Phương pháp xử lý và phân tích số liệu nghiên cứu I Trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh

Báo cáo kết quả thực tập nghiệp vụ tại khách sản mường thanh I Trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh. Tài liệu gồm 12 trang giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt hiểu quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

1
PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ PHÂN CH
SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU
TS.BS Võ Bảo Dũng
Xử lý và phân tích số liệu hay dliệu nghiên cứu một trong các bước
bản của một nghiên cứu, bao gồm xác định vấn đề nghiên cứu; thu thập số liệu; xử
lý số liệu; phân tích sliệu và báo cáo kết quả. Xác đnh rõ vấn đề nghiên cứu giúp
việc thu thập số liệu được nhanh chóng và chính xác hơn. Đcó cơ sphân tích s
liu tốt thì trong quá trình thu thập số liệu phải xác định trước các yêu cầu của
phân tích để có thể thu thập đủ và đúng số liệu như mong muốn.
Điều cốt i của phân tích số liệu suy diễn thống kê, nghĩa mở rộng
những hiu biết từ một mẫu ngẫu nhiên thành hiểu biết về tổng thể, hay còn gọi
suy diễn quy nạp. Muốn được các suy diễn y phải phân tích số liệu dựa vào
các test thống để đảm bảo độ tin cậy ca các suy diễn. Bn thân số liệu ch
các số liệu thô, qua xử phân tích trthành thông tin sau đó trthành tri thức.
Đây chính là điều mà tất cả các nghiên cứu đều mong muốn.
Trong khuôn khổ củai viết này, tác giả muốn trình bày với người đọc một
số khái niệm kỹ thuật cơ bản khi xlý và phân tích số liệu. Bên cạnh đó, tác gi
giới thiệu mt số thao tác bản khi xsố liệu trên phần mm SPSS, một phần
mềm xử lý thông kê được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
1. X số liệu nghiên cứu
Ngày nay, hu hết các nghiên cứu đều xử số liệu trên các phần mềm máy
tính. Do vậy, việc xử lý số liu phải qua các bước sau:
- a số liệu: Các số liu định tính (biến định tính) cần được chuyển đổi
(mã hóa) thành các con số. Các số liệu địnhợng thì không cần mã hóa.
- Nhập liệu: Số liệu được nhập và lưu trữ vào file dữ liệu. Cần phải thiết kế
khung file số liệu thuận tiện cho việc nhập liệu.
- Hiệu chỉnh: Là kim tra và phát hin những sai sót trong quá trình nhập s
liu tbảng số liệu ghi tay vào file số liệu trên máy tính.
2. Phân loi các s liệu (biến số) trong nghiên cứu
2 loại biến số chính trong hầu hết c nghiên cứu đố biến số định tính
và biến sđịnh lượng.
- Biến định tính: loại biến số phản ảnh tính chất, sự hơn kém. thể biểu
diễn ới dạng định danh (ví dụ: nam/nữ) hay thứ bậc (tốt/khá/trung
bình/yếu)…Đi vi loại biến số y ta không tính được giá trị trung bình của s
liu.
- Biến định lượng: Thường được biểu diễn bằng các con số. Các con sy
thể dưới dạng biến thiên liên tục (ví dụ: huyết áp của bệnh nhân theo thời
gian) hoặc rời rạc (dụ: chiều cao, cân nặng của người bệnh lúc vào vin). Dạng
2
biến y cho phép chúng ta tính được giá trtrung bình của biến. Cần lưu ý tất
cả các biến định ng đều phải đơn vị tính (mmHg, mmol/L, mg%, Kg…)
3. Một số nguyên tắc chọn test thống kê trong phân tích số liệu nghiên cứu
Khi chọn một test thống kê cần cân nhắc các yếu tố sau:
- Mục tiêu nghiên cứu: Đo lường sự khác nhau hay mối tương quan giữa các
biến số.
- Số nhóm nghiên cứu: một nhóm, hai nhóm hay trên 2 nhóm.
- Cỡ mẫu nghiên cứu: nhhay lớn.
- Bản chất của số liệu, loại biến số: định tính hay định lượng.
- Phân bố mẫu: phân bố chuẩn hay không chuẩn.
- Loại quan sát: mẫu độc lập hay ghép cặp.
Có 2 loại test thốngcăn bản đó là test tham số (parametric test) và test phi
tham số (non-parametric test).
