Qua câu chuyện phong bì của Hồ Chí Minh viết trong văn bản “Cần,Kiệm,Liêm,Chính” ( năm 1947) môn Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội

Chúng tôi lớn lên sau khi đất nước được hoàn toàn thống nhất vàđược trải qua những năm tháng thực hiện chế độ bao cấp. Trong khó khăn, chúng tôi mới thấm lời cha, mẹ dạy là phải tiết kiệm. Và cũng chỉ hiểu tiết kiệm là không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi trong tiêu dùng theo một nghĩa. Tài liệu giúp bạn tham  khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

lOMoARcPSD| 47708777
Đề 3: Qua câu chuyện phong bì của Hồ Chí Minh viết trong văn bản
“Cần,Kiệm,Liêm,Chính” ( năm 1947), em hãy chứng minh tầm nhìn có tính thời
đại của Hồ Chí Minh về việc tái chế và tái sử dụng nguyên vật liệu. Liên hệ tình
hình tái chế và tái sử dụng nguyên vật liệu trong thời đại hiện nay ?
LỜI NÓI ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài:
Chúng tôi lớn lên sau khi đất nước được hoàn toàn thống nhất và được trải
qua những năm tháng thực hiện chế độ bao cấp. Trong khó khăn, chúng tôi
mới thấm lời cha, mẹ dạy là phải tiết kiệm. Và cũng chỉ hiểu tiết kiệm
không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi trong tiêu dùng theo một nghĩa
hẹp. Đồng thời, lối sống tiết kiệm cũng là một phẩm chất quý báu của Chủ
tịch Hồ Chí Minh và Người là tấm gương sáng, mẫu mực trong thực hành
những chuẩn mực đạo đức đó. Điều đáng quý là Bác tiết kiệm không phải để
dành cho Bác mà Bác luôn quan tâm, lo lắng cho mọi người nhất là những
chiến sĩ và nhân dân lao động. Sự quan tâm đó không phải qua những lời nói
suông mà được thể hiện qua những hành động rất cụ thể như việc dùng 1
chiếc phong bì nhiều lần.
2. Tính cấp thiết của việc chọn viết và nghiên cứu đề tài:
Cuộc sống trở nên phồn vinh không những do con người luôn tạo ra của cải
vật chất mà còn ở việc sử dụng tiết kiệm của cải vật chất ấy. Dù ở thời đại
nào, tính tiết kiệm và lối sống cần kiệm cũng được trân trọng và đề cao. Ông
bà ta đã có câu "Tiết kiệm là quốc sách", Tiết kiệm không chỉ là lối sống
đúng đắn, một đức tính tốt cần phải có mà còn là quốc sách hàng đầu giúp
mỗi con người, mỗi quốc gia tích lũy nguồn lực và tiềm năng để phát triển.
Điều này đặc biệt cần thiết trong một thế giới đang trải qua nhiều thách thức
về tài nguyên, môi trường và kinh tế. Việc tiết kiệm không chỉ giúp chúng ta
sử dụng tài nguyên một cách hợp lí, mà còn giúp đảm bảo cho sự phát triển
bền vững và lâu dài.
NỘI DUNG:
1. Câu chuyện phong bì của Bác:
Lần thứ nhất, tháng 5-1949, Bác Hồ kể: “Trung bình một cái phong bì có kích
thước giấy 180 phân vuông... Mỗi ngày các cơ quan, đoàn thể và tư nhân ít nhất
cũng dùng hết một vạn cái phong bì, tức là 180 thước vuông giấy... Mỗi năm là
lOMoARcPSD| 47708777
64.800 thước vuông giấy. Nếu ai cũng tiết kiệm, dùng một cái phong bì hai lần,
thì mỗi năm chỉ tốn một nửa số giấy, tức là 32.400 thước vuông. Còn 32.400
thước để dành cho các lớp bình dân học vụ thì chẳng tốt sao? Hơn nữa, nhờ sự
tiết kiệm giấy, mà tiền bạc và công phu làm giấy có thể làm thêm việc kiến thiết
khác, thì càng ích lợi hơn nữa”. Lần thứ hai, năm 1952, nói về thực hành tiết
kiệm, Bác Hồ dẫn thí dụ: “Cơ quan nào cũng dùng phong bì, nếu mỗi cơ quan
đều tiết kiệm, một chiếc phong bì dùng hai, ba lần, thì mỗi năm Chính phủ có
thể tiết kiệm được hàng chục tấn giấy”. Và Bác nhấn mạnh: “Đối với giấy như
thế, đối với mọi thứ khác đều như thế”.
