-
Thông tin
-
Quiz
Quan điểm Hồ Chí Minh về nguyên tắc rèn luyện đạo đức mới và việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của sinh viên hiện nay | Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đạo đức là một phần không thể thiếu của con người. Có thể nói, đạo đức chính là phần hồn, phần “người” của mỗi con người. Đạo đức khiến cho người ta phải cư xử, hành xử theo những quy chuẩn, quy ước được coi là chuẩn mực của xã hội. Con người có đạo đức sẽ cảm thấy áy náy, cắn rứt lương tâm trước những việc làm lệch lạc so với quy chuẩn xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Tư tưởng Hồ Chí Minh (TTHCM) 69 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Quan điểm Hồ Chí Minh về nguyên tắc rèn luyện đạo đức mới và việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của sinh viên hiện nay | Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đạo đức là một phần không thể thiếu của con người. Có thể nói, đạo đức chính là phần hồn, phần “người” của mỗi con người. Đạo đức khiến cho người ta phải cư xử, hành xử theo những quy chuẩn, quy ước được coi là chuẩn mực của xã hội. Con người có đạo đức sẽ cảm thấy áy náy, cắn rứt lương tâm trước những việc làm lệch lạc so với quy chuẩn xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (TTHCM) 69 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA XÃ HỘI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN ---- ---- - --- ---- ---- TIỂU LUẬN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ NGUYÊN TẮC RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC
MỚI VÀ VIỆC RÈN LUYỆN, TU DƯỠNG ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY
Giảng viên: Lê Thị Thảo
Sinh viên: Vũ Quang Hiền Mã sv: 2153010023
Lớp tín chỉ: TH01001_K41.7
Hải Phòng, 05 - 2022 1
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 3
NỘI DUNG ................................................................................................................ 7
1. Khái quát quan điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức ................... 11
2. Quan điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc rèn luyện đạo đức
mới ....................................................................................................................... 13
2.1. Quan điểm thứ nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc rèn luyện
đạo đức mới: Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức ............................. .13
2.2. Quan điểm thứ hai của tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc rèn luyện
đạo đức mới: Xây đi đôi với chống ................................................................. 17
2.3. Quan điểm thứ ba của tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc rèn luyện
đạo đức mới: Tu dưỡng đạo đức suốt đời ...................................................... 21
3. Thực tế việc rèn luyện đạo đức của sinh viên hiện nay .............................. 24
3.1. Thực trạng ................................................................................................ 24
3.1.1. Chưa nhận thức được tầm quan trọng của đạo đức cũng như việc rèn
luyện đạo đức ............................................................................................... 24
3.1.2. Chưa kết hợp được nhuần nhuyễn việc xây dựng đạo đức và chống lại
thói phi đạo đức ............................................................................................ 26
3.1.3. Chưa có tinh thần tự giác trong tu dưỡng, rèn luyện đạo đức .......... 26
3.2. Các phương pháp cho việc rèn luyện đạo đức của sinh viên hiện nay . 27
3.2.1. Cần phải xác định rõ những nội dung tu dưỡng, rèn luyện đạo đức mới
trong tình hình hiện nay ............................................................................... 27
3.2.2. Nhận thức rõ tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cần phải được tiến hành
thường xuyên, lâu dài, liên tục, suốt đời ...................................................... 29 2
3.2.3. Phải gắn việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức với thực tiễn hoạt động học
tập, lao động, công tác, trong các mối quan hệ của bản thân ..................... 30
TỔNG KẾT ............................................................................................................. 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 33 3 MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đạo đức là một phần không thể thiếu của con người. Có thể nói, đạo đức chính
là phần hồn, phần “người” của mỗi con người. Đạo đức khiến cho người ta phải cư
xử, hành xử theo những quy chuẩn, quy ước được coi là chuẩn mực của xã hội. Con
người có đạo đức sẽ cảm thấy áy náy, cắn rứt lương tâm trước những việc làm lệch
lạc so với quy chuẩn xã hội. Đối với người Á Đông, đặc biệt là người dân Việt Nam
ta, các vấn đề về đạo đức lại càng có sức nặng. Các phạm trù về văn hóa, đạo đức đã
ăn sâu vào trong tâm thức của mỗi con người Việt Nam. Và Chủ tịch Hồ Chí Minh
vĩ đại là một trong những tấm gương sáng về việc rèn luyện và tu dưỡng đạo đức. Cả
cuộc đời Bác, bên cạnh việc chăm lo cho đời sống của người dân, đau đáu về ngày
độc lập của dân tộc thì Bác còn luôn mong muốn cán bộ và người dân tu dưỡng đạo
đức của mình vì “có tài mà không có đức là người vô dụng”. Xuất phát từ thực tiễn
Cách mạng, với tư duy độc lập, kế thừa có chọn lọc tư tưởng nhân văn của chủ nghĩa
Mác – Lênin, kết hợp với tư tưởng đạo đức truyền thống, Hồ Chí Minh đã đề xuất tư
tưởng đạo đức của mình, là những quan điểm về tư tưởng đạo đức mới. Và để mọi