Test tham số chỉ dùng cho các nghiên cứu có cỡ mẫu lớn (> 30), phân bố của
quần thể phân bố chuẩn, thường dùng với các biến định lượng, các test thường
dùng là t test, ANOVA, tương quan Pearson, hồi quy tuyến tính…
Test phi tham số thể áp dụng cho các mu nghiên cứu ln nhỏ, phân
bố của quần thể không biết được hoặc có phân bố không chuẩn, có thể dùng cho cả
biến danh mục hoặc th hng ịnh tính), các test thường dùng Fisher test,
Median test, χ
2
test, Kruskal-Wallis one way ANOVA test, tương quan thứ hạng
Spearman
4. Phân tích số liệu nghiên cứu
4.1. Mô tả các biến số
- Tỷ lệ: đối vi các biến định tính.
Từ tỷ lệ thể ước lượng tmẫu ra quần thể nghiên cứu vi các phép ước
lượng điểm, ước lượng khoảng hoặc kim định gi thuyết cho tỷ l cuả một nhóm
hay nhiều nhóm.
- Giá trị trung bình (X), trung vị , độ lệch chuẩn (SD), giá tr lớn nhất, giá trị nhỏ
nhất: đối với các biến đnh lượng. Tương tự như với biến định tính, từ các giá tr
trung nh của mẫu thể ước lượng đim, ước lượng khoảng ra các giá trị của
quần thể.
4.2. Phân tích sự khác biệt
- So sánh 2 tỷ lệ.
- So sánh 3 tỷ lệ hoặc hơn.
- So sánh 2 giá trị trung bình.
- So sánh 3 giá trị trung bình hoặc hơn.
4.3. Phân tích mối ln quan giữa các biến s
- Tương quan giữa 2 biến định tính:
+ Tỷ suất chênh hiện mắc (POR: Prevalence Odd Ratio): trong nghiên cứu
ngang.
3
+ Tỷ suất chênh OR: trong nghiên cứu bệnh chứng không gp cặp.
+ Nguy cơ tương đối RR (Relative Risk): trong nghiên cứu thuần tập.
- Tương quan giữa 2 biến định ng:
+ Hệ số tương quan r.
+ Phương trình hồi quy tuyến tính: Y = a + bX
- Tương quan giữa 3 biến định tính trở lên: phân tích tầng.
- Tương quan hồi quy tuyến tính bội
5. Phân tích số liệu vi phần mềm SPSS: Một số thao tác cơ bản
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH LỆNH FREQUENCIES
(Tính tần số)
1. Sau khi mở file d liệu, vào menu Analyze Descriptive Statistics
Frequencies
Màn hình sẽ xuất hiện hộp thoại sau:
V
bi
u đ
4
2. Chọn biến muốn tính tần số (biến Place V1) bằng cách click chuột vào tên biến ri
đưa sang khung Variable(s).
3. Click Ok. Tờng hp muốn vẽ biểu đồ thực hiện thêm bước 4 trước khi click Ok.
4. Để v biểu đồ click chuột vào ô Charts…. Chọn dạng biểu đồ Chart type, chọn
giá trị thể hiện trên biểu đồ là số đếm (frequencies) hay phần trăm (percentages).
Click Continue để trở lại hộp thoại Frequencies Ok để thực hiện lnh.
NH TRỊ TRUNG BÌNH (2 CÁCH)
CÁCH 1. DÙNG LNH FREQUENCY
1. Vào menu Analyze Descriptive Statistics Frequencies. Đưa biến cần nh trị
trung bình vào ô variables như bước 1 và 2 ở phần trước.
2. Click chọn thẻ Statistic, m hộp thoại, và click chọn các thông số cần thiết:
3. Ý nghĩa mt số thông số thông dụng:
Mean: trung bình cộng
Sum: tổng cộng (cộng tất cả các g tị trong tp dữ liệu quan sát)
Std. Deviation: độ lệch chuẩn
Minimum: giá trị nhỏ nhất
Maximum: giá trị lớn nhất
S.E. mean: sai s chuẩn khi ước lưng trị trung bình
CÁCH 2. DÙNG LỆNH DESCRIPTIVES
(Tính điểm trung bình)
5
1. Vào menu Analyze Descriptive Statistics Descriptives…, xuất hin hộp
thoại
2. Chọn 1 hay nhiều biến (định lượng) muốn tính điểm trung bình đưa vào khung
Variable(s).
3. Click vào ô Options… để xuất hin hộp thoại Descriptive Options. Chọn các đại
lượng thống kê muốnnh toán bằng cách click vào ô vuông cần thiết.
4. Chọn cách sắp xếp kết quả nh toán theo th tự danh sách biến (Variable list), thứ
tự Alphabetic của nhãn biến, thtự tăng dần (Ascending list), thtự giảm dần
(Descending list).
