Quan điểm của triết học mác-leenin về con người - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Chủ nghĩa Mác- Lênin cho rằng, con người vừa là một thực thể tự nhiên, vừalà thực thể xã hội, đồng thời là chủ thể cải tạo hoàn cảnh. Con người là một thựcthể “song trùng” tự nhiên và xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1. QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ
BẢN CHẤT CON NGƯỜI
1.1. Con người là một thực thể tự nhiên – xã hội
Chủ nghĩa Mác- Lênin cho rằng, con người vừa là một thực thể tự nhiên, vừa
là thực thể xã hội, đồng thời là chủ thể cải tạo hoàn cảnh. Con người là một thực
thể “song trùng” tự nhiên và xã hội. Hai yếu tố này gắn kết với nhau, trong cái tự
nhiên chứa đựng tính xã hội và không có cái xã hội tách rời cái tự nhiên.
1.1.1. Con người là một thực thể tự nhiên
Tiền đề vật chất đầu tiên quy định sự hình thành, tồn tại và phát triển của con
người chính là giới tự nhiên. Vì thế, bản tính tự nhiên phải là một trong những
phương diện cơ bản của con người, loài người. Cũng vì vậy, việc nghiên cứu khám
phá khoa học về cấu tạo tự nhiên và nguồn gốc tự nhiên của con người là cơ sở
khoa học quan trọng để con người hiểu biết về chính bản thân mình, tiến đến làm
chủ bản thân mình trong mọi hành vì và hoạt động sáng tạo ra lịch sử của nó, tức lịch sử nhân loại.
Bản tính tự nhiên của con người được phân tích từ hai giác độ sau:
Thứ nhất, con người là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài của giới tự
nhiên và cơ sở khoa học của kết luận này đã được chứng minh bằng toàn bộ sự phát
triển của chủ nghĩa duy vật và khoa học tự nhiên, đặc biệt là học thuyết của Đácuyn
về sự tiến hóa của các loài. Ph.Ăng-ghen cho rằng : “Bản thân cái sự kiện là con
người từ loài động vật mà ra, cũng đã quyết định việc con người không bao giờ
hoàn toàn thoát ly khỏi những đặc tính vốn có của con vật”. Vì con người là sản
phẩm của quá trình tiến hóa tự nhiên nên con người là một bộ phận tất yếu, không
tách rời của giới tự nhiên.
Thứ hai, con người là một bộ phận của giới tự nhiên và đồng thời giới tự
nhiên cũng là “thân thể vô cơ của con người”. Do đó, những biển đổi của giới tự
nhiên và tác động của quy luật tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp thường xuyên quy
định sự tồn tại của con người và xã hội loài người, nó là môi trường trao đổi vật
chất giữa con người và giới tự nhiên; ngược lại, sự biến đổi và hoạt động của con
người, loài người luôn luôn tác động trở lại môi trường tự nhiên, làm biến đổi môi
trường đó. Đây chính là mối quan hệ biện chứng giữa sự tồn tại của con người, loài
người và các tồn tại khác của giới tự nhiên.
1.1.2. Con người là một thực thể xã hội
Mặc dù con người sinh ra từ sự tiến hóa tự nhiên song khác với mọi động vật
khác, con người có đặc tính xã hôi. Mỗi con người với tư cách là “người” chính là
xét trong mối quan hệ của các cộng đồng xã hội, đó là các cộng đồng: gia đình, giai
cấp, quốc gia, dân tộc, nhân loại. Bản tính xã hội của con người được phân tích từ giác độ sau đây:
Một là, xét từ giác độ nguồn gốc hình thành của con người, loài người thì
không phải chỉ có nguồn gốc từ sự tiến hóa, phát triển của vật chất tự nhiên mà còn
có nguồn gốc xã hội của nó, mà trước hết và cơ bản nhất là nhân tố lao động. Chính
nhờ lao động mà con người có khả năng vượt qua loài động vật để tiến hóa và phát triển thành người.
Hai là, xét từ giác độ tồn tại và phát triển của con người, loài người thì sự
tồn tại của nó luôn luôn bị chi phối bởi các nhân tố xã hội và các quy luật xã hội.
Xã hội biến đổi thì mỗi con người cũng do đó mà cũng có sự thay đổi tương ứng.
Ngược lại, sự phát triển của mỗi các nhân lại là tiền đề cho sự phát triển của xã hội.
Hai mặt tự nhiên và xã hội của con người tồn tại trong tính thống nhất của nó.
Hai mặt này vừa đối lập nhau, vừa quy định lẫn nhau và làm tiền đề cho nhau,
trong đó mặt tự nhiên quyết định sự tồn tại của con người, còn mặt xã hội quyết
định bản chất con người, nhờ đó tạo nên khả năng hoạt động sáng tạo của con
người trong quá trình làm ra lịch sử của chính nó.
