













Preview text:
lOMoAR cPSD| 45932808
1. Quan điểm chủ trương của Đảng về công nghiệp hoá giai đoạn (1960-1986) (10 phút)
● Công nghiệp hoá thời kỳ trước đổi mới (từ năm 1960 đến năm 1986) a.
Mục tiêu và phương hướng của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa -
Từ Đại hội III (tháng 9-1960) của Đảng, đường lối công nghiệp hóa đất nước
đãđược hình thành. Quá trình công nghiệp hóa của nước ta diễn ra trong bối cảnh
tình hình trong nước và quốc tế luôn diễn biến phức tạp và không thuận lợi. Với nhiệm
vụ trung tâm của thời kỳ quá độ ở miền Bắc nước ta, là công nghiệp hóa xã hội chủ
nghĩa. Chủ trương chính của thời kỳ này là: “Xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ
nghĩa cân đối và hiện đại, kết hợp công nghiệp với nông nghiệp và lấy công nghiệp
nặng làm nền tảng, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra
sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, nhằm biến nước ta từ một nước nông
nghiệp lạc hậu thành một nước có công nghiệp hiện đại và nông nghiệp hiện đại".
Do đó, trước thời kỳ đổi mới, nước ta có khoảng 25 năm tiến hành công nghiệp hóa,
đáng chú ý quá trình này được chia ra làm 02 giai đoạn: -
Từ năm 1960 đến năm 1975 tiến hành công nghiệp hóa ở miền Bắc. - Từ năm
1975 đến năm 1985, tiến hành công nghiệp hóa trên phạm vi cả nước. -
Ở miền Bắc, đặc điểm lớn nhất trong thời kỳ 1960-1975 là từ một nền kinh tế
nôngnghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không trải qua phát triển chủ nghĩa
tư bản mà phải xây dựng CNXH vừa phải chiến đấu chống Mỹ. Do vậy, điểm xuất phát
của Việt Nam khi bước vào thực hiện CNH rất thấp.
+ Năm 1960, Đại hội Đảng III xác định rõ mục tiêu cơ bản của công nghiệp hóa xã hội
chủ nghĩa là xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối và hiện đại, làm bước
đầu xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Đó là mục tiêu cơ bản,
lâu dài, phải thực hiện qua nhiều giai đoạn.
+ Về cơ cấu kinh tế còn nhiều hạn chế, Đảng xác định: kết hợp công nghiệp với nông
nghiệp và lấy công nghiệp nặng làm nền tảng,
+ Về chỉ đạo thực hiện công nghiệp hóa, Hội nghị Trung Ương lần thứ 7 (khóa III) nêu
phương hướng chỉ đạo xây dựng và phát triển công nghiệp là:
•Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý.
•Kết hợp chặt chẽ phát triển công nghiệp với phát triển nông nghiệp.
•Ra sức phát triển công nghiệp nhẹ cùng với việc ưu tiên phát triển CN nặng.
•Ra sức phát triển công nghiệp trung ương, đồng thời đẩy mạnh phát triển công nghiệp
địa phương. (Hình thành các trung tâm công nghiệp như Hải Phòng, Quảng Ninh, Việt
Trì, Thái Nguyên, Nam Định…) lOMoAR cPSD| 45932808
=> Phương hướng cơ bản của giai đoạn này, về thực chất, đây là sự lựa chọn mô
hình chiến lược CNH thay thế nhập khẩu mà nhiều nước, cả nước XHCN và nước
TBCN đã và đang thực hiện lúc đó. Chiến lược này được duy trì trong suốt 15 năm ở
miền Bắc (1960 – 1975) và 10 năm tiếp theo trên phạm vi cả nước ( 1976 – 1986).
- Trên phạm vi cả nước, sau đại thắng mùa xuân năm 1975, cả nước độc lập thống
nhất và quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Chiến lược “Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng”
tiếp tục được khẳng định lại sau 16 năm tại Đại hội IV của Đảng (1976) nhưng chính
sách thì đã có sự điều chỉnh
“Cần lập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng
đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, ra sức đẩy mạnh
sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng quan
trọng; kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong
một cơ cấu công - nông nghiệp hợp lý".
Những thay đổi trong chính sách CNH đã tạo một sự thay đổi nhất định trong phát
triển: điển hình là số xí nghiệp công nghiệp quốc doanh tăng vọt 714 cơ sở từ 1976
đến 1980 và 3220 cơ sở năm 1985.
