Quan hệ quốc tế thời kì Covid 19 - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Quan hệ quốc tế thời kì Covid 19 - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Những chuyển biến tiêu cực trong quan hệ quốc tế thời kì Covid 19 - Chính trị
Chuyển biến 1: Căng thẳng giữa các nước lớn ngày càng trầm trọng
+ Trong quan hệ Mỹ - Trung Quốc, đại dịch Covid-19 đẩy sự cạnh tranh chiến lược
toàn diện giữa hai nước tiếp tục leo thang lên cấp độ cao hơn.
+ [Khi cạnh tranh Mỹ - Trung trở nên căng thằng, có thể sẽ xảy ra những cuộc
chiến ủy nhiệm ở những mức độ khác nhau trên khắp châu Á.
Trọng một tọa đàm với chủ đề “Trật tự quốc tế thời kỳ hậu Covid đã nhấn mạnh 3 thay đổi lớn
của trật tự quốc tế hiện nay bao gồm: Thứ nhất, Mỹ ngày càng trở nên bất lực khi tiếp tục lãnh
đạo thế giới. Thứ hai, năng lực của các nước phương Tây trong việc lãnh đạo trật tự quốc tế
đang suy giảm. Thứ ba, cán cân quyền lực thế giới thay đổi lớn do sự trỗi dậy của các nước lớn phi phương Tây.]
(Nguồn: https://nghiencuubiendong.vn/hoc-gia-trung-quoc-can-canh-giac-truoc-ba-thay-doi-lon-
cua-trat-tu-quoc-te-hien-nay.50831.anews)
+ . Đại dịch COVID-19 đã khoét sâu mối hận thù, đẩy quan hệ giữa hai nước xuống đáy. Chính
quyền hai nước đều đang từ bỏ quan hệ hợp tác và tìm cách vượt mặt nhau để định hình các
sự kiện trong trật tự thế giới hậu đại dịch.
(Nguồn: https://nghiencuubiendong.vn/covid-19-day-quan-he-my-trung-xuong- day.50658.anews)
Đại dịch khiến cho Mỹ kiếm được lí do, làm cho đối đầu Mỹ-Trung càng thêm khó giải quyết. Lý do
Mỹ đối đầu Trung Quốc về kinh tế thương mại và khoa học công nghệ đại thể là chủ nghĩa xã hội
đặc sắc Trung Quốc chính là chủ nghĩa tư bản nhà nước, 30 năm qua giả đò thần phục quy tắc
quốc tế, thực tế tay trái nâng đỡ sản nghiệp và doanh nghiệp cá biệt, tay phải gạt doanh nghiệp
nước ngoài ra ngoài; quy phạm thế giới hiện hành căn bản không thể trói buộc Trung Quốc, do đó
một mặt dùng trừng phạt đối đầu để thay đổi Trung Quốc, mặt khác phải thiết lập lại quy tắc thế giới.
Trong bối cảnh đó, dịch bệnh khiến Mỹ kiếm được lí do, không phải là vì dịch bệnh đến từ Vũ Hán,
mà là Mỹ cho rằng Trung Quốc không hành xử theo quy tắc quốc tế nên mới khiến dịch bệnh lây lan
toàn cầu. Chiểu theo logic của chiến tranh thương mại, đại dịch lần này một lần nữa chứng tỏ Trung
Quốc vì lợi ích bản thân, không hành xử theo quy tắc quốc tế làm tổn hại đến Mỹ và thế giới, vì vậy
tính chính đáng của việc buộc Trung Quốc chấp nhận, tuân thủ quy tắc quốc tế, càng quan trọng
hơn, đã vượt lên trên bình diện kinh tế và cạnh tranh công bằng.
(Nguồn: http://songoaivu.tiengiang.gov.vn/hoi-nhap-quoc-te-va-cong-tac-oi-
ngoai/-/asset_publisher/QSpp7P8RukDa/content/xu-huong-ia-chinh-tri-the-gioi-thoi-ky-hau-covid-19)
+ Như vậy, cạnh tranh quyền lực, lợi ích và vị thế chiến lược giữa các nước, đặc biệt là giữa
Mỹ, Trung Quốc, Nga đang diễn ra ngày càng quyết liệt. Tình hình đó dẫn tới xu hướng liên
minh, liên kết, tập hợp lực lượng và chạy đua vũ trang mang tính đối đầu có chiều hướng gia
tăng. Từ đó sẽ nảy sinh những điểm nóng tại nhiều khu vực trên thế giới, làm cho tình hình an
ninh thế giới có nhiều biến động.
