Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa đời sống và sự vận dụng vào xây dựng đời sống văn hóa ở nước ta hiện nay | Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa đời sống. Đạo đức mới. Lối sống mới. Nếp sống mới. Thực trạng văn hóa hiện nay. Thực trạng đời sống văn hóa hiện nay. Các thành tựu. Một số nhược điểm và yếu kém. Ý nghĩa của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng văn hóa mới hiện nay. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (TTHCM)
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN
MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI: QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA ĐỜI
SỐNG VÀ SỰ VẬN DỤNG VÀO XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG
VĂN HÓA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY HỌC VIÊN: MÃ SỐ SINH VIÊN: LỚP TÍN CHỈ: Hà Nội, năm 2020 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn vấn đề nghiên cứu…………………………………………..……4
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………..………..4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………..…………...5
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu……………………………………5
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài………………………………………...5
6. Kết cấu đề tài………………………………………………………………….6 NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM VỀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA……………………..7
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA ĐỜI SỐNG
2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa………………………..…………………9
2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa đời sống……………………………….10
2.2.1 Đạo đức mới………………………………………………………………10
2.2.2 Lối sống mới……………………………………………………………...12
2.2.3 Nếp sống mới……………………………………………………………..13
CHƯƠNG 3. TẠI SAO PHẢI VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH
VÀO XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1 Thực trạng văn hóa hiện nay………………………………………………..15
3.2 Thực trạng đời sống văn hóa hiện nay……………………………………...18
3.2.1 Các thành tựu……………………………………………………………..18
3.2.2 Một số nhược điểm và yếu kém…………………………………………..19
3.3 Ý nghĩa của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng văn hóa
mới hiện nay……………………………………………………………………20 3
CHƯƠNG 4. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG
ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
4.1 Đổi mới con người với tư cách chủ thể sáng tạo của văn hóa……………..21
4.2 Vận dụng tư tưởng chủ nghĩa Hồ Chí Minh về văn hóa trong giao lưu, hội
nhập với thế giới, giữ vững và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc…………..25
4.3 Vận dụng tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh trong xây dựng văn hóa mới trên
các lĩnh vực vủa đời sống…………………………………………………….27
CHƯƠNG 5. TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM TRONG
XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA NGÀY NAY………………………….28
KẾT LUẬN…………………………………………………………………….29
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….30 4 MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác Lê-nin là kim chỉ nam
cho Đảng và nhà nước Việt Nam xây dựng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam cả về mặt chính trị, tư tưởng lẫn mặt văn hóa.
Văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng. Chủ
tịch Hồ Chí Minh khi sinh thời luôn cho rằng văn hóa không hề kém quan trọng
hơn so với các mặt kinh tế, chính trị và xã hội. Chúng phải có mối liên hệ và gắn
bó mật thiết với nhau mới có thể xây dựng xã hội một cách toàn diện nhất.
Vì văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội nên chú trọng vào việc nghiên
cứu và phát triển đời sống văn hóa là góp phần phát triển xã hội một cách vững
mạnh. Đặc biệt, đối với nước Việt Nam, việc nghiên cứu và phân tích quan điểm
của Hồ Chí Minh về văn hóa đời sống và vận dụng quan điểm ấy vào xây dựng
đời sống văn hóa ở nước ta hiện nay là một vấn đề quan trọng cần được quan tâm.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm làm rõ quan điểm của Chủ tịch
Hồ Chí Minh về văn hóa đời sống, cùng với đó là làm rõ hiện trạng thực tế của
đời sống văn hóa ở Việt Nam ngày nay để có thể vận dụng quan điểm, tư tưởng
Hồ Chí Minh. Giúp sinh viên nói chung và bản thân nói riêng có thêm phần hiểu
biết về tư tưởng Hồ Chí Minh về giá trị tinh thần văn hóa của xã hội. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đó, đề tài sẽ giải quyết những nội dung sau đây: 5
- Khái niệm về đời sống văn hóa.
- Nghiên cứu, đánh giá và phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa đời sống.
- Thực tế đời sống văn hóa ở Việt Nam hiện nay, vận dụng quan điểm
Hồ Chí Minh vào xây dựng đời sống văn hóa.
- Nhận thức và trách nhiệm của bản thân về việc xây dựng đời sống văn
hóa ở Việt Nam ngày nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là quan điểm của Hồ Chí Minh về văn
hóa đời sống và vận dụng vào xây dựng đời sống văn hóa ở Việt Nam hiện nay. 3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của tiểu luận là Việt Nam trong thời đại ngày nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1 Cơ sở lý luận
Dựa trên tư tưởng Hồ Chí Minh và thực tế ở Việt Nam hiện nay.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu đề tài này là sử dụng phương pháp thống nhất
logic và lịch sử, phân tích – tổng hợp, khái quát, hệ thống hóa.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
5.1 Ý nghĩa lý luận của đề tài
Đề tài nhằm giải quyết vấn đề xây dựng đời sống văn hóa ở Việt Nam hiện
nay dựa trên quan điểm Hồ Chí Minh.
