PPDH - Lối sống tối giản về đồ đạc của người Nhật - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
PPDH - Lối sống tối giản về đồ đạc của người Nhật - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Preview text:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI
LỐI SỐNG TỐI GIẢN VỀ ĐỒ ĐẠC CỦA NGƯỜI NHẬT Tên môn học:
PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐẠI HỌC Người hướng dẫn: Lớp: Người thực hiện: 06/2021 PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lối sống tối giản của người Nhật đã giúp tôi thay đổi chính bản thân mình. Là một
người đã sống và học tập 19 năm nay, tôi nhận ra mình có rất nhiều đồ tích tụ bao nhiêu năm
tháng, không nỡ vứt bỏ luôn phải mang theo, cất chồng chất trong chính căn phòng của mình.
Việc học theo lối sống tối giản của người Nhật đã đem những phiền não đó của tôi được giải
thoát đồng thời tạo ra một không gian thoáng đãng cho chính bản thân mình. Tôi cảm thấy điều
đó đã giúp tôi thanh thản và hạnh phúc.
Không gian ảnh hưởng đến tâm trạng và năng suất làm việc. Như việc ta ngồi học giữa
chiếc bàn đầy vật dụng trang trí và một chiếc bàn chỉ có những vật dụng cần thiết. Đối với
chiếc bàn đầy vật dụng ấy đôi khi làm ta xao lãng trong công việc, đôi khi làm ta khó chịu bởi
chính không gian của nó. Ngược lại với chiếc bàn chỉ có những vật dụng cần thiết và không
gian rộng rãi tăng được sự tập trung của chính ta, nâng cao được hiệu suất công việc. Điều
quan trọng là hãy chắc chắn rằng những thứ cần thiết cho ta vẫn ở đó khi ta cần và sắp xếp một
cách gọn gàng. Đó chính là lối sống tối giản của người Nhật và sự thật chứng minh tôi đã thay
đổi rất nhiều từ khi theo học tập lối sống này. Tôi trở nên gọn gàng và không còn vướng bận
khi có quá nhiều thứ cần sắp xếp và khó chịu bởi không gian chật chội của chính mình. Nhờ
chính sự thay đổi này đã thôi thúc tôi chọn đề tài này để nghiên cứu, phân tích.
2. Mục tiêu phân tích
Chúng ta chưa thật sự quan tâm đến hạnh phúc của bản thân mình. Con người thường
muốn sở hữu tất cả những gì mà chính bản thân mong muốn, và không thật sự suy nghĩ xem
chúng ta có thật sự cần thiết chúng hay không. Bên cạnh đó còn nhiều người cho rằng giá trị
bản thân được thể hiện thông qua chính những giá trị đồ vật mà họ sở hữu. Chính điều này làm
ta càng tích tụ nhiều đồ vật có khi chưa dùng dù chỉ một lần để rồi đồ vật càng chồng chất đồ
vật, gây cho việc bản thân tiêu tốn nhiều thời gian, công sức để bảo quản cũng như không gian
dần trở nên chật hẹp. Rồi chúng ta như Tyler Durden từng nói trong bộ phim Sàn đấu sinh tử:
“Rốt cuộc chúng ta lại trở thành nô lệ cho chính những món đồ mà ta sở hữu” Fumio, S.