+ Trước đại dịch, Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh về việc quản lý
trật tự quốc tế trong tương lai — các chuẩn mực, quy tắc và thể chế
chi phối chính trị quốc tế. Đại dịch đã làm gia tăng những căng thẳng
đã có từ trước mà không có dấu hiệu giảm tốc. ICAS sẽ tiếp tục đề
cao trách nhiệm là cầu nối giữa hai quốc gia bằng cách cung cấp cho
công chúng hiểu biết sâu sắc hơn về những tác động mà sự kiện thay
đổi cuộc sống này đã gây ra, đối với cả thế giới và mối quan hệ Mỹ-
Trung ngày càng phát triển.
+ Chuyển biến 2: Các vấn đề toàn cầu và an ninh phi truyền thống ngày càng nghiêm trọng
Ngày nay, tất cả các quốc gia trên thế giới đều chịu tác động của vấn đề toàn cầu như khủng
bố quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia, phổ biến vũ khí hủy diệt, thảm họa thiên tai, thảm họa môi
trường sinh thái, nghèo đói và dịch bệnh, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, an ninh
mạng. Trong những vấn đề gay cấn và là những thách thức to lớn đó, cạn kiệt tài nguyên, nhất
là năng lượng và nguồn nước đang là vấn đề nổi trội, tác động tới an ninh và phát triển của
nhiều nước, nhiều khu vực. Nhu cầu về tài nguyên của các nền kinh tế, đặc biệt là các nền kinh
tế mới nổi và các nền kinh tế của các nước đang phát triển sẽ tăng vọt dẫn tới việc cạnh tranh
các nguồn tài nguyên vốn đã gay gắt sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Cùng với những vấn đề đe dọa an ninh toàn cầu nêu trên, an ninh biển cũng đang nổi lên trong
thời gian tới. An ninh biển không chỉ liên quan đến an toàn các tuyến đường hàng hải mà ngày
càng mở rộng ra các khía cạnh khác như an ninh môi trường biển, các nguồn lợi hải sản. Do
tác động của việc gia tăng các tranh chấp biển, đảo và các chuyển biến của an ninh phi truyền
thống khác, an ninh biển sẽ trở thành một trong những vấn đề chi phối quan hệ giữa các nước.
+ Trong một bài phát biểu của mình, nguyên Tổng Thư ký Liên hợp quốc Bakimun đã nhận xét:
Trong khi các cuộc “Cách mạng màu” đã làm tan hoang một số nước tại Trung Đông, Bắc Phi;
thì chủ nghĩa dân tộc cực đoan, khủng bố quốc tế chưa bao giờ phức tạp như bây giờ. Chủ
nghĩa khủng bổ, điển hình là IS vẫn đang duy trì hoạt động tại Irắc, Xyri và ở một số nước khác,
đã không chỉ gây ra những bất ổn và biến động chính trị, quốc phòng, an ninh tại nhiều nước
mà còn lôi cuốn nhiều quốc gia trong và ngoài khu vực vào “chảo lửa” này. Nguy hiểm hơn, các
tổ chức khủng bố đang mở rộng địa bàn hoạt động sang châu Âu, châu Á gây mất an ninh, an
toàn xã hội. Những vụ tấn công nhằm vào Pháp, Bỉ, Anh, Nga, lan sang một số nước Đông
Nam Á như Philippin, Indonexia cho thấy tất cả những điều đó không thể giải quyết trong một
sớm, một chiều, mà sẽ kéo dài, vô cùng phức tạp.