5.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 6
Đề tài phân tích, nêu ra các giải pháp để giải quyết tốt vấn đề xây dựng
đời sống văn hóa – vấn đề quan trọng không thể thiếu để xây dựng nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bền vững thông qua thực tiễn xã hội và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Giúp sinh viên có thêm kiến thức về tư tưởng Hồ Chí Minh đối với giá trị
của văn hóa tinh thần với việc xây dựng, phát triển đất nước.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung tiểu luận
được kết cấu gồm 5 chương 8 tiết. 7 CHƯƠNG 1
KHÁI NIỆM VỀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
Văn hóa là toàn bộ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo
ra. Đây là một định nghĩa chung nhất đã được nhiều người thừa nhận. Tuy nhiên,
khi đã hình thành rồi thì văn hóa có thể tồn tại trong con người và cũng có thể
tồn tại ngoài con người. Theo sự phân chia tương đối, văn hóa vật chất thường
tồn tại bên ngoài con người (như những sản phẩm vật chất mà con người sáng
tạo ra: công cụ lao động, phương tiện sinh hoạt, công trình nghệ thuật tồn tại ở
dạng vật chất …), văn hóa tinh thần thường tồn tại bên trong con người (như lễ
nghi, tập tục, các hình thức văn hóa ngôn từ...).
Đời sống văn hóa nằm trong phạm vi của văn hóa tinh thần. Tuy vậy,
không phải toàn bộ văn hóa tinh thần là đời sống văn hóa. Có những bộ phận
(hoặc yếu tố) của văn hóa tinh thần không tham gia vào đời sống văn hóa. Ví dụ,
tôn giáo, tín ngưỡng là một bộ phận của văn hóa tinh thần. Song, đối với những
người không theo một tôn giáo, tín ngưỡng nào thì trong đời sống văn hóa của
người đó không có sự chi phối (hay tham gia) của tôn giáo, tín ngưỡng ấy. Ví dụ,
không phải mọi người đều theo đạo Tin Lành mặc dù đạo này đã hiện hữu ở Việt
Nam từ cuối thế kỷ XIX (khoảng 1884). Trong đời sống văn hóa của đa số người
dân Việt Nam hơn một thế kỷ qua, không hiện hữu đạo Tin Lành.
Như vậy, muốn có đời sống văn hóa ở một phương diện nào thì con người
phải tác động vào các yếu tố văn hóa ở phương diện ấy hoặc bị các yếu tố văn
hóa ở phương diện ấy tác động, nghĩa là con người phải tham gia vào các hoạt
động văn hóa thì mới có đời sống văn hóa. Chỉ khi con người tác động vào các
thành tố nhất định của văn hóa thì mới tạo nên những hiệu ứng trở lại và chính
những hiệu ứng này làm nên đời sống văn hóa. Ví dụ trên là nói tới một yếu tố văn hóa tinh thần. 8
Qua đây, ta cũng thấy có sự khác biệt giữa văn hóa và đời sống văn hóa.
Cùng với văn hóa tinh thần, văn hóa vật chất, tuy tồn tại ngoài con người nhưng
không phải vì thế mà không tham gia vào đời sống văn hóa. Nếu con người tác
động vào một bộ phận nào đó của nó thì lập tức, những yếu tố tinh thần của bộ
phận này cũng trở thành phương diện tương ứng của đời sống văn hóa. Ví dụ,
một thiết chế văn hóa (như đình, đền, thư viện, bảo tàng v.v…), nếu đứng độc
lập với con người, không có mối liên hệ nào với con người thì mặc dù ở rất gần
con người, cũng không thể trở thành đời sống văn hóa; tuy nhiên, nếu những
thiết chế này được con người sử dụng hoặc tham gia vào những hoạt động của
chúng thì chúng trở thành những yếu tố của đời sống văn hóa.
Đời sống văn hóa, nếu quan niệm theo nghĩa rộng thì đó là toàn bộ những
yếu tố văn hóa hiện hữu trong đời sống con người. Hiểu theo nghĩa biện chứng
hơn, đời sống văn hóa chính là sự tương tác giữa văn hóa và con người (quá trình
con người tác động vào văn hóa và quá trình văn hóa tác động, thâm nhập vào
con người). Khi con người tác động vào văn hóa là lúc con người sáng tạo ra văn
hóa và làm biến đổi văn hóa; khi văn hóa tác động vào con người là lúc hình
thành nhân cách. Như vậy, đời sống văn hóa là sự gắn bó giữa văn hóa và con
người theo mối quan hệ hai chiều. Điều đó cũng có nghĩa là những yếu tố văn
hóa không gắn với con người (kể cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần) thì
không trở thành đời sống văn hóa. Như vậy, con người không gắn với toàn bộ
văn hóa nói chung mà thường gắn với một môi trường văn hóa cụ thể.