(2020). Lối sống tối giản của người Nhật, 19. 2
Sở hữu càng nhiều đồ vật chưa chắc giúp ta được hạnh phúc. Như việc đi ngang một cửa
hàng, một thứ thật tinh xảo và xinh đẹp đập vào mắt, đại đa số chúng ta sẽ mua ngay mà quên
mất đi nó có thực sự cần thiết phải có hay không, dần từ đó đồ vật càng nhiều lên. Đến một
ngày nào đó muốn bỏ đi lại tiếc nuối vì nhiều lý do.. Đối với những người sống vì vật chất, họ
hạnh phúc khi được sở hữu những món đồ họ muốn. Nhưng với sự phát triển của thế giới, công
nghệ ngày càng trở nên tân tiến, đồ vật luôn được nâng cấp, đổi mới. Thử hỏi vậy có hạnh phúc
không khi luôn phải mệt mỏi đuổi theo thời đại. Vì vậy, sống một cuộc sống tối giản mới thực
sự giúp cho chúng ta hạnh phúc. Để có thể quan tâm tới chính hạnh phúc của mình, đem cuộc
sống bản thân trở nên thanh thản, nhẹ nhõm đó là mục tiêu chính khi muốn phân tích lối sống
tối giản về đồ đạc của người Nhật. PHẦN NỘI DUNG 1. Giải thích
Lối sống tối giản hay còn gọi là Danshari. “ Danshari (kanji: 断捨離, hiragana: だん
しゃり) là tư tưởng về điều chỉnh lối sống, vứt bỏ bớt những đồ dùng sinh hoạt không cần
thiết.” Hideko, Y. (n.d.). Truy xuất từ https://vi.wikipedia.org/wiki/Danshari
Lối sống tối giản cho ta thấy được đồ đạc không còn trở nên quan trọng. Là một sinh
viên học xa nhà tôi đã mang theo rất nhiều đồ dùng theo mình từ cần thiết đến không cần thiết.
Điều đó cũng gây cho tôi rất nhiều rắc rối, nhưng từ khi tôi may mắn đọc được cuốn sách Lối
sống tối giản của người Nhật của Sasaki Fumio đã viết điều đó giúp tôi có nhiều thay đổi lớn từ
tư tưởng đến thói quen của bản thân mình. Tôi bắt đầu bằng việc vứt đi những món đồ không
cần thiết với bản thân, phải công nhận điều đó làm tôi cảm thấy rất tuyệt vời, không còn những
vấn bận về những món đồ dư thừa gây không gian nhỏ của tôi chất hẹp và tâm hồn tôi nhờ đó
trở nên thanh thản khi lúc nào cũng nghĩ phải mang theo nó bên mình.
Việc vứt bỏ đồ đạc theo đúng cách sẽ giúp ta thay đổi cả về tinh thần và vật chất. Tôi
chưa từng cảm thấy nhẹ nhõm như vậy từ khi theo học lối sống tối giản, hành trang từ một
đóng thứ ngổn ngang giờ chỉ còn gói gọn lại trong chiếc vali nhỏ mà tôi có thể mang đi bất kì
đâu. Đồng thời giúp tôi nhận ra có rất nhiều thứ không có cũng chẳng ảnh hưởng gì đến bản
thân. Việc vứt đồ đạc cũng phải hiểu được những thứ gì cần thiết với mình, không phải vứt bỏ 3
tất cả, đó mới là lối sống tối giản. Qua những trải nghiệm của bản thân, cũng đã chứng minh
cho việc đồ đạc không còn quan trọng trong cuộc sống. Điều đó không những giúp thay đổi về
mặt không gian, công việc mà còn thay đổi chính tâm hồn ta. 2. Biểu hiện
Người theo lối sống tối giản là người thật sự hiểu rõ thứ gì cần thiết với mình. Không có
một tiêu chuẩn nào về lối sống tối giản nên việc nhiều người cho rằng theo lối sống tối giản là
phải vứt bỏ đi tất cả mọi thứ không cần thiết hay việc sắm những món đồ theo gam màu đen
trắng mới là tối giản là hoàn toàn sai lầm. Chỉ khi mình biết được những thứ thật sự cần thiết
mới thật sự làm chính tâm hồn ta được thư thái. Như việc hiểu sai về lối sống tối giản và cố
gắng bắt chước theo một tiêu chuẩn nào đó chỉ làm ta trở nên càng căng thẳng hơn. Lối sống
tối giản nhằm giúp ta được thư thái và điều đó sẽ sai nếu ta không hiểu đúng về nó. Vì vậy, hiểu
rõ được thứ gì cần thiết với bản thân là điều rất quan trọng khi theo lối sống tối giản này.
