Quan hệ các nước lớn sau chiến tranh lạnh - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam

Quan hệ các nước lớn sau chiến tranh lạnh - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: QUAN HỆ GIỮA CÁC NƯỚC LỚN
SAU CHIẾN TRANH LẠNH
Đề tài: Tại sao nói quan hệ Mỹ - Trung là mối quan hệ chủ đạo
trong quan hệ quốc tế hiện nay
Hà Trọng ThànhNgười thực hiện:
BSKT.QHQT tháng 02/2021Lớp/Khoá:
QHQTChuyên ngành:
Lê Ngọc HânGiảng viên:
Hà Nội, tháng 7 năm 2021
1
I. Mở đầu
Tình hình thế giới, khu vực những năm qua nhiều biến động, diễn biến phức tạp,
chủ yếu xuất phát từ cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, đặc biệt cạnh tranh chiến
lược Mỹ - Trung. Cặp quan hệ này đã trải qua đầy đủ các trạng thái từ đối đầu trực tiếp, hòa
hoãn cho đến câu kết dạng “đồng minh”. Hiện nay, quan hệ Mỹ - Trung đã bước sang một giai
đoạn mới với s thay đổi bản về chất, chuyển từ hình thức “hợp tác - can dự” sang “cạnh
tranh chiến lược”. Kết quả của cuộc cạnh tranh, cọ sát chiếnợc Mỹ - Trung tác động to lớn
tới môi trường an ninh toàn cầu, trọng tâm châu Á - Thái Bình Dương (TBD) thể sẽ
dẫn đến một trật tự thế giới mới. Trên sở phân tích các chính sách đối ngoại, cạnh tranh
của cặp quan hệ Mỹ - Trung và tác động của nó đối với cục diện quan hệ quốc tế, bài tiểu luận
sẽ phân tích tại sao quan hệ Mỹ - Trung mối quan hệ chủ đạo trong quan hệ quốc tế hiện
nay.
II. Phân tích mối quan hệ Mỹ - Trung
1. Khái quát về quan hệ Mỹ - Trung
Quan hệ M- Trung từ khi TQ giành độc lập (1949) thể chia thành 04 giai đoạn.
Giai đoạn “đối đầu” (1949 - 1972) chứng kiến sự đối đầu toàn diện, Trung Quốc (TQ) coi Mỹ
là kẻ thủ trực tiếp, nguy hiểm nhất và liên minh với Liên Xô chống Mỹ; hai bên đụng độ quân
sự trực tiếp tại Triều Tiên (1950 1953) gián tiếp tại VN. Giai đoạn “câu kết” (1972 -
1991), hai bên thỏa hiệp, cấu kết chặt chẽ; Mỹ tập trung triệt hạ Liên Xô, kết thúc chiến tranh
VN, trong khi TQ trập trung cải cách mở cửa kiềm chế Liên Xô;giai đoạn này, Mỹ “coi
nhẹ” Đài Loan, công nhận TQ làm Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Giai
đoạn “hợp tác – can dự” (1991 - 2016), mặt hợp tác nổi trội hơn, trong đó TQ chủ trương tạm
“giấu mình chờ thời”, tập trung xây dựng sức mạnh; tuy nhiên, trong bối cảnh không còn Liên
Xô, đồng thời đã vươn lên vị thế cường quốc thứ 2 về kinh tế (2012), TQ bắt đầu tìm kiếm địa
vị tương xứng. Đến nay, quan hệ hai nước đã bước vào giai đoạn mới với những cọ xát chiến
lược ngày càng gay gắt, giai đoạn “cạnh tranh chiến lược” (từ 2017 đến nay), đánh dấu bằng
việc chính quyền tổng thống Donald Trump ban hành “Chiến lược ANQG”, trong đó chính
thức định vị TQ là “đối thủ cạnh tranh chiến lược”, là “mối đe dọa lớn nhất đối với lợi ích, an
ninh và sự phồn vinh của Mỹ”. Đây được coi một khởi điểm lịch sử mới trong quan hệ Mỹ
- Trung, đánh dấu bước chuyển từ “hợpc can dự” sang “cạnh tranh chiến lược” giữa hai
cường quốc lớn nhất hiện nay.
2. Quan hệ cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung
2.1. Về chính sách của Mỹ
2
- Về chính trị, ngoại giao, Mỹ đặt mục tiêu kiềm chế TQ vào một trong những vị trí ưu
tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại. Mỹ chính thức tuyên bố TQ là đối thủ chiến lược số
một
1
. Báo cáo chiến lược “Ấn Độ Dương (ÂĐD) – TBD tự do, rộng mở” (FOIP) của Mỹ công
bố tại đối thọai Shangri-La (6/2019) chỉ rõ, TQ đối thủ cạnh tranh chiếnợc số một của
Mỹ ở khu vực ÂĐD – TBD và trên toàn cầu. Mỹ xác định TQ là thách thức nghiêm trọng nhất
đối với trật tự và hệ thống pháp luật toàn cầu vốn đã góp phần duy trì hòa bình phát triển của
tất cả quốc gia, trong đó có TQ. Mỹ đặc biệt lo ngại trước hàng loạt động thái gần đây của TQ
đe dọa phá vỡ hòa bình, ổn định khu vực.