Tóm lại, đời sống văn hóa là một bộ phận của đời sống xã hội của con
người, thể hiện chất lượng sống của con người. 9 CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA ĐỜI SỐNG
2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, khái niệm về văn hóa được đề cập đến ở cả
nghĩa rộng và nghĩa hẹp.Theo nghĩa rộng văn hóa được Hồ Chí Minh định nghĩa
là: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và
phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học,
nghệ thuật, nhữngcông cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn mặc ở và các phương
thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó được gọi là văn hóa. Văn
hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà
loài người đã sản sinhra nhằm thích ứng những nhu cầu của đời sống và đòi hỏi
của sự sinh tồn”. Theo đó, văn hóa được hiểu theo nghĩa rộng nhất đó là toàn bộ
những giá trị vật chấtvà tinh thần mà loài người đã sáng lập ra nhằm đáp ứng nhu
cầu sinh tồn, đồngthời cũng là mục đích sống của con người. Và muốn xây dựng
nền văn hóa của dân tộc thì phải xây dựng trên tát cả các mặt: kinh tế, chính trị,
xã hội, đạo đức,tâm lý con người,...Theo nghĩa hẹp, văn hóa được Hồ Chí Minh
xác định là đòi sống tinh thần của xã hội, là thuộc về kiến thức thượng tầng của
xã hội. Đây là quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh kể từ sau Cách Mạng
Tháng Tám 1945.Nền văn hóa nước ta theo quan điểm của Chủ Tịch Hồ Chí
Minh mang hai đặc điểm cơ bản sau:
- Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực
của quần chúng nhân dân phát triển kinh tế-xã hội: Văn hóa phản ánh một cách
tổng quát, sống động mọi mặt của đời sống cá nhân và cộng đồng diễn ra trong
quá khứ cũng như hiện tại, trải qua nhiều thế kỉ nó đã cấu thành một hệ thống
các giá trị về hệ thống thẩm mỹ và lối sống mà trên đó mỗi dân tộc tự khẳng định
bản sắc riêng của mình. Nguồn lực nội sinh cho sự phát triển của mỗi dân tộc 10
luôn được chưa đựng trong văn hóa dân tộc. Sự phát triển đó luôn hướng tới cái
mới, tiếp nhận và tạo ra cái mới nhưng lại không thể tách rời khỏi cội nguồn dân
tộc mà luôn phải phát triển dựa trên cội nguộn và phát triển trên chính cội nguồn.
Cội nguồn đó của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc chính là văn hóa.
- Nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc: Đó là một nền văn hóa
yêu nước và tiến bộ mà cốt lõi là tư tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Theo xu hướng hòa nhập nhưng không hòa tan.
2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa đời sống
Việc xây dựng đời sống mới đã được Hồ Chí Minh nêu ra từ rất sớm ngay
khi mới giành được chính quyền, rồi nhanh chóng trở thành một phong trào quần
chúng sôi nổi, tạo động lực mạnh mẽ cho sự nghiệp kháng chiến kiến quốc.
Văn hóa đời sống là một bộ phận quan trọng của văn hóa dân tộc, nó biểu
hiện trong đời sống thường ngày qua lời ăn, tiếng nói, cách đối nhân xử thế của
mỗi người,...Văn hóa đời sống giáo dục con người cách ứng xử nhân đạo, khoa
học, văn minh giữa người với người trong cuộc sống thường ngày.
Văn hóa đời sống thực chất là đời sống mới, được Chủ Tịch Hồ Chí Minh
nếu ra với ba nội dung: Đạo đức mới, lối sống mới và nếp sống mới. Ba nội dung
này có quan hệ mật thiết, trong đó đạo đức mới giữ vai trò chủ yếu. Bởi vì chỉ có
dựa trên đạo đức mới thì mới xây dựng được lối sống mới và nếp sống mới. Kể
cả đạo đức mới cũng chỉ có thể biểu hiện trong nếp sống mới và lối sống mới. 2.2.1 Đạo đức mới
Thực hành đạo đức mới trước hết là thực hành đạo đức cách mạng.Đạo
đức mới theo chủ tịch Hồ Chí Minh là trung với nước, hiếu với dân: cần,kiệm,
liêm, chính, chí công vô tư; yêu thương con người và tinh thần quốc tế trong
sáng. Đó là bốn phẩm chất chung và cơ bản nhất. Hồ Chí Minh viết: “Thực hành 11
đời sống mới là Cần, Kiệm, Liêm, Chính”; “Nếu không giữ đúng Cần,Kiệm,
Liêm, Chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân”; “Nêu cao và
thực hành Cần, Kiệm, Liêm, Chính tức là nhen lửa cho đời sống mới”. Hay nói
cách khác: Đạo đức mới chính là thực hành đời sống mới trước hết là thực hiện
đạo đức cách mạng–Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Trong lời tựa cuốn sách “Đời sống
mới”, Hồ Chí Minh khẳng định ý nghĩa của việc tất yếu phải xây dựng đời sống
mới: "Trong lúc kháng chiến cứu quốc chúng ta phải đồng thời kiến quốc. Thực
hành đời sống mới là một điều cần kíp cho công cuộc cứu quốc và kiến quốc".