Người biết giảm bớt đồ đạc vì những thứ thật sự quan trọng. Như câu nói của Rabbi
Hyman Schachtel: “Hạnh phúc không phải là có trong tay những thứ mình từng ao ước, mà là
cảm giác luôn mong ước những vật mình đang có.” Những thứ ta luôn ao ước là nguồn động
lực to lớn để ta luôn tiến bước trong cuộc sống, là mục tiêu trong chính cuộc sống của ta. Cảm
giác khi sống có mục tiêu lý tưởng, khi dành hết tâm sức của mình để cố gắng đạt được nó thật
sự là điều rất tuyệt vời, vì lẽ đó không nhất thiết phải đạt được nó mới là quan trọng, mới là
điều hạnh phúc của mình. Cuộc sống này muôn vàn những điều tuyệt vời, xã hội thì luôn phát
triển. Mục tiêu khi đạt được ta đều sẽ có những mục tiêu khác cao bậc hơn nó. Vì vậy, có được
đồ đạc không quan trọng. Với lối sống tối giản ta phải biết được thứ gì là quan trọng với chúng
ta. Fumio, S. (2020). Lối sống tối giản của người Nhật, 16.
3. Lợi ích của lối sống tối giản
Bớt đi chút đồ không làm cuộc sống bạn thiếu thốn, ngược lại nó giúp bạn thảnh thơi và
nhẹ nhõm. Là một đứa con gái, tôi hay thích tích trữ những thứ xinh đẹp và chính thói quen này
gây cho tôi rất nhiều rắc rối về cả vật chất và tinh thần. Tôi luôn tích góp những món đồ của
mình theo năm tháng. Đồ đạc trong chiếc phòng nhỏ tôi ngày càng trở nên một nhiều, luôn phải
chồng chất trong chiếc tủ hay phải đóng vào những chiếc thùng, lâu lâu lại lôi ra ngắm nhìn 4
không nỡ bỏ đi. Nhưng vào ngày đẹp trời, tôi đã quyết định từ bỏ đi hầu hết tôi cảm nhận như
chính cuộc sống mình đã được giải thoát, khi đem những đống đồ đó bỏ đi trong lòng cảm giác
như cục đá bấy lâu nay rốt cuộc cũng được gỡ bỏ. Những ngày tháng sau đó dù cho không còn
những đồ vật đó cũng không ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại của chính bản thân tôi. Điều đó
cho thấy không phải nhiều đồ đạc ta mới trở nên không thiếu thốn.
Đồ đạc ít và bạn sẽ hạnh phúc. Cuộc sống sinh viên của tôi mỗi khi phải chuyển trọ hay
về nhà là một cực hình, điều đó luôn làm tôi mệt mỏi, luôn phải cân nhắc bản thân lựa chọn,
luôn phải tốn thời gian. Tim Kasser – một nhà tâm lý học cho rằng “sự dư dả thời gian” liên
quan trực tiếp đến sự hạnh phúc của con người và tôi thấy rất đúng với điều này. Kể từ ngày
khi theo lối sống tối giản tôi đã có thể mỉm cười thật tươi khi vẫy chào ba mẹ cùng kéo theo
chiếc vali nhỏ và luôn giữ được niềm vui vẻ ấy đến khi lên chuyến xe của mình. Tôi chỉ còn
tốn tầm 30 phút cho việc chuẩn bị mọi thứ mà không cần suy nghĩ quá nhiều và lo lắng khi sợ
quên mang thứ này nọ. Không phải luôn trong trạng thái sợ hãi khi mang quá nhiều đồ. Lối
sống tối giản thật tuyệt vời, tôi cảm thấy thật sự hạnh phúc vì những điều mình làm. Qua đó
thấy được rằng đồ đạc ít đi và bạn sẽ hạnh phúc.
