Quan niệm về vật chất trong Triết học Mác – Lênin là quan niệm hoàn chỉnh và có giá trị nhất trong lịch sử chủ nghĩa duy vật | Bài tập lớn môn Tư tưởng Hồ Chí Minh

Quan niệm về vật chất trong Triết học Mác – Lênin là quan niệm hoàn chỉnh và có giá trị nhất trong lịch sử chủ nghĩa duy vật | Tiểu luận môn Tư tưởng Hồ Chí Minh được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!

lOMoARcPSD| 45469857
1
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
………o0o………
BÀI TẬP LỚN
TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Đề tài số 2:
Chứng minh: Quan niệm về vật chất trong Triết học Mác – Lênin là quan niệm hoàn
chỉnh và có giá trị nhất trong lịch sử chủ nghĩa duy vật.
Họ và tên: NGUYỄN THÙY TRANG
Mã SV: 11208124
Lớp: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN 04 (Khoa học quản lý 62A)
Khóa: 62
Giai đoạn: 2020 – 2024
LỜI NÓI ĐẦU
lOMoARcPSD| 45469857
2
Vật chất với cách một phạm trù triết học đã tồn tại trong lịch sử tưởng
nhân loại từ 2500 năm trước. Ngay từ lúc mới ra đời, xoay quanh phạm trù vật chất
đã diễn ra cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa
duy tâm. Đồng thời, giống như mọi phạm trù khác, phạm tvật chất quá trình
phát sinh và phát triển gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người, sự hiểu biết
của con người về giới tự nhiên.
Trong lịch sử tưởng triết học đã nhiều nhà tưởng đưa ra quan điểm của
mình về phạm trù vật chất, song vẫn còn mắc phải những hạn chế nhất định, chưa
giải quyết triệt để phạm trù vật chất. Trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật chủ
nghĩa kinh nghiệm pphán” (viết năm 1908, xuất bản lần đầu năm 1909) V.I. Lênin
đã đưa ra một định nghĩa chính xác, khoa học và sâu sắc nhất về phạm trù vật chất:
“Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại
cho con người trong cảm giác, được cảm giác ca chúng ta chép lại, chụp lại, phn
ánh và tồn ti không lệ thuc vào cảm giác”.
Quan niệm về vật chất trong Triết học Mác Lênin từ lâu luôn được coi kim
chỉ nam cho nhiều hệ tưởng triết học. Với mong muốn được tìm hiểu làm
hơn vấn đề này, em xin trình bày đề tài: “Chứng minh: Quan niệm về vật chất trong
Triết học Mác – Lênin là quan niệm hoàn chỉnh và có giá trị nhất trong lịch sử chủ
nghĩa duy vật”.
NỘI DUNG
PHẦN I: CỞ SỞ LÝ LUẬN
1) Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật trước C. Mác v
phạm trù vật cht
Các nhà triết học duy tâm, cả chủ nghĩa duy tâm khách quan chủ nghĩa
duy tâm chủ quan, từ thời cổ đại đến hiện đại tuy buộc phải thừa nhận sự tồn tại
của các svật, hiện tượng ca thế giới nhưng lại phủ nhận đặc trưng “tự thân tồn
tại” của chúng. Chủ nghĩa duy tâm khách quan thừa nhận sự tồn tại hiện thực của
giới tự nhiên, nhưng lại cho rằng nguồn gốc của nó là do “sự tha hoá” của “tinh
thần thế giới”. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng đặc trưng bản nhất của
mọi sự vật, hiện tượng sự tồn tại l thuộc vào chủ quan, tức một hình thức
tồn tại khác của ý thức. Do đó về mặt nhận thức luận, chủ nghĩa duy tâm cho rằng
lOMoARcPSD| 45469857
3
con người hoặc không thể, hoặc là chỉ nhận thức được cái bóng, cái bề ngoài
của sự vật, hiện tượng. Thậm chí quá trình nhận thức của con người, theo họ,
chẳng qua chỉ là qtrình ý thức đi “tìm lại” chính bản thân mình dưới hình thức
khác mà thôi. Như vậy, về thực chất, các nhà triết học duy tâm đã phủ nhận đặc
tính tồn tại khách quan của vật chất. Thế giới quan duy tâm rất gần với thế giới
quan tôn giáo và tất yếu dẫn họ đến với thần học.
Quan điểm nhất quán từ xưa đến nay của các nhà triết học duy vật là thừa
nhận stồn tại khách quan của thế giới vật chất, lấy bản thân giới tự nhiên để
giải thích tự nhiên. Lập trường đó là đúng đắn, song chưa đủ để các nhà duy vật
trước C. Mác đi đến một quan niệm hoàn chỉnh vế phạm tnền tảng này. Tuy
vậy, cùng với những tiến bộ của lịch sử, quan niệm của các nhà triết học duy vật
về vật chất cũng từng bước phát triển theo hướng ngày càng sâu sắc trừu tượng
hóa khoa học hơn.
Chủ nghĩa duy vt trong triết học thời kỳ Cổ đại:
Thời Cổ đại, đặc biệt Hy Lạp La Mã, Trung Quốc, Ấn Độ đã xuất
hiện chủ nghĩa duy vật với quan niệm chất phác về giới tnhiên, về vật chất.
Nhìn chung, các nhà duy vật thời Cổ đại quy vật chất về một hay một vài dạng
cụ thể của và xem chúng khởi nguyên của thế giới, tức quy vật chất về
những vật thể hữunh, cảm tính đang tồn tại ở thế giới bên ngoài. Chẳng hạn, ở
phương Đông, quan niệm vật chất thể hiện qua một số trường phái triết học Ấn
Độ Trung Hoa về thế giới. Ấn Độ Trường phái Lokāyata cho rằng tất cả
được tạo ra bởi sự kết hợp trong 4 yếu tố Đất - Nước - Lửa - Khí. Những yếu tố
này khả năng tự tồn tại, tự vận động trong không gian cấu thành vạn vật.
Tính đa dạng của vạn vật chính do sự kết hợp khác nhau của 4 yếu tố bản
nguyên đó. Phái Nyāya và Vaisésika coi nguyên tử là thực thể của thế giới.
Trung Hoa Thuyết Âm Dương Thuyết Ngũ Hành, trong đó, thuyết
Âm Dương cho rằng nguyên vận hành đầu tiên và phổ biến của vạn vật
tương tác của những thế lực đối lập nhau đó là Âm Dương. Trong đó âm
phạm trù rất rộng phản ánh khái quát, phổ biến của vạn vật như nhu, tối, ẩm,
phía dưới, bên phải, số chẵn. Dương cũng phạm trù rất rộng đối lập với âm.