5. Click Continue để trở về hộp thoại Descriptive Ok để thực hiện lệnh.
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH PHÂN CH
BẢNG CHÉO
6
(CROSSTABULATION)
Phân ch bảng chéo dùng để kim định mối quan hệ giữa c biến định tính với
nhau bằng cách dùng kiểm định Chi bình phương (Chi-square). Cách thức tiến hành với
SPSS n sau:
1. Vào menu Analyze Descriptive Statistics Crosstabs…,
2. Xuất hiện hộp thoại sau:
3. Chọn đưa các biến vào khung Row(s) (dòng) và Column(s) (ct) Layer 1 of
1 (đối với trường hợp trên 2 biến).
4. Click vào ô Statistics, xuất hiện hộp thoại sau:
7
5. Chọn các kiểm định cần thiết. Trong trường hợp này ta dùng kiểm định Chi – bình
phương (Chi-square).
- Các kim định ở ô Norminal dùng để kiểm định mi liên hệ giữa các biến biểu
danh.
- Các kiểm định ở ô Ordinal dùng để kiểm định mi liên hệ giữa các biến thứ tự.
6. Click vào continue đ trở li hộp thoại Crosstabs Click o ô Cells, hộp thoại
sau xuất hiện:
7. ô Counts chọn Observed (thể
hiện tần số quan t). Trong
8
trường hợp muốn th hiện tần số mong đi chọn Expected.
8. Chọn cách thể hiện phần trăm theo dòng hay theo cột ở ô Percentages.
9. Click Continue để trở lại hộp thoại Crosstabs Ok để thực hiện lnh.
CÁCH ĐỌC KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH
Khi thực hin kiểm định, ta có 2 giả thuyết.
H
0
: không mi quan hệ giữa các biến.
H
1
: có mối quan hệ giữa các biến.
Để kết luận là chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết H
0
, ta sẽ dùng các kiểm định phù hợp.
Dựa vào giá trị P (p-value) (SPSS viết tt p-value sig.) đkết luận chấp nhận hay
bác bỏ giả thuyết H
0
p-value (sig.) α (mức ý nghĩa) bác bỏ giả thuyết H
0
. Có nghĩa làmối quan
hệ có ý nghĩa giữa các biến cn kiểm định.
p-value (sig.) > α (mức ý nghĩa) chấp nhận H
0
. Không có mối quan hệ giữa các
biến cần kiểm định.
ĐỐI VỚI KIỂM ĐỊNH CHI – BÌNH PHƯƠNG
Hàng đầu tiên của bảng Chi-square tests thể hiện giá trị P
Chi-Square Tests
Value df Asymp. Sig. (2-sided)
Pearson Chi-Square 16.217
a
8
.039
Likelihood Ratio 18.708
8
.017
Linear-by-Linear Association
.202
1
.653
N of Valid Cases 511
a. 8 cells (44.4%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 1.69.
Cuối bảng Chi-Square tests SPSS sẽ đưa ra dòng thông báo cho biết % số ôtần
suất mong đợi dưới 5. Kiểm định Chi-bình phương chỉ ý nghĩa khi số quan sát đủ lớn,
nếu quá 20% số ô trong bảng chéo tần số thuyết nhỏ n 5 thì giá trị chi-bình
phương không còn đáng tin cy.
Trong d trên đến 44.4% số ô tn s mong đợi dưới 5, biện pháp cho
trường hợp y là ta sẽ gom các biểu hiện trên các biến lại đtăng số quan t trong mỗi
nhóm.
p
-
value
9
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT VỀ TRỊ TRUNG BÌNH
CỦA 2 TỔNG THỂ ĐỘC LẬP (Independent Samples T-test)
1. Vào menu Analyze Compare Means Independent-samples T-test
2. Chọn biến đnh lượng cần kiểm định trị trung nh đưa vào khung Test
Variable(s). Chọn biến định nh chia số quan sát thành 2 nhóm mẫu đso sánh
giữa 2 nhóm này với nhau đưa vào khung Grouping Variable.
3. Chọn Define Groups… để nhập scủa 2 nhóm. Click Continue để trở lại hộp
thoại chính Click Ok để thực hiện lệnh
10
Trong kiểm định Independent-samples T-test, ta cần dựa vào kết qukiểm định sự
bằng nhau của 2 phương sai tổng thể (kim định Levene). Phương sai diễn tả mc đ
đồng đều hoặc không đồng đều (độ phân tán) của dữ liệu quan t.
