Quan điểm trong triết học Mac- Lenin về con người - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, chúng ta đã có những cuộc nghiên cứu, tìm hiểu ra biết bao nhiêu thứ huyền bí. Từ những cuộc khai phá tìm hiểu, khám phá ra những vùng đất mới, cho tới những công trình nghiên cứu vũ trụ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Họ và tên: Thái Thị Hoài Như MSSV: 31211022805
Mã lớp học phần: 21C1PHI51002323
TIỂU LUẬN: QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
VỀ CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI. Ý NGHĨA LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN ĐIỂM
PHẦN A: LỜI MỞ ĐẦU
Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, chúng ta đã có những cuộc nghiên cứu, tìm
hiểu ra biết bao nhiêu thứ huyền bí. Từ những cuộc khai phá tìm hiểu, khám phá ra
những vùng đất mới, cho tới những công trình nghiên cứu vũ trụ. Mới đây nhất có thể
kể đến công cuộc khám phá sự sống trên sao Hỏa đã có những bước tiến mới. Con
người tìm hiểu rất nhiều về thế giới bao la bên ngoài, nhưng khi nhìn lại bản thân
chúng ta, con người còn là điều kì bí. Với triết học - bộ môn hệ thống tri thức lý luận
chung nhất của con người về thế giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy.
Vì thế nên vấn đề “con người” và “bản chất con người” được Triết học nghiên cứu một
cách bao quát, đầy đủ. Không chỉ thế, với Triết học Mác – Lênin – triết học duy vật
biện chứng triệt để thì những vấn đề đó còn được bàn luận sâu sắc hơn nữa. PHẦN B: NỘI DUNG
1. Quan điểm triết học Mác - Lênin về con người và bản chất con người
Được biết đến con người là giống loài tiến hóa và phát triển bậc nhất trong giới tự
nhiên. Theo C.Mác, con người là một sinh vật có tính xã hội Q trình độ phát triển cao
nhất của giới tự nhiên và của lịch sử xã hội, là chủ thể của lịch sử, sáng tạo nên tất cả
các thành tựu của văn minh và văn hóa1. 1.1.
Con người là thực thể sinh học – xã hội
Dựa vào kết quả của những thành tựu nghiên cứu khoa học, con người được
chứng minh là kết quả của quá trình tiến hóa phát triển lâu dài của giới tự nhiên (theo
1 Theo Giáo trình Triết học Mác – Lênin, GS.TS. Phạm Văn Đức chủ biên tr.247
thuyết tiến hóa ĐacUyn). Trải qua hàng nghìn năm, phát triển từ những động vật cấp
thấp đến những động vật cấp cao, đến “động vật lí tính” – con người. Theo Wikipedia
loài người được định nghĩa “Loài người : Homo sapiens, tiếng Latinh nghĩa là “con
người thông minh”,nên cũng được dịch sang tiếng Việt là người tinh khôn )” 2nhưng
suy cho cùng con người cũng là giống loài thuộc giới tự nhiên. Ph.Angghen cho rằng:
“Bản thân cái sự kiện là con người từ loài động vật mà ra, cũng đã quyết định việc con
người không bao giờ hoàn toàn thoát ly khỏi những đặc tính vốn có của con vật”3.
Cũng như tất cả những thực thể sinh học khác, con người với tất cả xương thịt, máu
mủ,… đều thuộc về giới tự nhiên, và mãi mãi phải sống dựa vào giới tự nhiên. Con
người cũng phải kiếm thức ăn, nước uống, cũng phải đấu tranh sinh tồn, tồn tại và phát
triển như sinh vật khác. Con người là một bộ phận của giới tự nhiên và giới tự nhiên là
“thân thể vô cơ” của con người, đời sống thể xác và tinh thần của con người gắn liền
với giới tự nhiên. Mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên là mối quan hệ bền
chặt. Tuy nhiên con người không chỉ sống dựa hoàn toàn vào tự nhiên mà con người
còn cải biến tự nhiên dựa trên những quy luật khách quan, đó là đặc điểm phân biệt
con người và những con vật khác. Những thuộc tính, những đặc điểm sinh học, quá
trình tâm - sinh lý, các giai đoạn phát triển khác nhau nói lên bản chất sinh học của cá nhân con người.