Đó là sự điều chỉnh đúng đắn, phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Tuy nhiên, trong những năm 1960 - 1985, chúng ta đã không làm đúng sự điều chỉnh
chiến lược quan trọng này. Trên thực tế chúng ta chưa có đủ điều kiện để thực hiện
(nguồn viện trợ từ nước ngoài giảm, cách thức quản lý nền kinh tế nặng tính quan
liêu, nhiều công trình nhà nước xây dựng dở dang vì thiếu vốn và nhiều mục tiêu khác
không đạt được…) nên đây vẫn là sự biểu hiện của tư tưởng nóng vội trong việc xác
định mục tiêu, bước đi, và sai lầm trong việc lựa chọn ưu tiên giữa công nghiệp và
nông nghiệp, Đảng đã chủ quan muốn đẩy nhanh công nghiệp hóa khi chưa có điều
kiện, chậm đổi mới cơ chế quản lý.
Kết quả là thời kỳ 1976 – 1980, Kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể luôn bị thua lỗ, không phát huy tác dụng
-> nền kinh tế lâm vào khủng hoảng, suy thoái, cơ cấu kinh tế mất cân đối nghiêm trọng.
b. Đặc trưng chủ yếu của công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới
Nhìn chung trong thời kỳ 1960-1985, nước ta đã nhận thức và tiến hành công nghiệp
hóa theo kiểu cũ với các đặc trưng cơ bản sau đây: lOMoAR cPSD| 45932808 -
Chủ yếu dựa vào lợi thế về lao động, tài nguyên đất đai và nguồn viện trợ của
cácnước xã hội chủ nghĩa, chủ lực thực hiện công nghiệp hóa là Nhà nước và doanh
nghiệp nhà nước; việc phân bổ nguồn lực để công nghiệp hóa bằng cơ chế kế hoạch
hóa tập trung quan liêu trong nền kinh tế thị trường. -
Việc bố trí cơ cấu kinh tế, trước hết là cơ cấu sản xuất và đầu tư, thường chỉ
xuấtphát từ lòng mong muốn đi nhanh, không quan tâm đến hiệu quả kinh tế xã hội,
không kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu công nghiệp với nông nghiệp thành một cơ cấu
hợp lý, không tập trung sức giải quyết về căn bản vấn đề lương thực, thực phẩm, hàng
tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Kết quả là đầu tư nhiều nhưng hiệu quả thấp. - Không
thực hiện nghiêm chỉnh nghị quyết của Đại hội lần thứ V như: Nông nghiệp vẫn chưa
thật sự coi là mặt trận hàng đầu, công nghiệp nặng không phục vụ kịp thời nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
2. Quan điểm chủ trương của Đảng về công nghiệp hoá giai đoạn (1986-2018) (10 phút)
- Giai đoạn (1986-1996): xác lập đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa
dạng hoá, đa phương hóa quan hệ quốc tế.
● Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (Năm 1986) : Có thể coi giai đoạn 1986-1990 là giai
đoạn "khởi động" cho một sự phát triển kinh tế mạnh mẽ sau này. Đại hội đã
thông qua đường lối đổi mới toàn diện và xác định: “Mục tiêu tổng quát của những
năm còn lại của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã
hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp
hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo”.
Đại hội VI có sự thay đổi trong lựa chọn mô hình chiến lược công nghiệp hóa: chuyển từ mô
hình hướng nội (thay thế nhập khẩu) trước đây bằng mô hình hỗn hợp (hướng về xuất
khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu).
Riêng với ngành công nghiệp, Đại hội đã đưa ra định hướng:
- Phát triển công nghiệp nhẹ, tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp
- Đáp ứng nhu cầu về hàng tiêu dùng thông thường, chế biến nông lâm, thuỷ sản -
Tăng nhanh hàng gia công xuất khẩu và các mặt hàng xuất khẩu khác.
- Tiếp tục xây dựng một số cơ sở công nghiệp nặng trước hết là năng lượng, phù hợp
với điều kiện thực tế, nhằm phục vụ thiết thực các mục tiêu kinh tế, quốc phòng trong
chặng đường đầu tiên, và chuẩn bị tiền đề cho việc đẩy mạnh công nghiệp hoá trong
chặng đường tiếp theo. lOMoAR cPSD| 45932808
● Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (năm 1991) : Đảng ta tiếp tục có những nhận thức
mới, toàn diện và sâu sắc hơn về công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa. Lần đầu
tiên, phạm trù “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (CNH, HĐH) được xác định chính
thức trong Văn kiện của Đảng. Trong điều kiện phát triển mới, CNH ở nước ta phải
gắn liền với hiện đại hóa, bởi lẽ nếu nước ta không tiến hành công nghiệp hóa
gắn với hiện đại hóa sẽ tụt hậu ngày càng xa hơn so với trình độ phát triển
chung của thế giới.
Đại hội VII đã thông qua “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội nước ta đến
năm 2000”. Đại hội còn đề ra Nghị quyết "Về phát triển công nghiệp, công nghệ đến năm
2000 theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng giai cấp công
nhân trong giai đoạn mới".
Với ngành công nghiệp, Đại hội đã đưa ra định hướng:
- Phát triển công nghiệp chế biến gắn với phát triển nông-lâm-ngư nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
- Đẩy mạnh công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, mở rộng kinh tế đối ngoại.