Theo Người, đó là một công việc quan trọng, “hợp thời lắm”, vì “chính
trong lúc này càng phải thực hành đời sống mới là Cần, Kiệm, Liêm, Chính”. Để
mọi người dễ hiểu và làm đúng tinh thần của bốn chữ đó, Hồ Chí Minh diễn giải
một cách ngắn ngọn, dễ hiểu, dễ nhớ về nghĩa của từng chữ, theo đó: “Quân đội
phải siêng tập, siêng đánh. Nhân dân tăng gia sản xuất, phải siêng làm, thì kháng
chiến chắc chắn thắng lợi, thế cho nên phải Cần. Binh sĩ phải tiết kiệm đạn dược,
mỗi viên đạn một tên thù… Cho nên phải Kiệm. Mọi người đều trong sạch,
không tham lam, không đem của công dùng vào việc tư, thì mọi việc mới chạy.
Cho nên ai cũng phải Liêm. Mỗi người quốc dân đều phải vì nước quên nhà,
hăng hái ủng hộ kháng chiến, ra sức tăng gia sản xuất, trừ diệt bọn bán nước hại
dân quyết làm cho Tổ quốc thống nhất độc lập. Thế là Chính".
Theo Hồ Chí Minh đạo đức cách mạng là quyết tâm suốt đời đấu tranh cho
Đảng, đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lao động lên trên lợi ích của cá nhân;
hết lòng phục vụ nhân dân, không sợ khó, không sợ khổ, gương mẫu trong mọi
việc…người Đảng viên cần hơn bao giờ hết chính là đạo đức cách mạng với 4
chữ vàng: “Cần, Kiệm, Liêm, Chính”. Muốn xây dựng văn hóa đời sống chung
cho cả xã hội phải bắt đầu từng người, từng gia đình và đặc biệt mỗi cá nhân
Đảng viên và một nhân tố đặc biệt quan trọng đi đầu trong phong trào xây dựng
một xã hội với đời sống mới, mỗi người họ như là một đốm lửa sáng “nhen 12
nhóm” và truyền lửa đến toàn dân cùng thực hiện đạo đức mới nói riêng và đời
sống mới nói chung. Ngược lại, nếu mỗi cá nhân Đảng viên không thực hiện
“Cần, Kiệm, Liêm, Chính” thì không chỉ đưa tổ chức Đảng đi xuống mà bản
thân họ cũng trở thành “khối u” của xã hội, “sâu mọt” của nhân dân.
Như vậy, cần hơn bao giờ hết để thực hành đạo đức mới thì tức là mỗi
Đoàn viên và Đảng viên nói riêng, các cá nhân trong xã hội nói chung cần phải
giữ vững và rèn luyện phẩm chất: “Cần, Kiệm, Liêm, Chính”. 2.2.2 Lối sống mới
Lối sống mới theo Hồ Chí Minh là lối sống có lý tưởng, có đạo đức, có
phong cách sống và phong cách làm việc. Đó còn là lối sống văn minh, tiên
tiến,kết hợp hài hòa truyền thống tốt đẹp của dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân
loại.Xây dựng lối sống mới còn phải sửa đổi phong cách sống và phong cách
làmviệc, nghĩa là phải sửa đổi năm cách “ăn, mặc, ở, đi lại, làm việc” trong đời
sống của mọi người. Nếu Mác nói đến ăn, mặc, ở… để tồn tại thì Hồ Chí Minh
nói đến mặt văn hóa của ăn, mặc, ở… và phải xây dựng một phong cách sống
giản dị, khiêm tốn, ngăn nắp… một phong cách làm việc quần chúng, dân chủ –
tập thể, khoa học. Hồ Chí Minh luôn thể hiện một cách viết, cách nói chân thật,
dễ hiểu mà tế nhị, bình dân, không thô thiển, không phô trương, cầu kỳ. Tư
tưởng của Người đi thẳng đến quần chúng làm cho nhân dân dễ hiểu, dễ nhớ và dễ làm.
