Quá trình Đảng lãnh đạo công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc giai đoạn 1954 – 1975.
Tháng 9-1954, Bộ Chính trị đề ra nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của miền Bắc để sớm đưa miền Bắc trở lại bình thường sau 9 năm chiến tranh, hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi kinh tế quốc dân. Trước hết là phục hồi và phát triển sản xuất nông nghiệp, ổn định xã hội cùng đời sống nhân dân. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem !
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA KẾ TOÁN BÀI TIỂU LUẬN
Môn học: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Họ tên SV: Nguyễn Ngọc Thanh Vy MSSV: 31201021196
Mã lớp HP: 23D1HIS51002645
Giảng viên hướng dẫn: Bùi Thị Huyền lOMoARcPSD| 45650917 A. MỞ ĐẦU
Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết (tháng 7-1954), nước Việt Nam tạm thời bị
chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị, xã hội khác nhau. Miền Bắc hoàn toàn
được giải phóng, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa và trở thành căn cứ địa hậu
phương cho cả nước và hậu phương lớn của tiền tuyến lớn miền Nam. Thế và lực của cách
mạng đã lớn mạnh hơn trước sau 9 năm kháng chiến, có ý chí độc lập thống nhất của nhân
dân cả nước. Khó khăn là đất nước bị chia cắt; miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới của
đế quốc Mỹ; miền Bắc thì nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu.
Đất nước lâm vào cảnh chia cắt hai miền Nam – Bắc, trước tình hình trên đã đặt ra cho
Đảng ta một yêu cầu bức thiết là phải vạch ra đường lối chiến lược đúng đắn để đưa cách
mạng Việt Nam tiến lên. Dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc
biệt là sau chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, niềm tin
của nhân dân Việt Nam vào Đảng ngày một được củng cố vững chắc. Sau ngày giải phóng,
nhân dân miền Bắc dưới những chủ trương và đường lối của Đảng đề ra đã bắt đầu thực
hiện cải cách kinh tế, hăng say lao động, xây dựng chế độ mới, tạo tiền đề cơ bản để miền
Bắc tiến vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
Tuy rằng đã trải qua nhiều thập kỷ đấu tranh trường kỳ để bảo vệ độc lập dân tộc, nền
kinh tế của đất nước vô cùng lạc hậu, đặc biệt kém phát triển về lĩnh vực khoa học - kĩ
thuật, nhưng miền Bắc lúc này có nhiệm vụ xây dựng tiềm lực và bảo vệ căn cứ địa của cả
nước, hậu thuẫn cho cách mạng miền Nam, chuẩn bị cho cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội
về sau, nên giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt
Nam và đối với sự nghiệp chung của cả nước là thống nhất nước nhà.
1. Quá trình Đảng lãnh đạo công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc giai đoạn 1954 – 1975.
a) Khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa (1954-1960)
Tháng 9-1954, Bộ Chính trị đề ra nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của miền Bắc để sớm
đưa miền Bắc trở lại bình thường sau 9 năm chiến tranh, hàn gắn vết thương chiến tranh,
phục hồi kinh tế quốc dân. Trước hết là phục hồi và phát triển sản xuất nông nghiệp, ổn
định xã hội cùng đời sống nhân dân.
Nhận thức rõ kinh tế miền Bắc cơ bản là nông nghiệp, Đảng đã chỉ đạo việc khôi phục
sản xuất nông nghiệp, kết hợp với cải cách ruộng đất và vận động đổi công, giúp nhau sản
xuất, đồng thời chăm lo xây dựng cơ sở vật chất cho nông nghiệp. Cùng với khôi phục sản
xuất nông nghiệp, việc khôi phục công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và giao thông vận tải cũng hoàn thành.
Để đảm bảo thực hiện thành công nhiệm vụ cải cách ruộng đất, Đảng chủ trương dựa
vào bần cố nông, đoàn kết với trung nông, đánh đổ giai cấp địa chủ, tịch thu ruộng đất của
họ để chia đều cho dân cày nghèo. Đến tháng 7-1956, cải cách ruộng đất cơ bản đã hoàn lOMoARcPSD| 45650917
thành ở đồng bằng, trung du và miền núi. Chế độ chiếm hữu ruộng đất phong kiến ở miền
Bắc đã bị xóa bỏ hoàn toàn.
