Quan hệ Ấn Độ - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Quan hệ Ấn Độ - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
1 Ở ẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Kể từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, quan hệ Ấn Độ và ASEAN
được thiết lập trên cơ sở những nét tương đồng về mục tiêu chiến lược phát
triển của hai bên. Từ thiết lập quan hệ Đối thoại từng phần vào năm 1992,
thành viên Đối thoại đầy đủ năm 1995 và Đối tác cấp Thượng đỉnh vào năm
2002 và Đối tác chiến lược năm 2012, qua những thăng trầm lịch sử, đến nay,
mối quan hệ của hai đối tác này có những bước phát triển nhanh chóng, đạt
nhiều thành tựu. Với Đông Nam Á, Ấn Độ là một quốc gia có vị trí vô cùng
quan trọng, là cửa ngõ để Đông Nam Á giao lưu với Trung Á, Trung Cận
Đông - một vùng có vị trí chiến lược quốc tế và dầu lửa lớn nhất thế giới. Với
Ấn Độ, ASEAN là một trọng tâm trong chính sách đối ngoại, hợp tác toàn
diện trên nhiều lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội đến quốc phòng
- an ninh. Chính vì những điểm tương đồng về lợi ích như vậy càng thúc đẩy
cho mối quan hệ đối tác chiến lược Ấn Độ - ASEAN tiếp tục phát triển trong bối cảnh mới.
1.2. Năm 2014, tân Thủ tướng thứ 15 của Cộng hòa Ấn Độ Narendra
Modi tuyên thệ nhậm chức. Dưới thời Thủ tướng N. Modi, chính sách đối
ngoại có những thay đổi quan trọng, trong đó mối quan hệ đối tác chiến lược
Ấn Độ - ASEAN có giá trị đặc biệt đối với hòa bình, ổn định, phát triển và
phồn vinh trong khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương rộng lớn, giàu tiềm
năng. Từ “Chính sách hướng Đông” lấy ASEAN làm trọng tâm đã được
chuyển thành “Hành động phía Đông” nhấn mạnh ASEAN nằm ở trung tâm
cùng Tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Ấn Độ. Sự hiện diện
của tất cả 10 vị lãnh đạo ASEAN trong lễ kỷ niệm Ngày Cộng hòa lần thứ 68
(năm 2018) của Ấn Độ phản ánh tầm quan trọng mà họ dành cho mối quan hệ
này. Ngược lại, tiền lệ chưa từng có về lời mời tập thể dành cho các lãnh đạo
của một nhóm khu vực cũng phản ánh mong muốn của Ấn Độ dành sự ưu tiên 2
hàng đầu cho các nước láng giềng Đông Nam Á. Qua đó thúc đẩy và nâng cấp
quan hệ Ấn Độ - ASEAN tiếp tục phát triển.
1.3. Tuy vậy, bên cạnh những thành tựu đạt được, quan hệ Ấn Độ -
ASEAN dưới thời Thủ tướng Narendra Modi từ năm 2014 đến năm 2020 vẫn
còn một số hạn chế nhất định, ít nhiều ảnh hưởng tới sự phát triển của mỗi
bên. Do đó, trong thời gian tới, Ấn Độ - ASEAN tiếp tục phát huy những
thành tựu, khắc phục những hạn chế để mở ra nhiều vận hội mới, tạo nền tảng
gắn kết hai bên, hướng tới sự phát triển bền vững. Lòng tin chiến lược được
vun đắp từ truyền thống của mối quan hệ Ấn Độ - ASEAN hứa hẹn sẽ tạo nên
những bước đột phát mạnh mẽ, sâu rộng, thực chất và hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Quan hệ Ấn Độ
- ASEAN dưới thời Thủ tướng Narendra Modi” để nghiên cứu viết luận văn
thạc sĩ, ngành Chính trị học.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Từ trước đến nay, quan hệ đối ngoại của Ấn Độ nói chung và Ấn Độ -
ASEAN nói riêng đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan
tâm. Sau đây chúng tôi điểm qua một số công trình.
- Sách “Lịch sử Ấn Độ”, Vũ Dương Ninh (chủ biên, 1995), Nxb Giáo
dục, Hà Nội. Nội dung chủ yếu của công trình này là nghiên cứu về lịch sử
Ấn Độ nên quan hệ Việt - Ấn chỉ được trình bày khái quát từ khi hai nước có
quan hệ đến những năm 90 của thế kỷ XX.
- Sách “Việt Nam - Ấn Độ 45 năm Quan hệ ngoại giao và 10 năm đối
tác chiến lược”, Lê Văn Toan (chủ biên, 2017), Nxb Chính trị quốc gia sự
thật, Hà Nội, đã hệ thống những thành tựu và hạn chế của quan hệ Việt Nam -
Ấn Độ trên mọi lĩnh vực trong đó có lĩnh vực chính trị, ngoại giao đồng thời
cũng trình bày khái quát về những xu hướng phát triển trong thời gian tới. 3
- Sách “Ấn Độ với Đông Nam Á trong bối cảnh quốc tế mới”, Trần
Nam Tiến (chủ biên, 2016), Nxb Văn hóa - Nghệ thuật thành phố Hồ Chí
Minh. Công trình hệ thống mối quan hệ Việt - Ấn trên mọi lĩnh vực cũng như
nói lên tham vọng của Ấn Độ đối với khu vực Đông Nam Á và vai trò của
Việt Nam trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ.
- Sách “Điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ dưới thời Thủ
tướng N. Modi”, Ngô Xuân Bình (chủ biên, 2019), Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội. Nội dung công trình bao gồm 3 chương: phân tích những nhân tố tác
động đến sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ dưới thời Thủ tướng
N. Modi (chương 1); nhận diện nội dung điều chỉnh chính sách đối ngoại của
Ấn Độ dưới thời Thủ tướng N. Modi (chương 2); đánh giá vai trò và dự báo
xu hướng phát triển chính sách đối ngoại của Ấn Độ đến năm 2030. Công
trình là nguồn tài liệu quan trọng giúp chúng tôi định hình một số nội dung trong luận văn.