Thứ nhất, phải xây dựng lối sống mới có lý tưởng, có đạo đức theo hướng
văn minh, tiên tiến, kết hợp hài hòa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa
văn hóa của nhân loại. Cùng với việc bồi dưỡng, nâng cao đạo đức, việc xây
dựng đời sống mới đòi hỏi phải “sửa đổi những việc rất cần thiết, rất phổ
thông,trong đời sống của mọi người, tức là sửa đổi cách ăn, cách mặc, cách ở,
cách đi lại, cách làm việc”. Theo Hồ Chí Minh, đó là năm cách phải sửa đổi đối 13
với mỗi người cũng như đối với một tập thể, một cộng đồng. Cách ăn, mặc, ở
không phụ thuộc vào những thứ dùng để ăn, mặc, ở nhiều hay ít, sang trọng hay
đơn giản,mà lại phụ thuộc vào lối sống có hay không có văn hóa của mỗi con người.
Thứ hai, theo Hồ Chí Minh, phải xây dựng một phong cách khiêm tốn,
giản dị, chừng mực, điều độ, ngăn nắp, vệ sinh, yêu lao động, biết quý trọng thời
gian, ít ham muốn về vật chất, về chức – quyền – danh – lợi. Trong quan hệ với
nhân dân, bạn bè, đồng chí, anh em thì cởi mở, chân tình, ân cần, tế nhị; giàu
lòng yêu thương quý mến con người, trân trọng con người; đối với mình thì chặt
chẽ, đối với người khác thì khoan dung, độ lượng. Người cho rằng: “Cách ăn
mặc phải sạch sẽ, giản đơn, chất phác, chớ lượt thượt, xa xỉ, lòe lẹt”. Không phải
Người phủ nhận nhu cầu chính đáng của mỗi người trong việc cải thiện và nâng
cao điều kiện sinh hoạt của mình ngày càng tốt hơn, ai mà chẳng muốn ăn ngon
mặc đẹp, nhưng phải đúng thời điểm, đúng hoàn cảnh. Trong lúc nhân dân ta
còn thiếu thốn mà một người nào đó muốn riêng hưởng ăn ngon mặc đẹp, như
vậy là không có đạo đức. 2.2.3 Nếp sống mới
Nếp sống là những nét điển hình lặp đi lặp lại và định hình trong phong
cách, đời sống cá nhân, nhóm xã hội hay cả một nền văn hóa. Nếp sống là cái gì
đó vô hình nhưng cũng hữu hình tồn tại và có một sức sống mãnh liệt trong mỗi
một con người, một dân tộc. Nếp sống mới là quá trình xây dựng thói quen của
lối sống mới, xây dựng những thói quen và phong tục tập quán tốt đẹp, kế thừa
và phát triển được những thuần phong mĩ tục lâu đời của dân tộc, từ bỏ dần
những thói quen của lối sống cũ và xây dựng phong tục tập quán mới thay cho
phong tục tập quán cũ. Tất nhiên không phải cái gì cũ cũng là xấu, là phải bỏ
đi,cái gì cũng làm mới. Cũ mà xấu thì mới bỏ, cũ mà không xấu nhưng phiền 14
phức thì phải sửa đổi sao cho hợp lý, cũ mà tốt thì phát triển thêm. Ví dụ như
tinh thần tương thân tương ái, tận trung tận hiếu chúng ta cần phát triển thêm để
tốt hơn.Cái mới mà hay thì phải làm. Ví dụ như ăn ở cho hợp vệ sinh làm việc có
ngăn nắp. Có thể nói, nếp sống cũ là nền tảng, tiền đề của những nếp sống mới,
nếp sống sau bổ sung, tiếp thu tinh túy của nếp sống cũ từ đó mà hoàn thiện, phát
triển. Như vậy, nếp sống mới kế thừa nếp sống cũ, nếp sống mới ngày càng văn
minh lịch sự, ngày càng phù hợp và tiến bộ hơn.
Xây dựng nếp sống mới rất khó khăn phức tạp vì thói quen thì rất khó sửa
đổi, nó có sức ỳ cản trở ta. Thực tế cho thấy cái tốt mà lạ, người ta có thể cho là
xấu, cái xấu mà quen người ta có thể cho là bình thường. Vì vậy quá trình thay
đổi thói quen, cải tạo phong tục tập quán cũ lạc hậu là một quá trình đòi hỏi phải
thận trọng từng bước một, chịu khó, lâu dài, không thể xóa bỏ bằng cách trấn áp
thô bạo. Phải tuyên truyền, giải thích một cách hăng hái, bền bỉ, cẩn thận, khôn
khéo, mềm mỏng… Ngoài việc tuyên truyền vận động, thuyết phục xây dựng đời
sống mới thì điều quan trọng là phải có người làm gương, nhất là những người
lãnh đạo, cán bộ, Đảng viên: “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, phải xây
dựng được phong trào thi đua, bắt đầu từ những công việc nhỏ nhất, từ những thế
hệ trẻ, ươm mầm những tài năng trẻ, từ đó nhân rộng ra toànxã hội.