1.2. Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử
Không có thế giới tự nhiên, không có lịch sử xã hội thì không tồn tại con
người. Bởi vậy, con người là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hóa lâu dài của giới
hữu sinh. Song, điều quan trọng hơn cả là: con người luôn luôn là chủ thể của lịch
sử - xã hội. C.Mác đã khẳng định: "Cái học thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng con
người là sản phẩm của những hoàn cảnh và của giáo dục... cái học thuyết ấy quên
rằng chính những con người làm thay đổi hoàn cảnh và bản thân nhà giáo dục
cũng cần phải được giáo dục". Trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên”,
Ph.Ăngghen cũng cho rằng: "Thú vật cũng có một lịch sử, chính là lịch sử nguồn
gốc của chúng và lịch sử phát triển dần dần của chúng cho tới trạng thái hiện nay
của chúng. Nhưng lịch sử ấy không phải do chúng làm ra và trong chừng mực mà
chúng tham dự vào việc làm ra lịch sử ấy thì điều đó diễn ra mà chúng không hề
biết và không phải do ý muốn của chúng. Ngược lại, con người càng cách xa con
vật, hiểu theo nghĩa hẹp của từ này bao nhiêu thì con người lại càng tự mình làm
ra lịch sử của mình một cách có ý thức bấy nhiêu". Như vậy, với tư cách là thực thể
xã hội, con người tham gia hoạt động thực tiễn, tác động vào tự nhiên, cải biến giới
tự nhiên, đồng thời thúc đẩy sự vận động phát triển của lịch sử xã hội. Thế giới loài
vật dựa vào những điều kiện có sẵn của tự nhiên. Con người thì trái lại, thông qua
hoạt động thực tiễn của mình để làm phong phú thêm thế giới tự nhiên, tái tạo lại
một tự nhiên thứ hai theo mục đích của mình.
1.3. Bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội.
Trong tác phẩm Luận cương về Phoiơbắc , C.Mác khẳng định; “Bản chất con
người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính
hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội.” Luận đề
trên của Mác khẳng định rằng, không có con người trừu tượng, thoát ly mọi điều
kiện, hoàn cảnh lịch sử xã hội. Bản chất của con người luôn được hình thành và thể
hiện ở những con người hiện thực, cụ thể, sống trong những điều kiện lịch sử cụ thể
nhất định, một thời đại nhất định.
Trong điều kiện lịch sử đó, bằng hoạt động thực tiễn của mình, con người tạo
ra những giá trị vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển cả thể lực và tư duy trí
tuệ. Các quan hệ xã hội tạo nên bản chất của con người, nhưng không phải là sự kết
hợp đơn giản hoặc là tổng cộng chúng lại với nhau mà là sự tổng hòa chúng.
Các quan hệ xã hội có nhiều loại, chẳng hạn như: quan hệ quá khứ, quan hệ
hiện tại, quan hệ vật chất hoặc tinh thần; quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp; quan hệ
tất nhiên hoặc ngẫu nhiên, quan hệ bản chất hoặc hiện tượng, quan hệ kinh tế và
phi kinh tế,… Tất cả các quan hệ đó không những có vị trí và vai trò quan trọng
khác nhau mà còn đều có tác động qua lại và thậm chí không tách rời nhau. Các
mối quan hệ sẽ góp phần hình thành lên bản chất con người. Và trong những mối
quan hệ xã hội đó, con người mới bộc lộ toàn bộ bản chất xã hội của mình.
Các quan hệ xã hội thay đổi thì ít hoặc nhiều, sớm hoặc muốn, bản chất con
người cũng sẽ thay đổi theo. Quan hệ xã hội tác động đến con người từ khi bắt đầu
sinh ra đến khi trưởng thành chiếm một vị trí nào đó trong xã hội, để khẳng định
được vị trí của mình trong xã hội thì con người không ngừng sáng tạo và khẳng
định bản thân mình một cách lịch sử và không ngừng tái hiện bản thân mình, tự
giáo dục bản thân với tư cách con người.
2. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. Về lý luận
Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người và bản chất con người là
cở sở phương pháp luận cho mọi hoạt động của con người, được biểu hiện qua:
Trong nhận thức, đánh giá con người thì cần phải xem xét cả phương diện bản tính
tự nhiên tự lẫn phương diện bản tính xã hội, song trong đó, phải coi trọng hơn việc
xem xét con người từ phương diện bản tính xã hội, từ các nhân tố xã hội cho đến
các quan hệ xã hội. Mặt khác, trong việc xây dựng thái độ sống vừa phải biết tính
đến nhu cầu sinh học, song cần coi trọng rèn luyện các phẩm chất xã hội, tránh rơi
vào thái độ sống chạy theo nhu cầu bản năng tầm thường.