2. Phân tích tầm nhìn có tính thời đại của HCM về việc tái chế và tái sử dụng
nguyên vật liệu:
Dẫn ra hai thí dụ trên đủ thấy, Bác Hồ thường xuyên quan tâm thực
hành tiết kiệm biết chừng nào. Hơn nữa, Bác còn rất coi trọng tiết
kiệm từ những chi tiêu, sử dụng nhỏ như chiếc phong bì. Hẳn nhiều
người còn nhớ, khi Bác Hồ qua đời, bản Di chúc viết tay của Bác
được viết trên mặt sau bản tin hàng ngày của Thông tấn xã Việt Nam.
Đối với Bác Hồ, bất cứ làm việc gì, sử dụng cái gì dù lớn dù nhỏ cũng
đều phải tiết kiệm. Bởi theo Bác tiết kiệm cũng như cái thùng có đáy,
nước đổ vào không thể đi đâu được. Thế nên, Bác Hồ luôn nhắc mọi
người: “Cần với kiệm phải đi đôi với nhau, như hai chân của con
người”. Bác Hồ còn dẫn câu ngạn ngữ để mọi người dễ hình dung cái
kiểu cần mà không kiệm: “làm chừng nào xào chừng ấy”, thì: “cũng
như một cái thùng không có đáy; nước đổ vào chừng nào chảy ra hết
chừng ấy, không lại hoàn không”.
Nhận định của Bác hoàn toàn đúng đắn dù ở thời điểm nào đi chăng
nữa. Bởi dù ở trong hoàn cảnh nào, tiết kiệm là lối sống cần thiết với
mỗi người. Tiết kiệm giúp đất nước phát triển, nhân dân ấm no….
2.1 Tính
phổ quát của nhận định:
Câu nói này nói lên quan điểm rằng nguyên tắc tiết kiệm và sử dụng tài
nguyên một cách hiệu quả không chỉ áp dụng cho giấy mà còn đối với mọi
vật liệu khác, bởi mọi thứ trong cuộc sống đều cần được sử dụng tiết kiệm
và tái chế nhằm nâng cao chất lượng đời sống và phát triển kinh tế . Điều
này thể hiện sự nhìn nhận tổng thể về quá trình tiết kiệm và quản lý tài
nguyên.
2.2 Nhấn mạnh giá trị của giấy:
lOMoARcPSD| 47708777
Bác chọn giấy làm ví dụ để minh hoạ cho ý tưởng về sự tiết kiệm vì giấy
là vật dụng quen thuộc và được sử dụng rộng rãi trong các văn bản,
phong bì…. để phục vụ nhu cầu của con người. Đây chính là điểm sáng
tạo của Bác: sử dụng sản phẩm với chất liệu có thể tái chế để hướng mọi
người đến thông điệp tiết kiệm và tái sử dụng. Khi chúng ta thực hiện
đồng thời cả 2 nhiệm vụ tiết kiệm và tái chế lại giấy cũng đồng nghĩa với
việc chúng ta đã chung tay bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
2.3 Khuyến khích thái độ tiết kiệm đối với mọi vật liệu:
Trong cuốn “Cần, kiệm, liêm, chính” xuất bản tại Liên khu 1 năm 1949,
Bác Hồ còn đi sâu phân tích về tiết kiệm thời giờ. Theo Bác: “Thời giờ cũng
cần phải tiết kiệm như của cải”. Vì: “Của cải nếu hết, còn có thể làm thêm”.