- Sách “Hợp tác khu vực châu Á: nhân tố ASEAN và Ấn Độ”, Tôn Sinh
Thành (2017), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nội dung công trình gồm
5 chương, đi sâu tìm hiểu, phân tích một cách tổng thể và liên tục bản chất
của quá trình hình thành, vận hành các cơ chế hợp tác khu vực châu Á, thông
qua việc nghiên cứu về lịch sử và lý thuyết hợp tác khu vực, đánh giá khoa
học về tác động của các nhân tố kinh tế, chính trị, an ninh, bản sắc văn hóa,
thể chế đối với quá trình hợp tác khu vực cũng như sự ra đời, phát triển và mở
rộng các cơ chế hợp tác. Trong tất cả quá trình này, nổi lên vai trò của
ASEAN và Ấn Độ. Chính sự tham gia của Ấn Độ vào cơ chế Hội nghị thượng
đỉnh Đông Á (EAS) đã làm thay đổi bức tranh hợp tác khu vực châu Á, làm
cho bức tranh hợp tác trải rộng hơn, đậm nét và sinh động hơn.
- Sách “Chính sách đối ngoại của Ấn Độ những năm đầu thế kỷ XXI”,
Nguyễn Thị Quế, Đặng Đình Tiến (2017), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. Nội
dung công trình bao gồm 3 phần chính như sau: Cơ sở hình thành và nội dung 4
chính sách đối ngoại của Ấn Độ những năm đầu thế kỷ XXI; Quá trình triển
khai chính sách đối ngoại của Ấn Độ n ữ
h ng năm đầu thế kỷ XXI; Chính sách
đối ngoại của Ấn Độ những năm đầu thế kỷ XXI tác động đến quan hệ quốc tế và Việt Nam.
- Sách “Quan hệ giữa Ấn Độ với một số nước trong khu vực và hàm ý
cho Việt Nam”, Lê Thị Hằng Nga (chủ biên, 2020), Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội. Nội dung công trình bao gồm 3 chương: những yếu tố tác động đến quan
hệ giữa Ấn Độ với một số nước trong khu vực (chương 1); quan hệ giữa Ấn
Độ và Nepal, Bhutan và Sri Lanka (chương 2); Đánh giá quan hệ g ữ i a Ấn Độ
với một số nước trong khu vực và hàm ý cho Việt Nam (chương 3). Đây là
công trình định hướng cho chúng tôi tìm hiểu về chính sách đối ngoại đa
phương của Ấn Độ, nhất là dưới thời Thủ tướng N. Modi.
Bên cạnh đó, chúng tôi còn tiếp cận một số công trình của các học giả
nước ngoài tiếp cận gần hơn với nội dung nghiên cứu trong luận văn, cụ thể:
- Prabir De, Durairaj Kumarasamy (2021), ASEAN - India Development
and Cooperation Report 2021 Avenues for Cooperation in Indo - Pacific,
Research and Information System for Developing Countries (RIS), New
Delhi, India. Công trình bao gồm 14 chương trình bày sự hợp tác và phát triển
của Ấn Độ và ASEAN trong bối cảnh hợp tác Ấn Độ - Thái Bình Dương trên
nhiều lĩnh vực từ hợp tác kinh tế, thương mại, năng lượng, kết nối nhân dân,
quốc phòng - an ninh đến văn hóa - xã hội. Có thể nói, đây là nguồn tài liệu
quan trọng gợi mở và định hướng cho chúng tôi trong quá trình hoàn thiện luận văn.
- Pankaj K. Jha (2017), India - ASEAN Relations: An Assessment,
ASEAN at 50: A Look at Its External Relations, New Delhi. Công trình giới
thiệu tóm lượt những nội dung quan trọng trong quan hệ Ấn Độ - ASEAN
trên một số lĩnh vực như: chính trị - ngoại giao, kinh tế, quốc phòng - an ninh. 5
- Sumita Dawra, Deepak Bagla (2021), ASEAN and India: Charting the
New Asian Century, Invest India, National Investment Promotion &
Facilitation Agency, July 2021. Công trình giới thiệu lịch sử quan hệ Ấn Độ -
ASEAN trên các phương diện như: chính trị, thương mại, y dược, chăm sóc
sức khỏe, năng lượng…
Chúng tôi còn tiếp cận các bài viết trên tạp chí nghiên cứu Ấn Độ và
châu Á, Đông Nam Á… các website uy tín trong nước và nước ngoài, luận
án, luận văn… để lựa chọn và xử lý tư liệu phục vụ cho đề tài.
Như vậy, điểm lại một số công trình nghiên cứu về quan hệ Ấn Độ -
ASEAN, chúng tôi nhận thấy, hầu hết đều trình bày một hay một vài lĩnh vực
chủ yếu từ kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, ngoại giao, quốc phòng - an
ninh... chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện
quan hệ Ấn Độ - ASEAN từ năm 2014 đến năm 2020 dưới thời Thủ tướng N.
Modi. Vì thế, những nguồn tài liệu quý trên có ý nghĩa gợi mở để chúng tôi
hình thành ý tưởng, có giá trị tham khảo quan trọng, cung cấp luận cứ, luận
chứng trong việc triển khai và thực hiện luận văn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu quan hệ Ấn Độ - ASEAN dưới thời Thủ tướng Narendra
Modi từ năm 2014 đến năm 2020 nhằm đánh giá thực trạng quan hệ hợp tác
giữa hai bên trên các lĩnh vực từ chính trị - ngoại giao, kinh tế đến quốc
phòng - an ninh và các lĩnh vực khác trong thời gian này; nhận định xu hướng
vận động của quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt mục đích trên, luận văn tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ Ấn Độ -
ASEAN dưới thời Thủ tướng Narendra Modi (2014 - 2020). 6
- Làm rõ bước phát triển của mối quan hệ Ấn Độ - ASEAN trên các
lĩnh vực chính trị - ngoại giao, kinh tế, quốc phòng - an ninh, và các lĩnh vực
khác dưới thời Thủ tướng Narendra Modi từ năm 2014 đến năm 2020.