Phản ánh những thuộc tính như cương, sáng, khô, phía trên, số lẻ, bên trái. Hai
thế lực này thống nhất với nhau, chế ước lẫn nhau tạo thành trụ và vạn vật.
Thuyết Ngũ hành thì lại có xu hướng phân tích về cấu trúc của vạn vật để quy nó
về yếu tkhởi nguyên với tính chất khác nhau. Theo thuyết này 5 nhân tố khởi
nguyên là Kim- Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Năm yếu tố này không tòn tại đọc lập,
lOMoARcPSD| 45469857
4
tuyệt đối mà tác động lẫn nhau theo nguyên tắc tương sinh, tương khắc với nhau
tạo ra vạn vật. Những tư tưởng về âm, dương, ngũ, hành, tuy nhưng hạn chế
nhất định nhưng đó là triết đặc sắc mang tính duy vật biện chứng nhằm
giải về vật chất và cấu tạo của vũ trụ.
phương Tây, các nhà triết học quy thế giới vào một chỉnh thể thống nhất,
từ đó đi tìm bản nguyên vật chất đầu tiên cấu tạo nên thế giới đó, chẳng hạn người
ta cho rằng vật chất là nước, không khí, lửa......Một số quan điểm điển hình thời
kỳ này là: Taket coi vật chất nước, Anaximen coi vật chất không khí,
Heraclitus coi vật chất là lửa, Anximangdo coi vật chất là hạt proton, đây là một
thực thể không xác định về chất. Đặc biệt đỉnh cao của quan niệm về vật chất của
thời kỳ Hy Lạp cổ đại là Thuyết nguyên tử của Leucipe (khoảng năm 500 440
TCN) và Democritos (khoảng 427 – 374 TCN). Theo thuyết này thì thực thể tạo
nên thế giới là nguyên tử, trong đó, nguyên tử là phần tử nhỏ bé nhất, không thể
phân chia được, không thể xâm nhập và quan sát được, chỉ có thể nhận biết được
bằng duy. Các nguyên tử không khác nhau vchất chỉ khác nhau về hình
dạng. Sự kết hợp các nguyên tử khác nhau theo một trật tự khác nhau sẽ tạo nên
vật thể khác nhau. Thuyết nguyên tử tn tại đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
mới bị khoa học đánh đổ và có hạn chế lịch sử nhất định. Quan niệm này không
những thể hiện một bước tiên khá xa của các nhà triết học duy vật trong quá trình
tìm kiểm một định nghĩa đúng đắn về vật chất mà còn có ý nghĩa như một dbáo
khoa học tài tình của con người về cấu trúc của thế giới vật chất nói chung.
Chủ nghĩa duy vt trong triết học phương Tây thế kỷ XV – XIII:
Bắt đầu từ thời kỳ Phục Hưng (thế kỷ XV), phương Tây đã có sự bứt phá
so với phương Đông ở chỗ khoa học thực nghiệm ra đời, đặc biệt là sự phát triển
mạnh của học, công nghiệp. Vào thế kXVII – XVIII, nền khoa học tự nhiên,
thực nghiệm ở châu Âusự phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt là trên lĩnh vực vật
học với những phát minh ca Newton, phương pháp nghiên cứu ở trong vật lý đã
xâm nhập ảnh hưởng rất lớn vào trong triết học. Chủ nghĩa duy vật nói chung và
phạm trù vật chất nói riêng đã những bước phát triển mới chứa đựng nhiều
yếu tố biện chứng.
- Nicolai Copernic chứng minh mặt trời là trung tâm đã làm đảo lộn truyền
thuyết của kinh thánh và quan điểm của thần học về thế giới.
- Quan điểm của Francis Bacon: coi thế giới vật chất tồn tại khách quan, vật
chất là tổng hợp của các hạt. Ông coi tự nhiên là tổng hợp của những vật chất
có chất lượng muôn màu, muôn vẻ.
lOMoARcPSD| 45469857
5
- Quan điểm của Pierre Gassendi: Phát triển học thuyết nguyên tử thời cổ đại
cho rằng thế giới gồm những nguyên tử có tính tuyệt đối như tính kiên cố
tính không thể thông qua.
Thế kỷ XVIII các nhà triết học Pháp đã phát triển phạm trù vật chất lên
một tầm cao mới. Đitơro cho rằng trụ trong con người, trong mọi sự vật chỉ
một thực thể duy nhất là vật chất. Sự xâm nhập ấy đã chi phối sự hiểu biết,
nhận thức về vật chất, mọi hiện tượng tnhiên đã được giải thích được tác
động qua lại giữa lực hút và lực đẩy, giữa các phần tử của vật chất, các phần t
ấy bất biến. Sự thay đổi của nó chỉ mặt vị trí, hình thể trong không gian. Mọi
sự phân biệt về chất bị xem nhẹ và đều được quy giải chỉ sự khác nhau về lượng.
vậy, các nhà triết học duy vật thời kỳ này đã đồng nhất vật chất với khối lượng
coi vận động của vật chất chỉ vận động học, nguyên nhân của sự vận
động đó là do tác động từ bên ngoài.
Thế kỷ XIX, trong nền triết học Đức cổ điển, Ludwig Feuerbach (1804)
chứng minh khẳng định rằng thế giới này vật chất và vật chất theo ông
toàn bộ thế giới tự nhiên. Nó không do ai sáng tạo ra mà nó tồn tại độc lập với ý
thức và không phụ thuộc vào bất cứ ý niệm, ý thức nào. Sự tồn tại của giới tự
nhiên nằm ngay trong lòng của giới tự nhiên. Tuy nhiên L. Feuerbach lại không
thấy đuợc mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, mối quan hệ giữa con người với
xã hội, con người với tự nhiên. Ông đã không xác định được vật chất trong lĩnh
vực xã hội, cũng như hoạt động vật chất của con người là gì. Mặc dù vậy, những
quan niệm của ông về vật chất đã có ý nghĩa lịch sử lớn lao trong cuộc đấu tranh
chủ nghĩa duy tâm tôn giáo, trong việc khôi phục những tưởng duy vật thành
hệ thống. Và vì vậy, triết học duy vật của ông đã trở thành một trong nhưng tiền
đề, nguồn gốc lý luận của Triết học duy vật Mác Xít sau này.