- Về những hành động cụ thể, Mỹ tăng ờng can thiệp vào các vấn đề nóng, nhạy
cảm trong quan hệ Mỹ - Trung như biển Đông (tăng ờng hiện diện quân sự, lôi kéo các
đồng minh như Nhật, Anh, Pháp, Đức, Canada, NewZealand, Australia và Ấn Độ can dự vào
vấn đề biển Đông), Đài Loan sử dụng chiêu bài dân chủ, nhân quyền, tôn giáo Hồng
Công, Tân Cương, Tây Tạng nhằm làm suy yếu TQ từ bên trong. Mỹ chủ động phát động
cuộc chiến thương mại chống TQ và mở rộng sang lĩnh vực công nghệ, tiền tệ và năng lượng,
áp thuế cao đối với hàng hóa nhập khẩu từ TQ, triệt hạ các công công ty công nghệ hàng đầu
như Hoa Vĩ, ZTE, làm lung lay nền tảng công nghệ cao của TQ; đặc biệt, Mỹ gây sức ép với
Iran, khuấy động tình hình khu vực để “lấy cớ” tập hợp lực lượng, phối hợp các nước đồng
mình Phương Tây đưa quân vào eo biển Hormuz, phong tỏa nguồn cung năng lượng qua khu
vực này của TQ, trực diện tấn công vào tham vọng “Giấc mộng Trung Hoa” “Made in
China 2025” của TQ; vận động, lôi kéo đồng minh, đối tác nhằm xây dựng liên minh kiềm
chế TQ. Đẩy mạnh triển khai chiến lược FOIP trên cả ba trụ cột chính trị - ngoại giao, an ninh
– quốc phòng, kinh tế - thương mại, đồng thời tăng cường củng cố, mở rộng quan hệ với các
nước đồng minh, đối tác khu vực, hình thành thế “bao vây chiến lược” TQ nét hơn; tăng
cường kết nối trong “Tứ giác kim cương” thông quac kênh song phương đa phương;
củng cố các đồng minh, thu hút đối tác tại khu vực, đề cao vai trò trung tâm của ASEAN; tăng
cường tiềm lực gia tăng hiện diện quân sự trên thực địa; định hình chiến lược kinh tế với
khu vực thông qua đàm phán FTA... Ngoài ra, Mỹ cũng triển khai nhiều biện pháp nhằm tăng
cường sức mạnh cứng như tập trung hiện đại hóa các lực lượng hạt nhân, tên lửa, lực lượng
vũ trang ngoài vũ trụ…
2.3. Chính sách của TQ
- Về chính trị, ngoại giao, TQ đẩy mạnh tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong toàn bộ
người dân “tiến hành cuộc vạn lý trường chinh” chống lại chính sách thù địch và kiềm chế của
Mỹ. TQ tập trung tuyên truyền định hướng dư luận để người dân yên tâm, tin tưởng vào quyết
1
Việc xác định TQ đối thủ số một được cụ thể hóa trong các văn bản chiến lược tầm cao nhất của Mỹ
Chiến lược ANQG (2017), Chiến lược Quốc phòng, Hạt nhân (2018), Chiến lược FOIP (2019) …
3
sách của Đảng nhân chủ tịch nước Tập Cận Bình; kêu gọi tinh thần dân tộc, đồng lòng
cùng Đảng, Chính phủ trong cuộc chiến với Mỹ. Bên cạnh đó, điều chỉnh chính sách với Mỹ
theo hướng kiên trì về nguyên tắc, song mềm dẻo, linh hoạt hơn về chiến thuật, đặc biệt trong
vấn đề thương mại. Phía TQ vẫn khẳng định kiên trì thực hiện nguyên tắc “vừa đánh, vừa
đàm”, cố gắng kéo dài thời gian đàm phán nhằm chuẩn bị lực lượng đánh lâu dài, mặt khác
vẫn cố gắng duy trì quan hệ hợp tác với Mỹ theo hướng “tổng thể ổn định”. Tuy nhiên, TQ
cũng thể hiện thái độ cứng rắn nhất định với Mỹ trong đàm phán thương mại.
- Về những hành động cụ thể, TQ tăng cường quan hệ với các nước lớn khác các
nước láng giềng, với Nga, TQ nâng cấp quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung -
Nga. Sử dụng sức mạnh vượt trội tìm kiếm các thỏa thuận riêng rẽ với từng nước ASEAN,
chủ động cải thiện quan hệ lôi kéo châu Âu, tìm cách sưởi ấm mối quan hệ với Ấn Độ,
Nhật Bản, lôi kéo các nước phát triển của châu Âu châu Á tham gia Sáng kiến “Vành đai,
con đường” (BRI). Tiến hành một loạt các biện pháp đáp trả việc áp thuế của Mỹ, đẩy nhanh
việc chuyển đôi hình phát triển từ thúc đẩy xuất khẩu sang mở rộng nội nhu thông qua
việc xây dựng “Quy hoạch chiến lược đại khai phá miền Tây thời đại mới” (khu vực gồm 12
tỉnh thành phố phía Tây dân số hơn 350 triệu người, diện tích 6,8 triệu km ); bên cạnh đó,
2
TQ cũng áp dụng một loạt các biện pháp kích thích kinh tế, tăng cường tìm kiếm các nguồn
đầu tư bên ngoài. TQ tiếp tục tăng cường tiềm lực quân sự với việc thử nghiệm và đưa vào sử
dụng nhiều loại khí, khí tài; đồng thời đổi mới công tác huấn luyện chiến đấu nhằm sẵn
sàng đối phó với Mỹ đồng minh. Thúc đẩy triển khai sức mạnh ra bên ngoài thông qua
hiện diện quân sự, đồng thời đẩy mạnh sử dụng sức mạnh kinh tế, quân sự để đạt được các
mục tiêu chiến lược; sau khi thiết lập căn cứ quân sự hải ngoại đầu tiên ở Djibouti (châu Phi),
TQ đang tìm cách thiết lập thêm các căn cứ quân sự Nam Á, ĐNA, khu vực phía tây TBD,
tại biển Đông, TQ tiếp tục quân sự hóa các đảo nhân tạo với hệ thống tên lửa hành trình, tên
lửa phòng không tầm xa, phá sóng, tàu chiến và máy bay quân sự; đặc biệt, TQ công bố “Sách
trắng Quốc phòng TQ thời đại mới”, “Sách trắng an ninh hạt nhân” nhằm chuyển thông điệp
tới Mỹ về quyết tâmý chí của TQ trong việc bảo vệ lợi ích; cảnh báo, răn đe “các thế lực
can thiệp bên ngoài” về quyết tâm sẵn sàng sử dụng lực, kể cả bằng phản kích hạt nhân;
đồng thời nhấn mạnh, nâng cao nhận thức trong nội bộ TQ về các nguy cơ, thách thức từ
hướng biển, khẳng định vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển là nhiệm vụ phức
tạp, quan trọng nhất, tích cực chuẩn bị cho đấu tranh quân sự với trọng tâm là trên biển.