4. Tại sao nên theo lối sống tối giản
La Rochefoucauld từng nói: “Chúng ta thường cạnh tranh để được công nhận là hạnh
phúc, hơn là trở thành người hạnh phúc” Bản thân tôi đang học trong một môi trường dành cho
những sinh viên khá giả, điều đó làm cho tôi cảm thấy nặng nề và luôn có gắng có những món
đồ đắt giá để chứng tỏ bản thân. Điều đó cũng làm cho chính tôi luôn tự ti và rụt rè khi nói
chuyện với những người bạn của mình. Nhưng điều tuyệt vời đã xảy ra và làm thay đổi bản
thân tôi, những câu nói khắc ghi trong tâm trí nhờ đọc chính cuốn sách Lối sống tối giản của
người Nhật của Sasaki Fumio đã làm thay đổi bản thân tôi. Tôi không còn cảm thấy những món
đồ đắt tiền đó quan trọng với mình. Fumio, S. (2020). Lối sống tối giản của người Nhật, 16.
“Nếu một người có thể nhận ra mình không thiếu thứ gì, cả thiên hạ đã thuộc về người
đó.” hay “Chú tâm đến sự công nhận của người khác rồi người sẽ trở thành tù nhân của chính
họ.” Câu nói đã đem đến cái nhìn khác của tôi về mọi người, không còn gánh nặng khi giao
tiếp, sự nhẹ nhõm, vui vẻ khi nghĩ mọi thứ trở nên đơn giản đi. Mọi thứ đã không còn trở nên
quan trọng. Chính vì vậy, tôi không phải luôn cố chứng tỏ mình hạnh phúc nữa mà tôi đã thật 5
sự mãn nguyện và hạnh phúc. Laotsu (n.d.). Truy xuất từ https://voh.com.vn/song-dep/50-cau-
noi-hay-cua-lao-tu-ve-nhan-sinh-trong-dao-duc-kinh-382551.html
Từ đó thấy được chúng ta nên sống theo lối sống tối giản. Để có một cuộc sống hạnh
phúc, sự thanh thản, nhẹ nhõm từ sâu trong tâm hồn những điều này lối sống tối giản sẽ giúp ta
phần nào đạt được nó. Như câu nói của Steve Jobs: “Thời gian của bạn rất hạn hẹp, vì thế đừng
lãng phí thời gian sống của sống của người khác.” Fumio, S. (2020). Lối sống tối giản của người Nhật, 154.
5. Làm sao để sống theo lối sống tối giản
Theo Sasaki Fumio, ông đưa ra 55 quy tắc để sống theo lối sống tối giản. Sau đây là một vài quy tắc của ông:
Quy tắc 1: Trước hết hãy “vứt bỏ” suy nghĩ: “Không bỏ được”. Fumio, S. (2020). Lối
sống tối giản của người Nhật, 82.
Suốt bao năm qua tôi vì chính suy nghĩ “không bỏ được” được này nên đồ càng ngày
nhiều, có những thứ chưa từng đụng đến một lần. Việc thuyết phục được bản thân để có thể vứt
bỏ đồ đạc cũng khá tốn thời gian với tôi. Nhưng khi thuyết phục thành công thì mới có thể bắt
đầu được lối sống tối giản này. Vì vậy trước hết phải thuyết phục được mình.
Quy tắc 13: Phân loại đồ dùng cần thiết và đồ dùng mong muốn. Fumio, S. (2020). Lối
sống tối giản của người Nhật, 94.
Việc phân loại đồ dùng rất quan trọng. Như đã nói qua, một người sống theo lối sống tối
giản phải biết được thứ gì thật sự cần thiết. Việc phân loại đồ dùng giúp ta phân biệt được
những thứ cần và không cần, đồng thời không làm ta rơi vào tình trạng vứt đồ một cách cực
đoan, cái gì cũng vứt đi. Do đó việc phân loại rất cần thiết.
Quy tắc 15: Chuyển những kỷ niệm thành dữ liệu sẽ giúp bạn dễ ôn lại những kỷ niệm
hơn. Fumio, S. (2020). Lối sống tối giản của người Nhật, 96.