Tóm lại, quan niệm về vật chất của các nhà triết học thế kỷ XVII XVIII
trình bày trên đây có những điểm chung là so với quan niệm của thời kỳ Cổ đại
thì quan niệm về vật chất của họ tính khái quát sâu sắc hơn, đã bao quát
được những đặc tính chung, bản chất của vật chất dựa trên những tài liệu khoa
học tự nhiên thực chứng chứ không phải chỉ là sự phỏng đoán thuần tuý, hay sự
giả định đơn thuần; thấy được mối liên hệ giữa hình thức tồn tại của vật chất với
bản thân vật chất; thấy được mối liên hệ giữa vận động và vật chất.
Tuy nhiên quan niệm của họ còn có những hạn chế:
- Đồng nhất vật chất nói chung với một thực thể duy nhất cấu tạo nên các vật.
- Dạng cụ thế của vật chất và vật chất nói chung tách rời nhau.
lOMoARcPSD| 45469857
6
- Sự vận động của vật chất còn tính chất giới, máy móc (nhìn chung họ
vẫn cho vận động chỉ sự thay đổi vị trí trong không gian, vận động thể
tách rời vật chất, v.v.)
- Chưa phân biệt vật chất với cách phạm trù triết học với những kết cấu vật
chất cụ thể, là đối tượng nghiên cứu của khoa học tự nhiên.
- Đồng nhất vật chất với cách phạm trù triết học với những kết cấu vật chất
cụ thể.
- Chỉ quan tâm đến những dạng vật chất trong tự nhiên, chưa đưa ra được quan
niệm về vật chất trong lĩnh vực xã hội.
Sở những ưu điểm hạn chế trên đây thực tiễn sự phát triển
hội và sự phát triển của nhận thức khoa học về tự nhiên thời kỳ này đã đạt được
rất nhiều thành tựu so với thời kỳ cổ đại và thời kỳ trung cổ, tạo điều kiện để con
người đưa ra những khái niệm triết học sâu sắc hơn trong đó khái niệm về vật
chất. Tuy nhiên khoa học tự nhiên lúc này chủ yếu vẫn chỉ mới đi sâu vào nghiên
cứu từng lĩnh vực riêng biệt, chưa nghiên cứu mối liên hệ giữa lĩnh vực này với
lĩnh vực khác. Rất nhiều mối liên hchung giữa các bộ phận khác nhau của thế
giới con người chưa đủ tài liệu để chứng minh, nhất mối liên hệ giữa thế
giới chưa sự sống với thế giới sự sống, giữa thế giới động vật thế giới
thực vật, giữa động vật con người, giữa con người tự nhiên, giữa nhân
con người và xã hội v.v. Mối liên hệ giữa các lĩnh vực đó với nhau còn bị che lấp
do vậy quan niệm của con người về thế giới chủ yếu vẫn là quan niệm siêu hình,
Điều đó tất yếu cũng được thể hiện trong quan niệm của các nhà triết học về vật
chất còn siêu hình như nói ở trên.
2) Cuộc cách mng trong khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
và sự phá sản của các quan điểm duy vật siêu hình về vật chất
Năm 1895, Rơnghen phát hiện ra tia X. Năm 1896, Béccơren phát hiện ra
hiện tượng phóng xạ của nguyên tố Urani. Năm 1897, Tômxơn phát hiện ra điện
tử. Năm 1901, Kaufman đã chứng minh được khối lượng của điện tử không phải
là bất biến mà thay đổi theo vận tốc vận động của nguyên tử. Năm 1898 - 1902,
nhà nữ vật lý học Ba Lan Mari Scôlôđốpsca cùng với chồng là Pie, nhà hoá học
người Pháp, đã khám phá ra chất phóng xmạnh là pôlôni rađium. Những
phát hiện vĩ đại đó chứng tỏ rằng, nguyên tử không phải là phần tử nhỏ nhất
thể bị phân chia, chuyển hoá. Năm 1905, Thuyết Tương đối hẹp và năm
1916, Thuyết Tương đối Tổng quát của A. Anhxtanh ra đời, chứng minh: không
lOMoARcPSD| 45469857
7
gian, thời gian, khối lượng luôn biến đổi cùng với sự vận động của vật chất. Thế
giới vật chất không không thể những vật thể không kết cấu, tức
không thể có đơn vị cuối củng, tuyệt đối đơn giản và bất biến để đặc trưng chung
cho vật chất. Thế giới ấy còn nhiều điều “kỳ lạ” con người đã đang tiếp
tục khám phá, chẳng hạn như: schuyển hoá giữa hạt và trường, sóng và hạt, hạt
phản hạt, “hụt khối lượng”, quan hệ bất định, v.v... Điều này đã khẳng định d
đoán thiên tài của V.I. Lênin: “điện tử cũng vô cùng tận như nguyên tử, tự nhiên
là vô tận” là hoàn toàn đúng đắn.
Đứng trước những phát hiện trên đây của khoa học tự nhiên, không ít nhà
khoa học triết học đứng trên lập trường duy vật tự phát, siêu hình đã hoang
mang, dao động, hoài nghi tính đúng đắn của chủ nghĩa duy vật. Họ cho rằng,
ngụyên tử không phải là phần tử nhỏ nhất, mà có thể bị phân chia, tan rã, bị “mất
đi”. Do đó, vật chất cũng có thể biến mất; có hiện tượng không có khối lượng cơ
học, hạt chuyển thành trường, cũng có nghĩa là vật chất chỉ còn là năng lượng, là
sóng phi vật chất; quy luật học không còn tác dụng trong thế giới vật chất
“kỳ lạ”, thế giới tồn tại không có quy luật, mọi khoa học trở thành thừa nếu có
chăng cũng chỉ sự sáng tạo tuỳ tiện của duy con người; khách thế tiêu tan,
chủ thế trở thành cái có trước, cái còn lại duy nhất là chúng ta và cảm giác cùng
tư duy của chúng ta đế tố chức những cảm giác đó. Theo đó, E. Makhơ phủ nhận
tính hiện thực khách quan của điện từ. Otvan phủ nhận sự tồn tại thực tế của
nguyên tử phân tử. Còn Piếcsơn thì định nghīa: “Vật chất cái phi vật chất
dang yận động”. Đây chính là cuộc khủng hoảng vật học hiện đại mà thực chất
của nó, như V.I. Lênin khẳng định: “là sự đảo lộn của những quy luật
những nguyên cơ bản, ở sự thay thế chủ nghĩa duy vật bằng chủ nghĩa duy tâm
và chủ nghĩa bất khả tri”.