3. Tác động của mối quan hệ Mỹ - Trung đối với cục diện quan hệ quốc tế hiện nay
So sánh tương quan lực lượng giữa hai bên như phân tích trên, thể thấy, tương
quan lực lượng hiện nay đang thay đổi theo hướng lợi cho Mỹ, bất lợi hơn cho TQ. Mỹ từ
thế bị động, đá từng bước giành lại được ưu thế ở khu vực, chủ động tấn công TQ trên nhiều
4
mặt trận, đẩy TQ vào thế phải chống đỡ, bị động đối phó. Vì vậy, chiều hướng quan hệ Mỹ -
Trung sẽ tiếp tục theo hướng gia tăng cạnh tranh, đối đầu. Trong ngắn trung hạn, cho
cuộc chiến thương mại – công nghệ có tạm ngưng trong trường hợp hai bên đạt được một thỏa
thuận tạm thời thì trạng thái cạnh tranh, đối đầu chiến lược Mỹ - Trung vẫn sẽ tiếp tục kéo
dài. Hai bên tiếp tục đẩy mạnh tập hợp lực lượng, hình thành cục diện “Lưỡng siêu, đa
cường” khu vực. Về trạng thái, khu vực châu Á TBD trọng tâm ĐNA sẽ bước vào
thời kỳ một cuộc chiến tranh lạnh kiểu mới giữa Mỹ và TQ. Đây là cuộc đối đầu để phân định
nước nào sẽ cường quốc số một trong tương lai. Trong dài hạn, hình thái chiến tranh lạnh
kiểu mới cạnh tranh quyết liệt, kéo dài giữa Mỹ và TQ có thể dẫn đến sự hình thành “cục diện
hai cực”, “hai trận tuyến” trong QHQT khu vực châu Á TBD, buộc các nước trong khu
vực, tùy theo khuynh hướng chính trị, vị trí địa thực lực quốc gia để lựa chọn đứng về
bên nào. Tuy nhiên, khả năng Mỹ chấp nhận một trật tự “hai cực” với TQ hay không là vấn đề
cần tiếp tục nghiên cứu, theo dõi. Trước mắt có thể là không nhưng về lâu dài, nếu cuộc chiến
giữa hai bên không phân định thắng thua thì không phảikhông có khả năng. TQ rất thể
sẽ đưa ra một công thức về thứ bậc trong “trật tự hai cực” đó, dành cho Mỹ vị trí cao hơn
nhưng vẫn trong khuôn khổ “hai cực”. Bởi vậy, chế “hai cực” mới trong QHQT không
phải điều tuyệt đối không thể xảy ra trong tương lai, mặc thể khẳng định ít khả
năng xảy ra trong 10 đến 20 năm tới do Mỹ vẫn còn chiếm ưu thế áp đảo hoàn toàn, cục diện
“Lưỡng siêu, đa cường” sẽ được duy trì ở khu vực nhưng không gian chiến lược cho các quốc
gia còn chưa bị thu hẹp đến mức phải chọn bên.
Trên cơ sở phân tích chính sách của Mỹ, TQ và các hành động cụ thể của Mỹ, TQ,
thể thấy quan hệ Mỹ - Trung đã tác động ảnh hưởng, chi phốithể hiện tính chủ đạo trong
quan hệ quốc tế hiện nay, thể hiện ở những nội dung:
- Trong quá trình gia tăng cường độ cạnh tranh chiến lược, Mỹ và TQ đều sẽ tìm cách
tập hợp lực lượng mới thông qua các sáng kiến BRI, FOIP, gây ra những biến động, dịch
chuyển nhất định trong QHQT. Thế giới bị chia rẽ sâu sắc hơn, vai trò của một số thể chế đa
phương bị suy giảm (LHQ, WTO), nhiều nước thể rơi vào tình thế khó xử, buộc phải lựa
chọn giữa Mỹ và TQ.