Independent Samples Test
A.Cleanliness and comfort of
room
Equal
variances
assumed
Equal
variances not
assumed
F
.138
Levene's T
est for Equality of
Variances
Sig. .710
t
-3.066
-3.040
df 509
448.100
Sig. (2-tailed) .002
.003
Mean Difference -.231
-.231
Std. Error Difference .075
.076
Lower -.379
-.380
t-test for Equality of Means
95% Confidence Interval
of the Difference
Upper -.083
-.082
Nếu giá trị Sig. trong kiểm định Levene (kiểm định F) < 0.05 thì phương sai của 2
tổng thể khác nhau, ta sử dụng kết qu kiểm định t ở dòng Equal variances not assumed.
Nếu Sig. ≥ 0.05 thì phương sai của 2 tổng thể không khác nhau, ta sử dụng kết quả
kiểm định t ở dòng Equal variances assumed.
Trong VD trên Sig. của kim đnh F = 0.71 > 0.05 chấp nhận gi thuyết H
0
không
sự khác nhau về pơng sai của 2 tổng thể sử dụng kết quả dòng Equal variances
assumed.
Nếu Sig. của kiểm định t ≤ α (mức ý nghĩa) có sự phác biệt có ý nghĩa về trung
bình của 2 tổng thể.
Nếu Sig. > α (mức ý nghĩa) không có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình của
2 tổng thể.
Trong VD trên sig. = 0.002 < 0.05 sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình của 2 tổng
thể.
11
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI
(ANOVA – Analysis of Variance)
Phân tích phương sai ANOVA là phương pháp so sánh trị trung bình của 3 nhóm
trở lên. 2 kỹ thuật phân tích phương sai: ANOVA 1 yếu tố (một biến yếu tố đphân
loại các quan t thành các nhóm khác nhau) ANOVA nhiều yếu tố(2 hay nhiều biến
để phân loại). phần thực hành bản chỉ đề cập đến phân tích phương sai 1 yếu tố
(One-way ANOVA).
Một số giả định đi với phân tích phương sai một yếu tố:
- Các nhóm so sánh phải độc lập và được chọn mt cách ngẫu nhiên.
- Các nhóm so sánh phải có phân phối chuẩn hoặc cỡ mẫu phải đủ lớn để được
xem như tiệm cận phân phối chuẩn.
- Phương sai của các nhóm so sánh phải đồng nht.
1. Từ menu Analyze Compare Means One-Way ANOVA, xuất hiện hộp thoi
sau:
2. Đưa
biến định lượng (trị trung bình) vào khung Dependent list.
Đưa biến phân loại xác định các nhóm cần so sánh với nhau vào khung Factor.
3. Click vào nút Option để m hộp thoại One-Way ANOVA Options.
Trong hộp thoại One-way ANOVA Options:
- Click chọn ô Descriptive để nh đại lượng thống kê mô tả (tính trị trung bình)
theo từng nhóm so sánh.
- Click chọn ô Homogeneity of variance test để kiểm định sự bằng nhau củac
phương sai nhóm (thực hiện kiểm định Levene).
2 k
thu
t
dùng để
kiểm định
sâu ANOVA
12
4. Click chọn Continue để trở lại hộp thoại ban đầu click Ok đ thực hiện lệnh.
5. Dựa vào kết quả kiểm đnh ANOVA, nếu H
0
được chấp nhận thì kết luận không
s khác biệt ý nghĩa giữa các nhóm với nhau. Nếu H
0
bbác bỏ có s
khác biệt có ý nghĩa giữa các nhóm trở lại hộp thoại One way ANOVA đ
thực hiện kim định sâu ANOVA nhằm c định cụ thể trung bình của nhóm o
khác với nhóm nào, nghĩa là tìm xem s khác bit của các nhóm xảy ra ở đâu.
6. Tuy nhiên có thể thực hiện kiểm định ANOVA và sâu ANOVA cùng lúc với nhau.
Dựa vào sự chấp nhận hay bác bỏ gi thuyết H
0
để quan tâm hay không quan tâm
đến kết quả kiểm định sâu ANOVA.
Tài liệu tham khảo:
1. Đỗ Hàm (2009), Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học y học, Trường
Đại học Y khoa Thái Nguyên.
2. Phạm Văn Hiền (2009), Phương pháp tiếp cận nghiên cứu khoa học,
http://pgo.hcmuaf.edu.vn/pvhien.
3. Nguyễn Văn Hộ, Nguyễn Đăng Bình (2004), Phương pháp luận nghiên cứu
khoa học, Đại học Thái Nguyên.
4. Đinh Thanh Hu(2004), Phương pháp nghiên cứu khoa học, Trường Đi học Y
Huế.
5. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu
vi SPSS, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Văn Tuấn (2009), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Trường
Đại học SPKT TPHCM.
| 1/12

Preview text:

1
PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH
SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU TS.BS Võ Bảo Dũng
Xử lý và phân tích số liệu hay dữ liệu nghiên cứu là một trong các bước cơ
bản của một nghiên cứu, bao gồm xác định vấn đề nghiên cứu; thu thập số liệu; xử
lý số liệu; phân tích số liệu và báo cáo kết quả. Xác định rõ vấn đề nghiên cứu giúp
việc thu thập số liệu được nhanh chóng và chính xác hơn. Để có cơ sở phân tích số
liệu tốt thì trong quá trình thu thập số liệu phải xác định trước các yêu cầu của
phân tích để có thể thu thập đủ và đúng số liệu như mong muốn.
Điều cốt lõi của phân tích số liệu là suy diễn thống kê, nghĩa là mở rộng
những hiểu biết từ một mẫu ngẫu nhiên thành hiểu biết về tổng thể, hay còn gọi là
suy diễn quy nạp. Muốn có được các suy diễn này phải phân tích số liệu dựa vào
các test thống kê để đảm bảo độ tin cậy của các suy diễn. Bản thân số liệu chỉ là
các số liệu thô, qua xử lý phân tích trở thành thông tin và sau đó trở thành tri thức.
Đây chính là điều mà tất cả các nghiên cứu đều mong muốn.
Trong khuôn khổ của bài viết này, tác giả muốn trình bày với người đọc một
số khái niệm và kỹ thuật cơ bản khi xử lý và phân tích số liệu. Bên cạnh đó, tác giả
giới thiệu một số thao tác cơ bản khi xử lý số liệu trên phần mềm SPSS, một phần
mềm xử lý thông kê được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
1. Xử lý số liệu nghiên cứu
Ngày nay, hầu hết các nghiên cứu đều xử lý số liệu trên các phần mềm máy
tính. Do vậy, việc xử lý số liệu phải qua các bước sau:
- Mã hóa số liệu: Các số liệu định tính (biến định tính) cần được chuyển đổi
(mã hóa) thành các con số. Các số liệu định lượng thì không cần mã hóa.
- Nhập liệu: Số liệu được nhập và lưu trữ vào file dữ liệu. Cần phải thiết kế
khung file số liệu thuận tiện cho việc nhập liệu.
- Hiệu chỉnh: Là kiểm tra và phát hiện những sai sót trong quá trình nhập số
liệu từ bảng số liệu ghi tay vào file số liệu trên máy tính.
2. Phân loại các số liệu (biến số) trong nghiên cứu
Có 2 loại biến số chính trong hầu hết các nghiên cứu đố là biến số định tính
và biến số định lượng.
- Biến định tính: là loại biến số phản ảnh tính chất, sự hơn kém. Có thể biểu
diễn dưới dạng định danh (ví dụ: nam/nữ) hay thứ bậc (tốt/khá/trung
bình/yếu)…Đối với loại biến số này ta không tính được giá trị trung bình của số liệu.
- Biến định lượng: Thường được biểu diễn bằng các con số. Các con số này
có thể ở dưới dạng biến thiên liên tục (ví dụ: huyết áp của bệnh nhân theo thời
gian) hoặc rời rạc (ví dụ: chiều cao, cân nặng của người bệnh lúc vào viện). Dạng 2
biến này cho phép chúng ta tính được giá trị trung bình của biến. Cần lưu ý là tất
cả các biến định lượng đều phải có đơn vị tính (mmHg, mmol/L, mg%, Kg…)
3. Một số nguyên tắc chọn test thống kê trong phân tích số liệu nghiên cứu
Khi chọn một test thống kê cần cân nhắc các yếu tố sau:
- Mục tiêu nghiên cứu: Đo lường sự khác nhau hay mối tương quan giữa các biến số.
- Số nhóm nghiên cứu: một nhóm, hai nhóm hay trên 2 nhóm.
- Cỡ mẫu nghiên cứu: nhỏ hay lớn.
- Bản chất của số liệu, loại biến số: định tính hay định lượng.
- Phân bố mẫu: phân bố chuẩn hay không chuẩn.
- Loại quan sát: mẫu độc lập hay ghép cặp.
Có 2 loại test thống kê căn bản đó là test tham số (parametric test) và test phi
tham số (non-parametric test).