Nhưng đối với thời giờ, một khi đã qua rồi thì: “Không bao giờ kéo nó trở
lại được”. Thế nên, Bác Hồ nhấn mạnh: “Tiết kiệm thời giờ là kiệm, và cũng
là cần”. Bác Hồ dẫn ra hai câu, một của thánh hiền: “Một tấc bóng là một
thước vàng”, một là tục ngữ châu Âu: “Thời giờ tức là tiền bạc”, để phê
phán những kẻ không biết tiết kiệm thời giờ: “Ai đưa vàng bạc vứt đi là
người điên rồ. Thì ai đưa thời giờ vứt đi, là người ngu dại”. Thiết nghĩ rất
đáng để mọi người suy nghĩ, bởi không ít người trong chúng ta rất thiếu ý
thức tiết kiệm thời giờ, nói “tám giờ vàng ngọc” nhưng thực ra họ chấm cha
chấm chớ, chân trong chân ngoài cơ quan, đơn vị rồi mau chóng ra quán cà
phê, bia hơi vỉa hè hay sân cầu lông, bãi bóng hoặc về vun vén cho nhà
mình; chứ trong cơ quan, đơn vị thời giờ không những bị cắt xén mà năng
suất cũng chẳng đáng là bao. Thế nên, để tiết kiệm được thời giờ, Bác H
chỉ rõ: “Việc gì trước kia phải làm hai ngày, nay vì tổ chức sắp xếp khéo,
năng suất cao, ta có thể làm xong trong một ngày”. Không chỉ có “thời giờ
vàng bạc” Bác H mới căn dặn kỹ, mà đối với sức lao động của mỗi người,
Bác cũng yêu cầu phải biết tiết kiệm: “Chúng ta phải tiết kiệm sức lao động.
Thí dụ: việc gì trước kia phải dùng 10 người, nay ta phải tổ chức sắp xếp cho
khéo, phải nâng cao năng suất của mỗi người, nhờ vậy mà chỉ dùng 5 người
cũng làm được”. Trong bài nói nhân dịp có phong trào sản xuất và tiết kiệm
năm 1952, Bác Hồ lại chỉ rõ: “Chúng ta phải tiết kiệm tiền của. Việc gì trước
phải dùng nhiều người, nhiều thời giờ, phải tốn 2 vạn đồng. Nay vì tiết kiệm
được sức người và thời giờ, nguyên liệu, cho nên chỉ tốn 1 vạn là đủ”.
2.4 Sự tích hợp trong chiến lược tiết kiệm:
Việc giữ gìn và sử dụng tài nguyên có thể có tác động tích cực không chỉ đối
với môi trường mà còn đối với nền kinh tế và xã hội. Trong một xã hội phồn
thịnh, việc mỗi cá nhân biết cách chi tiêu đúng cách đóng một vai trò quan
lOMoARcPSD| 47708777
trọng trong sự phát triển của xã hội. Việc tiết kiệm là sự sử dụng hợp lý của
tài sản, thời gian và nỗ lực lao động để đạt được kết quả tối ưu. Người tiết
kiệm là những người biết cân bằng và chi tiêu có kế hoạch, tính toán kỹ
lưỡng và xem xét các yếu tố khác nhau để đạt được mục tiêu một cách hiệu
quả nhất. Tính tiết kiệm thể hiện sự quý trọng và trân trọng thành quả lao
động của bản thân và của người khác. Nó giúp tạo ra sự giàu có cho bản
thân, gia đình và đất nước.
Tóm lại, nhận định thể hiện tầm quan trọng của việc tiết kiệm, tái chế và sử dụng
tài nguyên một cách có trách nhiệm, áp dụng không chỉ cho giấy mà còn cho mọi
vật liệu khác, và là một phần quan trọng của tư tưởng quản lý bền vững.
3. Tình hình tái chế và tái sử dụng nguyên vật liệu trong thời đại hiện nay:
Việc tái chế và tái sử dụng nguyên vật liệu đóng vai trò quan trọng trong việc
bảo vệ môi trường và giảm lượng rác thải. Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, có nhiều nỗ lực và chương trình được triển khai để khuyến khích việc
tái chế và tái sử dụng nguyên vật liệu, nó không chỉ giúp giảm năng lượng rác
thải mà còn giúp tiết kiệm tài nguyên, giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà
kính
3.1 Mục đích:
Bảo vệ môi trường: Bằng cách tái chế và sử dụng lại nguyên liệu,
chúng ta giảm lượng rác thải và ô nhiễm môi trường.