Chuyển biến 3: Trào lưu dân túy, xu hướng bảo hộ có chiều hướng gia tăng
Trào lưu dân túy trong thời gian gần đây đang ngày càng gia tăng, nổi lên mạnh mẽ ở các nước
phát triển. Trào lưu dân túy ở châu Âu có đặc điểm là phản đối xu hướng liên kết hội nhập, phê
phán các chính sách ủng hộ toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, chống nhập cư, phản đối việc
đặt lợi ích của EU lên trên chủ quyền và lợi ích quốc gia. Ở Mỹ, trào lưu dân túy cánh hữu nổi
lên lôi kéo sự tham gia của nhiều thành viên Đảng Cộng hòa và đỉnh điểm là thắng lợi trong bầu
cử Tổng thống D.Trump, đánh dấu việc lần đầu tiên một ứng cử viên theo đường lối dân túy
nắm quyền lãnh đạo nước Mỹ với khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết”. Nó làm tăng thêm các mâu
thuẫn nội bộ, đẩy tình trạng bất ổn lên cao, làm cho chính sách đối nội và đối ngoại bất
định. Đối với bên ngoài, trào lưu này chống liên kết, hội nhập quốc tế và khu vực, gắn ưu
tiên thậm chí ly khai khỏi các cơ chế đa phương như trường hợp Anh rút khỏi EU, Mỹ rút
khỏi TPP và rút khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu. Điều đó làm giảm hợp
tác, tăng cạnh tranh, xung đột và do đó đưa đến những căng thẳng mới trong quan hệ quốc tế.
(Nguồn: https://tuyengiao.vn/nghien-cuu/ly-luan/thoi-co-va-thach-thuc-tu-nhung-bien-
chuyen-cua-tinh-hinh-the-gioi-133870)
+ Hệ thống quan hệ quốc tế đang bị phân tán, chia rẽ và bất ổn dưới tác động của
gia tăng căng thẳng giữa các nước lớn. (Ý Ngọc)
+ Một số nhà lãnh đạo chính trị đã nhanh chóng sử dụng những thách thức của đại dịch
như một cái cớ để tăng cường vai trò của nhà nước với chi phí của các nguyên tắc dân chủ
cơ bản và các nghĩa vụ quốc tế ràng buộc. Điều này có thể là chính đáng hoặc thậm chí là
cần thiết vào thời điểm các giai đoạn cấp tính nhất của một cuộc khủng hoảng nghiêm
trọng, khi tất cả các nguồn lực sẵn có cần được huy động để đẩy lùi mối đe dọa.
Tuy nhiên, người ta có ấn tượng rằng một số chính trị gia ngày càng có xu hướng nắm giữ
những quyền lực mở rộng này và rất muốn nắm giữ chúng, sử dụng khả năng xảy ra các
cuộc khủng hoảng mới như một sự biện minh. Dòng suy nghĩ này có thể chứng tỏ là một
trở ngại không thể vượt qua đối với một mô hình quan hệ quốc tế mới được thiết lập phù
hợp với thực tế hiện đại, nơi các quốc gia được kỳ vọng sẽ nỗ lực vì lợi ích của an ninh và phát triển toàn cầu.
( Nguồn: https://russiancouncil.ru/en/analytics-and-
comments/analytics/international-relations-amid-the- pandemic/) - Ngoại giao
+ Trong đại dịch COVID-19, Bắc Kinh đã viện trợ đồ dùng bảo hộ và các thiết bị y tế khác
cho các nước mà họ đang tìm cách lấy lòng, đồng thời cũng huy động các đoàn ngoại giao
gây áp lực cho các nước tiếp nhận viện trợ để đảm bảo rằng Trung Quốc sẽ nhận được
những lời khen ngợi từ cộng đồng quốc tế. Khi Chính quyền Trump chỉ trích Tổ chức y tế
thế giới (WHO) vì đã bao che cho Trung Quốc và ngừng khoản viện trợ hàng năm lên tới
hàng trăm triệu USD cho WHO, Bắc Kinh đã tài trợ thêm cho tổ chức này 30 triệu USD.
(Nguồn: https://nghiencuubiendong.vn/covid-19-day-quan-he-my-trung-xuong- day.50658.anews)
+ Tóm lại, hiện nay thông tin ngoại giao giữa hai nước tương đối rối loạn, nhưng về tổng thể
quan hệ hai nước sẽ không tốt lên do dịch bệnh bùng phát, ngược lại ngày càng xấu đi.
Trong thời gian tới, Chính quyền Donald Trump và Quốc hội Mỹ sẽ tiếp tục ban hành các
chính sách và biện pháp mới, tăng cường sự phối hợp giữa các bộ ngành để gia tăng sức
ép toàn diện đối với Trung Quốc trong nhiều vấn đề như quan hệ thương mại, cạnh tranh
công nghệ, an ninh mạng, Đài Loan, Hong Kong, Tây Tạng, Tân Cương…