Hội nghị Trung ương lần thứ 13 của Đảng (12-1957) đã đánh giá thắng lợi về khôi phục
kinh tế và đề ra nhiệm vụ soạn thảo đường lối cách mạng trong giai đoạn mới. Tháng 11-
1958, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp tại Hội nghị Trung ương lần thứ 14 đề ra kế
hoạch 3 năm phát triển kinh tế, văn hóa và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với kinh tế các thể
và kinh tế tư bản tư doanh (1958-1960). Tháng 4-1959, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 16
của Đảng đã thông qua Nghị quyết về vấn đề hợp tác hóa nông nghiệp, xác định hình thức
và bước đi của hợp tác xã. Kết quả đã tạo nên những bước chuyển biến cách mạng trong
nền kinh tế và xã hội ở miền Bắc nước ta. Miền Bắc được củng cố, từng bước đi lên chủ
nghĩa xã hội và trở thành hậu phương ổn định, vững mạnh đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
b) Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965)
Tháng 9-1960, tại Đại hội III, Đảng đề ra đường lối chiến lược chung của cách mạng
Việt Nam, chính thức hoạch định đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa, lãnh đạo miền
Bắc bỏ qua giai đoạn phát triển chủ nghĩa tư bản đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đại hội
III xác định rằng cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là quá trình cải biến cách
mạng về mọi mặt. Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa được xem là nhiệm vụ trung tâm
trong suốt thời kỳ quá độ nhằm xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.
Cùng với cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa về kinh tế, phải tiến hành cuộc cách mạng tư
tưởng và văn hóa nhằm thay đổi cơ bản đời sống tư tưởng, tinh thần và văn hóa toàn xã hội
cho phù hợp với chế độ xã hội mới xã hội chủ nghĩa.
Đại hội đã đề ra đường lối chung trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc:
đoàn kết toàn dân; phát huy truyền thống yêu nước, lao động cần cù của nhân dân ta; đoàn
kết với các nước xã hội chủ nghĩa; đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên
chủ nghĩa xã hội; xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc ở miền Bắc và củng cố miền Bắc
trở thành cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.
Đại hội III của Đảng đã đề ra và chỉ đạo thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất
(19611965) với mục tiêu là tiếp tục hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; xây dựng
một cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội; cải thiện đời sống nhân dân; bảo đảm an ninh quốc
phòng, làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.
c) Lãnh đạo miền Bắc xây dựng hậu phương, chi viện miền Nam (1965-1968)
Trước diễn biến của “sự kiện Vịnh Bắc Bộ” do Mỹ dựng lên, Ban Chấp hành Trung
ương Đảng đã kịp thời xác định chủ trương: Một là, kịp thời chuyển hướng xây dựng kinh
tế cho phù hợp với tình hình có chiến tranh phá hoại; Hai là, tăng cường lực lượng quốc
phòng; Ba là, ra sức chi viện cho miền Nam; Bốn là, phải kịp thời chuyển hướng tư tưởng
và tổ chức cho phù hợp với tình hình mới.
Thực hiện chủ trương của Đảng, quân và dân miền Bắc đã dấy lên cao trào chống Mỹ
cứu nước, vừa sản xuất, vừa chiến đấu. Sau 4 năm thực hiện chuyển hướng xây dựng và
phát triển kinh tế, hậu phương miền Bắc đã đạt được những thành tích đáng tự hào trên các
mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, chi viện tiền tuyến lớn cho miền Nam. lOMoARcPSD| 45650917
d) Khôi phục kinh tế, bảo vệ miền Bắc và tăng cường lực lượng cho miền Nam (1969-1975)
Do bị thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam – Bắc, Mỹ buộc phải chấm dứt không điều
kiện đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân. Trước tình cảnh trên, Đảng đã lãnh
đạo nhân dân miền Bắc thực hiện các kế hoạch ngắn hạn nhằm khắc phục hậu quả chiến
tranh, tiếp tục công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và tăng cường lực lượng
cho miền Nam. Theo chủ trương và đường lối Đảng đã đề ra, nhân dân miền Bắc đã khẩn
trương ra sức khôi phục kinh tế. Sau 3 năm 1969-1972, tình hình khôi phục kinh tế và tiếp
tục xây dựng xã hội chủ nghĩa có nhiều chuyển biến tốt đẹp trên nhiều mặt. Những kết quả
đạt được đã làm cho tiềm lực mọi mặt của hậu phương miền Bắc được tăng cường, cải
thiện đời sống nhân dân.