Theo Người, quá trình xây dựng lối sống mới cũng là quá trình làm cho lối
sống mới dần dần trở thành thói quen ở mỗi người, thành phong tục tập quán
củacả một cộng đồng, trong phạm vi một địa phương hay mở rộng ra cả nước và
gọilà nếp sống mới hay nếp sống văn minh. Nếp sống mới mà chúng ta xây dựng
phải kế thừa những truyền thống tinh thần tốt đẹp, những thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc ta 15 CHƯƠNG 3
TẠI SAO PHẢI VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VÀO XÂY
DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1 Thực trạng văn hóa hiện nay
Tình hình kinh tế chính trị xã hội tác động đến việc hình thành văn hóa.
Văn hóa lá yếu tố của kiến trúc thượng tầng vì vậy mà nó chịu ảnh hưởng rất lớn
từ cơ sở hạ tầng đặc biệt là sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong tình
hình đất nước hiện nay, khi xã hội phát triển với nhiều xu hướng thì sự ảnh
hưởng này ngày càng lớn đối với sự phát triển văn hóa.
Hiện nay, nước ta đang diễn ra bốn quá trình song song phát triển và có
mối liên hệ bản chất với nhau. Bốn quá trình đó là:
- Quá trình mở rộng hơn nữa nền kinh tế thị trường, và giao lưu quốc tế
có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng Xã hội chủ nghĩa.
- Quá trình thứ 2 là quá trình công nghiệp hóa - Quá trình đô thị hóa
- Quá trình hiện đại hóa
Cả bốn quá trình này đan xen với nhau, đều tác động mạnh mẽ tới văn
hóa, phản ánh sự phát triển cực kỳ phức tạp và mang rất nhiều nghịch lý buộc
phải vận chuyển đổi nhiều chuẩn mực và các giá trị chính vì vậy mà càng cần
phải định hướng sự phát triển văn hóa một cách đúng đắn, khoa học.
Ảnh hưởng của quá trình đầu tiên: quá trình mở rộng hơn nữa nền kinh tế
thị trường và giao lưu quốc tế có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã
hội chủ nghĩa là một trong những ảnh hưởng lớn đối với quá trình xây dựng văn hóa đất nước.
Ngay từ khi nền kinh tế chuyển đổi từ nền kinh tế với cơ chế hành chính
quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là 16
một sự chuyển đổi rất mới mẻ. Và sự chuyển đổi này kéo theo sự chuyển đổi
nhiều chuẩn mực giá trị văn hóa trước hết đòi hỏi phải xác lập được nền tảng
khuynh hướng và các chính sách phát triển cho xã hội. Do tính chất sôi động của
nền kinh tế thị trường, nhu cầu của xã hội đòi hỏi xác lập tính ưu tiên của văn
hóa trong mọi chiến lược phát triển. Các chuẩn mực phát triển lâu bền của xã hội
đều phải được đặt trên cơ sở giữ gìn bản sắc văn hóa, tiếp thu tinh hoa các giá trị của các dân tộc.
Nền kinh tế thị trường mở ra kéo theo rất nhiều sự thay đổi chuyển biến
trong xã hội. Mà trước hết là sự chuyển đổi cơ bản trong sự ưu tiên của bộ ba giá
trị: chân –thiện –mỹ trong văn hóa. Nếu trước kia, trong một nền văn hóa tương
đối tĩnh các chuẩn mực đạo đức truyền thống, các vấn đề lương tâm, danh dự, sự
hổ thẹn có thể chỉ cần được điều chỉnh bằng dư luận xã hội, thì nay cần thiết phải
được xác lập. Các giá trị của nhận thức chân lý quy luật khách quan là các nấc
thang mới mà nền văn hóa Việt Nam đã đang thúc đẩy để trở thành khuynh
hướng ưu tiên nhằm tạo nên một cơ chế vận hành các giá trị mới, đủ sức phòng
ngừa các phản giá trị đang tìm cách gia tăng mạnh mẽ do mặt trái của cơ chế thị trường sinh ra.
Cũng với sự chuyển hướng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa thì Việt Nam đang mở cửa giao tiếp với nhiều nền văn hóa quốc tế mà
trước đây chúng ta chưa mở rộng giao lưu. Với chính sách ngoại giao đa
phương, Việt Nam sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước, đồng nghĩa với việc là
nền văn hóa Việt Nam mở cửa rộng rãi nhất. Nhiều chuẩn mực văn hóa truyền
thống bị lãng quên được khôi phục, đồng thời một hệ chuẩn mực mới xuất hiện
nhằm xây dựng một nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.