Có những món quà của những người bạn, tôi đã luôn cất giữ nó. Không sử dụng cũng
không vứt đi vì luôn suy nghĩ để đó để giữ kỷ niệm. Nhưng khi biết đến quy tắc này tôi mới
phát hiện được mình có thể lưu nó trong điện thoại mà không cần mang theo. Sự tồn tại của nó
không quan trọng mà quan trọng ở tấm lòng, những kỷ niệm về nó được lưu trữ trong đầu,
trong điện thoại để khi ta nhắc lại thế là đủ rồi. Kỷ niệm không nhất tồn tại ở dạng vật chất. 6
Quy tắc 37: Vứt đồ đi, những thứ còn lại mới là quan trọng. Fumio, S. (2020). Lối sống
tối giản của người Nhật, 118.
Khi vứt bỏ những đồ đạc tôi phát hiện thật ra thiếu những thứ đó cũng không ảnh hưởng
gì đến cuộc sống hiện tại của bản thân. Qua đó tôi cũng nhận ra được những thứ gì thật sự quan
trọng đối với bản thân mình.
Quy tắc 44: “Giả vờ” vứt thử. Fumio, S. (2020). Lối sống tối giản của người Nhật, 125.
Với quy tắc này có thể giúp tôi khi gặp khó khăn giữa sự lựa chọn “vứt” hay “không
vứt”. Những thứ quan trọng, thiết yếu với ta sẽ tác động lên cuộc sống chính mình. Nên để
tránh vứt nhầm, ta có thể áp dụng quy tắc này.
Quy tắc 52: Những món đồ thật sự cần thiết rồi sẽ quay về với bạn. Fumio, S. (2020).
Lối sống tối giản của người Nhật, 133
Có những món đồ nghĩ sẽ không cần tới, nhưng một ngày sử dụng đến. Điều này cũng
gây chút phiền phức nhỏ, nhưng tôi cảm thấy cũng tốt thôi. Vì một ngày nào đó không biết được đến bao giờ. PHẦN KẾT LUẬN
“Trong cuộc sống ai ai cũng mong muốn mình được hạnh phúc và sung túc, bởi vậy họ
luôn luôn bỏ qua những thứ phiền não mà cuộc sống đưa ra. Đã có một nhà văn rất nổi tiếng đã
từng nói: mình chỉ có một cuộc đời để sống tại sao mình lại không sống thật hạnh phúc và ý
nghĩa.” Lê, Đ. (2012). Suy nghĩ về hai chữ Hạnh phúc.
Lối sống tối giản không những giúp ta những phiền não về vất chất như việc không gian
có thể rộng rãi, thoáng đãng hơn hay việc chúng ta sẽ giảm bớt được thời gian phải dọn dẹp thì
lối sống tối giản còn giúp ta về mặt tinh thần. Giúp ta cảm nhận được sự hạnh phúc, cảm nhận
được một tâm hồn thanh thản, nhẹ nhõm. Với lối sống tối giản còn giúp ta thay đổi về nhiều
mặt như có thời gian hơn để tận hưởng được cuộc sống, cảm giác được tự do, giải phóng bản
thân, không còn sợ cái nhìn của người khác, nâng cao sức tập trung, thấu hiểu bản thân và thay
đổi được mối quan hệ với mọi người. Vì vậy hãy sống một cách tối giản, điều tuyệt vời sẽ đến với chúng ta. 7 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Fumio, S. (2020). Lối sống tối giản của người Nhật.
Hideko, Y. (n.d.). Truy xuất từ https://vi.wikipedia.org/wiki/Danshari
Laotsu. (n.d.). Truy xuất từ https://voh.com.vn/song-dep/50-cau-noi-hay-cua-lao-tu-ve-nhan-
sinh-trong-dao-duc-kinh-382551.html
Lê, Đ. (2012). Suy nghĩ về hai chữ Hạnh phúc. 8