Tóm lược lại, công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là một quá trình cải
biến cách mạng về mọi mặt nhằm đưa miền Bắc từ nền kinh tế chủ yếu dựa trên sở hữu cá
thể về tư liệu sản xuất tiến lên nền kinh tế xã hội chủ nghĩa dựa trên sở hữu toàn dân và sở
hữu tập thể, từ chế độ sản xuất nhỏ tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, từ tình trạng kinh
tế rời rạc và lạc hậu, xây dựng thành một nền kinh tế cân đối và hiện đại, làm cho miền Bắc
tiến bộ mau chóng, thành cơ sở ngày càng vững chắc cho sự nghiệp đấu tranh thống nhất
nước nhà. Đảng nhận thức rõ cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc phải trải qua
thời kỳ quá độ. Nhiệm vụ hàng đầu được đặt ra cho thời kỳ quá độ là: phá bỏ quan hệ sản
xuất tư bản chủ nghĩa, biến các tư liệu sản xuất trong tay tư bản thành của cải của xã hội.
Cải tạo xã hội chủ nghĩa ở nông thôn, biến kinh tế cá thể thành kinh tế tập thể, kinh tế sản
xuất nhỏ thành kinh tế sản xuất lớn. Xây dựng thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa lớn
mạnh, đóng vai trò chủ đạo trong việc cải tạo xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế quốc dân.
Sau khi hoàn thành cải cách dân chủ, cải tạo xã hội chủ nghĩa, sẽ tiến hành công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội, theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, trong đó,
ngành công nghiệp nặng được ưu tiên hàng đầu. Quan hệ sản xuất được xác lập dựa trên
chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất, với hai hình thức sở hữu nhà nước và tập thể.
Cùng với tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực kinh tế, cách mạng xã hội
chủ nghĩa được tiến hành đồng thời trên các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hóa.
2. Vai trò của hậu phương miền Bắc đối với tiền tuyến miền Nam trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975).
Sau Hiệp định Giơnevơ (7/1954), đế quốc Mỹ sử dụng nhiều âm mưu, thủ đoạn phá
hoại Hiệp định Giơnevơ, phá hoại công cuộc thống nhất nước Việt Nam, gạt Pháp ra khỏi
miền Nam, xây dựng chính quyền tay sai Ngụy quyền, thành lập lực lượng ngụy quân nhằm
thiết lập thuộc địa kiểu mới của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Đồng thời, Mỹ ồ ạt đưa các cố
vấn quân sự, quân đội Mỹ và quân viễn chinh, ồ ạt viện trợ quân sự với hệ thống các loại
vũ khí hiện đại nhất thời điểm đó; tăng cường tuyển mộ, bắt bớ để xây dựng ngụy quân,
thiết lập chế độ ngụy quyền ở các địa phương.
Trước tình hình đó, Đảng ta xác định: “nhiệm vụ chống Mỹ, cứu nước hiện nay rõ ràng
là nhiệm vụ thiêng liêng của cả dân tộc ta, của nhân dân ta từ Nam chí Bắc, toàn Đảng,
toàn quân và toàn dân ta ở cả hai miền phải giữ vững và nêu cao quyết tâm đẩy mạnh cuộc lOMoARcPSD| 45650917
chiến tranh nhân dân chống Mỹ, cứu nước, kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược
của đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào, kiên quyết chiến đấu cho đến thắng lợi cuối
cùng”. Đảng chủ trương thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: Tiến hành cách mạng
xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân chủ nhân dân ở miền Nam. Cách mạng xã
hội chủ nghĩa ở miền Bắc không chỉ có mục tiêu xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc cho
đồng bào ta ở miền Bắc mà còn nhằm xây dựng, củng cố căn cứ địa hậu phương chung của
cả nước để tiến hành giải phóng miền Nam. Trong quan điểm chỉ đạo, Đảng ta luôn thống
nhất: phải xây dựng miền Bắc thành hậu phương chiến lược vững mạnh toàn diện trên tất
cả các mặt chính trị, tư tưởng, kinh tế, quốc phòng, văn hóa, giáo dục, kết hợp giữa xây
dựng và và bảo vệ vững chắc hậu phương.
Giai đoạn 1961 – 1965:
Với tinh thần, ý chí, quyết tâm “đánh địch mà đi, mở đường mà tiến”, “xe chưa qua,
nhà không tiếc”, “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “tất cả vì miền
Nam ruột thịt”, “tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, trong suốt năm tháng kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước quân và dân miền Bắc đã chi viện vào chiến trường miền Nam hàng
chục vạn cán bộ, chiến sĩ, hàng triệu tấn hàng hóa, vũ khí, đạn dược, xăng dầu. Sự tăng
viện của quân và dân miền Bắc không chỉ có ý nghĩa rất lớn cho việc củng cố, phát triển
khối quân chủ lực ở miền Nam mà còn là nguồn sức mạnh cổ vũ đồng bào miền Nam quyết
tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Được sự chi viện của miền Bắc, ta đã xây dựng và phát
triển các đơn vị chủ lực có sức mạnh chiến đấu cao, sát cánh và tạo thế, tranh thời, chuyển
lực cùng quân và dân miền Nam tham gia nhiều trận đánh, các chiến dịch lớn chống sự
xâm lược của Mỹ - Ngụy.