Tình hình trên đã làm cho nhiều nhà khoa học tự nhiên trượt từ chủ nghĩa
duy vật máy móc, siêu hình sang chủ nghĩa tương đối, rồi rơi vào chủ nghĩa duy
tâm. V.I. Lênin gọi đó là “chủ nghĩa duy tâm vật lý học” và coi đó là “một bước
ngoặt nhất thời”, “thời kỳ ốm đau ngắn ngủi”, “chứng bệnh của sự trưởng
thành”, “một vài sản phẩm chết, một vài thứ cặn nào đó phải vứt vào sọt
rác”. Để khắc phục cuộc khủng hoảng này, V.I. Lênin cho rằng: “Tinh thần duy
vật cơ bản của vật lý học, cũng như của tất cả các khoa học tự nhiên hiện đại, sẽ
chiến thắng tất cả mọi thứ khủng hoảng, nhưng với điều kiện tất yếu là chủ nghĩa
duy vật biện chứng phải thay thế chủ nghĩa duy vật siêu hình”.
lOMoARcPSD| 45469857
8
3) Quan niệm của triết học Mác-Lênin về vật chất
Triết học Mác Lênin ra đời trong điều kiện lịch sử Tây Âu nước
Đức vào những năm 40 của thế kỷ XIX, khi phương thức sản xuất bản chủ
nghĩa đó ra đời phát triển trở thành phương thức sản xuất thống trị trong
hội. Phương thức sản xuất bản chủ nghĩa phát triển đó làm cho mâu thuẫn giữa
giai cấp tư sảngiai cấp vô sản trở nên sâu sắc. Cuộc đấu tranh cách mạng của
giai cấp tư sản phát triển, đặt ra nhiều vấn đề, đòi hỏi phải có lý luận cách mạng
soi đường. Các luận về triết học, kinh tế chính trị học, luận về chủ nghĩa
xã hội trong xã hội tư bản khi đó, mặc dùsự phát triển vượt bậc so với thời kỳ
cổ đại trung cổ, đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhưng vẫn không thể đáp ứng
được yêu cầu của cuộc đẩu tranh của giai cấp sản nhằm giải phóng mình
giải phóng xã hội. Cùng với điều đó, khoa học tự nhiên thời kỳ này cũng có bước
phát triển mới Khoa học tự nhiên không chỉ nghiên cứu các lĩnh vực riêng biệt
mà đó bắt đầu đi vào nghiên cứu các quá trình, sự liên hệ giữa các lĩnh vực khác
nhau của thế giới vật chất. Nhiều phát minh mới của khoa học tự nhiên ra đời đó
bác bỏ quan điểm siêu hình về thế giới trước đây tạo sở cho quan điểm biện
chứng duy vật ra đời. Kế thừa phê phán những quan niệm về vật chất trong
lịch sử triết học, khái quát thực tiễn hội và những thành tựu mới nhất của khoa
học tự nhiên hiện đại trên sở quan điểm duy vật biện chứng, triết học Mác
Lênin đó đưa ra quan niệm vvật chất khác căn bản với các quan niệm của chủ
nghĩa duy vật trước đây. Quan niệm về vật chất của triết hc Mác – Lênin từ thời
kỳ Mác, Ăngghen đến thời kỳ Lênin, cũng sphát triển. Điều đó do hoàn
cảnh lịch sử cụ thể và sự phát triến khoa học tnhiên trong hai thời kỳ này quyết
định. Nhiệm vụ trọng tâm của Mác Ăngghen xây dựng hệ thống các quan
điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, do vậy các ông chỉ nêu những tưởng
bản về phạm trù vật chất, không đi sâu hoàn chỉnh định nghĩa phạm trù này. Thời
kỳ Lênin do nhiệm vụ đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm chủ quan đầu thế kỷ
XX, muốn lợi dụng những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên hiện đại để
phủ nhận chủ nghĩa duy vật nói chung, nên Lênin đó phát triển tư tưởng của Mác
và Ăngghen, đi đến hoàn chỉnh định nghĩa phạm trù vật chất. vậy, việc nghiên
cứu quan niệm về vật chất trong triết học Mác – Lênin cũng được chia ra hai thời
kỳ: thời kỳ Mác, Ăngghen và thời kỳ Lênin.
Tư tưởng của Mác – Ăngghen về phạm trù vật chất:
Trong các tác phẩm của mình, Mác và Ăngghen đã trình bày quan niệm về
phạm trù vật chất trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng, khác căn bản
lOMoARcPSD| 45469857
9
với các nhà triết học duy vật siêu hình trước đây. Cả hai đều khẳng định rằng vật
chất tồn tại độc lập với ý thức, ý thức chỉ sự phản ánh hiện thực khách quan
vào đầu óc con người. Ý thức hình ảnh tinh thần của thế giới vật chất, thế
giới vật chất (hiện thực khách quan) được di chuyển vào trong óc của con người
được cải biến đi thành hình ảnh chủ quan ở trong đó. Như vậy sự tồn tại của
vật chất không bị quyết định bởi ý thức mà là vật chất tự tồn tại. Con người và ý
thức của con người cũng chỉ là một sản phẩm của thế giới vật chất. Vật chất tồn
tại thông qua vận động, gắn liền với vận động. Không gian và thời gian là những
hình thức tồn tại của vật chất. Không có không gian và thời gian thuần tuý. Con
người và xã hội loài người cũng chỉ là một dạng vật chất đặc biệt được sinh ra từ
quá trình vận động, phát triển không ngừng của vật chất.
Ngay trong tác phẩm Góp phần phê phán triết học pháp quyền của
Hêghen”, lời nói đầu Mác đã nêu ra luận điểm thể hiện một quan niệm mới của
ông về vật chất, ông viết: “Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không ththay thế
được sự phê phán của khí, lực lượng vật chất chỉ thể bị đánh đổ bằng lực
lượng vật chất; nhưng luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi
thâm nhập vào quần chúng”
Luận điểm trên đây thể hiện các tư tưởng của Mác sau:
- Thứ nhất, sự biến đổi của vật chất do bản thân vật chất quyết định, tinh thần,
tưởng (hay luận) không thể thay thế vật chất được, điều đó khẳng định
tính thứ nhất của vật chất và tính thứ hai ca ý thức.