- Xây dựng nền công nghiệp nặng với bước đi thích hợp, trước hết là các ngành trực
tiếp phục vụ nông nghiệp.
● Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (năm 1996): Đại hội Đảng VIII đã nhận định:
Nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhiệm vụ đề ra cho chặng đường
đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành
cho phép chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đại hội cũng đã xác định mục tiêu, nhiệm vụ của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước
ta đến năm 2020: “Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xây dựng nước ta
thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp
lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất,
đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, văn minh”.
Đại hội VIII đã bổ sung, phát triển thành 06 quan điểm lớn chỉ đạo quá trình CNH, HĐH.
Những quan điểm tổng quát này cho thấy rõ hơn:
→ Mô hình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta là sự kết hợp giữa chiến lược CNH
thay thế nhập khẩu và hướng về xuất khẩu, trong đó nhấn mạnh yêu cầu hướng mạnh lOMoAR cPSD| 45932808
về xuất khẩu, coi thị trường bên ngoài là một yếu tố giữ vị trí đặc biệt quan trọng cho sự phát triển.
- Giai đoạn (1996-2008): bổ sung và hoàn chỉnh đường lối đối ngoại, chủ động,
tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Nội dung đường lối đối ngoại, hội nhập kinh
tế quốc tế. Mục tiêu, nhiệm vụ và tư tưởng chỉ đạo.
● Về cơ hội: Xu thế toàn cầu hoá tạo điều kiện thuận lợi. Công cuộc đổi
mới tạo thế và lực mới. Thách thức: Phải đối mặt với những vấn đề của
toàn cầu hoá. Nền kinh tế phải chịu sức ép cạnh tranh và tác động của
thị trường thế giới. Sự chống phá của các thế lực thù địch. Cơ hội và
thách thức có thể chuyển hoá lẫn nhau.
● Tư tưởng chỉ đạo: Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính, thực hiện
nghĩa vụ quốc tế theo khả năng. Giữ vững độc lập, tự chủ đi đôi với
đẩy mạnh đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại. Nắm vững
hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế. Mở rộng quan hệ
với mọi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, không phân biệt chế độ
chính trị xã hội. Kết hợp nhiều hình thức đối ngoại, Đảng, Nhà nước và
nhân dân. Giữ vững ổn định chính trị, kinh tế- xã hội…Phát huy tối đa
nội lực, thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn lực bên ngoài. Giữ vững
và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, vai trò của Nhà nước, Mặt trận
và các đoàn thể quần chúng. Một số chủ trương, chính sách lớn về mở
rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế: Đưa các quan hệ đã
được thiết lập vào chiều sâu, ổn định, bền vững. Chủ động và tích cực
hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp. Bổ sung và hoàn thiện
hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế phù hợp với các nguyên tắc, quy
định của WTO. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu
lực của bộ máy nhà nước. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia,
doanh nghiệp và sản phẩm trong hội nhập kinh tế quốc tế. Giải quyết
tốt các vấn đề văn hoá, xã hội và môi trường trong quá trình hội nhập.
Giữ vững và tăng cường quốc phòng, an ninh trong quá trình hội nhập.
Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước
và đối ngoại nhân dân; chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại. Đổi mới
và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại. lOMoAR cPSD| 45932808
● Mục tiêu: Giữ vững ổn định và phát triển kinh tế- xã hội; tăng thêm
nguồn lực xây dựng đất nước; kết hợp nội lực với ngoại lực để công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; nâng cao vị thế Việt Nam trên
trường quốc tế. Nhiệm vụ: Giữ vững môi trường hoà bình, tạo điều kiện
thuận lợi cho công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước; góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới.
● Thành tựu: Phá thế bị bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch, tạo
dựng môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc. Giải quyết hoà bình các vấn đề biên giới, lãnh thổ, biển đảo
với các nước liên quan. Mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa
phương hoá, đa dạng hoá (thiết lập, mở rộng quan hệ với các nước,
tham gia tích cực tại Liên hợp quốc...). Tham gia các tổ chức kinh tế
quốc tế (tham gia AFTA, APEC, WTO). Thu hút đầu tư nước ngoài, mở
rộng thị trường, tiếp thu khoa học công nghệ và kỹ năng quản lý. Từng
bước đưa hoạt động của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế vào môi trường cạnh tranh.