người dân Việt Nam đều có thể hiểu, có thể học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh thì việc làm rõ quan điểm của Người trong rèn luyện đạo đức mới là
vô cùng quan trọng. Điều này càng quan trong hơn nữa đối với các sinh viên – những
người đang được trau dồi, rèn luyện để xây dựng một Việt Nam hùng cường trong tương lai.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm phục vụ quá trình tìm hiểu về tư tưởng Hồ Chí
Minh, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nói chung và hiểu được
quan điểm của Người về rèn luyện đạo đức mới nói riêng. Đồng thời, thấy được sự
cần thiết trong rèn luyện và tu dưỡng đạo đức đối với sinh viên hiện nay. Làm rõ 4
được quan điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh về rèn luyện đạo đức mới, đồng thời nêu
ra được quá trình rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của sinh viên
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu, tìm hiểu về các khía cạnh của quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh
trong việc rèn luyện đạo đức mới. Chỉ ra được thực trạng, vấn đề, khó khăn, bất cập,
ưu điểm, hạn chế trong quá trình rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của sinh viên hiện nay
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và quan điểm, cơ sở lý luận của tư tưởng Hồ
Chí Minh trong việc rèn luyện đạo đức mới nói riêng
Quá trình rèn luyện và tu dưỡng đạo đức ở sinh viên hiện nay
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Quan điểm, cơ sở lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng với đó là sự sáng tạo,
phát triển, bổ sung qua các thời kỳ lịch sử
Sinh viên trong thời điểm hiện nay
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Bài làm dựa hoàn toàn vào cơ sở lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh trong rèn
luyện đạo đức mới cùng với các quan điểm sáng tạo, bổ sung qua các thời kỳ. Sử
dụng phương pháp lập luận dựa trên chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử Mác - Lênin, được hình thành và phát triển qua quá trình hoạt động Cách
mạng của Người kết hợp với việc tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu, học liệu liên quan
tới tư tưởng Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó là đọc, tìm hiểu những bài báo, thống kê về
quá trình tu dưỡng đạo đức của sinh viên trong thời gian gần đây. Ngoài ra, trong
quá trình nghiên cứu cần phải tuân thủ theo một số nguyên tắc và quan điểm phương 5
pháp luận như: thống nhất tình Đảng và tính khoa học, thống nhất lý luận và thực
tiễn, có quan điểm lịch sử cụ thể, quan điểm toàn diện và hệ thống, quan điểm kế
thừa và phát triển. Các phương pháp logic, phương pháp lịch sử, phân tích văn bản,
phương pháp chuyên ngành và liên ngành cũng vô cùng hữu ích trong quá trình nghiên cứu đề tài
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Đem lại cái nhìn trực quan, rõ ràng, dễ hiểu về tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung
và quan điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng. Giúp tăng khả năng vận dụng lý
thuyết tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như các vấn đề lý luận khác vào thực tiễn. Giúp
cho mọi người, đặc biệt là sinh viên nhận ra được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc
tu dưỡng và rèn luyện đạo đức. Việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh còn góp phần
nâng cao năng lực tư duy lý luận, trang bị kiến thức khoa học về hệ thống quan điểm
toàn diện và sâu sắc về cách mạng Việt Nam, hình thành phương pháp làm việc, niềm tin, tình cảm cách mạng
Bên cạnh đó là giáo dục và định hướng thực hành đạo đức cách mạng, củng cố
niềm tin khoa học gắn liền với tình cảm cách mạng, bồi dưỡng lòng yêu nước. Nghiên
cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh giúp ta thấy được cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của
Người - lãnh tụ của Đảng, vị cha già dân tộc, một người chiến sĩ cách mạng kiên
trung, luôn đấu tranh vì độc lập, hòa bình dân tộc. Góp phần thực hành đạo đức Cách
mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, sống có ích cho xã hội, yêu và làm những điều tốt,
đấu tranh chống cái xấu, cái ác, nâng cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc cũng như thắp
lên tinh thần yêu nước bỏng cháy nồng nàn. Ngoài ra, ta còn có thể xây dựng được
phong cách học tập và làm việc, tu dưỡng con người phù hợp với điều kiện cụ thể
của bản thân, xây dựng phong cách tư duy, phong cách ứng xử, phong cách diễn đạt,
sinh hoạt phù hợp với hoàn cảnh theo phương châm “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”. 6
6. Kết cấu của tiểu luận
Tiểu luận gồm 3 phần chính
- Phần thứ nhất: Mở đầu, đưa ra đề tài nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu
- Phần thứ hai: Nội dung, đi vào nghiên cứu các nội dung liên quan của đề tài
- Phần thứ ba: Kết luận, kết lại đề tài, tóm gọm, khái quát lại nội dung
- Ngoài ra còn có thêm một danh mục tài liệu tham khảo và một mục lục 7 - NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1. Khái niệm của tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Đó là kết quả của sự vận dụng và
phát triển sáng tạo một cách tài tình, tinh tế từ nền tảng của chủ nghĩa Mác – Lênin
vào điều kiện cụ thể của dân tộc. Cùng với đó là sự kế thừa và phát triển các giá trị
văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài
sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta. Tư tưởng Hồ Chí
Minh chính là hệ tư tưởng của vị Cha già dân tộc kính yêu, hệ tư tưởng của toàn thể
dân tộc Việt Nam, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi.