- Thứ hai, ý thức, tư tưởng (hay lý luận) có thể trở thành lực lượng vật chất khi
thâm nhập vào quần chúng, ở đây, luận thâm nhập vào quần chúng thể
hiểu được quần chúng nhận thức vận dụng, biến thành niềm tin, ý chí,
và các quy tắc hướng dẫn hoạt động thực tiễn của đông đảo quần chúng nhân
dân, thông qua đó ý thức, lý luận phát huy vai trò tích cực của mình.
- Thứ ba, Mác đã mở rộng quan niệm về vật chất vào lĩnh vực đời sống xã hội,
nhận dạng stồn tại vật chất trong lĩnh vực xã hội, đó chính là hoạt động thực
tiễn của con người. Sau này Mác Ăngghen còn đi sâu nghiên cứu những
dạng vật chất trong lĩnh vực hội, khẳng định vai tquyết định của vật chất
đối với ý thức trong đời sống hội như: tồn tại hội, toàn bộ đời sống
vật chất cùng những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, là cái quyết định
ý thức hội; các quan hệ sản xuất các quan hvật chất hình thành một
cách khách quan trong quá trình sản xuất vật chất, đó dạng tồn tại của vật
chất trong xã hội, quyết định các quan hệ xã hội khác như các quan hệ chính
lOMoARcPSD| 45469857
10
trị, đạo đức, tư tưởng v.v. Tuy nhiên Mác và Ăngghen chưa đưa ra định nghĩa
khái quát về phạm trù vật chất.
Trong các tác phẩm của mình, Ăngghen cũng thể hiện rõ những nội dung
sau đây về phạm trù vật chất:
- Một là, không được đồng nhất vật chất nói chung với một dạng cụ thể của vật
chất; không coi vật chất nói chung là một thực thể vật chất đầu tiên (hay bản
nguyên đầu tiên) nào đó làm cơ sở cho mọi vật như các nhà khoa học tnhiên
cận đại, hoặc các nhà triết học thời kỳ cổ đại quan niệm. Điều đó nghĩa
Ăngghen không coi thế giới có điểm khởi đầu, hay có giới hạn.
- Hai là, phạm trù vật chất với tính cách phạm trù triết học, một phạm trù
trừu tượng và có tính khái quát rất cao. Phạm trù vật chất phải bao quát được
đặc tính chung của tất cả các sự vật tồn tại trong thế giới. Đặc tính chung đó
chính là sự tồn tại độc lập, bên ngoài ý thức, tức là khẳng định vật chất tự tồn
tại, không phụ thuộc vào ý thức.
- Ba là, vật chất với tính cách là vật chất (nghĩa là khái niệm triết học về vật
chất) không tồn tại như một sự vật cảm tính, hữu hình, cũng không phải
một cái trừu tượng chung chung tồn tại bên ngoài các sự vật cụ thể như
quan niệm về Thượng đế của tôn giáo, hoặc như quan niệm về cái chung của
phái Duy thực trong triết học Tây Âu trung cổ. Vật chất tồn tại thông qua các
dạng cụ thể. Các dạng cụ thể chính là một phần vật chất, nhận thức các dạng
cụ thể chính là nhận thức những bộ phận của vật chất. thế con người có
thể đi từ nhận thức các dạng cụ thể của vật chất đến chỗ nhận thức được thế
giới vật chất.
- Bốn là, vật chất tồn tại thông qua vận động, không gian, thời gian. Vận động,
không gian, thời gian là phương thức và hình thức tồn tại của vật chất. Không
vật chất không vận động tồn tại bên ngoài không gian, thời gian. Vật
chất cùng tận, tồn tại vĩnh viễn; vận động, không gian thời gian
gắn liền với vật chất, cũng cùng tận vĩnh viễn tồn tại, không do ai
sáng tạo ra.
Tóm lại, tuy Mác Ăngghen chưa đưa ra định nghĩa khái quát về phạm
trù vật chất, nhưng quan niệm của Mác và Ăngghen về vật chất rõ ràng là có tính
chất duy vật biện chứng sâu sắc. Mác và Ăngghen đã mở rộng quan niệm về vật
chất trong lĩnh vực xã hội, khắc phục được tính chất siêu hình máy móc của các
nhà triết học duy vật trước đây, tạo tiền đề cho sự phát triển tiếp phạm trù vật chất
lOMoARcPSD| 45469857
11
Lênin thực hiện trong điều kiện khoa hc tự nhiên bước phát triển mới vào
đầu thế kỷ XX.
Quan niệm của Lênin về phạm trù vật chất:
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khoa học tự nhiên, nhất là vật lý học có
bước phát triển mới, đã đi sâu vào nghiên cứu thế giới vi và đã phát hiện ra
nhiều đặc tính mới của thế giới vật chất. Những đặc tính mới đó mâu thuẫn với
quan điểm duy vật siêu hình về thế giới vật chất. Những nhà triết học duy tâm
chủ quan, tiêu biểu Ma-khơ và A--na-ri-út đã lợi dụng sự mâu thuẫn giữa
những thành tựu mới của vật lý học hiện đại với quan điểm duy vật siêu hình về
thế giới để phủ nhận quan điểm của chủ nghĩa duy vật nói chung, trong đó bao
gồm cả chủ nghĩa duy vật biện chứng. Đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm chủ
quan của Ma-khơ A--na-ri-út, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa duy vật, Lênin
đã kế thừa và phát triển hơn những quan điểm của Mác và Ăngghen về vật chất.
Trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật chủ nghĩa kinh nghiệm pphán”, khi
phê phán quan điểm duy tâm chủ quan của Ma-khơ phái Ma-khơ Nga, lợi
dụng những thành tựu của khoa học tự nhiên hiện đại để phủ nhận sự tồn tại
khách quan của vật chất, Lênin đã nêu lên định nghĩa về phạm trù vật chất như
sau: “Vật chất một phạm trù triết học dùng đchỉ thực tại khách quan, được
đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp
lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. Cũng trong tác phẩm này,
một chỗ khác Lênin còn viết: “Các khoa học tự nhiên khẳng định một cách tích
cực rằng, trái đất đã từng tồn tại trong một trạng thái chưa có và cũng không thể
loài người hay bất cứ một sinh vật nào nói chung cả. Vật chất hữu là một
hiện tượng về sau mới có, là kết quả của một sự phát triển lâu dài. Như vậy tức
hồi bấy giờ, không vật chất năng lực cảm giác, không cái ‘tôi’ nào.