Test tham số chỉ dùng cho các nghiên cứu có cỡ mẫu lớn (> 30), phân bố của
quần thể là phân bố chuẩn, thường dùng với các biến định lượng, các test thường
dùng là t test, ANOVA, tương quan Pearson, hồi quy tuyến tính…
Test phi tham số có thể áp dụng cho các mẫu nghiên cứu lớn và nhỏ, phân
bố của quần thể không biết được hoặc có phân bố không chuẩn, có thể dùng cho cả
biến danh mục hoặc thứ hạng (định tính), các test thường dùng là Fisher test,
Median test, χ2 test, Kruskal-Wallis one way ANOVA test, tương quan thứ hạng Spearman…
4. Phân tích số liệu nghiên cứu
4.1. Mô tả các biến số
- Tỷ lệ: đối với các biến định tính.
Từ tỷ lệ có thể ước lượng từ mẫu ra quần thể nghiên cứu với các phép ước
lượng điểm, ước lượng khoảng hoặc kiểm định giả thuyết cho tỷ lệ cuả một nhóm hay nhiều nhóm.
- Giá trị trung bình (X), trung vị , độ lệch chuẩn (SD), giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ
nhất: đối với các biến định lượng. Tương tự như với biến định tính, từ các giá trị
trung bình của mẫu có thể ước lượng điểm, ước lượng khoảng ra các giá trị của quần thể.
4.2. Phân tích sự khác biệt - So sánh 2 tỷ lệ.
- So sánh 3 tỷ lệ hoặc hơn.
- So sánh 2 giá trị trung bình.
- So sánh 3 giá trị trung bình hoặc hơn.
4.3. Phân tích mối liên quan giữa các biến số
- Tương quan giữa 2 biến định tính:
+ Tỷ suất chênh hiện mắc (POR: Prevalence Odd Ratio): trong nghiên cứu ngang. 3
+ Tỷ suất chênh OR: trong nghiên cứu bệnh chứng không ghép cặp.
+ Nguy cơ tương đối RR (Relative Risk): trong nghiên cứu thuần tập.
- Tương quan giữa 2 biến định lượng: + Hệ số tương quan r.
+ Phương trình hồi quy tuyến tính: Y = a + bX
- Tương quan giữa 3 biến định tính trở lên: phân tích tầng.
- Tương quan hồi quy tuyến tính bội
5. Phân tích số liệu với phần mềm SPSS: Một số thao tác cơ bản
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH LỆNH FREQUENCIES (Tính tần số)
1. Sau khi mở file dữ liệu, vào menu Analyze  Descriptive Statistics  Frequencies
Màn hình sẽ xuất hiện hộp thoại sau: Vẽ biểu đồ 4
2. Chọn biến muốn tính tần số (biến Place V1) bằng cách click chuột vào tên biến rồi đưa sang khung Variable(s).
3. Click Ok. Trường hợp muốn vẽ biểu đồ thực hiện thêm bước 4 trước khi click Ok.
4. Để vẽ biểu đồ click chuột vào ô Charts…. Chọn dạng biểu đồ ở Chart type, chọn
giá trị thể hiện trên biểu đồ là số đếm (frequencies) hay phần trăm (percentages).
Click Continue để trở lại hộp thoại Frequencies  Ok để thực hiện lệnh.
TÍNH TRỊ TRUNG BÌNH (2 CÁCH)
CÁCH 1. DÙNG LỆNH FREQUENCY
1. Vào menu Analyze  Descriptive Statistics  Frequencies. Đưa biến cần tính trị
trung bình vào ô variables như bước 1 và 2 ở phần trước. 2. Cl
ick chọn thẻ Statistic, mở hộp thoại, và click chọn các thông số cần thiết:
3. Ý nghĩa một số thông số thông dụng: Mean: trung bình cộng Sum:
tổng cộng (cộng tất cả các giá tị trong tập dữ liệu quan sát)
Std. Deviation: độ lệch chuẩn Minimum: giá trị nhỏ nhất Maximum: giá trị lớn nhất S.E. mean:
sai số chuẩn khi ước lượng trị trung bình
CÁCH 2. DÙNG LỆNH DESCRIPTIVES
(Tính điểm trung bình) 5
1. Vào menu Analyze  Descriptive Statistics  Descriptives…, xuất hiện hộp thoại
2. Chọn 1 hay nhiều biến (định lượng) muốn tính điểm trung bình đưa vào khung Variable(s).
3. Click vào ô Options… để xuất hiện hộp thoại Descriptive Options. Chọn các đại
lượng thống kê muốn tính toán bằng cách click vào ô vuông cần thiết.
4. Chọn cách sắp xếp kết quả tính toán theo thứ tự danh sách biến (Variable list), thứ
tự Alphabetic của nhãn biến, thứ tự tăng dần (Ascending list), và thứ tự giảm dần (Descending list).