● Ý nghĩa: Kết hợp nội lực với ngoại lực, hình thành sức mạnh tổng hợp
góp phần đưa đến những thành tựu kinh tế to lớn. Giữ vững, củng cố
độc lập tự chủ, định hướng xã hội chủ nghĩa. Nâng cao vị thế của Việt
Nam trên trường quốc tế
● Hạn chế và nguyên nhân: Trong quan hệ với các nước, nhất là các
nước lớn chúng ta còn lúng túng, bị động... Một số chủ trương, cơ chế,
chính sách chậm được đổi mới so với yêu cầu mở rộng quan hệ đối
ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế; luật pháp, chính sách quản lý kinh tế -
thương mại chưa hoàn chỉnh. Chưa hình thành được một kế hoạch
tổng thể và dài hạn về hội nhập kinh tế quốc tế và một lộ trình hợp lý
cho việc thực hiện các cam kết. Doanh nghiệp nước ta còn yếu cả về
sản xuất, quản lý và khả năng cạnh tranh. Đội ngũ cán bộ công tác đối
ngoại còn thiếu và yếu; công tác tổ chức chỉ đạo chưa sát và chưa kịp thời.
3. Tác động tích cực của cách mạng công nghiệp 4.0 đến Việt Nam (10 phút) -
Tác động tích cực đến người dân Việt Nam: lOMoAR cPSD| 45932808
+ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã tác động mạnh mẽ đến xu hướng tiêu
dùng của người dân, tạo ra một cuộc cách mạng lớn trong quan niệm và thói quen tiêu dùng.
+ Nhờ sự phát triển của mạng internet, thương mại điện tử ra đời đã giúp người
tiêu dùng lựa chọn, mua sắm hàng hóa bằng hình thức trực tuyến (ngồi tại
nhà lựa chọn sản phẩm trên toàn thế giới qua mạng; thanh toán qua tài khoản
điện tử; nhận hàng qua dịch vụ chuyển phát).
+ Khoa học - công nghệ giúp con người có thể làm nhiều loại công việc bằng hình
thức làm việc từ xa, không nhất thiết phải đến trụ sở, văn phòng, không phải
giao tiếp trực tiếp với đồng nghiệp, cấp trên, thậm chí cả với đối tác... mà vẫn hoàn thành công việc.
+ Con người có thể thực hiện giao tiếp bằng nhiều cách thông qua mạng internet,
như sử dụng zalo, viber, sky, instagram, facebook... Các thành tựu công nghệ
này khiến con người bỏ bớt đi những sự rườm rà, giao tiếp, ứng xử nhanh hơn
=> Thông qua thương mại điện tử, người tiêu dùng Việt Nam tiếp cận gần hơn với thương mại thế giới.
- Tác động tích cực đến thị trường và các ngành nghề Việt Nam:
+ Cách mạng 4.0 làm thay đổi cách thức kết nối giữa cung và cầu trên thị trường
lao động, xóa bỏ biên giới cứng của thị trường lao động giữa các quốc gia
trong khu vực, khiến thị trường lao động trong khối sôi động hơn, thúc đẩy tạo
việc làm cho từng quốc gia thành viên.
+ Cách mạng 4.0 giúp người lao động không chỉ được giải phóng về lao động
chân tay mà còn được giải phóng cả về lao động trí óc. Trong lĩnh vực nông
nghiệp, việc áp dụng cơ giới hóa là chìa khóa nâng cao năng suất lao động
và đa dạng hóa kinh tế nông nghiệp. Tiến bộ công nghệ được ứng dụng theo
nhiều cách khác nhau trong lĩnh vực nông nghiệp ở các nền kinh tế phát triển
thông qua việc tăng cường sử dụng công nghệ và tự động hóa trong sản xuất
nhằm tăng năng suất hay thông qua việc sử dụng ICT (công nghệ thông tin
truyền thông) như một công cụ hỗ trợ người nông dân. Người tiêu dùng và
người sản xuất ngày càng nhận thức và lưu tâm đến vấn đề sinh thái, thương
mại công bằng và tầm quan trọng của các nông phẩm sinh học với những đặc
điểm khác biệt so với các sản phẩm hóa học và sản xuất hàng loạt. Việc sử
dụng ICT thúc đẩy những sản phẩm sinh học và hữu cơ này thường được sử lOMoAR cPSD| 45932808
dụng trong bán hàng và xúc tiến các sản phẩm có chất lượng đi kèm với hàng
loạt các chiến lược khác.
+ Việc ứng dụng cải tiến công nghệ mới có thể cải thiện an toàn tại nơi làm việc,
tăng năng suất, tiền lương và thúc đẩy nhiều loại nhu cầu, cùng với gia tăng
dự kiến về luồng FDI và việc tiếp cận dễ dàng hơn với các thị trường xuất
khẩu lớn. Năng suất và điều kiện làm việc được cải thiện có thể dẫn đến giảm
giờ làm và tạo ra nhiều dịch vụ và sản phẩm giải trí hơn.
+ Ngành tài chính - ngân hàng, CMCN 4.0 đang làm thay đổi hoàn toàn cách thức
ngân hàng giao tiếp với khách hàng và kênh phân phối sản phẩm dịch vụ.
Kênh bán hàng qua Internet, ngân hàng dựa trên điện thoại di động
(mobilebanking, tablet banking), mạng truyền thông xã hội (Social Media),
phát triển ngân hàng kỹ thuật số, giao dịch không giấy tờ có xu hướng phát triển mạnh.
- Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến tổ chức hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam
+ Giúp cho việc hoạch định chiến lược, chủ trương, chính sách của Đảng mang
tính hiện đại, chuyên nghiệp, dân chủ và hiệu quả hơn. Sự tham gia của các
cơ quan, các chuyên gia, các nhà khoa học và cả người dân trong quá trình
hoạch định thông qua các hội nghị, hội thảo, diễn đàn, các kênh trao đổi, góp
ý trực tuyến sẽ tạo điều kiện cho số lượng người tham gia nhiều hơn, dễ dàng hơn và hiệu quả hơn.
+ Việc thu hút, tuyển chọn và phát triển nhân tài sẽ hiệu quả và bền vững hơn. Thế
hệ trẻ sẽ thấy làm việc trong hệ thống chính trị trở nên hấp dẫn với một môi
trường làm việc hiện đại, chuyên nghiệp, minh bạch và cạnh tranh. Những
nhân tài sẽ được phát hiện, tuyển chọn, đào tạo và rèn luyện để trở thành
những lãnh đạo trong tương lai. Những người giỏi, có năng lực và phẩm chất
tốt nhất sẽ phấn đấu và có cơ hội thi tuyển cạnh tranh để trở thành cán bộ,
công chức và lãnh đạo.
+ Việc chuyển đổi số giúp cho các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám
sát của các cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp được thực hiện dựa trên dữ
liệu và công nghệ. Vì vậy sẽ nhanh chóng, đồng bộ, hiệu quả và ít tốn kém hơn. lOMoAR cPSD| 45932808
https://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/---asia/---ro-bangkok/---
ilohanoi/documents/publication/wcms_630855.pdf
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/820810/tac-dong-cua-
cuoccach-mang-cong-nghiep-lan-thu-tu-den-van-hoa%2C-loi-song-nguoi-dan-viet-nam.aspx
http://tapchimattran.vn/nghien-cuu/tac-dong-cua-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-
tuden-doi-moi-to-chuc-hoat-dong-va-phuong-thuc-lanh-dao-cua-dang-cong-san-viet-nam- 42986.html
4. Tác động tiêu cực của cách mạng công nghiệp 4.0 đến Việt Nam (10 phút)
Không chỉ đem đến những tác động tích cực và cơ hội cho Việt Nam, đi kèm với đó, cách
mạng công nghiệp 4.0 cũng có những tác động tiêu cực, gây ra thách thức cho nhà nước
việt nam cũng như các doanh nghiệp và người lao động làm cách nào để giảm tối đa những
ảnh hưởng tiêu cực và biến chuyển điều đó thành cơ hội cho mình. Phần tiếp theo em sẽ
đưa ra những ảnh hưởng tiêu cực giúp mọi người có cái nhìn toàn diện hơn về cuộc cách mạng này
_ Phá vỡ cấu trúc thị trường lao động, khiến hàng triệu người mất việc
Cách mạng 4.0 làm biến đổi nội dung và tính chất của lao động. Lao động đang chuyển dần
từ lao động thủ công, lao động cơ khí sang lao động thông tin hay lao động trí tuệ. Con người
dần không còn là yếu tố thao tác trực tiếp trong hệ thống kỹ thuật mà chuyển sang chủ yếu là
sáng tạo và điều chỉnh quá trình đó, dẫn đến thị trường lao động truyền thống ở Việt Nam
đang bị phá vỡ cấu trúc.
Khi tự động hóa, công nghệ và robot từng bước thay thế lao động chân tay trong nền kinh tế,
hàng triệu lao động ở Việt Nam có thể rơi vào cảnh thất nghiệp. tình trạng này không diễn ra
ở một nhà máy cụ thể nào mà là trên quy mô toàn quốc, toàn thế giới. Số lượng công việc
con người có thể làm sẽ bị giới hạn lại, chỉ còn lại những việc có yêu cầu chất lượng khắt khe
đòi hỏi yếu tố sáng tạo, tốn nhiều chất xám, tư duy và kiến thức, dẫn đến lao động trình độ
thấp hoặc không được đào tạo kỹ lưỡng sẽ không còn chỗ đứng trong xã hội nữa. làm phát
sinh một thị trường việc làm ngày càng tách biệt thành các mảng "kỹ năng thấp/lương thấp"
và "kỹ năng cao/lương cao", do đó dễ dẫn đến sự phân tầng xã hội ngày càng trầm trọng thêm.