Giai đoạn 1965 – 1968:
Quán triệt và thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân
và dân miền Bắc đã dấy lên cao trào chống Mỹ cứu nước, ra sức thi đua trên tất cả các lĩnh
vực, các địa phương, địa bàn, các mặt trận, ở mọi lứa tuổi, ngành nghề với các phong trào
nổi bật: Thanh niên “Ba sẵn sàng”, phụ nữ “Ba đảm đang”, nông dân “Tay cày tay súng”,
công nhân “Tay búa tay súng”, học sinh làm “Nghìn việc tốt chống Mỹ”. Khối công nhân
viên chức cũng thực hiện các phong trào “Ngày thứ bảy năng suất cao”, “Luyện tay nghề
thi thợ giỏi”... và giành được nhiều thành quả quan trọng, thực sự trở thành niềm tin, là chỗ
dựa tinh thần vững chắc, đồng thời kịp thời chi viện sức người, sức của cho miền Nam
quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
Qua thực hiện các kế hoạch cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng, phát triển kinh tế,
miền Bắc đã xây dựng được cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã hội, nâng cao
đời sống nhân dân. Trong bối cảnh tình hình chiến tranh ở tiền tuyến miền Nam đang diễn
biến gay gắt và trong điều kiện đế quốc Mỹ leo thang ném bom phá hoại, miền Bắc đã kịp
thời chuyển hướng kinh tế từ thời bình sang thời chiến, vừa chiến đấu, vừa sản xuất. Nhờ
sự nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh và phát triển kinh tế - xã hội, miền Bắc nhanh
chóng khôi phục và phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện và chi viện cho miền Nam
để “đánh cho Mỹ cút”, tiến tới “đánh cho ngụy nhào”, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. lOMoARcPSD| 45650917
Giai đoạn 1969-1975:
Trước tình hình chiến tranh tại tiền tuyến miền Nam đang diễn biến gay gắt và ác liệt,
miền Bắc cũng bị thiệt hại hết sức nặng nề bởi chiến tranh tàn phá. Tuy vậy, nhân dân miền
Bắc không bị khuất phục mà vẫn “vững vàng trong lửa đạn, vượt thử thách hy sinh, hậu
phương miền Bắc đã đánh bại các bước leo thang của không quân và hải quân Mỹ ra sức
tăng viện cho cách mạng miền Nam”. Quân và dân miền Bắc luôn dũng cảm, hiên ngang,
mưu trí, vừa đánh trả các cuộc chiến tranh phá hoại của địch, chia lửa với tiền tuyến, vừa
hăng say lao động trong mưa bom bão đạn, “thắt lưng, buộc bụng” để chi viện cho miền
Nam ruột thịt. Trong hai lần chống chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của
đế quốc Mỹ, quân và dân miền Bắc đã bắn rơi hơn 4.000 máy bay các loại; bắn cháy, bắn
chìm hàng trăm tàu chiến; tiêu diệt và bắt sống hàng chục toán gián điệp, biệt kích, thám
báo để bảo vệ vững chắc hậu phương. Nhờ bảo vệ vững chắc hậu phương miền Bắc trong
suốt hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đã góp phần giữ vững sức mạnh chính
trị, kinh tế, văn hóa, bảo đảm chi viện liên tục cho chiến trường, đồng thời cổ vũ bộ đội ở
tiền tuyến hăng hái chiến đấu lập nhiều chiến công.
Đến cuối năm 1974, trên chiến trường miền Nam chúng ta đã có 113 trung đoàn bộ
binh, 5 trung đoàn Tăng - Thiết giáp với 700 xe các loại, 1.300 khẩu pháo cao xạ... Đây là
nguồn sức mạnh to lớn, có tính chất quyết định để giành thắng lợi trên chiến trường miền
Nam, góp phần quan trọng buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris “về chấm dứt chiến tranh, lập
lại hòa bình ở Việt Nam” hoàn thành mục tiêu “đánh cho Mỹ cút”, đồng thời, đập tan ý
định phá hiệp định Paris của ngụy quyền, tiến tới “đánh cho ngụy nhào”.