Trong cuộc sống, con người không chỉ phải biết phát huy vai trò tích cực sáng
tạo mà còn phải có ý thức tự giác vượt ra khỏi tác động tiêu cực từ hoàn cảnh lịch
sử. Từ đó mới có cơ sở và là bệ phóng để phát triển bản thân.
Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội, nên cần chú trọng việc xây
dựng môi trường xã hội tốt đẹp, với những quan hệ xã hội tốt đẹp để có thể xây
dựng, phát triển được những con người tốt đẹp. Đồng thời, trong hoạt động nhận
thức và thực tiễn phải luôn chú ý giải quyết đúng đắn mối quan hệ xã hội – cá nhân.
Ngoài ra, việc xóa bỏ triệt để các quan hệ kinh tế – xã hội áp bức và bóc lột ràng
buộc khả năng sáng tạo lịch sử của con người – những chủ thể sáng tạo đích thực ra
lịch sử tiến bộ của nhân loại , tránh các khuynh hướng đề cao quá mức cá nhân
hoặc xã hội cũng đóng một vai trò cốt lõi trong việc tiếp tục và phát triển lịch sử.
Đó cũng chính là thực hiện triết lý đạo đức nhân sinh cao đẹp nhất của chủ nghĩa
cộng sản: “mình vì mọi người; mọi người vì mình”. 2.2. Về thực tiễn
Hồ Chí Minh là một nhà tư tưởng lỗi lạc, có nhiều cống hiến kiệt xuất vào
kho tàng tư tưởng – lý luận của dân tộc và nhân loại. Hồ Chí Minh đã tiếp nhận
những bài học sâu sắc từ Lênin và Cách mạng Tháng Mười Nga nhưng Người
không rập khuôn, sao chép theo nền tảng đó mà tiếp thu cái tinh thần của Chủ
nghĩa Mác – Lênin. Cụ thể, tư tưởng Hồ Chí Minh về con người là sản phẩm của sự
kết hợp giữa nhu cầu khách quan của lịch sử - xã hội, là sự kết tinh truyền thống
của người Việt Nam, tinh hoa văn hóa nhân loại với phẩm chất, năng lực cá nhân.
Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người thể hiện trong các bài
viết, bài phát biểu của Người. Nổi bật trong số đó chính là Tư tưởng về sức mạnh
của nhân dân, về khối đại đoàn kết dân tộc.
Hồ Chí Minh có quan điểm đúng đắn về quần chúng nhân dân. Chính quần
chúng nhân dân là chủ thể của lịch sử, chủ thể của mọi sáng tạo, chủ thể của mọi
phong trào cách mạng. “Lấy dân làm gốc” là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tư tưởng
Hồ Chí Minh. Người cho rằng cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân và
khẳng định: “Nước lấy dân làm gốc….Gốc có vững cây mới bền. Xây lầu thắng lợi
trên nền nhân dân”. Với Hồ Chí Minh, quần chúng nhân dân còn là người quyết
định lịch sử. Người thường hay trích dẫn câu ca của người dân vùng Quảng Bình,
Vĩnh Linh “Dễ mười lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong” để
nói lên vai trò to lớn của quần chúng nhân dân. Vai trò của Nhân dân còn được
Người khẳng định rõ:“ Ở đâu có dân là có núi, có sông, có biển. Dân có sức mạnh
hơn cả sông núi. Nếu ta biết dựa vào dân thì sẽ thành công”. Hồ Chí Minh khẳng
định, đại đoàn kết dân tộc là một chiến lược cơ bản, nhất quán, lâu dài, là vấn đề
sống còn, quyết định thành công của cách mạng. Đó là chiến lược tập hợp mọi lực
lượng nhằm hình thành và phát triển sức mạnh to lớn của toàn dân trong cuộc đấu
tranh chống kẻ thù của dân tộc, của nhân dân. Theo Người, đoàn kết làm nên sức
mạnh và là cội nguồn của mọi thành công. Tóm lại, Hồ Chí Minh đã nhìn rõ được
bản chất con người trong công cuộc xây dựng cách mạng nói riêng và tạo nên lịch sử nhân loại nói chung.
Sự nghiệp đổi mới đòi hỏi phải đặt con người vào vị trí trung tâm, xem đó vừa
là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển và cũng chỉ bằng cách đó thì sự
nghiệp đổi mới ở nước ta hiện này mới có thể thực hiện thành công được. Độc lập,
tự do và hạnh phúc của con người, sự phát triển của nó là nội dung cốt lõi, mục tiêu
chủ yếu, cao nhất và bao trùm nhất của công cuộc đổi mới nói riêng và sự nghiệp
giải phóng con người nói chung. Mục tiêu của công cuộc đổi mới và sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay là dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh, là sự thể hiện tập trung mục tiêu giải phóng con người trong giai đoạn hiện nay.