Xu thế hiện đại hóa, đô thị hóa cũng đã tác động đến tình hình xây dựng
nền văn hóa mới của đất nước. Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa là sự ảnh
hưởng đến nhân cách văn hóa. Nhân cách văn hóa trong cơ chế thị trường, trong 17
đời sống ở Đô thị cần có tố chất năng động, biết kết hợp mạnh mẽ giữa đức và
tài. Khả năng sống tự lập trong đời sống thành phố phải cac và có bản lĩnh.
Những đam mê và các cám dỗ của đời sống thành phố có thể làm hủy hoại nhân
cách. Sự trong sáng về đạo đức, xuất sắc về tài năng, cao đẹp về tâm hồn giữ vị
trí quan trọng trong việc hình thành nhân cách văn hóa theo định hướng xã hội
chủ nghĩa. Nước ta là một nước đang phát triển tiềm năng đô thị hóa lớn và quá
trình đô thị hóa nhanh. Sự mở rộng và hoàn thiện các đô thị và đại đô thị cần
phải có các quan điểm và chính sách nhất quán nhằm khắc phục các quá trình tự
phát suy giảm các giá trị văn hóa. Chính vì vậy mà cần thiết tạo nên sự thống
nhất trong tính đa dạng giữa quá trình đô thị hóa tổng thể với các quá trình đô thị
hóa từng vùng, làm cho tinh hoa văn hóa vùng được xã hội quan tâm rộng rãi mà
không phá vỡ cơ cấu và bản sắc văn hóa chung của cả dân tộc như Hồ Chí Minh thường nhắc nhở.
Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đang diễn ra một cách
nhanh chóng trên đất nước ta và điều này cũng đã tác động không nhỏ đến nền
văn hóa của nước ta. Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đã làm cho những
vấn đề cơ bản của văn hóa và lối sống đều phải có sự chuyển biến mạnh mẽ,
trong đó vấn đề đầu tiên chính là đầu tư cho văn hóa. Hiện đại hóa là sự phát
triển mạnh mẽ toàn bộ các khía cạnh của đời sống xã hội: giao thông vận tải,
cách tổ chức, quan hệ gia đình và xã hội, cách thức sinh hoạt, lối sống, nhân
cách,…Và quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đã đặt ra rất nhiều vấn đề mà
xã hội cần phải giải quyết: sức ép dân số, về dịch vụ,…không giải quyết được,
chất lượng đời sống nhân dân có sự phân biệt rõ ràng…sự phân hóa xã hội sâu
sắc hơn, các tệ nạn xã hội diễn ra phức tạp hơn.
Nói chung sự phát triển của xã hội sự phát triển của bốn quá trình này diễn
ra một cách mạnh mẽ ở Việt Nam. Nó tác động rất nhiều mặt đến nền kinh tế xã
hội đặc biệt là văn hóa của đất nước. Vì vậy mà để phát triển xã hội theo hướng 18
dân giàu nước mạnh xã hội công bằng và văn minh trên nền tảng văn hóa đó là
tư tưởng Hồ Chí Minh. Nó phải giải quyết rất nhiều những nghịch lý và mâu
thuẫn. Phải vừa tăng trưởng nguồn lực con người, vừa vì sự nghiệp phát triển hài
hòa giữa cá nhân và cộng đồng giữa dân tộc và quốc tế trên nền tảng hệ giá trị chân thiện mỹ.
3.2 Thực trạng đời sống văn hóa hiện nay
Trong thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, mở rộng cơ chế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, hội nhập toàn diện kinh tế quốc tế ,…đã gây ra nhiều khó khăn
nhưng cũng tạo ra không ít những thuận lợi cho việc phát triển nền văn hóa đất
nước. Và trong những năm gần đây, thực trạng nền văn hóa nước ta cũng đã đạt
được một số thành tựu, song bên cạnh đó cũng có những hạn chế cần phải khắc phục: 3.2.1 Các thành tựu
Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh được Đảng ta vận dụng và
phát triển ngày càng tỏ rõ giá trị bền vững này, trở thành nền tảng tư tưởng kim
chỉ nam cho mọi hành động của xã hội ta, tạo ra sự thống nhất và đồng thuận để
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Có thể nói đây là một thành tựu lớn của văn hóa
Việt khi vận dụng một cách sáng tạo có sự phát huy phù hợp chủ nghĩa Mac-
Leenin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng đời sống văn hóa xã hội. Đây là sự
thành công của Đảng đối với sự nghiệp lãnh đạo và xây dựng đất nước.