Tiết kiệm năng lượng: Quá trình sản xuất từ nguyên liệu tái chế
thường tiêu tốn ít năng lượng hơn so với sản xuất từ nguồn nguyên
liệu mới. Việc giảm lượng năng lượng tiêu thụ giúp giảm lượng khí
thải và tác động đến biến đổi khí hậu.
Giữ lại tài nguyên thiên nhiên: Tái chế giúp giữ lại tài nguyên tự
nhiên, vì chúng ta có thể sử dụng lại vật liệu đã sản xuất mà không
cần phải khai thác thêm tài nguyên thiên nhiên quý báu.
3.2 Thực trạng:
Các loại chai nhựa, túi nilong thay vì tái chế và tái sử dụng
lại được vứt bỏ ở khắp mọi nơi
Mọi người chưa thực sự quan tâm về vấn đề tái chế
Các loại pin được vứt thẳng xuống ao hồ, cống rãnh làm ô
nhiễm nguồn nước
3.3 Nguyên nhân:
Rác thải sinh hoạt
Chất hóa học nông nghiệp như thuốc trừ sâu, diệt cỏ
lOMoARcPSD| 47708777
Hoạt động công nghiệp
Đô thị hóa
3.4 1 số cách phổ biến thúc đẩy việc tái chế :
Phân loại rác thải tại nguồn
Chính sách hỗ trợ của nhà nước: khuyến khích tái chế và tái
sd…giảm thuế hoặc hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp
thực hiện
Sáng tạo công nghệ
3.5. Liên hệ thực tế: 1 số hđ tái chế hiện nay
Mô hình tái chế rác thải nhựa của 1 số quốc gia: nhật bản,
nga, hà lan
Tái tạo năng lượng: mặt trời, gió...Ở một số thị trường như
EU, Mỹ, Trung Quốc, Việt Nam.
Tái chế thực phẩm: tận dụng thực phẩm thừa làm compost
và những món ăn . VD: Igor Vaintraub( người Anh), nhà
hàng Shuggie's Trash Pie (Pizza rác)
Hđ làm đô thủ công từ chai nhựa của hs vietnam
Thời trang tái chế
Chương trình hợp tác thu gom và tái chế nhựa của Unilever
Việt Nam và tái chế Duy Tân
Tái chế RÁC THẢI ĐIỆN TỬ của Chương trình “ Việt Nam
Tái Chế “
4. Kết luận
| 1/5

Preview text:

lOMoAR cPSD| 47708777
Đề 3: Qua câu chuyện phong bì của Hồ Chí Minh viết trong văn bản
“Cần,Kiệm,Liêm,Chính” ( năm 1947), em hãy chứng minh tầm nhìn có tính thời
đại của Hồ Chí Minh về việc tái chế và tái sử dụng nguyên vật liệu. Liên hệ tình
hình tái chế và tái sử dụng nguyên vật liệu trong thời đại hiện nay ? LỜI NÓI ĐẦU: 1. Lý do chọn đề tài:
Chúng tôi lớn lên sau khi đất nước được hoàn toàn thống nhất và được trải
qua những năm tháng thực hiện chế độ bao cấp. Trong khó khăn, chúng tôi
mới thấm lời cha, mẹ dạy là phải tiết kiệm. Và cũng chỉ hiểu tiết kiệm là
không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi trong tiêu dùng theo một nghĩa
hẹp. Đồng thời, lối sống tiết kiệm cũng là một phẩm chất quý báu của Chủ
tịch Hồ Chí Minh và Người là tấm gương sáng, mẫu mực trong thực hành
những chuẩn mực đạo đức đó. Điều đáng quý là Bác tiết kiệm không phải để
dành cho Bác mà Bác luôn quan tâm, lo lắng cho mọi người nhất là những
chiến sĩ và nhân dân lao động. Sự quan tâm đó không phải qua những lời nói
suông mà được thể hiện qua những hành động rất cụ thể như việc dùng 1
chiếc phong bì nhiều lần.