- Rút ra những nhận xét, đánh giá về thành tựu, hạn chế, đặc điểm của
quan hệ Ấn Độ - ASEAN (2014 - 2020) và dự báo xu hướng phát triển trong thời giai tiếp theo.
4. ối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Quá trình phát triển mối quan hệ Ấn Độ - ASEAN trên nhiều phương
diện dưới thời Thủ tướng Narendra Modi từ năm 2014 đến năm 2020.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Trên cơ sở xác định đối tượng nghiên cứu, phạm vi của luận văn được giới hạn như sau:
Về thời gian, đề tài nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến
năm 2020. Sở dĩ chúng tôi chọn năm 2014 làm khởi điểm cho công trình
nghiên cứu của mình, bởi ngày 26/5/2014, Narendra Modi - thủ hiến bang
Gujard, Chủ tịch Đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng
Ấn Độ sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội tháng 5/2014. Kể
từ đây, Thủ tướng Narendra Modi cùng Nội các của mình hoạch định và thực
thi chính sách đối ngoại, trong đó có quan hệ với ASEAN. Năm 2020 là thời
gian hoạt động của Chính phủ Thủ tướng Narendra Modi ở nhiệm kỳ 2 (tháng
5/2019) và tiếp tục thực hiện các chính sách đối ngoại, trong đó có quan hệ với ASEAN.
Về không gian, đó là những vấn đề, sự kiện chính trị - ngoại giao, kinh
tế, quốc phòng - an ninh, và các lĩnh vực khác diễn ra trên không gian của Ấn
Độ và ASEAN. Đồng thời những nghiên cứu của đề tài còn mở rộng trong
không gian khu vực Đông Nam Á, Nam Á, châu Á - Thái Bình Dương..., các
diễn đàn cũng như các nước trên thế g ới
i có tác động đến quan hệ của hai bên. 7
Về nội dung, đề tài nghiên cứu quan hệ Ấn Độ - ASEAN dưới thời Thủ
tướng Narendra Modi trên nhiều phương diện từ chính trị - ngoại giao, kinh
tế, quốc phòng - an ninh đến các lĩnh vực khác từ năm 2014 đến năm 2020.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên hệ thống các quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng
và Nhà nước về các vấn đề chính trị quốc tế nói chung; trong quan hệ chính
trị quốc tế Ấn Độ - ASEAN nói riêng. Bên cạnh đó, luận văn kế thừa những
quan điểm lý luận của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đối với một số nội
dung liên quan.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu luận văn, chúng tôi chúng tôi sử dụng
phương pháp nghiên cứu Chính trị học, phương pháp lịch sử, phương pháp
lôgic và kết hợp hai phương pháp này để phục dựng bức tranh quan hệ Ấn Độ
- ASEAN dưới thời Thủ tướng Narendra Modi (2014 - 2020).
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp bổ trợ khác như:
phương pháp nghiên cứu tài liệu và xử lý thông tin, phương pháp nghiên cứu
lý thuyết, phân tích, tổng hợp lý thuyết.
6. óng góp của luận văn
Luận văn hoàn thành sẽ có những đóng góp chủ yếu sau:
- Luận văn trình bày một cách hệ thống, toàn diện, cụ thể về quan hệ
Ấn Độ - ASEAN dưới thời Thủ tướng Narendra Modi trên lĩnh vực chính trị -
ngoại giao, kinh tế, quốc phòng - an ninh và các lĩnh vực khác từ năm 2014
đến năm 2020. Qua đó thấy được, quan hệ Ấn Độ - ASEAN không ngừng
phát triển mạnh mẽ trên các lĩnh vực, góp phần khẳng định tính hiệu quả, bền
vững, sự tin cậy chính trị và sự hội tụ chiến lược trong bàn cờ thế giới của đôi
bên, tạo ra các cơ hội hợp tác không giới hạn... 8
- Góp phần cung cấp những cứ liệu, luận chứng thuyết phục để làm tài
liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy và tuyên truyền về đường lối đối
ngoại của các quốc gia, tổ chức trên thế giới nói chung và Ấn Độ - ASEAN
nói riêng. Quan trọng hơn, việc hoàn thành luận văn góp phần giúp những
người là công tác tuyên giáo nắm vững và hiểu rõ hơn về diễn biến đa dạng,
phức tạp của tình hình thế giới, khu vực, của quan hệ Ấn Độ - ASEAN để
định hướng có hiệu quả của công tác tuyên truyền chính sách của Đảng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, kết cấu của luận văn
được chia thành 3 chương:
Chương 1. Những nhân tố tác động đến quan hệ Ấn Độ - ASEAN dưới
thời Thủ tướng Narendra Modi
Chương 2. Thực trạng quan hệ Ấn Độ - ASEAN dưới thời Thủ tướng Narendra Modi
Chương 3. Triển vọng và khuyến nghị quan hệ Ấn Độ - ASEAN dưới
thời Thủ tướng Narendra Modi 9 Chương 1
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ỘNG ẾN QUAN HỆ ẤN Ộ -
ASEAN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG NARENDRA MODI
1.1. Những nhân tố khách quan
1.1.1. Tình hình thế giới và khu vực có nhiều thay đổi trong thập
niên thứ hai của thế kỷ XXI
Trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, bối cảnh thế giới có nhiều biến đổi to lớn, s
âu sắc, ảnh hưởng toàn diện và mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống xã
hội của các quốc gia, trong đó có mối quan hệ Ấn Độ - ASEAN.
Thứ nhất, một trong những thành quả, xu thế phát triển mới của nhân
loại trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI là sự ra đời, phát triển mạnh
mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp
4.0). Theo ông Klaus Schwab, người sáng lập và là Chủ tịch điều hành Diễn
đàn Kinh tế thế giới, bản chất của Cách mạng công nghiệp 4.0 rất khác so với
các cuộc cách mạnh công nghiệp trước đó: “Cách mạng công nghiệp đầu tiên
sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách
mạng lần hai diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc
cách mạng lần ba sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản
xuất. Đến bây giờ, cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư đang nảy nở từ cuộc
cách lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật
lý, kỹ thuật và sinh học” [61].