2. Bản chất của tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh mang bản chất khoa học và cách mạng. Đó là hệ thống
quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của Cách mạng Việt Nam,
từ đó phản ánh những vấn đề có tính quy luật của Cách mạng Việt Nam. Tư tưởng
Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về mục tiêu xây dựng
một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, giàu mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh, góp phần vào sự nghiệp xây dựng cách mạng thế giới.
Tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác
– Lênin, là giá trị cơ bản nhất trong quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng
Hồ Chí Minh. Ngoài ra, tư tưởng Hồ Chí Minh còn bắt nguồn từ việc Người đã tiếp
thu các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại. 8
Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần to lớn và vô cùng quý giá của Đảng
và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp Cách mạng của nhân dân ta. Tư tưởng
Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác – Lênin là một bộ phận cấu thành làm nên nền
tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và Cách mạng Việt Nam.
3. Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh đưa cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam đến thắng
lợi và bắt đầu xây dựng một xã hội mới trên đất nước ta. Có thể nói, tư tưởng Hồ Chí
minh từ khi ra đời đã trở thành ngọn đuốc soi đường cho cách mạng Việt Nam đi từ
thắng lợi này đến thắng lợi khác. Và thực tiễn từ những thắng lợi này của Cách Mạng
Việt Nam đã khẳng định giá trị, tính đúng đắn, giàu sang tạo của tư tưởng Hồ Chí
Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là một hệ thống những quan điểm lý luận về
sách lược cách mạng dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam,
về sự cải biến cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, sự cải biến cách mạng xã hội
cũ và xây dựng xã hội mới trên các phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,
về xây dựng những điều kiện bảo đảm cho cách mạng Việt Nam đi tới thắng lợi cuối
cùng; là xây dựng Đảng Cộng sản cầm quyền trong sạch, vững mạnh; xây dựng nhà
nước của dân, do dân, vì dân; xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất và các đoàn thể
chính trị - xã hội; xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc gắn với đoàn kết quốc tế,…Tư
tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống mở đầy sức sống được Đảng Cộng sản Việt Nam
tiếp tục vận dụng, sáng tạo, bổ sung, phát triển trong sự nghiệp đổi mới hôm nay và mai sau.
Tư tưởng Hồ Chí minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho Cách mạng
Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh giúp chúng ta xây dựng hệ thống chính trị vững
mạnh. Những chỉ đạo của người về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là hạt
nhân lãnh đạo của cách mạng nước ta về xây dựng nhà nước, hệ thống chính quyền 9
thực sự của dân, do dân, vì dân; xây dựng đoàn thể, cán bộ là công bộc của nhân dân
vẫn còn vẹn nguyên giá trị.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc là nguồn
sức mạnh vô tận để chiến thắng mọi kẻ thù, bảo đảm thắng lợi cho sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ tổ quốc. Người chỉ rõ đoàn kết trong Đảng, trong nhân dân và đoàn
kết quốc tế, đoàn kết vì lợi ích chung và sự phát triển của các thành viên của cả cộng
đồng, đoàn kết vì mục tiêu dân giàu nước mạnh. xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh còn đề cao giá trị nhân văn. Đó là nhân nghĩa, là tình
yêu, tình cảm giữa người với người, nhất là với những người lao động bị áp bức, đau
khổ, thiệt thòi ở Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. ”Trái tim, khối
óc của Hồ Chủ Tịch dành cho dân tộc Việt Nam ta cũng hướng về giai cấp vô sản và
các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Cuộc chiến đấu, cuộc sống, những thành tựu
đầy ý nghĩa cùng với tình cảm quốc tế trong sáng của Hồ chủ tịch được sự kính phục
và lòng thương yêu của nhân dân thế giới, những người cộng sản khắp năm châu,
nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa, các dân tộc ở Á, Phi, Mỹ la tinh, nhân dân lao
động trong các nước phương Tây và mọi người có lương tri trên trái đất” [1]. Có thể
thấy tư tưởng của Người không chỉ có giá trị đối với Cách mạng mà còn mang những
giá trị tinh thần, giá trị nhân văn sâu sắc, cảm mến được tình cảm của đông đảo người
dân trên toàn thế giới.