- Trong tam giác chiến lược Mỹ - Trung - Nga, việc Mỹ xác định TQ Nga cùng
đối thủ sẽ khiến Nga gắn chặt hơn với TQ, Mỹ gặp phải khó khăn lớn hơn trước mối liên kết
Trung – Nga được tăng cường. Trong khi đó, cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung làm sự tin cậy
chiến lược giữa hai nước giảm sút nghiêm trọng, các mâu thuẫn mang tính kết cấu nổi lên,
mặt hợp tác trong quan hệ hai nước giảm, động lực hợp tác yếu, trong khi các mặt cạnh tranh
được mở rộng, cường độ, mức độ cạnh tranh ngày càng gia tăng khắc nghiệt. Những điều
5
này tác động, ảnh hưởng sâu sắc đến triển vọng QHQT toàn cầu, nhất trong giai đoạn
khi EU còn đang bị khủng hoảng.
- Những xu hướng tập hợp lực lượng do TQ và Mỹ đứng đầu tại châu Á – TBD diễn ra
nhanh hơn, cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung gay gắt hơn. Điều này khiến cho tình hình
Đông Á, nhất ĐNA, nóng hơn, các nước ASEAN gặp khó khăn hơn trong triển khai chính
sách với nước lớn duy trì đoàn kết nội bộ, mặt khác cũng điều kiện thuận lợi giúp
ASEAN tận dụng thế mạnh địa – chiến lược của mình để thúc đẩy hình thành những thiết chế
an ninh đa phương có tính ràng buộc và bền vững hơn. Phần lớn các nước ASEAN đều lo ngại
nếu Mỹ giảm can dự tại khu vực sẽ khiến họ phụ thuộc nặng nề hơn vào TQ, do vậy mong
muốn Mỹ tiếp tục duy trì hiện diện để đối trọng với ảnh hưởng của TQ.
- Đối với kinh tế toàn cầu, tranh chấp thương mại Mỹ - Trung leo thang sẽ dẫn tới sự
sụt giảm, thậm chí làm suy thoái nền kinh tế thế giới (chưa tính tới tác động của đại dịch
Covid-19). Việc hai bên liên tục áp thuế lẫn nhau làm bốc hơi 455 tỷ USD GDP toàn cầu vào
năm 2020. Bên cạnh đó, bản thân nền kinh tế M TQ đều đang chịu tác động tiêu cực từ
cuộc chiến thương mại. Xuất khẩu của Mỹ TQ vào nhau đều giảm. Tốc độ tăng trưởng
kinh tế của TQ liên tục sụt giảm, xuống mức thấp nhất trong 30 năm qua; thất nghiệp gia tăng;
dự trữ ngoại hối giảm; dòng vốn đầu trực tiếp nước ngoài tiếp tục tháo chạy khỏi TQ.
Trong khi đó, kinh tế Mỹ bắt đầu chịu tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương mại với TQ;
tăng trưởng kinh tế giảm từ 3,1% trong quý I/2019 xuống còn 2,5% trong quý II/2019; chỉ số
Dow Jones giảm 800 điểm, lãi suất trái phiếu chính phủ giảm mạnh nhất kể từ năm 2017.
III. Kết luận
Chính sách của Mỹ và TQ khiến quan hệ Mỹ - Trung trở thành cặp quan hệ quan trọng
nhất trong thập niên tiếp theo của thế kỷ 21, quyết định đến môi trường toàn cầu, khu vực
cũng như tiến trình phát triển, định hình các thiết chế đa phương tại khu vực Đông Á TBD.
Cả hai nước đang thực thi chính sách thù địch với nhau, đều coi châu Á TBD chiến
trường chính, trong đó ĐNA trọng điểm. Tuy nhiên, định hướng lớn về chính sách khác
nhau. Chủ trương của TQ giữ các nước nước láng giềng trong tình trạng chia rẽ về chính
trị, yếu về kinh tế quân sự để luôn phải lệ thuộc vào TQđối phó với hoạt động tập hợp
lực lượng của Mỹ. Bên cạnh đó, Mỹ ưu tiên phát triển hệ thống đồng mình/đối tác rộng rãi,
trong đó trung tâm “Bộ tứ” Mỹ-Nhật-Ấn-Úc. Qua những vấn đề được nêu lên trong nội
dung tiểu luận có thể nói quan hệ Mỹ - Trung đã tác động, ảnh hưởng là mối quan hệ chủ
đạo trong QHQT hiện nay./.
6
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS TS Thái Văn Long. “Đặc điểm mới của cạnh tranh chiến lược Mỹ -
Trung Quốc đối sách của Việt Nam”. Tạp chí cộng sản, 11/2020.
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/the-gioi-van-de-su-
kien/-/2018/820419/dac-diem-moi-cua-canh-tranh-chien-luoc-my---
trung-quoc-va-doi-sach-cua-viet-nam.aspx
2. Thu Hoài. “Mỹ - Trung áp thuế lẫn nhau: giáng mạnh với nền kinh tế
toàn cầu”. Báo VOV, 8/2019. https://vov.vn/the-gioi/quan-sat/my-trung-
ap-thue-lan-nhau-cu-giang-manh-voi-nen-kinh-te-toan-cau-948176.vov
3. Ánh Huyền. “Quan hệ Mỹ - Trung trong thế cạnh tranh chiến lược”. Báo
VOV, 12/2020. https://vovworld.vn/vi-VN/binh-luan/quan-he-my-trung-
trong-the-canh-tranh-chien-luoc-935184.vov
4. Nguyễn Thị Thanh Vân. “Quan hệ Trung Mỹ từ năm 1949 đến nay”.
Tạp chí khoa học xã hội Việt Nam, số 5(90), 2015.