Cuộc cách mạng này đang diễn ra tại các nước phát triển G7 như Mỹ,
EU, Nhật Bản và tại các nước Đông Á như Trung Quốc, Hàn Quốc… các
quốc gia khác cũng tham gia ở mức độ khác nhau và chịu sự tác động của nó.
Với những đặc thù là cuộc cách mạng mới trong phương thức sản xuất dựa
trên những thành tựu của công nghệ số trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và 10
internet kết nối vạn vật, công nghệ nano, theo dự báo cuộc cách mạng này là
một sự thay đổi lớn mang tính đột phá về quy mô và sẽ có tác động tới tất cả
các ngành nghề lĩnh vực đời sống xã hội, chứ không phải chỉ liên quan trong
ngành công nghiệp, hệ thống các doanh nghiệp và từng cá nhân, từng người dân trong các quốc gia.
Cách mạng công nghiệp 4.0 thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản
xuất thế giới, làm quốc tế hóa sâu sắc quá trình mở rộng sản xuất, phân phối
trên phạm vi toàn cầu, tạo nên sự tùy thuộc lẫn nhau ngày càng lớn giữa các
nước trong khu vực và trên thế giới. Cách mạng khoa học công nghệ đang
biến khoa học thành lực lượng sản xuất trực tiếp, làm gia tăng các phát minh,
sáng chế và tốc độ ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ trong sản xuất và
sinh hoạt của con người. Đây là những tiền đề phát triển hoàn toàn mới, phi
truyền thống, làm thay đổi tư duy, phương thức quan hệ giữa các nước, đặc
biệt là các trung tâm quyền lực đã và sẽ thay đổi đáng kể. Cách mạng khoa
học công nghệ còn làm thay đổi tư duy của các nước về thế giới quan và chiến
lược đối ngoại, thay đổi phương thức quan hệ giữa các quốc gia.
Bên cạnh cơ hội mới to lớn tạo ra, Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt
ra nhiều thách thức mới đối với nhân loại như nó có thể phá vỡ cơ cấu lao
động truyền thống khi tự động hóa robot thay thế lao động chân tay trong
nhiều ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, có khả năng hàng triệu lao động trên
thế giới có thể rơi vào hoàn cảnh thất nghiệp; đặt ra nhiều thách thức đối với
con người trong thời đại số hóa, nhất là sự nguy hiểm về sức khỏe, an ninh tài
chính, an ninh mạng, việc bảo hộ thông tin cá nhân; đòi hỏi thể chế của Nhà
nước phải có đổi mới theo hướng dự báo được những xu thế thay đổi và xây
dựng những giải pháp ứng phó kịp thời...
Thứ hai, tình hình kinh tế thế giới có dấu hiệu tăng trưởng tích cực hơn
nhờ sự phục hồi của một số nền kinh tế lớn, xu thế hợp tác liên kết toàn cầu
và khu vực vẫn tiếp tục được thúc đẩy. Dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế 11
(IMF), kinh tế thế giới có thể đạt được 3,6% năm 2017 và 37% năm 2018.
Châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực tăng trưởng năng động, dự báo
đạt 5,5% năm 2017 và 5,4% năm 2018. Các nước tăng cường thúc đẩy liên
kết kinh tế, đàm phán các hiệp định tự do thương mại, đưa ra nhiều sáng kiến
hợp tác khu vực, đảm bảo tận dụng những lợi thế của xu hướng toàn cầu hóa,
của Cách mạng công nghệ, kỷ nguyên công nghệ số và chú trọng các yếu tố
phát triển bền vững. Tuy nhiên, triển vọng tăng trưởng còn nhiều rủi ro, chưa
bền vững do sự điều chỉnh chính sách của một số nước, bất ổn tài chính, tiền
tệ, các vấn đề có thể nảy sinh từ tiến trình cải cách cơ cấu, đổi mới mô hình
tăng trưởng, căng thẳng địa chính trị, an ninh quốc tế và chủ nghĩa dân túy.
Thứ ba, các vấn đề an ninh phi truyền thống như: biến đổi khí hậu, các
hiện tượng thời tiết cực đoan liên tiếp xảy ra với nhiều hình thức và mức độ
tác động khác nhau. Những cơn bão nhiệt đới ở khu vực Tây bán cầu (như
Harvey, Irma…) hay những cơn bão gần đây tại châu Á đặt ra những câu hỏi
về hiệu quả hành động của các quốc gia trong ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tình hình tội phạm xuyên quốc gia như buôn lậu ma túy, buôn người vẫn rất
nhức nhối và khó có thể thay đổi trong một thời gian ngắn do hậu quả của sự
chênh lệnh trình độ phát triển và các nhóm tội phạm xuyên quốc gia... An
ninh lương thực khả năng ứng phó với dịch bệnh ở cấp độ toàn cầu và khu
vực vẫn là nỗi lo của mọi quốc gia. Đặc biệt, đại dịch Covid-19 đã tác động
và ảnh hưởng vô cùng to lớn mang lại hậu quả phức tạp đến toàn cầu. Một
thảm họa về y tế đã dẫn đến suy thoái trầm trọng về kinh tế toàn cầu, đe dọa
nền chính trị và an ninh quốc tế.
