác khi tham giá các hoạt động, v.v. Đồng thời “phát
triển các kĩ năng về tổ chức” trong việc lập kế hoạch học tập, kế hoạch phối hợp với người
khác, kỹ năng trình bày nhận xét và tiếp thu ý kiến đánh giá của người khác, cách thức xây
dựng tiêu chí học tập và việc đạt được các tiêu chí học đã xây dựng. Qua đó thấy được
phương pháp “cùng học” này sẽ giúp bạn xây dựng được những kế hoạch học tập và làm
việc được hiệu quả nhất.
e. Vận dụng vào việc học ngoại ngữ và chuyên môn của bản thân
Trong việc học tập ngoại ngữ nói chung và chuyên ngành ngôn ngữ Hàn Quốc của tôi
nói riêng, tôi đã sử dụng phương pháp “cùng học” để nâng cao hiệu quả khi giao tiếp. Tôi
đã tham gia những nhóm chat học tập về ngôn ngữ để có thể nhắn tin trò chuyện, gọi điện
qua video với các bạn người ngoại quốc qua việc trò chuyện đó tôi bắt trước theo cách phát
âm, giọng điệu của họ. Ngoài ra tôi lập một nhóm chat cùng với những người bạn học cùng
lớp trao đổi thảo luận bài tập. Quá trình trao đổi và chia sẻ kiến thức, quan điểm của mỗi
cá nhân đã tạo nên sự đa dạng ý kiến và giúp tôi tiếp thu, học hỏi được rất nhiều điều mới 2
mẻ cũng như rút ra được kinh nghiệm cho bản thân và học được những thử thách, thất bại
để ngày càng có thể hoàn thiện và trở thành một phiên bản tốt nhất của bản thân.s
Và mỗi lúc cảm thấy chán nản khi tự học một mình, tôi sẽ rủ bạn của mình đến quán cà
phê hay thư viện của trường để cùng nhau học tập, trao đổi kiến thức. Để giao tiếp bằng
ngoại ngữ tốt hơn thì tôi và bạn mình trong suốt qua trình học đã không ngần ngại trò
chuyện một chút vốn từng vựng ít ỏi bằng tiếng Hàn Quốc thậm chí đôi khi còn chêm một
chút tiếng Anh vào khiến buổi học nhóm hôm đó trở nên rất thú vị và thoải mái. Việc giảng
giải qua lại cho nhau đã giúp tôi không chỉ được một lần nữa ôn tập lại kiến thức và thậm
chí còn nhớ những kiến thức đó lâu hơn khi truyền lại cho bạn bè và tôi cảm thấy được rằng
kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ của tôi ngày càng được cải thiện hơn chỉ qua những mẩu hội
thoại ngắn đơn giản. Phương pháp “cùng học” thực sự là một trong những phương pháp
hữu ích, hiệu quả nhất trong các phương pháp học mà tôi đã thử qua. 3
Câu 2: Tìm sự tương ứng giữa nội dung của câu hỏi với các dạng câu hỏi và sử
dụng cho phương pháp khảo sát phù hợp (sử dụng dấu X để ghi vào cột phù hợp) Nội dung câu hỏi Dạng câu hỏi Dùng cho phương pháp khảo sát Đóng chỉ Đóng với Câu Định Định với một một hoặc hỏi mở tính lượng lựa chọn hơn một lựa chọn
1. có hoặc không, đúng hoặc sai, X X
phù hợp hoặc không phù hợp, v.v.
2. Các câu hỏi không phải để trả
lời mà dựa vào đó để khảo sát. X X
3. Có thể chọn các phương án phù hợp. X X
4. Trả lời theo ý của người được
hỏi (khuyến khích trao đổi). X X
Câu 3: Trả lời các câu hỏi sau
a. Chuyên ngành của bản thân và lí do lựa chọn?
Chuyên ngành của tôi là ngôn ngữ Hàn Quốc. Lí do tôi chọn theo chuyên ngành này bởi
tôi rất thích xem phim Hàn Quốc và nghe nhạc Hàn Quốc, cùng với đó là sự yêu mến văn
hóa và con người của đất nước này. Bên cạnh sở thích đó thì tôi cũng thấy được những tiềm
năng kinh tế của ngành nghề này khi quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc ngày một phát
triển hơn. Đây cũng như là một nguồn động lực để tôi phát triển sự nghiệp sau này. Đặc
biệt không thể kể tới sự ủng hộ nhiệt tình của gia đình, đây như là một bước đệm to lớn và 4
vững chắc thúc đẩy tôi theo đuổi niềm đam mê của mình hơn. b. Dự kiến về việc học ngoại ngữ?
Đã gọi là học ngoại ngữ, thứ tiếng không phải là thứ tiếng mẹ đẻ nên chắc hẳn sẽ không
dễ một chút nào. Chính vì vậy chúng ta cần có những dự định, cần vạch ra cho mình những
kế hoạch thật chi tiết để có thể học một cách thông minh và hiệu quả nhất. Và sau đây là
một số những kế hoạch lớn nhỏ tôi đặt ra để từ đó dựa vào có thể hoàn thành tốt việc học
tập, rèn luyện tiếng Hàn Quốc mỗi ngày. Tôi sẽ đặt ra từng mục tiêu lớn nhỏ để có thể hoàn
thành thật tốt những gì đã vạch ra. Dự kiến hàng ngày
+ Học được 30 từ vựng mỗi ngày trên Quizlet, và mỗi từ chép lại 5 lần để có thể nhớ được mặt chữ.