7
| 1/7

Preview text:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: QUAN HỆ GIỮA CÁC NƯỚC LỚN SAU CHIẾN TRANH LẠNH
Đề tài: Tại sao nói quan hệ Mỹ - Trung là mối quan hệ chủ đạo
trong quan hệ quốc tế hiện nay
Người thực hiện: Hà Trọng Thành
Lớp/Khoá: BSKT.QHQT tháng 02/2021 Chuyên ngành: QHQT
Giảng viên: Lê Ngọc Hân
Hà Nội, tháng 7 năm 2021 1 I. Mở đầu
Tình hình thế giới, khu vực những năm qua có nhiều biến động, diễn biến phức tạp,
chủ yếu xuất phát từ cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, đặc biệt là cạnh tranh chiến
lược Mỹ - Trung. Cặp quan hệ này đã trải qua đầy đủ các trạng thái từ đối đầu trực tiếp, hòa
hoãn cho đến câu kết dạng “đồng minh”. Hiện nay, quan hệ Mỹ - Trung đã bước sang một giai
đoạn mới với sự thay đổi cơ bản về chất, chuyển từ hình thức “hợp tác - can dự” sang “cạnh
tranh chiến lược”. Kết quả của cuộc cạnh tranh, cọ sát chiến lược Mỹ - Trung tác động to lớn
tới môi trường an ninh toàn cầu, trọng tâm là châu Á - Thái Bình Dương (TBD) và có thể sẽ
dẫn đến một trật tự thế giới mới. Trên cơ sở phân tích các chính sách đối ngoại, cạnh tranh
của cặp quan hệ Mỹ - Trung và tác động của nó đối với cục diện quan hệ quốc tế, bài tiểu luận
sẽ phân tích tại sao quan hệ Mỹ - Trung là mối quan hệ chủ đạo trong quan hệ quốc tế hiện nay.
II. Phân tích mối quan hệ Mỹ - Trung
1. Khái quát về quan hệ Mỹ - Trung
Quan hệ Mỹ - Trung từ khi TQ giành độc lập (1949) có thể chia thành 04 giai đoạn.
Giai đoạn “đối đầu” (1949 - 1972) chứng kiến sự đối đầu toàn diện, Trung Quốc (TQ) coi Mỹ
là kẻ thủ trực tiếp, nguy hiểm nhất và liên minh với Liên Xô chống Mỹ; hai bên đụng độ quân
sự trực tiếp tại Triều Tiên (1950 – 1953) và gián tiếp tại VN. Giai đoạn “câu kết” (1972 -
1991), hai bên thỏa hiệp, cấu kết chặt chẽ; Mỹ tập trung triệt hạ Liên Xô, kết thúc chiến tranh
VN, trong khi TQ trập trung cải cách mở cửa và kiềm chế Liên Xô; ở giai đoạn này, Mỹ “coi
nhẹ” Đài Loan, công nhận TQ làm Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Giai
đoạn “hợp tác – can dự” (1991 - 2016), mặt hợp tác nổi trội hơn, trong đó TQ chủ trương tạm
“giấu mình chờ thời”, tập trung xây dựng sức mạnh; tuy nhiên, trong bối cảnh không còn Liên
Xô, đồng thời đã vươn lên vị thế cường quốc thứ 2 về kinh tế (2012), TQ bắt đầu tìm kiếm địa
vị tương xứng. Đến nay, quan hệ hai nước đã bước vào giai đoạn mới với những cọ xát chiến
lược ngày càng gay gắt, giai đoạn “cạnh tranh chiến lược” (từ 2017 đến nay), đánh dấu bằng
việc chính quyền tổng thống Donald Trump ban hành “Chiến lược ANQG”, trong đó chính
thức định vị TQ là “đối thủ cạnh tranh chiến lược”, là “mối đe dọa lớn nhất đối với lợi ích, an
ninh và sự phồn vinh của Mỹ”. Đây được coi là một khởi điểm lịch sử mới trong quan hệ Mỹ
- Trung, đánh dấu bước chuyển từ “hợp tác – can dự” sang “cạnh tranh chiến lược” giữa hai
cường quốc lớn nhất hiện nay.
2. Quan hệ cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung
2.1. Về chính sách của Mỹ 2
- Về chính trị, ngoại giao, Mỹ đặt mục tiêu kiềm chế TQ vào một trong những vị trí ưu
tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại. Mỹ chính thức tuyên bố TQ là đối thủ chiến lược số
một1. Báo cáo chiến lược “Ấn Độ Dương (ÂĐD) – TBD tự do, rộng mở” (FOIP) của Mỹ công
bố tại đối thọai Shangri-La (6/2019) chỉ rõ, TQ là đối thủ cạnh tranh chiến lược số một của
Mỹ ở khu vực ÂĐD – TBD và trên toàn cầu. Mỹ xác định TQ là thách thức nghiêm trọng nhất
đối với trật tự và hệ thống pháp luật toàn cầu vốn đã góp phần duy trì hòa bình phát triển của
tất cả quốc gia, trong đó có TQ. Mỹ đặc biệt lo ngại trước hàng loạt động thái gần đây của TQ
đe dọa phá vỡ hòa bình, ổn định khu vực.