1.1.2. Sự thay đổi trong tương quan quyền lực giữa các nước lớn
Các cường quốc như Nga, Nhật Bản, Trung Quốc và Australia tiếp tục
có những điều chỉnh chiến lược, tạo ra ảnh hưởng lớn đến môi trường, quan
hệ quốc tế, đặc biệt là vành đai Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Vai trò của 12
các nước này đang ngày càng tăng trong tiến trình định hình trật tự mới, cục
diện mới tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Nga từng bước khôi phục vị thế cường quốc và đạt được những thành
công chiến lược rất quan trọng trong thời gian qua, cho thấy ý chí hồi sinh,
quyết tâm vượt qua khó khăn, giành lại vị thế trên bàn cờ thế giới. Đặc biệt,
Nga đầu tư rất lớn cho quốc phòng, tiếp tục hiện đại hóa quân đội và ưu tiên
cho các khả năng chiến lược, tăng cường hiện diện quân sự tại không gian hậu
Xô viết và Trung Đông, cạnh tranh vị trí số 1 với Mỹ về xuất khẩu vũ khí. Về
chính trị, Nga trở lại vị trí dẫn dắt ngăn chặn Mỹ tại một số diễn đàn quốc tế
chủ chốt, đặc biệt tại những khu vực ưu tiên chiến lược như Á - Âu và Trung
Đông. Như vậy, lợi ích, ảnh hưởng của Nga trong khu vực tiếp tục gia tăng
thông qua nỗ lực vươn ra ngoài và hiện đại hóa quân sự… để đạt được ảnh
hưởng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Nhật Bản tiếp tục là nước có trình độ phát triển cao nhất châu Á, chỉ số
công nghệ, khoa học kỹ thuật đứng thứ hai thế giới. Về quốc phòng, Nhật Bản
không chỉ dựa vào sự bảo trợ của Mỹ mà còn chủ động phát triển sức mạnh
quân sự vượt ngoài nhu cầu phòng vệ với ngân sách quân sự đứng hàng thứ tư
thế giới; giải thích lại Hiến pháp để tiến tới thành lập lực lượng quân đội bình
thường; liên tục tăng ngân sách quốc phòng trong những năm gần đây (năm
2019 là 47,3 tỷ USD, năm 2020 là 48,5 tỷ USD, cao kỷ lục so với thời gian
trước đây). Về chính trị, Nhật Bản thúc đẩy chính sách “Chủ nghĩa hòa bình
tích cực”, tìm kiếm các liên kết mới, nâng cao vai trò trong các cơ chế quốc
tế, hướng tới mục tiêu trở thành cường quốc toàn diện; giành vai trò chủ động
ở châu Á và tạo thế canh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc; từng bước độc
lập, thoát ly khỏi sự bảo trợ của Mỹ, nhất là trong bối cảnh Mỹ đang điểu
chỉnh chính sách đối với đồng minh và can dự khu vực. Từ năm 2007, Nhật
Bản đã đưa ra sáng kiến thành lập nhóm “Bộ tứ” gồm Mỹ - Nhật Bản - Ấn Độ 13
- Australia trong vành đai Ấn - Thái từ năm 2017, sáng kiến này được thúc
đẩy mạnh mẽ. Sau khi Mỹ rút khỏi TPP, Nhật Bản đi đầu thúc đẩy CPTPP.
Australia đã có những điều chỉnh quan trọng về tư duy chiến lược trong
thời gian gần đây, từ chỗ đặc biệt coi trọng quan hệ song phương với Trung
Quốc và từ chối tham gia sáng kiến của Nhật Bản thiết lập “Bộ tứ” trong vành
đai Ấn - Thái năm 2007, đến nay Australia tham gia tích cực, thậm chí đi đầu
trong xu hướng tập hợp lực lượng với mục tiêu thúc đẩy hợp tác khu vực
đồng thời ngăn chặn Trung Quốc, bảo vệ những lợi ích cốt lõi của Australia bị
đe dọa trước chính sách bành trướng của Trung Quốc, đặc biệt tại Biển Đông.
Đồng thời Australia cũng đẩy mạnh triển khai chính sách “hướng Bắc” lấy
Đông Nam Á làm trọng tâm, quyết tâm thúc đẩy CPTPP, cho phép Mỹ tăng
cường sự hiện diện quân sự trên lãnh thổ của mình. Về kinh tế, Australia tiếp
tục duy trì đà tăng trưởng ổn định từ năm 2014 đến nay với mức tăng GDP
trên 1,2%/năm. Về quốc phòng, Australia tăng cường ngân sách cho quốc
phòng những năm gần đây, năm tài khóa 2016 - 2017 ở mức 25,27 tỷ USD,
năm 2017 - 2018 là 27,07 tỷ USD, năm 2020 - 2021 là 42,7 tỷ AUD, tương
đương 2,19% GDP; thúc đẩy hợp tác an ninh, quân sự với nhiều nước trên thế
giới, đặc biệt là Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ. Đáng chú ý, tháng 8/2014, Australia
ký hiệp định cho phép Mỹ tăng cường hiện diện quân sự tại Australia trong 25
năm; hợp tác phát triển hệ thống tên lửa đạn đạo ở Đông Bắc Á; tăng cường
hợp tác quốc phòng với các nước ASEAN; mặt khác tổ chức tuần tra hàng
hải, tập trận, tăng cường năng lực kiểm soát các vùng biển trong khu vực, trong đó có Biển Đông.
Trung Quốc từng bước thu hẹp khoảng cách với các nước trên thế giới,
nhất là với Mỹ về mọi mặt trên con đường trở thành siêu cường số 1 thế giới
với “Giấc mộng Trung Hoa”. Về kinh tế, sau khi vượt Nhật Bản về quy mô
GDP (năm 2010), đến năm 2014, Trung Quốc bắt kịp và vượt Mỹ về giá trị
GDP tính theo ngang giá sức mua (PPP). Từ năm 2006 đến năm 2016, tăng 14
trưởng GDP Trung Quốc đạt trung bình 9,6%/năm, gấp 3 lần tốc độ của thế
giới; dự trữ ngoại tệ tăng lên 3.000 tỷ USD, đứng đầu thế giới; kim ngạch
thương mại tăng lên 4.160 tỷ USD, vượt Mỹ (3.800 tỷ USD); là điểm thu hút
đầu tư hàng đầu thế giới, FDI năm 2020 đạt gần 1.000 tỷ nhân dân tệ (144,37
tỷ USD), tăng 4,5% so với năm 2019, đứng thứ hai sau Mỹ. Trung Quốc đã
vượt Mỹ với tư cách là đối tác thương mại lớn nhất của đa số các nước trong
khu vực châu Á - Thái Bình Dương, kể cả các đồng minh thân cận của Mỹ
như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia. Trung Quốc cũng vượt Mỹ về số lượng
các công ty trong danh sách Top 500 toàn cầu của Tạp chí Fortune công bố
ngày 22/7/20191. Hiện nay, Trung Quốc sở hữu những tập đoàn công nghệ
lớn hàng đầu thế giới, tiên phong trong ứng dụng mạng 5G và AI, nổi bật là
Huawei, Alibaba, Tencent, Baidu [2; tr.80-81].