Tư tưởng của Người còn là công cụ giúp chúng ta nhìn nhận vấn đề và hành
động một cách khoa học, tránh giáo điều, rập khuôn, máy móc hoặc xét lại, hoặc bảo
thủ, trì trệ. Luôn nhắc nhớ chúng ta rằng học phải đi đôi với hành, lý luận gắn liền
với thực tiễn. Quan điểm “dĩ bất biến ứng vạn biến”, “biến cái đại sự thành cái tiểu
sự, biến cái tiểu sự thành cái vô sự, tuyệt đối không để cái vô sự thành cái đại 10
sư”,....đến nay vẫn là nền tảng, là kim chỉ nam cho các hoạt động về mọi mặt chính
trị, kinh tế, quân sự,...ở nước ta hiện nay.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và của dân tộc, để
lại giá trị to lớn về mọi mặt, mọi vấn đề cho hậu thế. Bao trùm hệ tư tưởng của Hồ
Chí Minh là một sự giản dị, không giống bất cứ vĩ nhân nào khác trên thế giới. Đó là
sự giản dị trong lối sống, trong tư tưởng, trong tình yêu tổ quốc, yêu dân tộc. trong
cách thể hiện và phổ biến tư tưởng của mình đến với mọi người. Hồ Chí Minh đơn
giản là giản dị đến vĩ đại và vĩ đại một cách giản dị. Xuyên suốt tư tưởng của người,
ta luôn thấy được một tinh thần nhân nghĩa cao đẹp, đề cao giá trị đạo đức, giá trị
con người. Chính giá trị đạo đức, nhân văn ấy đã khiến cho “mọi người có lương tri
trên trái đất” đều yêu mến và cảm phục Hồ Chí Minh - tấm gương sáng của dân tộc,
lương tri của thời đại 11
II. QUAN ĐIỂM CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NGUYÊN TẮC RÈN
LUYỆN ĐẠO ĐỨC MỚI
1. Khái quát quan điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vĩ nhân đối với toàn thể dân tộc Việt Nam cũng
như thế giới. Suốt cuộc đời và sự nghiệp của mình, người luôn tận lực tận tâm cống
hiến cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng trong việc rèn luyện
đào tạo con người. Người luôn có một quan niệm về đại đức, rằng: đạo đức chính là
nền tảng, sức mạnh, tiêu chuẩn hàng đầu của mỗi con người nói chung và người làm
cách mạng nói riêng. Mỗi con người có nền tảng đạo đức vững vàng thì mới có thể
cáng đáng được sự nghiệp làm người, sự nghiệp cách mạng. Vì thế, Người luôn nêu
gương đạo đức của mình để đồng bào có thể học theo, làm theo, tu dưỡng những
phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Người coi đạo đức quan trọng như gốc của cây, như ngọn
nguồn của sông, suối, rằng “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có
nguồn thì sông cũng cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách
mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo
được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một
công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa,
xấu xa thì còn làm được nổi việc gì?”[2]. Người chỉ rõ cán bộ, đảng viên muốn cho
nhân dân tin, dân phục thì cần nhớ rằng: “Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ
viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những
người có tư cách, đạo đức” [3]. Thế mới thấy rằng trong tư tưởng của Bác, Bác hiểu
người, hiểu lẽ đời đến nhường nào. Chính vì sự hiểu biết uyên thâm ấy mà Bác mới
vô cùng coi trọng đạo đức, nhân nghĩa.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là đạo đức trong hành động, lấy hiệu quả thực tế làm
thước đo. Chính vì thế mà Người luôn đặt đạo đực bên cạnh tài năng, gắn đức với
tài, lời nói đi đôi với hành động và đánh giá dựa trên hiệu quả thực tế. Đức và tài là 12
những phẩm chất thống nhất của con người. Đạo đức là định hướng, là mục đích, là
tiêu chuẩn hành vi của mỗi con người. Còn tài chính là phương tiện, tiềm lực của
mỗi con người để thực hiện những mục đích, hành vi đó. Vì thế mà con người cần
phải vừa trau dồi rèn luyện tài năng, vừa phải tự mình tu dưỡng đạo đức bởi “Có tài
mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng
khó”. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, tài và đức, phẩm chất và năng lực phải thống nhất
làm một, hòa hợp với nhau. Tài năng phải được phát huy dựa trên nền tảng là đạo đức, nhân nghĩa.
Vai trò của đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh gióng như là thước đo lòng cao
thượng, phẩm giá của con người. Thực hành tốt đạo đức cá nhân sẽ tôn vinh giá trị
của bản thân, đồng thời tạo ra sức mạnh nội sinh giúp con người ta có thể vượt qua
những thử thách khó khăn nhất. Chính vì thế mà Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm
đến việc giáo dục toàn diện cho các em học sinh, sinh viên cả “Đức, Trí, Thể, Mỹ”.