- Về những hành động cụ thể, Mỹ tăng cường can thiệp vào các vấn đề nóng, nhạy
cảm trong quan hệ Mỹ - Trung như biển Đông (tăng cường hiện diện quân sự, lôi kéo các
đồng minh như Nhật, Anh, Pháp, Đức, Canada, NewZealand, Australia và Ấn Độ can dự vào
vấn đề biển Đông), Đài Loan và sử dụng chiêu bài dân chủ, nhân quyền, tôn giáo ở Hồng
Công, Tân Cương, Tây Tạng nhằm làm suy yếu TQ từ bên trong. Mỹ chủ động phát động
cuộc chiến thương mại chống TQ và mở rộng sang lĩnh vực công nghệ, tiền tệ và năng lượng,
áp thuế cao đối với hàng hóa nhập khẩu từ TQ, triệt hạ các công công ty công nghệ hàng đầu
như Hoa Vĩ, ZTE, làm lung lay nền tảng công nghệ cao của TQ; đặc biệt, Mỹ gây sức ép với
Iran, khuấy động tình hình khu vực để “lấy cớ” tập hợp lực lượng, phối hợp các nước đồng
mình Phương Tây đưa quân vào eo biển Hormuz, phong tỏa nguồn cung năng lượng qua khu
vực này của TQ, trực diện tấn công vào tham vọng “Giấc mộng Trung Hoa” và “Made in
China 2025” của TQ; vận động, lôi kéo đồng minh, đối tác nhằm xây dựng liên minh kiềm
chế TQ. Đẩy mạnh triển khai chiến lược FOIP trên cả ba trụ cột chính trị - ngoại giao, an ninh
– quốc phòng, kinh tế - thương mại, đồng thời tăng cường củng cố, mở rộng quan hệ với các
nước đồng minh, đối tác khu vực, hình thành thế “bao vây chiến lược” TQ rõ nét hơn; tăng
cường kết nối trong “Tứ giác kim cương” thông qua các kênh song phương và đa phương;
củng cố các đồng minh, thu hút đối tác tại khu vực, đề cao vai trò trung tâm của ASEAN; tăng
cường tiềm lực và gia tăng hiện diện quân sự trên thực địa; định hình chiến lược kinh tế với
khu vực thông qua đàm phán FTA... Ngoài ra, Mỹ cũng triển khai nhiều biện pháp nhằm tăng
cường sức mạnh cứng như tập trung hiện đại hóa các lực lượng hạt nhân, tên lửa, lực lượng vũ trang ngoài vũ trụ…
2.3. Chính sách của TQ
- Về chính trị, ngoại giao, TQ đẩy mạnh tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong toàn bộ
người dân “tiến hành cuộc vạn lý trường chinh” chống lại chính sách thù địch và kiềm chế của
Mỹ. TQ tập trung tuyên truyền định hướng dư luận để người dân yên tâm, tin tưởng vào quyết
1 Việc xác định TQ là đối thủ số một được cụ thể hóa trong các văn bản chiến lược ở tầm cao nhất của Mỹ là
Chiến lược ANQG (2017), Chiến lược Quốc phòng, Hạt nhân (2018), Chiến lược FOIP (2019) … 3
sách của Đảng và cá nhân chủ tịch nước Tập Cận Bình; kêu gọi tinh thần dân tộc, đồng lòng
cùng Đảng, Chính phủ trong cuộc chiến với Mỹ. Bên cạnh đó, điều chỉnh chính sách với Mỹ
theo hướng kiên trì về nguyên tắc, song mềm dẻo, linh hoạt hơn về chiến thuật, đặc biệt trong
vấn đề thương mại. Phía TQ vẫn khẳng định kiên trì thực hiện nguyên tắc “vừa đánh, vừa
đàm”, cố gắng kéo dài thời gian đàm phán nhằm chuẩn bị lực lượng đánh lâu dài, mặt khác
vẫn cố gắng duy trì quan hệ hợp tác với Mỹ theo hướng “tổng thể ổn định”. Tuy nhiên, TQ
cũng thể hiện thái độ cứng rắn nhất định với Mỹ trong đàm phán thương mại.
- Về những hành động cụ thể, TQ tăng cường quan hệ với các nước lớn khác và các
nước láng giềng, với Nga, TQ nâng cấp quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung -
Nga. Sử dụng sức mạnh vượt trội tìm kiếm các thỏa thuận riêng rẽ với từng nước ASEAN,
chủ động cải thiện quan hệ và lôi kéo châu Âu, tìm cách sưởi ấm mối quan hệ với Ấn Độ,
Nhật Bản, lôi kéo các nước phát triển của châu Âu và châu Á tham gia Sáng kiến “Vành đai,
con đường” (BRI). Tiến hành một loạt các biện pháp đáp trả việc áp thuế của Mỹ, đẩy nhanh
việc chuyển đôi mô hình phát triển từ thúc đẩy xuất khẩu sang mở rộng nội nhu thông qua
việc xây dựng “Quy hoạch chiến lược đại khai phá miền Tây thời đại mới” (khu vực gồm 12
tỉnh thành phố phía Tây có dân số hơn 350 triệu người, diện tích 6,8 triệu km2); bên cạnh đó,
TQ cũng áp dụng một loạt các biện pháp kích thích kinh tế, tăng cường tìm kiếm các nguồn
đầu tư bên ngoài. TQ tiếp tục tăng cường tiềm lực quân sự với việc thử nghiệm và đưa vào sử
dụng nhiều loại vũ khí, khí tài; đồng thời đổi mới công tác huấn luyện chiến đấu nhằm sẵn
sàng đối phó với Mỹ và đồng minh. Thúc đẩy triển khai sức mạnh ra bên ngoài thông qua
hiện diện quân sự, đồng thời đẩy mạnh sử dụng sức mạnh kinh tế, quân sự để đạt được các
mục tiêu chiến lược; sau khi thiết lập căn cứ quân sự hải ngoại đầu tiên ở Djibouti (châu Phi),
TQ đang tìm cách thiết lập thêm các căn cứ quân sự ở Nam Á, ĐNA, khu vực phía tây TBD,
tại biển Đông, TQ tiếp tục quân sự hóa các đảo nhân tạo với hệ thống tên lửa hành trình, tên
lửa phòng không tầm xa, phá sóng, tàu chiến và máy bay quân sự; đặc biệt, TQ công bố “Sách
trắng Quốc phòng TQ thời đại mới”, “Sách trắng an ninh hạt nhân” nhằm chuyển thông điệp
tới Mỹ về quyết tâm và ý chí của TQ trong việc bảo vệ lợi ích; cảnh báo, răn đe “các thế lực
can thiệp bên ngoài” về quyết tâm sẵn sàng sử dụng vũ lực, kể cả bằng phản kích hạt nhân;
đồng thời nhấn mạnh, nâng cao nhận thức trong nội bộ TQ về các nguy cơ, thách thức từ
hướng biển, khẳng định vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển là nhiệm vụ phức
tạp, quan trọng nhất, tích cực chuẩn bị cho đấu tranh quân sự với trọng tâm là trên biển.