Về quốc phòng, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc liên tục tăng,
đứng thứ hai thế giới sau Mỹ, năm 2017 đạt 151 tỷ USD, năm 2019 đạt
177,49 tỷ USD và năm 2020 đạt 1,27 nghìn tỷ nhân dân tệ (178 tỷ USD), tăng
6,6% so với năm 2019. Trung Quốc là nước có kho vũ khí hạt nhân lớn nhất
châu Á với 250 đầu đạn, có năng lực tác chiến trên biển, trên không và không
gian mạng thuộc hàng đầu ở khu vực.
Về chính trị, năm 2017, với thành công của Đại hội lần thứ XIX, Trung
Quốc đã cơ bản chuyển từ “lãnh đạo tập thể” sang “lãnh đạo hạt nhân”, quyền
lực tập trung vào Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình. Đặc biệt, Chủ
tịch Tập Cận Bình đã xác lập và đưa vào được tư tưởng của mình về “chủ
nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới” vào Điều lệ Đảng tại Đại hội
XIX, trở thành kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng Cộng sản Trung
Quốc2. Trung Quốc tích cực đẩy mạnh “ngoại giao nước lớn” và “ngoại giao
1 Mỹ có 121 công ty (giảm 5 công ty so với năm 2018); Trung Quốc có 129 công ty, gồm cả 10 công ty đến
từ Đài Loan (tăng 9 công ty so với năm 2018).
2 Cùng với Tư tưởng Mao Trạch Đông, Lý luận Đặng Tiểu Bình, Thuyết “ba đại diện” của Giang Trạch Dân
và Quan điểm phát triển khoa học của Hồ Cẩm Đào. 15
láng giềng” trên cơ sở kết hợp giữa “giấu mình chờ t ời
h ” với “tích cực hành
động thể hiện”; triển khai mạnh mẽ ngoại giao nước lớn đặc sắc Trung Quốc
trên 3 trụ cột kinh tế (sáng kiến “Vành đai và Con đường”), chính trị (Cộng
đồng chung vận mệnh nhân loại, trước hết là Cộng đồng chung vận mệnh với
các nước châu Á) và quan hệ quốc tế kiểu mới (trọng tâm là thiết lập khuôn
khổ quan hệ G2 với Mỹ), dùng ưu thế nước lớn để chèn ép các nước xung
quanh, đặc biệt là những nước có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo với Trung Quốc.
Có thể nói, sự điều chỉnh chiến lược của các nước lớn đối với khu vực
dẫn tới sự cạnh tranh chiến lược và làm xuất hiện các xu hướng tập hợp lực
lượng mới. Nổi bật nhất và chi phối lớn nhất đối với xu hướng tập hợp lực
lượng toàn cầu hiện nay là mối quan hệ giữa ba cường quốc thế giới gồm Mỹ,
Trung Quốc và Nga, trong đó quan hệ Trung Quốc - Mỹ là quan trọng hàng
đầu và có ảnh hưởng chi phối lớn nhất. Tình trạng này đã tạo nên những xu
hướng tập hợp lực lượng khá đa dạng, phức tạp trên tất cả các lĩnh vực từ kinh
tế, an ninh đến chính trị có khía cạnh xung đột nhau của các nước lớn.
Như vậy, bước sang thập niên thứ hai thế kỷ XXI, trọng tâm chiến lược
trên thế giới có xu hướng dịch chuyển từ Tây sang Đông, đưa châu Á - Thái
Bình Dương trở thành một trong những trung tâm phát triển có vị trí địa -
kinh tế và địa - chính trị ngày càng quan trọng trên thế giới, khu vực cạnh
tranh chiến lược giữa một số nước lớn và tiềm ẩn nhiều nhân tố bất ổn.
1.1.3. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và ảnh hưởng đến nền
kinh tế thế giới
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc chính thức nổ ra từ ngày
22/3/2018, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đánh thuế 50 tỷ USD
đối với hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ, để ngăn chặn những gì họ
cho là hành vi thương mại không công bằng và hành vi trộm cắp tài sản trí
tuệ. Theo các chuyên gia, bao trùm sự cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung là cuộc 16
đối đầu không khoan nhượng giữa mô hình kinh tế thị trường tự do của Mỹ với
mô hình kinh tế do nhà nước kiểm soát của Trung Quốc. Trong bối cảnh đại
dịch Covid-19 xuất phát từ Trung Quốc dẫn tới cuộc khủng hoảng nghiêm trọng
chưa từng có trên thế giới trong vòng 100 năm qua, Mỹ và Trung Quốc đều cáo
buộc lẫn nhau gây ra đại dịch này, đẩy sự cạnh tranh giữa hai nước leo thang,
rất có thể trở thành “Chiến tranh lạnh 2.0”, tiềm ẩn hiểm họa lớn hơn rất nhiều
so với chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô trước đây.
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã đè nặng lên nền kinh tế toàn
cầu, gây bất an cho doanh nghiệp và người tiêu dùng. Theo các nhà phân tích,
Mỹ và Trung Quốc là các bên chịu hệ lụy trực tiếp, nhưng ảnh hưởng của
cuộc chiến còn vươn xa hơn với tác động dây chuyền lan tỏa. Quỹ Tiền tệ
Quốc tế (IMF) chỉ ra rằng, chính sự leo thang căng thẳng thương mại Mỹ -
Trung là yếu tố góp phần vào “suy yếu đáng kể của phát triển toàn cầu”. Bên
cạnh đó, cuộc chiến này còn làm giảm niềm tin của các doanh nghiệp nhỏ tại
Mỹ, gây gián đoạn hoạt động giao thương của các tập đoàn công nghiệp lớn ở
châu Á và ảnh hưởng đến những nhà máy có định hướng xuất khẩu tại châu
Âu. Thuế quan đang gây áp lực gia tăng chi phí đối với các công ty đa quốc
gia, buộc những công ty này phải tìm cách bù đắp khoản thua lỗ. Hơn nữa, sự
không chắc chắn về triển vọng đàm phán Mỹ - Trung cũng gây khó khăn cho
các nhà quản lý khi lên kế hoạch kinh doanh.