2. Tính cấp thiết của việc chọn viết và nghiên cứu đề tài:
Cuộc sống trở nên phồn vinh không những do con người luôn tạo ra của cải
vật chất mà còn ở việc sử dụng tiết kiệm của cải vật chất ấy. Dù ở thời đại
nào, tính tiết kiệm và lối sống cần kiệm cũng được trân trọng và đề cao. Ông
bà ta đã có câu "Tiết kiệm là quốc sách", Tiết kiệm không chỉ là lối sống
đúng đắn, một đức tính tốt cần phải có mà còn là quốc sách hàng đầu giúp
mỗi con người, mỗi quốc gia tích lũy nguồn lực và tiềm năng để phát triển.
Điều này đặc biệt cần thiết trong một thế giới đang trải qua nhiều thách thức
về tài nguyên, môi trường và kinh tế. Việc tiết kiệm không chỉ giúp chúng ta
sử dụng tài nguyên một cách hợp lí, mà còn giúp đảm bảo cho sự phát triển bền vững và lâu dài. NỘI DUNG:
1. Câu chuyện phong bì của Bác:
Lần thứ nhất, tháng 5-1949, Bác Hồ kể: “Trung bình một cái phong bì có kích
thước giấy 180 phân vuông... Mỗi ngày các cơ quan, đoàn thể và tư nhân ít nhất
cũng dùng hết một vạn cái phong bì, tức là 180 thước vuông giấy... Mỗi năm là lOMoAR cPSD| 47708777
64.800 thước vuông giấy. Nếu ai cũng tiết kiệm, dùng một cái phong bì hai lần,
thì mỗi năm chỉ tốn một nửa số giấy, tức là 32.400 thước vuông. Còn 32.400
thước để dành cho các lớp bình dân học vụ thì chẳng tốt sao? Hơn nữa, nhờ sự
tiết kiệm giấy, mà tiền bạc và công phu làm giấy có thể làm thêm việc kiến thiết
khác, thì càng ích lợi hơn nữa”. Lần thứ hai, năm 1952, nói về thực hành tiết
kiệm, Bác Hồ dẫn thí dụ: “Cơ quan nào cũng dùng phong bì, nếu mỗi cơ quan
đều tiết kiệm, một chiếc phong bì dùng hai, ba lần, thì mỗi năm Chính phủ có
thể tiết kiệm được hàng chục tấn giấy”. Và Bác nhấn mạnh: “Đối với giấy như
thế, đối với mọi thứ khác đều như thế”.
2. Phân tích tầm nhìn có tính thời đại của HCM về việc tái chế và tái sử dụng nguyên vật liệu:
• Dẫn ra hai thí dụ trên đủ thấy, Bác Hồ thường xuyên quan tâm thực
hành tiết kiệm biết chừng nào. Hơn nữa, Bác còn rất coi trọng tiết
kiệm từ những chi tiêu, sử dụng nhỏ như chiếc phong bì. Hẳn nhiều
người còn nhớ, khi Bác Hồ qua đời, bản Di chúc viết tay của Bác
được viết trên mặt sau bản tin hàng ngày của Thông tấn xã Việt Nam.
Đối với Bác Hồ, bất cứ làm việc gì, sử dụng cái gì dù lớn dù nhỏ cũng
đều phải tiết kiệm. Bởi theo Bác tiết kiệm cũng như cái thùng có đáy,
nước đổ vào không thể đi đâu được. Thế nên, Bác Hồ luôn nhắc mọi
người: “Cần với kiệm phải đi đôi với nhau, như hai chân của con
người”. Bác Hồ còn dẫn câu ngạn ngữ để mọi người dễ hình dung cái
kiểu cần mà không kiệm: “làm chừng nào xào chừng ấy”, thì: “cũng
như một cái thùng không có đáy; nước đổ vào chừng nào chảy ra hết
chừng ấy, không lại hoàn không”.
• Nhận định của Bác hoàn toàn đúng đắn dù ở thời điểm nào đi chăng
nữa. Bởi dù ở trong hoàn cảnh nào, tiết kiệm là lối sống cần thiết với
mỗi người. Tiết kiệm giúp đất nước phát triển, nhân dân ấm no….
2.1 Tính phổ quát của nhận định:
Câu nói này nói lên quan điểm rằng nguyên tắc tiết kiệm và sử dụng tài
nguyên một cách hiệu quả không chỉ áp dụng cho giấy mà còn đối với mọi
vật liệu khác, bởi mọi thứ trong cuộc sống đều cần được sử dụng tiết kiệm
và tái chế nhằm nâng cao chất lượng đời sống và phát triển kinh tế . Điều
này thể hiện sự nhìn nhận tổng thể về quá trình tiết kiệm và quản lý tài nguyên.