+ Luyện nghe và ghi chép lại những gì đã nghe được từ đoạn hội thoại (Đây là một
trong những phương pháp tốt giúp tôi có thể cải thiện kĩ năng nghe).
+ Ôn tập ngữ pháp và mỗi câu viết 10 ví dụ
+ Đọc một đoạn hội thoại tiếng Hàn Dự kiến hàng tuần
+ Luyện đề thi Topik I để có thể làm quen với dạng đề và những câu hỏi thường gặp.
+ Sau đó kiểm tra lại những câu sai, những câu chưa hiểu rồi ghi chép để sau này
tránh mắc lại lỗi đó. Dự kiến hàng tháng
Tổng hợp lại từ vựng và ngữ pháp, luyện lại những phần chưa hiểu để có thể chắc
chắn rằng năm chắc được các kiến thức đã tích lũy qua 4 tuần.
c. Dự kiến trong tương lai?
Nhận thức được tầm quan trọng của việc định hướng cho tương lai của bản thân, tôi đã
vạch ra một lộ trình cụ thể cho bốn năm đại học của mình.
Năm nhất khối lượng chuyên ngành chưa nhiều vì vậy tôi sẽ xây dựng, mở rộng
mối quan hệ xã hội như: tham gia vào các câu lạc bộ (đặc biệt là câu lạc bộ thuộc lĩnh vực
chuyên ngành tiếng Hàn Quốc của bản thân), tham gia các hoạt động tình nguyện, apply
vào mọi hoạt động ngoại khóa mà khoa tổ chức. Đăng ký tham gia vào những lễ hội văn
hóa Việt-Hàn hay những lễ kỷ niệm như ngày kỉ niệm chữ Hangeul, tại đây để bản thân có 5
thể giao lưu học hỏi những kỹ năng, cách học tiếng Hàn Quốc hiệu quả và từ đó rút ra được
những kinh nghiệm, bài học quý giá mà nâng cao trình độ ngoại ngữ của bản thân. Đặc biệt
không thể không nhắc tới việc trau dồi lĩnh vực chuyên ngành tiếng Hàn Quốc, chú trọng
ôn luyện tiếng Hàn Quốc mỗi ngày, tạo thói quen ngày ngày học tiếng Hàn Quốc từ đó hình
thành thói quen học tập. Đạt được mục tiêu GPA 3.2 để có thể đạt đượt học bổng loại giỏi.
Luyện đề Topik I để nắm chắc được kiến thức cũng như dạng bài thường ra trong đề. Cuối
năm nhất đăng kí dự thi kì thi Topik I. Trong khoảng thời gian nghỉ hè sẽ tiếp tục ôn luyện tiếng Hàn.
Năm thứ hai, sau khi đã có nền tảng sơ cấp vững chắc của chuyên ngành tiếp tục nâng
cao khả năng ngoại ngữ tiếng Anh. Trau dồi kỹ năng mềm qua việc làm việc nhóm, kỹ năng
giao tiếp trước đám đông và kỹ năng lập kế hoạch và quản lý thời gian để bản thân có những
hướng đi tốt và làm việc năng xuất hơn. Cố gắng đạt được Topik 3. Đồng thời học thêm các
kỹ năng công nghệ thông tin cơ bản và có thể sử dụng thành thạo chúng. Bên cạnh đó nâng
cao điểm số để giành được học bổng.
Năm ba khối lượng kiến thức chuyên ngành nhiều nên tôi sẽ tập trung hết sức trong việc
học tiếng Hàn Quốc và chọn ra ngành nghề bản thân sẽ theo đuổi. Đạt được mục tiêu Topik
4 từ đó tìm kiếm công việc làm gia sư tiếng Hàn Quốc để có tích lũy kinh nghiệm cũng như
có thêm được một nguồn tài chính cho bản thân. Ngoài việc tìm kiếm việc làm phải luôn
dành thời gian để làm bài tập, luyện kỹ năng nghe-nói để có thể giao tiếp tốt phục vụ cho
công việc biên phiên mà tôi theo đuổi. Và không quên trau dồi vốn tiếng Anh để đạt được
mục tiêu 550 điểm Toeic.
Năm cuối, khoảng thời gian quyết định bước ngoặt của bản thân. Trong năm thứ tư này
thì tôi sẽ được đi thực tập tại các doanh nghiệp. Từ những kinh nghiệm, kỹ năng mềm đã
tích lũy được từ năm nhất, tôi sẽ chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển vị trí việc biên phiên dịch mà tôi
yêu thích. Vì là năm cuối nên tôi sẽ dồn hết sức để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, cầm
được trong tay chứng chỉ tiếng Hàn Quốc Topik 5 và chứng chỉ tiếng Anh Toeic B1 ra
trường đúng thời hạn với tấm bằng loại giỏi và có được một công việc ổn định thuộc lĩnh
vực chuyên ngành mình yêu thích. 6