Trong xã hội, nhiều nét văn hóa mới đã được hình thành bên cạnh đó là
những giá trị văn hóa đạo đức cũ vẫn được củng cố và phát triển. Hình thành
những nét giá trị văn hóa mới tiêu biểu như tính năng động kinh tế, tính tích cực
công dân được khơi dậy và phát huy mạnh mẽ thay cho tâm lý thụ động ỷ lại
trong chế độ cơ chế cũ. Thế hệ trẻ ngày nay có ý chí vươn lên lập thân lập
nghiệp ngày càng nhiều. Và sự đóng góp của họ ngày càng có ý nghĩa to lớn đối 19
với sự phát triển của xã hội. Dân trí nhân dân ngày càng được nâng cao, cả đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân đều được củng cố và nâng cao hơn trước nhiêù lần.
Những chuẩn mực nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ công
nghiệp hóa hiện đại hóa đang từng bước được hình thành trên cơ sở tiếp thu tinh
hoa văn hóa thế giới với sự phát triển văn hóa dân tộc.
Một thành tựu nữa phải kể đến là đời sống văn hóa nghệ thuật báo chí,
xuất bản, phát thanh, truyền hình,…sôi động và khởi sắc hơn.
3.2.2 Một số nhược điểm và yếu kém
Sự sụp đổ của Chủ Nghĩa Xã Hội ở Liên Xô và Đông Âu đã gây ra trạng
thái dao động, hoài nghi, giảm sút niềm tin ở một số người, kể cả một số không
nhỏ cán bộ Đảng viên. Thêm vào đó sự suy thoái đạo đức lối sống trong một bộ
phận không ít cán bộ có chức, có quyền như tham nhũng, quan liêu, cửa quyền,
sách nhiễu dân, kèn cựa địa vị, bè phái mất đoàn kết, ăn chơi sa đọa, chạy chức
chạy quyền, mua quan bán chức,…đang gây bất bình trong nhân dân, làm tổn
thương đến uy tín của Đảng và Nhà nước, đến sự an nguy của chế độ.
Nhiều tệ nạn xã hội phát triển như buôn lậu, ma túy, mại dâm, mê tín dị
đoan, nhiều hủ tục cũ, mới lan tràn,…đang gây hại đến thuần phong mỹ tục, chà
đạp lên đạo lý tình nghĩa và các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đời
sống văn hóa –nghệ thuật còn nhiều bất cập: thiếu những tác phẩm có giá trị cao
về tư tưởng và nghệ thuật, có xu hướng đi vào tâm tư tủn mủn có hiện tượng sa
vào chủ nghĩa hình thức, tách rời văn nghệ với nhiệm vụ chính trị của đời sống,
chạy theo xu hướng “ thương mại hóa ”, chạy theo thị hiếu thấp kém. Đời sống
văn hóa của đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng và kháng chiến
cũ còn nghèo nàn, thiếu thốn.
Xét nguyên nhân sâu xa của tình trạng yếu kém và nhược điểm này có
nhiều nguyên nhân khác nhau cả về khách quan và chủ quan trong đó có những 20
nguyên nhân chính như: những di sản vô giá của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn
hóa chưa được quan tâm khai thác đúng mức của nó, chưa trở thành nền tảng văn
hóa của xã hội, và chưa có hệ thống giải phóng đồng bộ cả về cơ chế, chính sách
và luật pháp trên lĩnh vực đời sống xã hội văn hóa. phải phát huy hơn nữa những
tư tưởng đúng đắn khoa học của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng một nền văn
hóa Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam: dân tộc khoa học và đại chúng.
3.3 Ý nghĩa của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng
văn hóa mới hiện nay
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống tư tưởng có ý nghĩa giá trị to lớn
đối với sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội Việt
Nam hiên nay. Tư tưởng về văn hóa của Người đặc biệt có ý nghĩa to lớn với
việc xây dựng một nền văn hóa mới. Nền văn hóa Việt Nam dưới sự lãnh đạo
của Đảng và phát triển dưới ảnh hưởng của hệ tư tưởng Hồ Chí Minh đã mở
đường thực tế để huy động đông đảo nhân dân tham gia hoạt động văn hóa và
tạo dựng nền văn hóa có chất lượng có bản sắc mới và chúng ta đang xây dựng
một nền văn hóa mà ở đó các quan hệ lao động sẽ dần dần thoát khỏi ách áp bức
bóc lột, nạn thất nghiệp, tiến tới lao động có kỹ thuật cao. Trên lĩnh vực giao tiếp
giữa dân tộc tộc người, cá nhân và xã hội, dân tộc và quốc tế, nó thực hiện sự
bình đẳng các giá trị trên cơ sở một chủ nghĩa bao dung Hồ Chí Minh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin sẽ luôn là kim chỉ
nan cho mọi hành động, là nền tảng tư tưởng cho công cuộc xây dựng đất nước
đặc biệt là trong xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc của đất nước ta.