2.2 Nhấn mạnh giá trị của giấy: lOMoAR cPSD| 47708777
Bác chọn giấy làm ví dụ để minh hoạ cho ý tưởng về sự tiết kiệm vì giấy
là vật dụng quen thuộc và được sử dụng rộng rãi trong các văn bản,
phong bì…. để phục vụ nhu cầu của con người. Đây chính là điểm sáng
tạo của Bác: sử dụng sản phẩm với chất liệu có thể tái chế để hướng mọi
người đến thông điệp tiết kiệm và tái sử dụng. Khi chúng ta thực hiện
đồng thời cả 2 nhiệm vụ tiết kiệm và tái chế lại giấy cũng đồng nghĩa với
việc chúng ta đã chung tay bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
2.3 Khuyến khích thái độ tiết kiệm đối với mọi vật liệu:
Trong cuốn “Cần, kiệm, liêm, chính” xuất bản tại Liên khu 1 năm 1949,
Bác Hồ còn đi sâu phân tích về tiết kiệm thời giờ. Theo Bác: “Thời giờ cũng
cần phải tiết kiệm như của cải”. Vì: “Của cải nếu hết, còn có thể làm thêm”.
Nhưng đối với thời giờ, một khi đã qua rồi thì: “Không bao giờ kéo nó trở
lại được”. Thế nên, Bác Hồ nhấn mạnh: “Tiết kiệm thời giờ là kiệm, và cũng
là cần”. Bác Hồ dẫn ra hai câu, một của thánh hiền: “Một tấc bóng là một
thước vàng”, một là tục ngữ châu Âu: “Thời giờ tức là tiền bạc”, để phê
phán những kẻ không biết tiết kiệm thời giờ: “Ai đưa vàng bạc vứt đi là
người điên rồ. Thì ai đưa thời giờ vứt đi, là người ngu dại”. Thiết nghĩ rất
đáng để mọi người suy nghĩ, bởi không ít người trong chúng ta rất thiếu ý
thức tiết kiệm thời giờ, nói “tám giờ vàng ngọc” nhưng thực ra họ chấm cha
chấm chớ, chân trong chân ngoài cơ quan, đơn vị rồi mau chóng ra quán cà
phê, bia hơi vỉa hè hay sân cầu lông, bãi bóng hoặc về vun vén cho nhà
mình; chứ trong cơ quan, đơn vị thời giờ không những bị cắt xén mà năng
suất cũng chẳng đáng là bao. Thế nên, để tiết kiệm được thời giờ, Bác Hồ
chỉ rõ: “Việc gì trước kia phải làm hai ngày, nay vì tổ chức sắp xếp khéo,
năng suất cao, ta có thể làm xong trong một ngày”. Không chỉ có “thời giờ là
vàng bạc” Bác Hồ mới căn dặn kỹ, mà đối với sức lao động của mỗi người,
Bác cũng yêu cầu phải biết tiết kiệm: “Chúng ta phải tiết kiệm sức lao động.
Thí dụ: việc gì trước kia phải dùng 10 người, nay ta phải tổ chức sắp xếp cho
khéo, phải nâng cao năng suất của mỗi người, nhờ vậy mà chỉ dùng 5 người
cũng làm được”. Trong bài nói nhân dịp có phong trào sản xuất và tiết kiệm
năm 1952, Bác Hồ lại chỉ rõ: “Chúng ta phải tiết kiệm tiền của. Việc gì trước
phải dùng nhiều người, nhiều thời giờ, phải tốn 2 vạn đồng. Nay vì tiết kiệm
được sức người và thời giờ, nguyên liệu, cho nên chỉ tốn 1 vạn là đủ”.