_ Nguy cơ bảo mật thông tin
Trí tuệ nhân tạo là một đặc trưng nổi bật của cách mạng công nghiệp 4.0. Để hoạt động tốt
nhất, khối lượng dữ liệu người dùng cần được thu thập nhiều nhất có thể, bao gồm lĩnh vực lOMoAR cPSD| 45932808
điện toán đám mây (cloud computing), big data,...Thế nhưng, điều này sẽ dẫn đến thông tin
cá nhân hay của doanh nghiệp ngày càng có giá trị, và sẽ trở thành mục tiêu cho tin tặc,
hacker. Các máy chủ chứa dữ liệu có nguy cơ cao bị tấn hoặc máy tính cá nhân có thể bị xâm
nhập để lấy các dữ liệu đó. Vì thế trong thời kỳ, cách mạng công nghiệp 4.0 con người sẽ đối
mặt với nguy cơ bảo mật dữ liệu cá nhân vô cùng lớn.
Vấn đề bảo mật này khiến cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam chưa chuẩn bị sẵn sàng cho
quá trình công nghiệp hóa, dẫn đến bước phát triển chậm so với các quốc gia trong khu vực.
- Làm thay đổi hệ giá trị văn hóa chuẩn mực, tạo ra sự xung đột giữa các giá trị văn hóa
Cuộc Cách mạng công nghiệp tạo cơ sở thuận lợi cho quá trình giao lưu văn hóa diễn ra
mạnh mẽ, đồng thời cũng làm gia tăng sự xung đột giữa nhiều yếu tố, giá trị văn hóa truyền
thống và hiện đại khi cái cũ chưa bị mất đi và cái mới chưa được định hình rõ nét, và chấp
nhận hoàn toàn. Một số xu hướng, phong cách văn hóa, lối sống mới hình thành đã và đang
gây tranh cãi. Đó là sự thay đổi một số quan niệm, thói quen của một bộ phận người dân, cho
rằng gia đình không còn là trung tâm; các yếu tố mang giá trị vật chất phần nào thay thế cho
yếu tố tinh thần, tình cảm; là sự hình thành tư tưởng hoài nghi, chối bỏ các giá trị văn hóa
truyền thống, lịch sử dân tộc; sự xuống cấp trong các quan hệ xã hội, đặc biệt là sự lệch lạc
về nhận thức, sống thiếu lý tưởng.
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/820810/tac-dong-cua-
cuoccach-mang-cong-nghiep-lan-thu-tu-den-van-hoa%2C-loi-song-nguoi-dan-viet-nam.aspx
- Tác động tiêu cực tới môi trường gia đình
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có những ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ hôn nhân và
gia đình Việt Nam. Việc bùng nổ các thiết bị thông minh khiến cá nhân dễ dàng chìm đắm
trong thế giới ảo và giảm các giao tiếp trực tiếp trong gia đình, trong xã hội, khiến lối sống,
cảm xúc, ứng xử, hệ giá trị của con người có thể bị đảo lộn. Trí tuệ nhân tạo và tự động hóa
cũng đang tạo nên một thế giới tình yêu, hôn nhân ảo, …dẫn đến nguy cơ tạo ra một thế hệ
trẻ không cần tình yêu, không cần gia đình, con cái. Từ đó đe dọa đến sự tồn tại và bền
vững của các quan hệ gia đình trong thế giới thực.
http://giadinh.bvhttdl.gov.vn/giai-phap-han-che-anh-huong-tieu-cuc-cong-nghiep-4-0- trongmoi-truong-gia-dinh/
- Tệ nạn xã hôi văn hóạ lOMoAR cPSD| 45932808
Môt trong những nguyên nhân lớn của tệ nạn xã hội và mất niềm tin là phương tiệ n
truyền ̣ thông hiên đại gây phân hóa xã hộ i lớn ở phạm vi toàn cầu. Truyền thông hiện đại
tạo ra hai ̣ nhóm, nhóm ủng hô và nhóm chống đối cho từng vấn đề, từ đó kích độ ng
ngôn ngữ hậ n ̣ thù. Chưa nói đến tệ nạn truyền bá thông tin giả có thể hoàn toàn gây mất
kiểm soát. Khi các phương tiên truyền thông truyền thống được quản lý bởi luậ t thì truyền thông hiệ
n đại ̣ thoát khỏi sự giám sát đó, có cơ hội tung hoành, tạo nhiều khủng
hoảng xã hội. Đơn cử là khi dịch covid bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam, rất nhiều những tin giả
xung quanh việc đóng cửa, phong tỏa với 3000 chốt, hoặc ra đường phải có giấy tờ tùy thân
với chứng minh thư thì mới được đi gây ra rất nhiều hoang mang cho người dân. Điều đặc
biệt là những tin giả này được chia sẻ với tốc độ chóng mặt, khiến người dân đổ xô nhau
chen lấn để mua được đồ tích trữ.
Chiến tranh truyền thông là vấn nạn lớn mà nếu chúng ta không đính chính kịp thời thì hâu ̣
quả rất khôn lường. Khi quần chúng đã mất niềm tin bởi thông tin giả, điều này có bóp méo
quá trình đưa ra quyết định của người dân và gây rủi ro cho xã hội
II. Câu hỏi QnA để cơ cấu với các nhóm khác trên lớp (Mỗi phần 1 câu hỏi) (10 phút)
1. Tổng kết 10 năm 1975-1986, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chiến lược
CNH, HĐH ở nước ta còn nhiều khiếm khuyết và bất cập là gì và nguyên nhân
dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội bấy giờ?