5. Click Continue để trở về hộp thoại Descriptive  Ok để thực hiện lệnh. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH PHÂN TÍCH BẢNG CHÉO 6 (CROSSTABULATION)
Phân tích bảng chéo dùng để kiểm định mối quan hệ giữa các biến định tính với
nhau bằng cách dùng kiểm định Chi – bình phương (Chi-square). Cách thức tiến hành với SPSS như sau:
1. Vào menu Analyze  Descriptive Statistics  Crosstabs…,
2. Xuất hiện hộp thoại sau:
3. Chọn và đưa các biến vào khung Row(s) (dòng) và Column(s) (cột) và Layer 1 of
1 (đối với trường hợp trên 2 biến).
4. Click vào ô Statistics, xuất hiện hộp thoại sau: 7
5. Chọn các kiểm định cần thiết. Trong trường hợp này ta dùng kiểm định Chi – bình phương (Chi-square).
- Các kiểm định ở ô Norminal dùng để kiểm định mối liên hệ giữa các biến biểu danh.
- Các kiểm định ở ô Ordinal dùng để kiểm định mối liên hệ giữa các biến thứ tự.
6. Click vào continue để trở lại hộp thoại Crosstabs  Click vào ô Cel s, hộp thoại sau xuất hiện: 7. Ở ô Counts chọn Observed (thể hiện tần số quan sát). Trong 8
trường hợp muốn thể hiện tần số mong đợi chọn Expected.
8. Chọn cách thể hiện phần trăm theo dòng hay theo cột ở ô Percentages.
9. Click Continue để trở lại hộp thoại Crosstabs  Ok để thực hiện lệnh.
CÁCH ĐỌC KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH
Khi thực hiện kiểm định, ta có 2 giả thuyết.
H0: không có mối quan hệ giữa các biến.
H1: có mối quan hệ giữa các biến.
Để kết luận là chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết H0, ta sẽ dùng các kiểm định phù hợp.
Dựa vào giá trị P (p-value) (SPSS viết tắt p-value là sig.) để kết luận là chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết H0
p-value (sig.) ≤ α (mức ý nghĩa)  bác bỏ giả thuyết H0. Có nghĩa là có mối quan
hệ có ý nghĩa giữa các biến cần kiểm định.
p-value (sig.) > α (mức ý nghĩa)  chấp nhận H0. Không có mối quan hệ giữa các biến cần kiểm định.
ĐỐI VỚI KIỂM ĐỊNH CHI – BÌNH PHƯƠNG
Hàng đầu tiên của bảng Chi-square tests thể hiện giá trị P Chi-Square Tests Value df Asymp. Sig. (2-sided) p-value Pearson Chi-Square 16.217a 8 .039 Likelihood Ratio 18.708 8 .017 Linear-by-Linear Association .202 1 .653 N of Valid Cases 511
a. 8 cel s (44.4%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 1.69.
Cuối bảng Chi-Square tests SPSS sẽ đưa ra dòng thông báo cho biết % số ô có tần
suất mong đợi dưới 5. Kiểm định Chi-bình phương chỉ có ý nghĩa khi số quan sát đủ lớn,
nếu có quá 20% số ô trong bảng chéo có tần số lý thuyết nhỏ hơn 5 thì giá trị chi-bình
phương không còn đáng tin cậy.
Trong ví dụ trên có đến 44.4% số ô có tần số mong đợi dưới 5, biện pháp cho
trường hợp này là ta sẽ gom các biểu hiện trên các biến lại để tăng số quan sát trong mỗi nhóm. 9
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT VỀ TRỊ TRUNG BÌNH
CỦA 2 TỔNG THỂ ĐỘC LẬP (Independent Samples T-test)
1. Vào menu Analyze  Compare Means  Independent-samples T-test
2. Chọn biến định lượng cần kiểm định trị trung bình đưa vào khung Test
Variable(s). Chọn biến định tính chia số quan sát thành 2 nhóm mẫu để so sánh
giữa 2 nhóm này với nhau đưa vào khung Grouping Variable.
3. Chọn Define Groups… để nhập mã số của 2 nhóm. Click Continue để trở lại hộp
thoại chính  Click Ok để thực hiện lệnh 10
Trong kiểm định Independent-samples T-test, ta cần dựa vào kết quả kiểm định sự
bằng nhau của 2 phương sai tổng thể (kiểm định Levene). Phương sai diễn tả mức độ
đồng đều hoặc không đồng đều (độ phân tán) của dữ liệu quan sát.