Sau Hiệp định Paris, với bản chất xâm lược, Mỹ tiếp tục tăng cường viện trợ cho ngụy
quyền, ráo riết thực hiện chủ trương “hiện đại và tinh nhuệ hoá” ngụy quân, tăng cường chi
viện quân sự và xúi dục quân ngụy vi phạm Hiệp định Paris một cách trắng trợn, gây cho
ta rất nhiều khó khăn trong thực thi Hiệp định và bảo toàn vùng giải phóng. Trước tình
hình đó, tháng 7/1973, Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá III đã
ban hành Nghị quyết về “Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và
nhiệm vụ cách mạng miền Nam trong giai đoạn mới” khẳng định: Con đường của cách
mạng miền Nam là con đường bạo lực cách mạng. Nhận thức đúng âm mưu, thủ đoạn của
kẻ thù, với ý chí và khát vọng độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, quân và dân miền Bắc
tiếp tục tăng cường chi viện sức người, sức của cho miền Nam. Do đó, thế và lực trên chiến
trường miền Nam ngày càng thay đổi có lợi cho ta, là thời cơ hết sức thuận lợi để giải
phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Để huy động sức người, sức của cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975,
Bộ Chính trị thành lập Hội đồng Chi viện chiến trường. Thực hiện phương châm “thần tốc,
quyết thắng”, hậu phương miền Bắc đã chuyển nhanh một khối lượng vật chất hết sức to
lớn, đưa tổng số vật chất kỹ thuật đã dự trữ ở chiến trường lên gần 255.000 tấn, trong đó
có 93.540 tấn xăng dầu, 103.455 tấn vũ khí.
Đặc biệt, trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, ta đã sử dụng 5 cánh quân với các quân đoàn
binh chủng hợp thành gồm nhiều đơn vị được cơ động thần tốc từ miền Bắc vào cùng với
lực lượng vũ trang miền Nam tiến công với khí thế “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, lOMoARcPSD| 45650917
táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng phút, từng giờ, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam.
Quyết chiến và toàn thắng” . Nhờ sức mạnh áp đảo, ta đã nhanh chóng đập tan lực lượng
ngụy quyền, ngụy quân, giải phóng hoàn toàn miền Nam kết thúc sự nghiệp chống Mỹ,
cứu nước. Trong thắng lợi chung đó, hậu phương lớn miền Bắc đóng vai trò hết sức quan trọng.
Tổng kết thắng lợi trong kháng chiến chống Mỹ, nước nước, Đảng ta khẳng định:
“Không thể nào có thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nếu không có
miền Bắc xã hội chủ nghĩa”. “Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”
là tinh thần, ý chí, quyết tâm và tình cảm của quân và dân miền Bắc đối với miền Nam ruột
thịt trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. “Đó là tính ưu việt của hậu phương
xã hội chủ nghĩa trong chiến tranh. Một hậu phương không hề bị rối loạn, hoang mang và
nao núng trước sự đánh phá ác liệt của kẻ thù, một hậu phương mà ở đó mọi người thương
yêu đùm bọc nhau trong gian khổ hoạn nạn và thử thách, là niềm tin, niềm thôi thúc cán
bộ, chiến sĩ và đồng bào miền Nam đang ngày đêm chiến đấu”. Không chỉ chi viện sức
người và sức của, miền Bắc còn là chỗ dựa vững chắc về tinh thần cho những người ra trận,
cho đồng bào, cán bộ, chiến sĩ đang ngày đêm chiến đấu ở miền Nam.
3. Những bài học kinh nghiệm liên hệ thực tiễn cuộc sống giữa vai trò của hậu
phương và tiền tuyến trong vấn đề lịch sử trên
Có thể thấy trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ, Đảng ta đã c
https://www.studocu.com/vn/document/hoc-vien-bao-chi-va-tuyen-truyen/lich-
sudang/lsd-dang-lanh-dao-cach-mang-xa-hoi-chu-nghia-o-mien-bac-viet-nam-1954-
1975sinh-vien-can-lam-gi-de-dong-gop-cho-cong-cuoc-xay-dung-va-bao-ve-to-quoc-
tronggiai-doan-hien-nay/26604954
https://www.tapchicongsan.org.vn/truyen-thong-hien-tai/-/2018/35427/hau-phuong-
mienbac-xa-hoi-chu-nghia-trong-khang-chien-chong-my%2C-cuu-nuoc.aspx
https://tuyengiao.vn/nghien-cuu/vai-tro-cua-hau-phuong-mien-bac-trong-dai-thang- muaxuan-nam-1975-144337 -
Ở miền Bắc, mặc dù thực dân Pháp rất ngoan cố, nhưngnên