3. Tác động của mối quan hệ Mỹ - Trung đối với cục diện quan hệ quốc tế hiện nay
So sánh tương quan lực lượng giữa hai bên như phân tích ở trên, có thể thấy, tương
quan lực lượng hiện nay đang thay đổi theo hướng có lợi cho Mỹ, bất lợi hơn cho TQ. Mỹ từ
thế bị động, đá từng bước giành lại được ưu thế ở khu vực, chủ động tấn công TQ trên nhiều 4
mặt trận, đẩy TQ vào thế phải chống đỡ, bị động đối phó. Vì vậy, chiều hướng quan hệ Mỹ -
Trung sẽ tiếp tục theo hướng gia tăng cạnh tranh, đối đầu. Trong ngắn và trung hạn, cho dù
cuộc chiến thương mại – công nghệ có tạm ngưng trong trường hợp hai bên đạt được một thỏa
thuận tạm thời thì trạng thái cạnh tranh, đối đầu chiến lược Mỹ - Trung vẫn sẽ tiếp tục kéo
dài. Hai bên tiếp tục đẩy mạnh tập hợp lực lượng, hình thành cục diện “Lưỡng siêu, đa
cường” ở khu vực. Về trạng thái, khu vực châu Á – TBD và trọng tâm là ĐNA sẽ bước vào
thời kỳ một cuộc chiến tranh lạnh kiểu mới giữa Mỹ và TQ. Đây là cuộc đối đầu để phân định
nước nào sẽ là cường quốc số một trong tương lai. Trong dài hạn, hình thái chiến tranh lạnh
kiểu mới cạnh tranh quyết liệt, kéo dài giữa Mỹ và TQ có thể dẫn đến sự hình thành “cục diện
hai cực”, “hai trận tuyến” trong QHQT ở khu vực châu Á – TBD, buộc các nước trong khu
vực, tùy theo khuynh hướng chính trị, vị trí địa lý và thực lực quốc gia để lựa chọn đứng về
bên nào. Tuy nhiên, khả năng Mỹ chấp nhận một trật tự “hai cực” với TQ hay không là vấn đề
cần tiếp tục nghiên cứu, theo dõi. Trước mắt có thể là không nhưng về lâu dài, nếu cuộc chiến
giữa hai bên không phân định thắng thua thì không phải là không có khả năng. TQ rất có thể
sẽ đưa ra một công thức về thứ bậc trong “trật tự hai cực” đó, dành cho Mỹ vị trí cao hơn
nhưng vẫn trong khuôn khổ “hai cực”. Bởi vậy, cơ chế “hai cực” mới trong QHQT không
phải là điều tuyệt đối không thể xảy ra trong tương lai, mặc dù có thể khẳng định nó ít khả
năng xảy ra trong 10 đến 20 năm tới do Mỹ vẫn còn chiếm ưu thế áp đảo hoàn toàn, cục diện
“Lưỡng siêu, đa cường” sẽ được duy trì ở khu vực nhưng không gian chiến lược cho các quốc
gia còn chưa bị thu hẹp đến mức phải chọn bên.
Trên cơ sở phân tích chính sách của Mỹ, TQ và các hành động cụ thể của Mỹ, TQ, có
thể thấy quan hệ Mỹ - Trung đã tác động ảnh hưởng, chi phối và thể hiện tính chủ đạo trong
quan hệ quốc tế hiện nay, thể hiện ở những nội dung:
- Trong quá trình gia tăng cường độ cạnh tranh chiến lược, Mỹ và TQ đều sẽ tìm cách
tập hợp lực lượng mới thông qua các sáng kiến BRI, FOIP, gây ra những biến động, dịch
chuyển nhất định trong QHQT. Thế giới bị chia rẽ sâu sắc hơn, vai trò của một số thể chế đa
phương bị suy giảm (LHQ, WTO), nhiều nước có thể rơi vào tình thế khó xử, buộc phải lựa chọn giữa Mỹ và TQ.