2.4 Sự tích hợp trong chiến lược tiết kiệm:
Việc giữ gìn và sử dụng tài nguyên có thể có tác động tích cực không chỉ đối
với môi trường mà còn đối với nền kinh tế và xã hội. Trong một xã hội phồn
thịnh, việc mỗi cá nhân biết cách chi tiêu đúng cách đóng một vai trò quan lOMoAR cPSD| 47708777
trọng trong sự phát triển của xã hội. Việc tiết kiệm là sự sử dụng hợp lý của
tài sản, thời gian và nỗ lực lao động để đạt được kết quả tối ưu. Người tiết
kiệm là những người biết cân bằng và chi tiêu có kế hoạch, tính toán kỹ
lưỡng và xem xét các yếu tố khác nhau để đạt được mục tiêu một cách hiệu
quả nhất. Tính tiết kiệm thể hiện sự quý trọng và trân trọng thành quả lao
động của bản thân và của người khác. Nó giúp tạo ra sự giàu có cho bản
thân, gia đình và đất nước.
Tóm lại, nhận định thể hiện tầm quan trọng của việc tiết kiệm, tái chế và sử dụng
tài nguyên một cách có trách nhiệm, áp dụng không chỉ cho giấy mà còn cho mọi
vật liệu khác, và là một phần quan trọng của tư tưởng quản lý bền vững.
3. Tình hình tái chế và tái sử dụng nguyên vật liệu trong thời đại hiện nay:
Việc tái chế và tái sử dụng nguyên vật liệu đóng vai trò quan trọng trong việc
bảo vệ môi trường và giảm lượng rác thải. Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, có nhiều nỗ lực và chương trình được triển khai để khuyến khích việc
tái chế và tái sử dụng nguyên vật liệu, nó không chỉ giúp giảm năng lượng rác
thải mà còn giúp tiết kiệm tài nguyên, giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính 3.1 Mục đích:
• Bảo vệ môi trường: Bằng cách tái chế và sử dụng lại nguyên liệu,
chúng ta giảm lượng rác thải và ô nhiễm môi trường.
• Tiết kiệm năng lượng: Quá trình sản xuất từ nguyên liệu tái chế
thường tiêu tốn ít năng lượng hơn so với sản xuất từ nguồn nguyên
liệu mới. Việc giảm lượng năng lượng tiêu thụ giúp giảm lượng khí
thải và tác động đến biến đổi khí hậu.
• Giữ lại tài nguyên thiên nhiên: Tái chế giúp giữ lại tài nguyên tự
nhiên, vì chúng ta có thể sử dụng lại vật liệu đã sản xuất mà không
cần phải khai thác thêm tài nguyên thiên nhiên quý báu. 3.2 Thực trạng: •
Các loại chai nhựa, túi nilong thay vì tái chế và tái sử dụng
lại được vứt bỏ ở khắp mọi nơi •
Mọi người chưa thực sự quan tâm về vấn đề tái chế •
Các loại pin được vứt thẳng xuống ao hồ, cống rãnh làm ô nhiễm nguồn nước 3.3 Nguyên nhân: • Rác thải sinh hoạt •
Chất hóa học nông nghiệp như thuốc trừ sâu, diệt cỏ lOMoAR cPSD| 47708777 • Hoạt động công nghiệp • Đô thị hóa
3.4 1 số cách phổ biến thúc đẩy việc tái chế : •
Phân loại rác thải tại nguồn •
Chính sách hỗ trợ của nhà nước: khuyến khích tái chế và tái
sd…giảm thuế hoặc hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp thực hiện • Sáng tạo công nghệ
3.5. Liên hệ thực tế: 1 số hđ tái chế hiện nay •
Mô hình tái chế rác thải nhựa của 1 số quốc gia: nhật bản, nga, hà lan •
Tái tạo năng lượng: mặt trời, gió...Ở một số thị trường như
EU, Mỹ, Trung Quốc, Việt Nam. •
Tái chế thực phẩm: tận dụng thực phẩm thừa làm compost
và những món ăn . VD: Igor Vaintraub( người Anh), nhà
hàng Shuggie's Trash Pie (Pizza rác) •
Hđ làm đô thủ công từ chai nhựa của hs vietnam • Thời trang tái chế •
Chương trình hợp tác thu gom và tái chế nhựa của Unilever
Việt Nam và tái chế Duy Tân •
Tái chế RÁC THẢI ĐIỆN TỬ của Chương trình “ Việt Nam Tái Chế “ 4. Kết luận