Vật chất cái trước; duy, ý thức, cảm giác đều sản phẩm của một sự phát
triển rất cao”. “Vật chất cái tác động vào giác quan của chúng ta, thì gây ra
cảm giác, vật chất một thực tại khách quan được đem lại cho chúng ta trong
cảm giác”. Lênin nhắc lại luận điểm của Ăngghen: “Vật chất không phải sản
phẩm của tinh thần, nhưng tinh thần chỉ sản phẩm cao cấp của vật chất
thôi”.
Trong định nghĩa và những luận điểm giải thích thêm về vật chất trên đây
của Lênin đã tiếp tục phát triển tưởng của Ăngghen về vật chất, điều đó thể
hiện ở những nội dung sau:
lOMoARcPSD| 45469857
12
- Một là, định nghĩa chỉ vật chất với cách phạm trù triết học, phạm
trù rộng nhất, khái quát đặc tính chung của toàn bộ những sự vật, những quá
trình diễn ra trong hiện thực khách quan; đây Lênin không đồng nhất vật
chất nói chung với một dạng cụ thể của vật chất, hoặc với một thực thể, một
bản nguyên đầu tiên nào đó là đối tượng nghiên cứu của các khoa học cụ thể,
dù đó là những đối tượng vô cùng bé hoặc vô cùng lớn. Đối tượng vật chất c
thể thì giới hạn, ra đời mất đi, nhưng vật chất nói chung thì hạn
và vĩnh viễn tồn tại, không do ai sinh ra và không mất đi.
- Hai là, vật chất đặc tính chung tồn tại khách quan, độc lập với ý thức,
không lệ thuộc vào ý thức. Đây là đặc tính chung, căn bản của vật chất để xác
định đâu là vật chất, phân biệt vật chất với ý thức. Ý thức, cảm giác, tinh thần,
tư duy chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là não người, là
sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ não con người. Sự tồn tại của
ý thức phải dựa trên sở vật chất. Không ý thức tồn tại thuần túy ngoài
vật chất, độc lập với vật chất.
- Ba là, vật chất tồn tại thông qua các dạng cụ thể của vật chất, không “vật
chất nói chung” tồn tại bên ngoài các dạng cụ thể của vật chất như một “thực
thể” độc lập làm sở cho mọi vật, hoặc điểm khởi đầu của thế giới vật
chất. Các vật trong thế giới không phải là sự kết hợp theo một cách thức nào
đó “cái vật chất nói chung” “ban đầu” như các nhà duy vật trước Mác quan
niệm, mà các vật chính là dạng cụ thể của vật chất. Con người nhận thức các
dạng vật chất cụ thể chính nhận thức các bộ phận của vật chất, từ đó con
người sẽ khả năng nhận thức được thế giới vật chất cùng tận một
cách đầy đủ. Điều này khẳng định khnăng nhận thức thế giới của con người.
- Bốn là, vật chất tồn tại thông qua vận động và tồn tại trong không gian và thời
gian. Không có vật chất tồn tại mà không vận động, không có vật chất tồn tại
ngoài không gian và thời gian, cũng không vận động, không gian, thời gian
thuần tuý ngoài vật chất. Vận động, không gian, thời gian thuộc tính và hình
thức tồn tại cố hữu của vật chất gắn liền với vật chất.
- Năm là, vật chất là cùng tận, vĩnh viễn tồn tại, không do ai sinh ra
cũng không mất đi. Ý thức, tưởng và duy ca con người chỉ là thuộc tính
của một dạng vật chất tổ chức cao não của con người, sphản ánh
ngày càng sâu sắc và đầy đủ hơn những thuộc tính của các dạng vật chất vào
bộ não con người. Ý thức, duy của con người tự bản thân không làm
thay đổi vật chất. Ý thức, tư duy của con người có thể tác động đến vật chất,
làm biển đổi vật chất thông qua hoạt động thực tiễn.
lOMoARcPSD| 45469857
13
Định nghĩa vật chất ca V.I. Lênin đã giải quyết hai mặt vấn đề cơ bản của
triết học trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng. còn cung cấp
nguyên tắc thế giới quan và phương pháp luận khoa học để đấu tranh chống chủ
nghĩa duy tâm, thuyết không thể biết, chủ nghĩa duy vật siêu hình mọi biểu
hiện của chúng trong triết học tư sản hiện đại về phạm trù này. Trong nhận thức
thực tiễn, đòi hỏi con người phải quán triệt nguyên tắc khách quan – xuất phát
từ hiện thực khách quan, tôn trọng khách quan, nhận thức và vận dụng đúng đắn
quy luật khách quan... Định nghĩa vật chất của V.I. Lênin sở khoa học cho
việc xác định vật chất trong lĩnh vực hội đó là các điều kiện sinh hoạt vật
chất và các quan hệ vật chất xã hi. Nó còn tạo sự liên kết giữa chủ nghĩa duy vật
biện chứng chủ nghĩa duy vật lịch sử thành một hệ thống luận thống nhất,
góp phần tạo ra nền tảng luận khoa học cho việc phân tích một cách duy vật
biện chứng các vấn để của chủ nghĩa duy vật lịch sử, trước hết các vấn đvề
sự vận động phát triển của phương thức sản xuất vật chất, về mối quan hệ giữa
tồn tại xã hội và ý thức xã hội, về mối quan hệ giữa quy luật khách quan của lịch
sử và hoạt động có ý thức của con người.