Trong đó đức là gốc, là trước hết; tài là cực kỳ quan trọng, không có tài thì không
thể xây dựng được đất nước, không thể đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc
năm châu. Đức bao gồm nếp ăn ở, sinh hoạt, vệ sinh hàng ngày; là tình cảm của mỗi
cá nhân, trước hết là đối với gia đình, anh em, sau là đối với xã hội, tình cảm, tình
yêu quê hương đất nước.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức chính là sự kết hợp hài hòa, độc đáo giữa
đạo đức truyền thống của dân tộc với tinh hoa đạo đức của nhân loại, giữa kim cổ
phương Đông và phương Tây. Đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành
và phát triển từ yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam. Vì lẽ đó mà tư
tưởng của Người có sức ảnh hưởng rất lớn đến công cuộc cách mạng của Việt Nam
trước kia và công cuộc xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong hiện tại và tương lai. 13
2. Quan điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc rèn luyện đạo đức mới
Tư tưởng của Hồ Chí Minh về đạo đức có thể coi là cốt lõi, nền tảng trong việc
phát triển con người, đặc biệt là với những người làm cách mạng. Mỗi người dân
Việt Nam đều noi gương Bác, lấy Bác làm chuẩn mực để tu dưỡng bản thân, đó là
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Và muốn học tập và rèn
luyện theo gương Hồ chủ tịch một cách đúng đắn, chuẩn mực nhất thì ta cần phải
tuân theo những nguyên tắc trong rèn luyện và tu dưỡng đạo đức mới, đạo đức cách
mạng. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, có ba nguyên tắc về xây dựng, rèn luyện đạo đức
Cách mạng, đạo đức mới đã được chỉ ra và chỉ rõ:
Thứ nhất, nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức.
Thứ hai, xây đi đôi với chống.
Thứ ba, cuối cùng và có lẽ là quan trọng nhất đó là tu dưỡng đạo đức suốt đời.
Đây là những nguyên tắc được đặt ra để mọi người, đặc biệt là học sinh, sinh
viên – những người chủ nhân tương lai của đất nước, những người sẽ xây dựng đất
nước trong thời kỳ mới, sẽ đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu có
thể tu dưỡng và rèn luyện đạo đức của mình đúng hướng, chuẩn mực; nâng cao nhận
thức về đạo đức, con người cũng như xây dựng tư tưởng, lập trường chính trị vững vàng.
2.1. Quan điểm thứ nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc rèn luyện
đạo đức mới: Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức
Nguyên tắc thứ nhất này là nguyên tắc mà Bác coi là nguyên tắc quan trọng
nhất trong xây dựng nền đạo đức mới. Nói đi đôi với làm là một nét đẹp trong đạo
đức truyền thống của dân tộc được Hồ Chí Minh tiếp thu và phát huy lên một tầm
cao mới. Nói đi đôi với làm theo trong quan điểm Hồ Chí Minh về đạo đức không
chỉ là nguyên tắc rèn luyện đạo đức mà còn là ranh giới để phân biệt đạo đức cách 14
mạng và không phải đạo đức cách mạng. Đạo đức là những quy chuẩn, nguyên tắc
trong xã hội mà mọi giai cấp, tầng lớp sẽ theo đó mà đối xử với nhau. Trong một xã
hội mà người dân làm cách mạng, người dân làm chủ, tiến lên chủ nghĩa xã hội thì
lời nói đi đôi với việc làm là đặc trưng cho đạo đức của xã hội ấy. Những người vô
sản, họ hứa sẽ giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức bóc lột và hứa sẽ trao quyền lợi
bình đẳng cho mọi người. Và họ đã làm được, khác với giai cấp bóc lột, giai cấp tư
sản trong xã hội tư bản, chỉ hứa nhưng không phân quyền lợi, mà thay vào đó là thâu
tóm hết quyền lực xã hội. “Đạo đức cách mạng là quyết tâm suốt đời đấu tranh cho
Đảng, cho cách mạng. Đó là điều chủ chốt nhất” [4]. Đạo đức ấy thể hiện ở các phẩm
chất: trung với nước, hiếu với dân. Yêu thương con người; cần, kiệm, liêm, chính,
chí công vô tư; tinh thần quốc tế trong sáng. Nói đi đôi với làm chính là thực hiện
đạo đức mới, đạo đức của người cách mạng nói chung và đạo đức trong văn hóa
phương Đông nói riêng. Vì rất chú trọng đạo đức, phẩm chất của con người nên Hồ
Chí Minh không những luôn nhắc nhở toàn thể mọi người, các chiến sĩ, các tướng
lĩnh, phụ tá thân cận mà còn chỉ ra những biểu hiện của thói đạo đức giả ở một số
các cán bộ, rằng “vác mặt làm quan cách mạng, nói mà không làm”. Theo Bác “các
dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm và đối với họ, một tấm gương sống còn có
giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”[5]. Vì lẽ đó, Bác luôn tự mình thực
hiện những tiêu chuẩn đạo đức được đưa ra, làm gương cho mọi người, để cho tất cả
người dân, cán bộ, chiến sĩ, nhìn vào đó mà học tập, rèn luyện đạo đức theo tinh thần,
tư tưởng mà Bác đã đề ra.
Bác luôn luôn đề cao luật lệ, tôn trọng đạo đức, lễ nghi hàng ngày dù cho đó là
điều nhỏ nhặt nhất. Có một câu chuyện đã kể về bác như thế này: “Một hôm Bác đến
thăm một ngôi chùa lịch sử. Đúng dịp lễ nên khách nước ngoài và nhân dân đến chùa
rất đông. Bác vừa vào chùa, vị sư cả liền ra đón Bác và khẩn khoản xin Bác đừng cởi
dép. Bác không đồng ý. Đến thềm chùa, Bác dừng lại để dép ở ngoài rồi mới bước
vào, và giữ đúng mọi nghi thức như người dân đến lễ. Trên đường từ chùa về nhà, 15
xe đang bon bon, bỗng đèn đỏ ở một ngã tư bật lên. Đường phố đúng lúc đông người.