Tuy nhiên, chỉ những đặc tính sinh học cơ bản đó thì không đủ định nghĩa được
bản chất con người. Cũng như những loài linh trưQng khác, con người là một sinh vật
xã hội, sống bầy đàn, có sự phân thứ bậc nhất định. Nhưng điểm khác biệt lớn nhất đó
là con người có hoạt động lao động sản xuất – phương diện xã hội. Chính nhờ vào sự
lao động sản xuất đó mà con người mới tiến hóa và phát triển hơn cả trong giới tự
nhiên. Nếu như con vật chỉ sống dựa vào những gì sẵn có của tự nhiên thì con người
đã biết sáng tạo, tự tạo những thứ để phục vụ, thỏa mãn nhu cầu của mình. Lao động
không chỉ cải biến giới tự nhiên, tạo ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ đời sống
con người mà lao động còn làm cho ngôn ngữ và tư duy được hình thành và phát triển,
giúp xác lập quan hệ xã hội. Đến đây ta có thể khẳng định được rằng “Lao động là
điều kiện kiên quyết, cần thiết và chủ yếu quyết định sự hình thành và phát triển của
2 Theo Wikipedia https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di
3 Theo C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập, t.20. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr.146.
con người cả về phương diện sinh học lẫn phương diện xã hội”4. Con người là một
thực thể xã hội, tính xã hội chỉ được thể hiện qua “xã hội loài người”, do đó con người
không thể tách rời xã hội. Có thể nói xã hội biến đổi thì con người theo đó cũng có
những thay đổi tương ứng và ngược lại. Sự phát triển của mỗi cá nhân là tiền đề cho sự phát triển xã hội.
Con người là một thực thể thống nhất cả về mặt sinh học tự nhiên và mặt xã hội.
Hai mặt này vừa đối lập nhau, vừa hỗ trợ và làm tiền đề cho nhau. Trong đó, mặt sinh
học tự nhiên quyết định sự tồn tại của con người, còn mặt xã hội thì quyết định bản chất con người. 1.2.
Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử
Lịch sử là cả quá trình diễn ra trong quá khứ. Lịch sử xã hội loài người chúng ta
đã hình thành từ khi con người biết chế tạo công cụ lao động, không còn lệ thuộc vào
tự nhiên, trQ thành chủ thể của hoạt động thực tiễn xã hội. Con người tách khỏi động
vật như thế nào thì bước vào lịch sử như thế ấy. Sản xuất ra của cải vật chất là đặc
trưng riêng chỉ có Q con người. Đó là quá trình lao động có mục đích và không ngừng
sáng tạo của con người nhằm tạo ra của cải vật chất, đảm bảo sự tồn tại và phát triển
của xã hội. Hoạt động lao động sản xuất là vừa là điều kiện tồn tại của con người, vừa
là phương thức làm biến đổi đời sống và bộ mặt xã hội.
Chính giây phút chế tạo ra công cụ lao động ấy, con người chính thức “sáng tạo
nên lịch sử” của chính mình. Nhưng sự “sáng tạo” không phải tùy tiện mà phải dựa
trên những điều kiện do quá khứ, thế hệ trước để lại nhưng trong một hoàn cảnh mới.
Lịch sử sản xuất ra con người như thế nào thì tương ứng, con người cũng sáng tạo ra
lịch sử như thế ấy. Từ khi con người tạo ra lịch sử cho đến nay con người luôn là chủ
thể của lịch sử, nhưng cũng luôn là sản phẩm của lịch sử. 1.3.
Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội
Có thể nói, con người vượt lên thế giới loài vật trên cả ba phương diện khác nhau:
quan hệ với tự nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với chính bản thân con người. Cả
ba mối quan hệ đó đều mang tính xã hội, trong đó quan hệ xã hội giữa người với người
4 Theo Giáo trình Triết học Mác – Lênin, GS.TS Phạm Văn Đức chủ biên tr.249
là quan hệ bản chất, bao trùm tất cả các mối quan hệ khác và mọi hoạt động trong
chừng mực liên quan đến con người. BQi vậy, để nhấn mạnh bản chất xã hội của con
người, C.Mác đã nêu lên luận đề nổi tiếng trong tác phẩm Luận cương về Phoiơbắc:
“Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt.
Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội ”. 5
Không có con người trừu tượng, thoát ly mọi điều kiện, hoàn cảnh lịch sử xã hội. Con
người luôn luôn cụ thể, xác định, sống trong một điều kiện lịch sử cụ thể nhất định,
một thời đại nhất định. Chỉ trong toàn bộ các mối quan hệ xã hội đó (như quan hệ giai
cấp, dân tộc, thời đại; quan hệ chính trị, kinh tế; quan hệ cá nhân, gia đình, xã hội...),
con người mới bộc lộ toàn bộ bản chất xã hội của mình. Tất cả các quan hệ đó đều góp
phần vào việc hình thành bản chất con người, tùy theo thời gian cường độ tác động
mà mức độ ảnh hưQng khác nhau, nhưng suy cho cùng thì các quan hệ kinh tế hiện tại,
trực tiếp, ổn định sẽ giữ vai trò quyết định.
Điều cần lưu ý là luận đề trên khẳng định bản chất xã hội không có nghĩa là phủ
nhận mặt tự nhiên trong đời sống con người. Song, Q con người, mặt tự nhiên tồn tại
trong sự thống nhất với mặt xã hội; ngay cả việc thực hiện những nhu cầu sinh vật Q
con người cũng đã mang tính xã hội. Quan niệm bản chất con người là tổng hoà những
quan hệ xã hội mới giúp cho chúng ta nhận thức đúng đắn, tránh khỏi cách hiểu thô
thiển về mặt tự nhiên, cái sinh vật Q con người.
2. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN ĐIỂM 2.1.
Về lý luận, quan điểm là cơ sở phương pháp luận cho mọi hoạt động của con người
Quan điểm Triết học Mác – Lênin không phải là một quan điểm trừu tượng, một
quan điểm được trình bày suông trên trang giấy mà nó thực sự mang ý nghĩa lí luận và
thực tiễn với con người. Mọi hoạt động của con người đều dựa trên quan điểm của
Mác – Lênin về con người và bản chất con người. Bản chất con người là thực thể sinh
học – xã hội, nên những hoạt động của con người chúng ta xoay quanh phương diện tự
nhiên và phương diện xã hội. Những nhu cầu cơ bản như ăn, uống, tình dục,... (phương
diện sinh học tự nhiên) hay là những nhu cầu làm đẹp, thẩm mĩ, học vấn,... (phương
5 C.Mác và Ph.Angghen (1995). Toàn tập, t.3, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.11
diện xã hội) đều được đáp ứng đủ. Và con người đang ngày ngày viết nên những trang
sử của thời đại mới, trong khi tiếp thu và kế thừa từ những gì trong quá khứ. Hay bản
chất con người là những thứ tổng hòa các mối quan hệ xã hội, và rồi vì thế con người
hình thành nên cách đối nhân xử thế, những chuẩn mực đạo đức phù hợp giữa người
với người, giữa những tầng lớp, giai cấp trong xã hội hiện đại ngày nay. 2.2.
Về thực tiễn, quan điểm được tiếp thu và phát triển
2.2.1. Sự tiếp thu quan điểm Mác – Lênin về con người và bản chất con người
của vị lãnh tụ Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh là một nhà tư tưQng lỗi lạc, có nhiều cống hiến kiệt xuất vào kho
tàng tư tưQng – lý luận của dân tộc và nhân loại. Hồ Chí Minh đã tiếp nhận những bài
học sâu sắc từ Lênin và Cách mạng Tháng Mười Nga nhưng Người không rập khuôn,
sao chép theo nền tảng đó mà tiếp thu cái tinh thần của Chủ nghĩa Mác – Lênin. Văn
kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX (2001), lần thứ XI đều viết: “Tư tưQng Hồ Chí
Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách
mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin
vào điều kiện cụ thể của nước ta.”. Cụ thể, tư tưQng Hồ Chí Minh về con người là sản
phẩm của sự kết hợp giữa nhu cầu khách quan của lịch sử - xã hội, là sự kết tinh truyền
thống của người Việt Nam, tinh hoa văn hóa nhân loại với phẩm chất, năng lực cá
nhân. Nổi bật trong số đó chính là Tư tưQng về sức mạnh của nhân dân, về khối đại
đoàn kết dân tộc. Người đã tiếp thu, lĩnh hội được được tư tưQng giải phóng nhân dân
lao động, giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc. Người thấm nhuần tư tưQng lấy con
người làm trung tâm – động lực cách mạng. “Lấy dân làm gốc” là sợi chỉ đỏ xuyên
suốt trong tư tưQng Hồ Chí Minh. Người cho rằng cách mạng là sự nghiệp của dân, do
dân và vì dân và khẳng định: “Nước lấy dân làm gốc….Gốc có vững cây mới bền. Xây
lầu thắng lợi trên nền nhân dân”6. Hồ Chí Minh khẳng định, đại đoàn kết dân tộc là
một chiến lược cơ bản, nhất quán, lâu dài, là vấn đề sống còn, quyết định thành công
của cách mạng. Đó là chiến lược tập hợp mọi lực lượng nhằm hình thành và phát triển
sức mạnh to lớn của toàn dân trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù của dân tộc, của nhân
dân. Theo Người, đoàn kết làm nên sức mạnh và là cội nguồn của mọi thành công.