Qua khảo sát các nhà quản lý mảng kinh doanh tại Nhật Bản, Hàn Quốc
và Indonesia cho thấy, đã có sự sụt giảm trong hoạt động sản xuất tại những
quốc gia này. Tại châu Âu, sự sụt giảm sản xuất được thể hiện rõ nét tại Đức -
một trong những nhà cung cấp máy móc và thiệt bị hàng đầu thế giới. Tập
đoàn tài chính hàng đầu thế giới Morgan Stanley cảnh báo, nền kinh tế toàn
cầu có thể bị suy thoái nghiêm trọng nếu Trung Quốc và Mỹ tiếp tục trả đũa
lẫn nhau. Nguy hiểm hơn, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc
còn dễ làm bùng nổ chiến tranh tiền tệ. Để đối phó với các đòn thuế quan của 17
Mỹ, Trung Quốc đã áp dụng chính sách hạ giá đồng nhân dân tệ. Vào tháng
8/2019, Bắc Kinh cho phép đồng nhân dân tệ giảm sâu với tỷ giá tham chiếu
là 7 CNY/1 USD. Động thái của Trung Quốc làm dấy lên nỗi ám ảnh về một
cuộc chiến tranh tiền tệ, nơi các nước lớn đua nhau phá giá đồng tiền của
mình. Theo dự đoán của giới chuyên gia, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
Quốc chưa thể kết thúc sớm, mà có khả năng kéo dài đến cuộc bầu cử Tổng
thống Mỹ năm 2020. Giám đốc điều hành của Quỹ tiền tệ quốc tế, ông
Kristalina Georgieva cảnh báo, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc có
thể khiến các nền kinh tế thế giới thiệt hại 700 tỷ USD vào năm 2020 [62].
1.2. Những nhân tố chủ quan
1.2.1. Tình hình Ấn Độ và ASEAN
1.2.1.1. Tình hình Ấn Độ
Tháng 6/2013, Narendra Modi được lựa chọn để trở thành người đứng
đầu Đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP), chính thức tham gia chiến dịch tranh cử
giành lấy vị trí Thủ tướng Ấn Độ. Tháng 5/2014, với tư cách lãnh đạo Đảng
BJP, Narendra Modi đã giành lấy chiến thắng vang đội trong cuộc tổng tuyển
cử Ấn Độ, với 282 trên 543 ghế Hạ viện. Chưa một đảng phái chính trị nào ở
Ấn Độ thắng lợi với cách biệt lớn như thế từ năm 1984. Chiến thắng của Ông
đã ngay lập tức phủ sóng các mạng xã hội cùng vô vàn các trang báo quốc tế,
với những niềm tin rằng phong cách cầm quyền tận tâm, có phần quyết liệt và
lạ kỳ của vị chính trị gia này sẽ thay đổi diện mạo cho Ấn Độ, đưa quốc gia
này bước vào một thời đại mới - “thời đại Narendra Modi”.
Sau khi lên nhậm chức Thủ tướng Ấn Độ vào tháng 5/2014, N. Modi
tiến hành điều chỉnh và thực thi hàng loạt chính sách để nâng tầm vị thế cho
sự trỗi dậy mạnh mẽ của Ấn Độ. Trên phương diện kinh tế, với chính sách
kinh tế Modinomics, trong khi nền kinh tế toàn cầu có xu hướng tăng trưởng
chậm lại, Ấn Độ trở thành điểm sáng trong tăng trưởng kinh tế với tốc độ tăng
GDP nhanh chóng từ 6,9% (năm 2013 - 2014) lên mức 7,2% (năm 2014 - 18
2015), 7,6% (năm 2015 - 2016), 6,7% (năm 2017 - 2018), 7,5% (2018 -
2019). Tỷ lệ thâm hụt ngân sách giảm xuống còn 3,9% GDP (năm 2015 -
2016), chỉ số lạm phát được khống chế ở mức 5,39% (tháng 4/2016). Nhờ
những chính sách cải cách của Chính phủ trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài,
FDI vào Ấn Độ đang ngày càng gia tăng mạnh mẽ trong khi FDI vào các
nước trên toàn cầu lại tiếp tục suy giảm. Năm 2015, Ấn Độ đã vượt Trung
Quốc, trở thành quốc gia thu hút vốn FDI lớn nhất trên thế giới với 63 tỷ
USD, con số này tăng lên 75 tỷ USD vào năm 2016 [31]. Khu vực dịch vụ
của Ấn Độ là ngành phát triển nhanh trên thế giới, chiếm 60% nền kinh tế và
28% việc làm trong khi sản xuất và nông nghiệp là hai lĩnh vực quan trọng
khác của nền kinh tế Ấn Độ. Năm 2019, GDP của Ấn Độ đạt 2.940 tỷ USD,
đã vượt qua Anh và Pháp để trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới [37].
Tuy nhiên, cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Ấn Độ đã không
tránh khỏi làn sóng dịch bệnh Covid-1 .
9 Theo số liệu công bố của Bộ Thống
kê và Thực thi chương trình Ấn Độ vào cuối tháng 8/2020, trong quý I/2020
của năm tài chính 2020 - 2021 (tháng 4 - 6/2020), GDP theo giá cố định của
nước này chỉ đạt khoảng 37,8 tỷ USD, sụt giảm khoảng 23,9% so với mức
tăng trưởng dương 5,2% của cùng kỳ năm trước. Đây là mức sụt giảm GDP
mạnh nhất kể từ khi các số liệu kinh tế theo quý của Ấn Độ bắt đầu được công
bố năm 1996 và là mức giảm mạnh nhất trong nhóm các nền kinh tế lớn trên
thế giới (theo dữ liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - OECD).
Trong đó, đầu tư nước này giảm tới 47% so với năm trước, tiêu dùng hộ gia đình giảm gần 27% [59].