Xe chở Bác cũng như các xe khác đều dừng lại cả. Mọi người trong xe lo lắng nhìn
nhau. Nếu nhân dân trông thấy Bác, họ sẽ ùa ra ngã tư này thì dễ gây tắc nghẽn. Nghĩ
vậy, cả xe bèn cử một chiến sĩ cảnh vệ chạy đến bục yêu cầu công an giao thông mở
đường cho xe Bác. Nhưng Bác đã hiểu ý. Bác ngăn lại rồi bảo: Các chú không được
làm như thế. Phải gương mẫu tôn trọng luật lệ giao thông, không nên bắt người khác
nhường quyền ưu tiên cho mình.” [6]. M
ẩu chuyện như thế thôi nhưng lại để lại cho
ta một bài học lớn về đạo đức, không khỏi khiến cho ta suy ngẫm. Trong câu chuyện
Bác đã tuân thủ quy định của nhà chùa, luật giao thông, cốt để mọi người nhìn vào
đó, rằng “À, thì ra người đứng đầu nhà nước, người có công với cả dân tộc, một
người như Bác còn tuân thủ luật thì cớ gì mình lại không tuân thủ?”. Không chỉ thế
mà qua những lời nhắc nhở của Bác, ta như thấy rằng Bác cũng muốn nhắn nhủ với
các đồng chí cán bộ là cần phải triệt để tuân thủ các nguyên tắc đạo đức, quy chuẩn
xã hội, rằng không một ai là ngoại lệ”. Bác đã dạy cho ta bài học về cách sống, ý
thức tổ chức, kỷ luật và phải biết tuân thủ quy tắc chung đã được đạt ra, không có sự
ưu tiên dù là bất cứ ai, ấy chính là đạo đức, chính là cái mà tư tưởng Hồ Chí Minh
muốn hướng tới, muốn xây dựng trong mỗi con người.
Bên cạnh nói đi đôi với làm thì quan điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh về các
nguyên tắc xây dựng, rèn luyện đạo đức mới, đạo đức cách mạng còn đề cập đến
“nêu gương về đạo đức”. Nêu gương về đạo đức chính là một nét đẹp của truyền
thống văn hóa phương Đông. Sự gương mẫu của cán bộ, của chiến sĩ, của Đảng viên
trong lời nói và việc làm vừa là phương pháp giáo dục đạo đức cho quần chúng, vừa
là phương pháp để tự giáo dục bản thân cho chính mình. Vì vậy mà tư tưởng của Hồ
Chí Minh về nguyên tắc rèn luyện đạo đức luôn luôn muốn mọi người phải chú ý
phát hiện, xây dựng những điển hình, những gương người tốt việc tốt bình dị, gần
gũi với cuộc sống đời thường, thân thuộc trong các lĩnh vực lao động sản xuất, văn
hóa xã hội, trong học tập và rèn luyện, trong quá trình chiến đấu, đấu tranh, cách 16
mạng, rằng “Đảng viên đi trước” để cho “làng nước theo sau”. Và Bác Hồ, vị cha già
dân tộc kính yêu của chúng ta chính là một minh chứng trong việc nêu gương về đạo
đức có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến tư tưởng đạo đức của mọi người. Đó là việc
Bác kêu gọi đồng bào tập thể dục thể thao trong “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục”.
Bác kêu gọi mọi người tập thể dục, rằng “tập thể dục là sức khỏe là bổn phận của
mỗi một người yêu nước”. Bởi:” Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt,
mỗi một người dân mạnh khỏe là cả nước mạnh khỏe”. Ta có thể biết rằng Bác có
chơi các môn thể thao như chạy bộ, bóng chuyền,…tắm nước lạnh để rèn luyện than
thể,…Đó chính là nói đi đôi với làm, là nêu gương về đạo đức. Bác không hề nói
suông, chính bản than Bác đã tập thể dục từ rất lâu rất lâu trước đó (như đã biết từ
khi còn đang hoạt động cách mạng ở các nước phương Tây, vào mùa Đông lạnh giá,
Người vẫn đều đặn dậy sớm tập thể dục tay không, kết hợp với tập các loại tạ và dây
thun. Hay như năm 1941, khi Người từ Trung Quốc về nước và lưu lại trong vùng
rừng núi Cao Bằng, bác cũng luôn chú ý rèn luyên than thể. “Lúc ở hang Pác Pó, lúc
ở lán Khuổi Nậm, khi vào vùng rừng núi căn cứ du kích Lam Sơn, bất cứ ở đâu Bác
đều duy trì nếp ăn, ở, sinh hoạt, học tập điều độ. Bác có thói quen tránh ăn quá no,
rèn luyện thân thể vào buổi sáng, không ngủ trưa, và buổi chiều Người đi làm vườn,
vác củi cho đồng bào trong xóm… Các vị lão thành cách mạng còn kể lại, sáng nào,
Cụ Hồ cũng đi đến các lán gọi mọi người cùng dậy tập thể dục bên dòng Khuổi Nậm,
rồi dành một lúc tăng gia và đi tắm suối rồi sau đó mới bắt tay vào công việc nghiên
cứu, viết tài liệu”.) [7]. Đó chính là tấm gương, là hình ảnh mà Bác đã tạo nên để
đồng bào từ đó có thể chăm rèn luyện thân thể. Việc nêu gương đạo đức như vậy tạo
cho người ta một động lực vô hình, khiến cho người ta nhiệt tình tuân thủ, làm theo.