6 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2011, t.5,tr.501-502
Tóm lại, Hồ Chí Minh đã nhìn rõ được bản chất con người trong công cuộc xây
dựng cách mạng nói riêng và tạo nên lịch sử nhân loại nói chung.
2.2.2. Vận dụng quan điểm trong sự nghiệp phát triển Đường lối của Đảng
Việt Nam đang là quốc gia có nền kinh tế đang phát triển. Mà một nền kinh tế
muốn phát triển bền vững đòi hỏi phải tăng trưQng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ
và công bằng xã hội. Mà thực hiện các chính sách xã hội chính là đầu tư vào nhân tố
con người. Hay nói cách khác, muốn đất nước có thể phát triển bền vững thì phải tập
trung vào phát triển nhân tố con người. Việt Nam là nước xã hội chủ nghĩa và những
đường lối chính sách của Đảng đều hướng đến mục đích tốt cho con người, hay chính
là người dân lao động Việt Nam. Với bản tính sáng tạo, cần cù sẵn có, kết hợp cùng
đường lối đúng đắn của Đảng mà Việt Nam những năm gần đây đã có những bước
chuyển mình đầy khQi sắc, làm cho đời sống nhân dân ngày càng cải thiện. Do đó, Báo
cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986 - 2006), Đảng
Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Con người và sự phát triển con người được đặt vào
vị trí trung tâm của chiến lược kinh tế - xã hội, mQ rộng cơ hội, nâng cao điều kiện cho
con người phát triển”7. Hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển nhân tố con
người, kế thừa quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin trong tiến trình xây dựng xã hội
mới, Đảng ta đã khẳng định: nguồn lực quý báu nhất, có vai trò quyết định nhất là con
người Việt Nam; nhân tố con người chính là nguồn sức mạnh nội sinh của dân tộc Việt
Nam. Đối với một nước chủ động lựa chọn và kiên trì con đường phát triển theo định
hướng xã hội chủ nghĩa như Việt Nam, sự phát triển, tăng trưQng kinh tế, xét đến cùng
cũng là vì con người, hướng đến con người. Một ví dụ điển hình để thấy rõ chính sách
“hướng đến con người” của Chính phủ trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay là Chính phủ
nước ta đã chi ra rất nhiều gói phúc lợi an sinh, có thể kể đến như gói 62.000 tỉ đồng
để hỗ trợ những người lao động gặp khó khăn, bị ảnh hưQng nghiêm trọng vì dịch bệnh COVID-19,...
Có thể nói, những chính sách của Đảng và Nhà nước là những bước đi đúng đắn và
mang tính đột phá trong việc khai thác và phát huy nhân tố con người.
7 Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986 - 2006), tr.78-79. 3. KẾT LUẬN
Trong tất cả những nghiên cứu về bản chất con người cho đến thời điểm hiện tại thì
quan điểm triết học Mác-Lênin đã giải quyết vấn đề một cách đúng đắn và đầy đủ nhất
trên quan điểm biên chứng duy vật. Quan điểm triết học Mác-Lênin về bản chất con
người mang lại ý nghĩa vô cùng to lớn trên nhiều phương diện. Nghiên cứu về vấn đề
này, con người sẽ tiến gần hơn một bước trong việc khám phá về chính mình, từ đó
ứng dụng vào đời sống Q những lĩnh vực khác nhau như: chính trị, kinh tế, xã hội,…..
Hiểu rõ hơn về bản chất của bản than và những mối quan hệ liên quan , con người sẽ
biết tự điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp với những mối quan hệ đó, từ đó có động
lực phát triển bản thân nói riêng cũng như cộng đồng, xã hội nói chung bền vững đi lên. TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Theo Giáo trình Triết học Mác – Lênin, GS.TS. Phạm Văn Đức chủ biên
(2) Theo Wikipedia https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di
(3) Theo C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập, t.20. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994
(4) Theo C.Mác và Ph.Angghen (1995). Toàn tập, t.3, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội
(5) Theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2011, t.5
(6) Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực
tiễn qua 20 năm đổi mới (1986 - 2006)