KẾT LUẬN
Như vậy, quan niệm của triết học Mác Lênin về vật chất khác căn bản
với quan niệm duy tâm và duy vật siêu hình về vật chất. Quan niệm của triết học
Mác Lênin về vật chất không đi tìm một điểm khởi đầu, một thực thể vật chất
đầu tiên nào đó làm sở cho mọi vật trong thế giới vật chất, không đồng nhất
vật chất với vật thể. Quan điểm đó của triết học Mác Lênin phù hợp với
những phát minh của khoa học tự nhiên hiện đại. Với sự phát triển của khoa học
hiện đại và của thực tiễn xã hội, quan niệm của triết học Mác-Lênin về phạm trù
vật chất càng được chứng thực. Chẳng hạn những phát minh của học lượng
tử, những nghiên cứu về đặc tính của các hạt bản (tính chất sóng hạt của
Electron; các đại lượng đặc trưng cho trạng thái của nó như năng lượng, tođộ,
xung lượng, mômen xung lượng, không trị sxác định được chi phối bởi hệ
số bất định V.V.). So với cơ học cổ điển những tính chất của Electron trên đây do
học lượng tử phát hiện ra khác rất nhiều. Nếu không quan điểm biện chứng
duy vật về thế giới, về vật chất sẽ dễ rơi vào giải thích các hiện tượng vật
đó theo quan điểm duy tâm, nghĩa cho rằng tính chất không xác định của thế
giới vi là không thật, chỉ do cảm nhận của con người quyết định. Theo
quan điểm duy vật biện chứng về vật chất thì phải thừa nhận rằng những tính chất
lOMoARcPSD| 45469857
14
của thế giới vi mô là phương thức tồn tại của thế giới vật chất mà con người mới
phát hiện ra. Phương thức tồn tại đó vốn của thế giới vật chất, khách quan
không do ý thức, cảm giác của con người quyết định. Điều đó hoàn toàn phù hợp
với quan niệm về tính chất vô cùng vô tận của thế giới vật chất của triết học Mác
Lênin. Đó chính sự xác nhận nội dung khoa học thực sự của quan niệm về
vật chất của triết học Mác – Lênin. Mặt khác quan niệm về vật chất của triết học
Mác – Lênin không đồng nhất vật chất với vật thể, cơ sở để xác định hình thức
tồn tại của vật chất trong lĩnh vực xã hội, từ đó có cơ sở để xây dựng quan điểm
duy vật về lịch sử.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHỦ YẾU
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình triết học Mác – Lênin (Sử dụng trong các
trường đại học – hệ thống chuyên lý luận chính trị). Hà Nội, 2019.
2. V.I. Lênin, Chủ nghĩa duy vật chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2005.
3. Toàn tập C. Mác và Ăng – ghen, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, 1995.
| 1/14

Preview text:

lOMoAR cPSD| 45469857
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ………o0o……… BÀI TẬP LỚN
TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN Đề tài số 2:
Chứng minh: Quan niệm về vật chất trong Triết học Mác – Lênin là quan niệm hoàn
chỉnh và có giá trị nhất trong lịch sử chủ nghĩa duy vật.
Họ và tên: NGUYỄN THÙY TRANG Mã SV: 11208124
Lớp: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN 04 (Khoa học quản lý 62A) Khóa: 62 Giai đoạn: 2020 – 2024 LỜI NÓI ĐẦU 1 lOMoAR cPSD| 45469857
Vật chất với tư cách là một phạm trù triết học đã tồn tại trong lịch sử tư tưởng
nhân loại từ 2500 năm trước. Ngay từ lúc mới ra đời, xoay quanh phạm trù vật chất
đã diễn ra cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa
duy tâm. Đồng thời, giống như mọi phạm trù khác, phạm trù vật chất có quá trình
phát sinh và phát triển gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người, sự hiểu biết
của con người về giới tự nhiên.
Trong lịch sử tư tưởng triết học đã có nhiều nhà tư tưởng đưa ra quan điểm của
mình về phạm trù vật chất, song vẫn còn mắc phải những hạn chế nhất định, chưa
giải quyết triệt để phạm trù vật chất. Trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ
nghĩa kinh nghiệm phê phán”
(viết năm 1908, xuất bản lần đầu năm 1909) V.I. Lênin
đã đưa ra một định nghĩa chính xác, khoa học và sâu sắc nhất về phạm trù vật chất:
“Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại
cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản
ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.

Quan niệm về vật chất trong Triết học Mác – Lênin từ lâu luôn được coi là kim
chỉ nam cho nhiều hệ tư tưởng triết học. Với mong muốn được tìm hiểu và làm rõ
hơn vấn đề này, em xin trình bày đề tài: “Chứng minh: Quan niệm về vật chất trong
Triết học Mác – Lênin là quan niệm hoàn chỉnh và có giá trị nhất trong lịch sử chủ nghĩa duy vật”.
NỘI DUNG
PHẦN I: CỞ SỞ LÝ LUẬN
1) Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật trước C. Mác về
phạm trù vật chất
Các nhà triết học duy tâm, cả chủ nghĩa duy tâm khách quanchủ nghĩa
duy tâm chủ quan, từ thời cổ đại đến hiện đại tuy buộc phải thừa nhận sự tồn tại
của các sự vật, hiện tượng của thế giới nhưng lại phủ nhận đặc trưng “tự thân tồn
tại” của chúng. Chủ nghĩa duy tâm khách quan thừa nhận sự tồn tại hiện thực của
giới tự nhiên, nhưng lại cho rằng nguồn gốc của nó là do “sự tha hoá” của “tinh
thần thế giới”. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng đặc trưng cơ bản nhất của
mọi sự vật, hiện tượng là sự tồn tại lệ thuộc vào chủ quan, tức là một hình thức
tồn tại khác của ý thức. Do đó về mặt nhận thức luận, chủ nghĩa duy tâm cho rằng 2 lOMoAR cPSD| 45469857
con người hoặc là không thể, hoặc là chỉ nhận thức được cái bóng, cái bề ngoài
của sự vật, hiện tượng. Thậm chí quá trình nhận thức của con người, theo họ,
chẳng qua chỉ là quá trình ý thức đi “tìm lại” chính bản thân mình dưới hình thức
khác mà thôi. Như vậy, về thực chất, các nhà triết học duy tâm đã phủ nhận đặc
tính tồn tại khách quan của vật chất. Thế giới quan duy tâm rất gần với thế giới
quan tôn giáo và tất yếu dẫn họ đến với thần học.
Quan điểm nhất quán từ xưa đến nay của các nhà triết học duy vật là thừa
nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất, lấy bản thân giới tự nhiên để
giải thích tự nhiên. Lập trường đó là đúng đắn, song chưa đủ để các nhà duy vật
trước C. Mác đi đến một quan niệm hoàn chỉnh vế phạm trù nền tảng này. Tuy
vậy, cùng với những tiến bộ của lịch sử, quan niệm của các nhà triết học duy vật
về vật chất cũng từng bước phát triển theo hướng ngày càng sâu sắc và trừu tượng hóa khoa học hơn.
Chủ nghĩa duy vật trong triết học thời kỳ Cổ đại:
Thời Cổ đại, đặc biệt là ở Hy Lạp – La Mã, Trung Quốc, Ấn Độ đã xuất
hiện chủ nghĩa duy vật với quan niệm chất phác về giới tự nhiên, về vật chất.