- Trong tam giác chiến lược Mỹ - Trung - Nga, việc Mỹ xác định TQ và Nga cùng là
đối thủ sẽ khiến Nga gắn chặt hơn với TQ, Mỹ gặp phải khó khăn lớn hơn trước mối liên kết
Trung – Nga được tăng cường. Trong khi đó, cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung làm sự tin cậy
chiến lược giữa hai nước giảm sút nghiêm trọng, các mâu thuẫn mang tính kết cấu nổi lên,
mặt hợp tác trong quan hệ hai nước giảm, động lực hợp tác yếu, trong khi các mặt cạnh tranh
được mở rộng, cường độ, mức độ cạnh tranh ngày càng gia tăng và khắc nghiệt. Những điều 5
này có tác động, ảnh hưởng sâu sắc đến triển vọng QHQT toàn cầu, nhất là trong giai đoạn
khi EU còn đang bị khủng hoảng.
- Những xu hướng tập hợp lực lượng do TQ và Mỹ đứng đầu tại châu Á – TBD diễn ra
nhanh hơn, cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung gay gắt hơn. Điều này khiến cho tình hình ở
Đông Á, nhất là ĐNA, nóng hơn, các nước ASEAN gặp khó khăn hơn trong triển khai chính
sách với nước lớn và duy trì đoàn kết nội bộ, mặt khác cũng là điều kiện thuận lợi giúp
ASEAN tận dụng thế mạnh địa – chiến lược của mình để thúc đẩy hình thành những thiết chế
an ninh đa phương có tính ràng buộc và bền vững hơn. Phần lớn các nước ASEAN đều lo ngại
nếu Mỹ giảm can dự tại khu vực sẽ khiến họ phụ thuộc nặng nề hơn vào TQ, do vậy mong
muốn Mỹ tiếp tục duy trì hiện diện để đối trọng với ảnh hưởng của TQ.
- Đối với kinh tế toàn cầu, tranh chấp thương mại Mỹ - Trung leo thang sẽ dẫn tới sự
sụt giảm, thậm chí làm suy thoái nền kinh tế thế giới (chưa tính tới tác động của đại dịch
Covid-19). Việc hai bên liên tục áp thuế lẫn nhau làm bốc hơi 455 tỷ USD GDP toàn cầu vào
năm 2020. Bên cạnh đó, bản thân nền kinh tế Mỹ và TQ đều đang chịu tác động tiêu cực từ
cuộc chiến thương mại. Xuất khẩu của Mỹ và TQ vào nhau đều giảm. Tốc độ tăng trưởng
kinh tế của TQ liên tục sụt giảm, xuống mức thấp nhất trong 30 năm qua; thất nghiệp gia tăng;
dự trữ ngoại hối giảm; dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tháo chạy khỏi TQ.
Trong khi đó, kinh tế Mỹ bắt đầu chịu tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương mại với TQ;
tăng trưởng kinh tế giảm từ 3,1% trong quý I/2019 xuống còn 2,5% trong quý II/2019; chỉ số
Dow Jones giảm 800 điểm, lãi suất trái phiếu chính phủ giảm mạnh nhất kể từ năm 2017. III. Kết luận
Chính sách của Mỹ và TQ khiến quan hệ Mỹ - Trung trở thành cặp quan hệ quan trọng
nhất trong thập niên tiếp theo của thế kỷ 21, quyết định đến môi trường toàn cầu, khu vực
cũng như tiến trình phát triển, định hình các thiết chế đa phương tại khu vực Đông Á – TBD.
Cả hai nước đang thực thi chính sách thù địch với nhau, đều coi châu Á – TBD là chiến
trường chính, trong đó ĐNA là trọng điểm. Tuy nhiên, định hướng lớn về chính sách khác
nhau. Chủ trương của TQ là giữ các nước nước láng giềng trong tình trạng chia rẽ về chính
trị, yếu về kinh tế và quân sự để luôn phải lệ thuộc vào TQ và đối phó với hoạt động tập hợp
lực lượng của Mỹ. Bên cạnh đó, Mỹ ưu tiên phát triển hệ thống đồng mình/đối tác rộng rãi,
trong đó trung tâm là “Bộ tứ” Mỹ-Nhật-Ấn-Úc. Qua những vấn đề được nêu lên trong nội
dung tiểu luận có thể nói quan hệ Mỹ - Trung đã tác động, ảnh hưởng và là mối quan hệ chủ
đạo trong QHQT hiện nay./. 6 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS TS Thái Văn Long. “Đặc điểm mới của cạnh tranh chiến lược Mỹ -
Trung Quốc và đối sách của Việt Nam”. Tạp chí cộng sản, 11/2020.
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/the-gioi-van-de-su-
kien/-/2018/820419/dac-diem-moi-cua-canh-tranh-chien-luoc-my---
trung-quoc-va-doi-sach-cua-viet-nam.aspx
2. Thu Hoài. “Mỹ - Trung áp thuế lẫn nhau: Cú giáng mạnh với nền kinh tế
toàn cầu”. Báo VOV, 8/2019. https://vov.vn/the-gioi/quan-sat/my-trung-
ap-thue-lan-nhau-cu-giang-manh-voi-nen-kinh-te-toan-cau-948176.vov
3. Ánh Huyền. “Quan hệ Mỹ - Trung trong thế cạnh tranh chiến lược”. Báo
VOV, 12/2020. https://vovworld.vn/vi-VN/binh-luan/quan-he-my-trung-
trong-the-canh-tranh-chien-luoc-935184.vov
4. Nguyễn Thị Thanh Vân. “Quan hệ Trung – Mỹ từ năm 1949 đến nay”.
Tạp chí khoa học xã hội Việt Nam, số 5(90), 2015. 7