Như vậy, một nền đạo đức mới sẽ chỉ được xây dựng trên một nền tảng rộng
lớn, vững chắc, một nền tảng mà ở đó, mọi người đều thực hiện đạo đức, nêu gương
đạo đức, những chuẩn mực đạo đức trở thành hành vi đạo đức hàng ngày của mỗi
người và của toàn xã hội. Đạo làm gương, lời nói đi đôi với việc làm của Hồ Chí 17
Minh thực sự có một sức thu hút, sức thúc đẩy mãnh liệt, khiến cho cả dân tộc, nhiều
giai tầng xã hội đều tin vào tư tưởng của Người, đi theo tiếng gọi của người và học
tập, noi theo gương đạo đức của Người.
2.2. Quan điểm thứ hai của tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc rèn luyện đạo
đức mới: Xây đi đôi với chống
Ở quan điểm thứ nhất của tư tưởng Hồ Chí minh về nguyên tắc rèn luyện đạo
đức mới đã đề cập đến việc “Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức” thì quan
điểm thứ hai này nhắc tới “Xây đi đôi với chống”. Trước hết chúng ta cần hiểu “xây
đi đôi với chống” là gì, “xây” là gì, “chống” là gì và tại sao “xây” phải đi đôi với “chống”.
“Xây” tức là xây dựng các giá trị, hành vi, các chuẩn mực về đạo đức mới, đạo
đức cách mạng. Còn “chống” chính là chống các biểu hiện, hành vi trái với đạo đức,
trái với pháp luật. “Nhân vô thập toàn”, mỗi con người vì các lí do, mục đích khác
nhau mà không ai hoàn hảo, mười phân vẹn mười cả, không phải “người người đều
tốt, việc việc đều hay”. Trong con người ta luôn có hia mặt tốt – xấu, đúng – sai, cái
đạo đức và phi đạo đức đan xen nhau, đối chọi nhau nên việc xây và chống trong lĩnh
vực đạo đức là vô cùng khó khan, phức tạp. Ta cần phải xây dựng các hành vi, thái
độ đạo đức tốt, kèm với đó là hạn chế, triệt tiêu các hành vi trái đạo đức. Vì thế mà
để xây dựng một nền đạo đức mới, củng cố vững chắc đạo đức cách mạng thì cần
phải kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống” trong đó lấy việc xây dựng các hành vi
theo chuẩn đạo đức làm chính yếu, hướng con người ta tới hoàn thiện đạo đức.
Theo tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh, Người cho rằng để thành công
bước đi trên con đường đẫn tới sự thành công của cách mạng, dẫn tới tiến bộ thì cần
phải dựa trên cơ sở kiên trì mục tiêu chống chủ nghĩa đế quốc, chống những thói
quen, hủ tục lạc hậu và đặc biệt là phải loại trừ chủ nghĩa cá nhân. Đây thực sự là
một cuộc chiến ác liệt giữa những con người tự do, hòa bình với chủ nghĩa đế quốc 18
độc tài tàn bạo, giữa những cái văn minh tiến bộ với những cái lỗi thời, lạc hậu. Chủ
nghĩa đế quốc mang đến đau khổ, lầm than cho con người nên cần đấu tranh để loại
bỏ. Những cái lạc hậu, lỗi thời sẽ đem đến những tàn dư của những tư tưởng, đạo
đức cũ – những thứ không còn phù hợp với hiện đại nên cần phải triệt tiêu chúng đi.
Và cuộc chiến lớn nhất chắn chắn phải kể đến chính là cuộc chiến với kẻ thù là lòng
tà trong mình hay chính là chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân đẻ ra hàng trăm thứ
bệnh, gây cản trở rất lớn trong quá trình tiến lên chủ nghĩa xã hội. “Hồ Chủ tịch luôn
luôn nhắc nhở mọi người chúng ta chống chủ nghĩa cá nhân để trở thành một chiến
sĩ cách mạng dũng cảm và kiên cường. Phải chống chủ nghĩa cá nhân thì mới đoàn
kết được đồng chí và đồng bào, mới có tinh thần tập thể, ý thức tổ chức và kỷ luật,
tất cả những cái đó là sức mạnh không gì thắng nổi trong cuộc đấu tranh giữa ta và
địch.”[8]. Tuy vậy, ta phải thấy rằng, chống chính là nhằm để xây, đi liền với xây và
lấy xây làm chính. Như đồng chí Phạm Văn Đồng đã nêu thì việc bài trừ chủ nghĩa
cá nhân cốt là để xây dựng đạo đức của người cách mạng, xây dựng tinh thần, ý thức
tập thể, tổ chức kỷ luật, lòng đoàn kết dân tộc, xây dựng sức mạnh to lớn trong công
cuộc cách mạng, công cuộc đấu tranh đi lên chủ nghĩa xã hội.