Independent Samples Test A.Cleanliness and comfort of room Equal Equal variances variances not assumed assumed F .138 Levene's Test for Equality of Variances Sig. .710
t-test for Equality of Means t -3.066 -3.040 df 509 448.100 Sig. (2-tailed) .002 .003 Mean Difference -.231 -.231 Std. Error Difference .075 .076 95% Confidence Interval Lower -.379 -.380 of the Difference Upper -.083 -.082
Nếu giá trị Sig. trong kiểm định Levene (kiểm định F) < 0.05 thì phương sai của 2
tổng thể khác nhau, ta sử dụng kết quả kiểm định t ở dòng Equal variances not assumed.
Nếu Sig. ≥ 0.05 thì phương sai của 2 tổng thể không khác nhau, ta sử dụng kết quả
kiểm định t ở dòng Equal variances assumed.
Trong VD trên Sig. của kiểm định F = 0.71 > 0.05  chấp nhận giả thuyết H0 không có
sự khác nhau về phương sai của 2 tổng thể  sử dụng kết quả ở dòng Equal variances assumed.
Nếu Sig. của kiểm định t ≤ α (mức ý nghĩa)  có sự phác biệt có ý nghĩa về trung bình của 2 tổng thể.
Nếu Sig. > α (mức ý nghĩa)  không có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình của 2 tổng thể.
Trong VD trên sig. = 0.002 < 0.05  có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình của 2 tổng thể. 11
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI
(ANOVA – Analysis of Variance)
Phân tích phương sai ANOVA là phương pháp so sánh trị trung bình của 3 nhóm
trở lên. Có 2 kỹ thuật phân tích phương sai: ANOVA 1 yếu tố (một biến yếu tố để phân
loại các quan sát thành các nhóm khác nhau) và ANOVA nhiều yếu tố(2 hay nhiều biến
để phân loại). Ở phần thực hành cơ bản chỉ đề cập đến phân tích phương sai 1 yếu tố (One-way ANOVA).
Một số giả định đối với phân tích phương sai một yếu tố:
- Các nhóm so sánh phải độc lập và được chọn một cách ngẫu nhiên.
- Các nhóm so sánh phải có phân phối chuẩn hoặc cỡ mẫu phải đủ lớn để được
xem như tiệm cận phân phối chuẩn.
- Phương sai của các nhóm so sánh phải đồng nhất.
1. Từ menu Analyze  Compare Means  One-Way ANOVA, xuất hiện hộp thoại sau: 2 kỹ thuật dùng để kiểm định sâu ANOVA 2. Đưa
biến định lượng (trị trung bình) vào khung Dependent list.
Đưa biến phân loại xác định các nhóm cần so sánh với nhau vào khung Factor.
3. Click vào nút Option để mở hộp thoại One-Way ANOVA Options.
Trong hộp thoại One-way ANOVA Options:
- Click chọn ô Descriptive để tính đại lượng thống kê mô tả (tính trị trung bình) theo từng nhóm so sánh.
- Click chọn ô Homogeneity of variance test để kiểm định sự bằng nhau của các
phương sai nhóm (thực hiện kiểm định Levene). 12
4. Click chọn Continue để trở lại hộp thoại ban đầu  click Ok để thực hiện lệnh.
5. Dựa vào kết quả kiểm định ANOVA, nếu H0 được chấp nhận thì kết luận không
có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nhóm với nhau. Nếu H0 bị bác bỏ  có sự
khác biệt có ý nghĩa giữa các nhóm  trở lại hộp thoại One – way ANOVA để
thực hiện kiểm định sâu ANOVA nhằm xác định cụ thể trung bình của nhóm nào
khác với nhóm nào, nghĩa là tìm xem sự khác biệt của các nhóm xảy ra ở đâu.
6. Tuy nhiên có thể thực hiện kiểm định ANOVA và sâu ANOVA cùng lúc với nhau.
Dựa vào sự chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết H0 để quan tâm hay không quan tâm
đến kết quả kiểm định sâu ANOVA.
Tài liệu tham khảo:
1. Đỗ Hàm (2009), Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học y học, Trường
Đại học Y khoa Thái Nguyên.
2. Phạm Văn Hiền (2009), Phương pháp tiếp cận nghiên cứu khoa học,
http://pgo.hcmuaf.edu.vn/pvhien.
3. Nguyễn Văn Hộ, Nguyễn Đăng Bình (2004), Phương pháp luận nghiên cứu
khoa học, Đại học Thái Nguyên.
4. Đinh Thanh Huề (2004), Phương pháp nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Y Huế.
5. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu
với SPSS, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Văn Tuấn (2009), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Trường Đại học SPKT TPHCM.