Sai lầm, khuyết điểm nổi bật là không hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội do Đại hội IV
và Đại hội V của Đảng đề ra. Đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài; sản
xuất tăng chậm và không ổn định; nền kinh tế luôn trong tình trạng thiếu hụt, không có tích
luỹ; lạm phát tăng cao và kéo dài. Đất nước bị bao vây, cô lập, đời sống nhân dân hết sức
khó khăn, lòng tin đối với Đảng, Nhà nước, chế độ giảm sút nghiêm trọng.
Nguyên nhân khách quan dẫn đến khủng hoảng kinh tế-xã hội do xây dựng đất nước từ nền
kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, sản xuất nhỏ là phổ biến, bị bao vây, cấm vận nhiều năm, nguồn
viện trợ từ nước ngoài giảm mạnh; hậu quả nặng nề của 30 năm chiến tranh chưa kịp hàn
gắn thì chiến tranh ở biên giới ở hai đầu đất nước làm nảy sinh những khó khăn mới. Về
chủ quan là do những sai lầm của Đảng trong đánh giá tình hình, xác định mục tiêu, bước
đi, sai lầm trong bố trí cơ cấu kinh tế; sai lầm trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, trong lĩnh vực
phân phối, lưu thông; duy trì quá lâu cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp; buông lỏng
chuyên chính vô sản trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội và trong đấu tranh chống âm mưu,
thủ đoạn phá hoại nhiều mặt của địch. lOMoAR cPSD| 45932808
2. Theo nhóm bạn, những điểm giống nhau về quan điểm, chủ trương thực hiện CNH,
HDH đất nước trước đổi mới và hiện nay là gì? (link) -
Đảng ta luôn khẳng định CNH, HDH là nhiệm vụ trung tâm trong suốtt thời kỳ quá do; -
Mục tiêu cúa CNH, HDH là xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho CNXH,
nâng cao đời sống vật chất, văn hoá tinh thần cho nhân dân.
Chúng ta đã biết, xã hội loài người đã và đang trải qua 5 hình thái kinh tế xã hội, tương ứng
với nó là 5 phươnng thức sản xuất khác nhau. Mỗi phương thức sản xuất chỉ có thể được
xác lập vững chắc trên một cơ sở vật chất kĩ thuật thích ứng. Đối với CNXH, giai đoạn thấp
cúa chủ nghĩa cộng sản muốn tồn tại và phát triển cũng cần thiết phải có một nền kinh tế
phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu vê những tư liệu
sản xuất chủ yếu. Nuóc ta quá độ lên CNXH voi xuất phát điểm là một nước công nghiệp lạc
hậu, trình độ lực lượng sản xuất ở mức thấp kém, lại trải qua hàng chục năm chiến tranh
tàn phá, do đó cơ sở vật chất kĩ thuật hoàn toàn chưa thích ứng với CNXH. Để tăng cường
cơ sở vật chất kĩ thuật cho CNXH, củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN, đồng
thời để củng cố liên minh công - nông - trí cần thiết phải tiến hành CNH, HĐH đất nước.
Thành công của sự nghiệp CNH, HĐH chính là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc
xây dựng CNXH mà toàn đảng, toàn dân ta thực hiện. 3.
Nhóm bạn nghĩ tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 có tác động tích cực
mạnh mẽ hơn tiêu cực không? Vì sao?
=> Mình xin phép được trả lời câu hỏi là CÓ. Vì đây là bản chất của cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0, vì sao nó được gọi là cách mạng. Khi con người luôn phải đấu tranh với cái xấu,
cái cũ để tạo ra những giá trị mới tốt đẹp hơn nhưng vẫn phải giữ cho các tinh thần, giá trị
văn hóa truyền thống được vẹn nguyên và bảo toàn. Cách mạng 4.0 đòi hỏi con người phải
thông minh hơn, sử dụng trí óc hơn nên cho dù ở hiện tại, cuộc cách mạng này đang làm
gây mất cân bằng ở thị trường lao động tay chân, nhưng không thể phủ nhận nó đồng thời
thúc đẩy trí óc và kĩ năng của con người cao hơn, thông minh, hiệu quả hơn về lâu về dài,
giúp cho các ngành công nghiệp cùng thị trường lao động ngày càng nâng tầm và chất
lượng tốt hơn. Cách mạng 4.0 gây ra các cuộc xung đột văn hóa nhưng đồng thời nó cũng
là thử thách cho nước nhà học cách bảo vệ giá trị truyền thống mà vẫn hòa nhập chứ không
hòa tan với các cộng đồng, quốc gia trên thế giới. 4.