Một vấn đề quan trọng nữa mà quan điểm thứ hai này đặt ra đó chính là làm sao
để giáo dục đạo đức, để cho con người ta có thể xây dựng những phẩm chất tốt đẹp
và chống những cái tiêu cực về đạo đức. Để làm được như vậy thì ta cần phải khơi
dậy ý thức đạo đức lành mạnh ở mỗi người, để cho mọi người tự nhận thức được
những cái sai, cái đúng để từ đó tự giác sửa sai, tự giác xây dựng tư tưởng đạo đức
của mình, kết hợp đạo đức với sự nghiêm minh của pháp luật, phối hợp hài hòa giữa
“pháp trị” và “đức trị”. Ngay bản thân Bác cũng nhiều lần dung phương pháp này để
khơi gợi ý thức, trách nhiệm đạo đức của các cán bộ, tướng lĩnh, chiến sĩ,…để họ
nhận ra cái sai cái đúng để sửa. Tiểu biểu chính là câu chuyện của Bác với thiếu
tướng Nguyễn Sơn – một người vô cùng kiệt xuất. Nguyễn Sơn là một tướng có tài,
đã từng tham gia Vạn lý trường chinh, có năng lực trên nhiều mặt. Tuy thế ông lại 19
chủ quan, là Tư lệnh Liên khu IV, ông không giữ được đoàn kết chặt chẽ với các
đồng chí lãnh đạo Đảng và chính quyền trong khu. Ngày 20-01-1948, Chủ tịch Hồ
Chí Minh ký sắc lệnh số 111-SL phong quân hàm Thiếu tướng cho Nguyễn Sơn cùng
với Hoàng Văn Thái, Hoàng Sâm, Chu Văn Tấn, Trần Tử Bình, Văn Tiến Dũng, Lê
Hiến Mai, Lê Thiết Hùng,... sau khi ký sắc lệnh 110-SL phong quân hàm Đại tướng
cho Võ Nguyên Giáp. Sau khi có Sắc lệnh, có tin đồn đến Việt Bắc là Nguyễn Sơn
không chịu nhận sắc lệnh phong thiếu tướng, hơn thế còn nói rằng mình là “thừa
tướng” rồi, không cần gì đến Thiếu tướng... hoặc cấp Thiếu tướng xin phong cho
đồng chí Đào Chính Nam, Khu phó, còn tôi xin nhận cấp đại tá thôi vì tài đức kém,
v.v... Một chiều đầu năm 1948, sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng cơm chiều với
đồng chí Hoàng Đạo Thúy và nhận được một công văn hỏa tốc của ủy ban Kháng
chiến Hành chính Liên khu IV về việc Nguyễn Sơn. Bác lấy bút viết lên tấm thiếp
những dòng chữ Hán sau: “Tặng Sơn đệ: Đảm dục đại; Tâm dục tế; Trí dục
viên; Hạnh dục phương”. 12 chữ này lấy từ câu nói của Tôn Tư Mạo: “Đảm dục đại
nhi tâm dục tiểu, trí dục viên nhi hạnh dục phương. Niệm niệm hữu nhi lâm dịch
nhật. Tâm tâm thường tự quá kiều thi”. Dịch nghĩa là “Cái mật thì phải cho lớn gan
rộng dài; cái tâm địa mình phải cho tế nhị, chín chắn; cái trí thì phải cho tròn trịa
mềm mỏng; cái nết thì phải cho vương vức ngay thẳng, cứng cáp (ấy là phép làm
người), khi tưởng thì phải tưởng như là ngay tới trước mặt giặc vậy; cái lòng thì phải
e sợ như lúc đi ngang cây cầu vậy (chỉ lòng phải dè, phải sợ luôn luôn)”. Chủ tịch
Hồ Chí Minh lấy đoạn trước 12 chữ, bỏ đoạn sau, coi như người đọc đã biết, thay
chữ “tiểu” bằng chữ “tế”. Theo Quang Đạm, “tiểu” là nhỏ, nhưng “tế” còn nhỏ hơn
nhiều (tế nhị, tế bào) và khi “tế” đi với “đại” còn có nghĩa bao dung, rộng lượng.
Bằng cách thay thế “tế”, người đọc có thể hiểu rằng “Cái tâm của mình phải thật cho
khéo léo, tế nhị, chín chắn... hơn nhiều lần so với cả người xưa đã dạy”. Chủ tịch
nước ký sắc lệnh phong tướng mà tướng “chê” thấp, không nhận sẽ thật là quá đáng.
Hành động trên có thể quy vào tội “phạm thượng” vô kỷ luật, vô tổ chức. Ở thời