Trên phương diện đối ngoại, Ấn Độ không còn đi theo chính sách cân
bằng “thận trọng, dè dặt”, mà nhanh chóng thúc đẩy quan hệ với Mỹ và Nhật
Bản. Tương tự, trên phương diện ngoại giao láng giềng, Chính phủ Modi
cũng phá vỡ thông lệ. Tháng 5/2014, N. Modi mời lãnh đạo của tất cả các
quốc gia Nam Á tham gia lễ nhậm chức Thủ tướng của mình. Sau đó, N. 19
Modi đến thăm các nước láng giềng Ấn Độ, có ý đồ đóng vai trò lãnh đạo
Nam Á, định hình lại quan hệ quốc tế khu vực Nam Á.
Chính sách đối ngoại của Thủ tướng N. Modi có liên quan mật thiết đến
việc thay đổi định vị chiến lược của Ấn Độ. Sau khi lên nắm quyền, Chính
phủ N. Modi định vị Ấn Độ là lực lượng lãnh đạo, không phải là lực lượng
cân bằng đi theo chiến lược “Không liên minh 2.0”3. Trên phương diện quan
hệ nước lớn, Ấn Độ chủ trương hình thành “Liên kết đa phương” (Multiple
Alignment) với các nước lớn theo các vấn đề. Với ngoại giao láng giềng, để
đảm bảo vị thế “lãnh đạo Nam Á” của Ấn Độ, Chính phủ N. Modi đưa ra một
loạt các chính sách ngoại giao láng giềng, trong đó có “Láng giềng trước
tiên”, “Hành động hướng Đông”, “Liên minh phía Tây”… Trên sân chơi đa
phương, Modi tích cực đề xuất chủ trương của Ấn Độ, như thúc đẩy Liên hợp
quốc thành lập Ngày Quốc tế Yoga vào ngày 21/6 hằng năm, xây dựng cơ chế
đa phương do Ấn Độ làm chủ đạo, như Liên minh Năng lượng Mặt trời quốc tế (ISA),…
Chính phủ N. Modi đã có những điều chỉnh trong sách lược ngoại giao,
đặc biệt là điều chỉnh, cải thiện đáng kể quan hệ với Trung Quốc và Nga.
Ngày 27 - 28/4/2018, lãnh đạo hai nước Trung Quốc và Ấn Độ đã tổ chức
cuộc gặp không chính thức lần đầu tiên tại Vũ Hán, nâng cao hiểu biết lẫn
nhau giữa các nhà lãnh đạo, cải thiện mối quan hệ Trung - Ấn. Cùng với đó,
tháng 5/2018, N. Modi tới Nga tham dự cuộc gặp thượng đỉnh không chính
thức với Tổng thống Nga Putin. Trên phương diện ứng phó với chiến lược
“Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” do Mỹ đề ra, khi tham dự Đối thoại
Shangri-La tại Singapore ngày 01/6/2018, Thủ tướng Modi đã bày tỏ quan
3 Tháng 2/2012, Trung tâm nghiên cứu chính sách (CPR) của Ấn Độ từng đưa ra một báo cáo quan trọng
“Không liên minh 2.0: chính sách ngoại giao và chiến lược thế kỷ XXI của Ấn Độ”. Nội dung cơ bản là ủng
hộ việc xây dựng một con đường chiến lược cho Ấn Độ mà không hoàn toàn bác bỏ con đường “không liên
kết”, thể hiện “quyền tự chủ chiến lược” với trọng tâm của khu vực châu Á và hai mối quan tâm an ninh cấp
bách nhất của Ấn Độ l
à Trung Quốc và Pakistan; hướng tới chủ nghĩa đa phương và cách tiếp cận với các thể
chế quốc tế. Xem https://www.nbr.org/publication/revisiting-indias-policy-priorities-nonalignment-2-0-and-
the-asian-matrix/, ngày truy cập 09/4/2021. 20
điểm tương đối “cân bằng” của Ấn Độ về chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”.
Tháng 5/2019, lần thứ hai N. Modi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử
Hạ viện. Ngày 02/11/2019, Ấn Độ ban hành bản đồ chính trị mới, đưa vùng
lãnh thổ tranh chấp giữa Ấn Độ với Trung Quốc và Pakistan vào bản đồ Ấn
Độ. Đầu năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát đột ngột, chính sách đối ngoại
của Chính phủ N. Modi cũng theo đó tăng tốc điều chỉnh. Theo đó, Ấn Độ
chủ trương quan hệ tốt với Mỹ, đối phó với Trung Quốc, đẩy mạnh quan hệ
với các quốc gia châu Âu, xoa dịu Nga, huy động Nhật Bản, chỉnh đốn, phối
hợp với các quốc gia láng giềng. Ấn Độ định vị Trung Quốc là “kẻ gây rắc
rối” của Ấn Độ, cần phải quản lý, các nước lớn khác đều là lực lượng Ấn Độ có thể dựa vào.
1.2.1.2. Tình hình ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày
8/8/1967 với 5 thành viên ban đầu và đã phát triển dần thành một tổ chức hợp
tác toàn diện, chặt chẽ, bao gồm cả 10 nước Đông Nam Á. Từ thực tiễn lịch
sử hơn 50 năm tồn tại, phát triển của ASEAN đã chứng minh, một ASEAN
đoàn kết, thống nhất, liên kết chặt chẽ, biết gắn lợi ích quốc gia, lợi ích khu
vực sẽ duy trì được vai trò trung tâm. Một Cộng đồng ASEAN vững mạnh,
phồn vinh, lấy người dân làm trung tâm, góp phần bảo đảm những lợi ích lâu
dài của các quốc gia thành viên, người dân trong khu vực. Đó cũng chính là
cơ sở để ASEAN phát huy vai trò trung tâm trong khu vực và ASEAN cũng là
một thị trường đủ lớn cho phát triển những ý tưởng mới, kinh doanh sáng tạo,
là điểm đến đầu tư hấp dẫn của toàn cầu.
Trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục ẩn chứa nhiều bất định, cạnh
tranh giữa nước lớn gia tăng, ASEAN với vị trí địa - chiến lược ở trung tâm
của khu vực rộng lớn kết nối hai vùng biển Ấn Độ Dương và Thái Bình
Dương, đang đứng trước vận hội và thách thức mới. Với dân số gần 650 triệu