Nhà nước có vai trò như thế nào trong việc hạn chế những mặt tiêu cực của
cuộccách mạng 4.0 lên người lao động?
Nhà nước đóng vai trò quyết định, phải thông qua các công cụ của mình, nhất là công
cụ pháp luật lao động để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của cách mạng 4.0 đối với NLĐ.
_ Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng quốc tế, diễn ra trên phạm vi
nhiều nước, do đó đòi hỏi phải có những giải pháp toàn cầu để hạn chế những mặt
tiêu cực. Việt Nam cần tham gia sâu và rộng hơn nữa vào hệ thống pháp luật lao động lOMoAR cPSD| 45932808
quốc tế nhằm tăng cường ảnh hưởng của Việt Nam đến quá trình xây dựng pháp luật
lao động quốc tế; đề xuất xây dựng và tiến tới dự thảo để giải quyết bài toán khó về
lao động từ thực tiễn của Việt Nam.
_ Cần nghiên cứu dự báo chính xác xu hướng vận động và phát triển của thị trường
lao động ở Việt Nam trong tương lai. Nghiên cứu xây dựng một chiến lược phát triển
nguồn nhân lực.Trong đó, có các chỉ tiêu kế hoạch về: Số lượng, chất lượng (sức
khỏe, trình độ chuyên môn, kỹ năng, kỷ luật lao động, tính sáng tạo và năng động
trong công việc...) đáp ứng yêu cầu của cách mạng 4.0.
_ Đánh giá toàn diện hệ thống pháp luật lao động cả trên phương diện kỹ thuật lập
pháp cũng như trong khâu tổ chức thực hiện. Mở rộng phạm vi điều chỉnh của pháp
luật lao động, đáp ứng sự thay đổi của bản chất quan hệ lao động trong bối cảnh cách mạng 4.0.
III. Câu hỏi bỏ vô Kahoot (Mỗi phần 2 câu hỏi, tổng 10 câu tất cả) (10 phút)
1. Cách mạng 4.0 KHÔNG giúp cho công nghệ tự động hóa phát triển, làm giảm
sức lực lao động của con người. => Đúng hay sai? SAI
2. Cách mạng 4.0 làm thay đổi mạnh mẽ về phân bố nguồn lực sản xuất, cách thức
sản xuất và tiêu dùng nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ.
Đúng hay Sai —--> Đúng
3. Cách mạng 4.0 giúp người lao động không chỉ được giải phóng về lao động…
mà còn được giải phóng cả về lao động….
Chân tay- Trí óc, Thể xác-Tinh thần, Bản thân-Cộng đồng, Vật chất-Linh hồn—->Chân tay- Trí óc
4. Điền vào chỗ trống về Tác động tiêu cực của Công nghiệp 4.0: “Nhiều nhà nghiên
cứu kinh tế chỉ ra rằng, cuộc cách mạng này có thể mang lại sự bất bình đẳng lớn
hơn, đặc biệt là ở khả năng _____ thị trường lao động.” (Phần 4) A. Biến đổi B. Bảo vệ C. Chuyển hóa D. Phá vỡ 5.
Điền vào chỗ trống: Tri thức sẽ là yếu tố quan trọng của sản xuất trong tương lai và
làm phát sinh một thị trường việc làm ngày càng tách biệt thành các mảng "kỹ năng
___/lương___" và "kỹ năng cao/lương cao", do đó dễ dẫn đến sự phân tầng xã hội ngày
càng trầm trọng thêm. (Phần 4) lOMoAR cPSD| 45932808 A. cao / thấp B. thấp / cao C. cao / cao D. thấp / thấp Phần 2 6.
Đại hội VI có sự thay đổi trong lựa chọn mô hình chiến lược công nghiệp hóa:
chuyển từ mô hình … (thay thế nhập khẩu) trước đây bằng mô hình … (hướng về xuất khẩu
đồng thời thay thế nhập khẩu).
A. hướng ngoại / đơn lẻ
B. hướng nội / đơn lẻ
C. hướng ngoại / hỗn hợp
D. hướng nội / hỗn hợp 7.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (năm 1996) khẳng định “xu thế toàn cầu hoá”
vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam. A. Đúng B. Sai
Nhiều cá nhân tỏ ra hoài nghi về sự tồn tại của cái gọi là “đạo đức kinh doanh” trong cơ chế
thị trường. Và họ cho rằng làm sao có đạo đức kinh doanh khi mà bất kỳ ai tham gia thương
trường đều ham muốn lợi nhuận. Từ thế kỷ 19, một học giả tư sản người Anh đã chỉ ra sức
cám dỗ không thể cưỡng lại của lợi nhuận đối với nhà tư bản và Các Mác cũng đã trích dẫn
lại bình luận này nhằm nhấn mạnh bản chất tham lam của tư bản. Vậy xét cho cùng, nền
kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có đi theo lối mòn ấy hay không?