Nhìn chung, các nhà duy vật thời Cổ đại quy vật chất về một hay một vài dạng
cụ thể của nó và xem chúng là khởi nguyên của thế giới, tức quy vật chất về
những vật thể hữu hình, cảm tính đang tồn tại ở thế giới bên ngoài. Chẳng hạn, ở
phương Đông, quan niệm vật chất thể hiện qua một số trường phái triết học Ấn
Độ và Trung Hoa về thế giới. Ấn Độ có Trường phái Lokāyata cho rằng tất cả
được tạo ra bởi sự kết hợp trong 4 yếu tố Đất - Nước - Lửa - Khí. Những yếu tố
này có khả năng tự tồn tại, tự vận động trong không gian và cấu thành vạn vật.
Tính đa dạng của vạn vật chính là do sự kết hợp khác nhau của 4 yếu tố bản
nguyên đó. Phái Nyāya và Vaisésika coi nguyên tử là thực thể của thế giới.
Trung Hoa có Thuyết Âm Dương và Thuyết Ngũ Hành, trong đó, thuyết
Âm Dương cho rằng nguyên lý vận hành đầu tiên và phổ biến của vạn vật là
tương tác của những thế lực đối lập nhau đó là Âm và Dương. Trong đó âm là
phạm trù rất rộng phản ánh khái quát, phổ biến của vạn vật như là nhu, tối, ẩm,
phía dưới, bên phải, số chẵn. Dương cũng là phạm trù rất rộng đối lập với âm.
Phản ánh những thuộc tính như cương, sáng, khô, phía trên, số lẻ, bên trái. Hai
thế lực này thống nhất với nhau, chế ước lẫn nhau tạo thành vũ trụ và vạn vật.
Thuyết Ngũ hành thì lại có xu hướng phân tích về cấu trúc của vạn vật để quy nó
về yếu tố khởi nguyên với tính chất khác nhau. Theo thuyết này có 5 nhân tố khởi
nguyên là Kim- Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Năm yếu tố này không tòn tại đọc lập, 3 lOMoAR cPSD| 45469857
tuyệt đối mà tác động lẫn nhau theo nguyên tắc tương sinh, tương khắc với nhau
tạo ra vạn vật. Những tư tưởng về âm, dương, ngũ, hành, tuy có nhưng hạn chế
nhất định nhưng đó là triết lý đặc sắc mang tính duy vật và biện chứng nhằm lý
giải về vật chất và cấu tạo của vũ trụ.
Ở phương Tây, các nhà triết học quy thế giới vào một chỉnh thể thống nhất,
từ đó đi tìm bản nguyên vật chất đầu tiên cấu tạo nên thế giới đó, chẳng hạn người
ta cho rằng vật chất là nước, không khí, lửa......Một số quan điểm điển hình thời
kỳ này là: Taket coi vật chất là nước, Anaximen coi vật chất là không khí,
Heraclitus coi vật chất là lửa, Anximangdo coi vật chất là hạt proton, đây là một
thực thể không xác định về chất. Đặc biệt đỉnh cao của quan niệm về vật chất của
thời kỳ Hy Lạp cổ đại là Thuyết nguyên tử của Leucipe (khoảng năm 500 – 440
TCN) và Democritos (khoảng 427 – 374 TCN). Theo thuyết này thì thực thể tạo
nên thế giới là nguyên tử, trong đó, nguyên tử là phần tử nhỏ bé nhất, không thể
phân chia được, không thể xâm nhập và quan sát được, chỉ có thể nhận biết được
bằng tư duy. Các nguyên tử không khác nhau về chất mà chỉ khác nhau về hình
dạng. Sự kết hợp các nguyên tử khác nhau theo một trật tự khác nhau sẽ tạo nên
vật thể khác nhau. Thuyết nguyên tử tồn tại đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
mới bị khoa học đánh đổ và có hạn chế lịch sử nhất định. Quan niệm này không
những thể hiện một bước tiên khá xa của các nhà triết học duy vật trong quá trình
tìm kiểm một định nghĩa đúng đắn về vật chất mà còn có ý nghĩa như một dự báo
khoa học tài tình của con người về cấu trúc của thế giới vật chất nói chung.
Chủ nghĩa duy vật trong triết học phương Tây thế kỷ XV – XIII:
Bắt đầu từ thời kỳ Phục Hưng (thế kỷ XV), phương Tây đã có sự bứt phá
so với phương Đông ở chỗ khoa học thực nghiệm ra đời, đặc biệt là sự phát triển
mạnh của cơ học, công nghiệp. Vào thế kỷ XVII – XVIII, nền khoa học tự nhiên,
thực nghiệm ở châu Âu có sự phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt là trên lĩnh vực vật lý
học với những phát minh của Newton, phương pháp nghiên cứu ở trong vật lý đã
xâm nhập ảnh hưởng rất lớn vào trong triết học. Chủ nghĩa duy vật nói chung và
phạm trù vật chất nói riêng đã có những bước phát triển mới chứa đựng nhiều yếu tố biện chứng.
- Nicolai Copernic chứng minh mặt trời là trung tâm đã làm đảo lộn truyền
thuyết của kinh thánh và quan điểm của thần học về thế giới.
- Quan điểm của Francis Bacon: coi thế giới vật chất tồn tại khách quan, vật
chất là tổng hợp của các hạt. Ông coi tự nhiên là tổng hợp của những vật chất
có chất lượng muôn màu, muôn vẻ. 4 lOMoAR cPSD| 45469857
- Quan điểm của Pierre Gassendi: Phát triển học thuyết nguyên tử thời cổ đại
cho rằng thế giới gồm những nguyên tử có tính tuyệt đối như tính kiên cố và
tính không thể thông qua.
Thế kỷ XVIII các nhà triết học Pháp đã phát triển phạm trù vật chất lên
một tầm cao mới. Đitơro cho rằng vũ trụ trong con người, trong mọi sự vật chỉ
có một thực thể duy nhất là vật chất. Sự xâm nhập ấy đã chi phối sự hiểu biết,
nhận thức về vật chất, mọi hiện tượng tự nhiên đã được giải thích là được tác
động qua lại giữa lực hút và lực đẩy, giữa các phần tử của vật chất, các phần tử
ấy là bất biến. Sự thay đổi của nó chỉ là mặt vị trí, hình thể trong không gian. Mọi
sự phân biệt về chất bị xem nhẹ và đều được quy giải chỉ sự khác nhau về lượng.
Vì vậy, các nhà triết học duy vật thời kỳ này đã đồng nhất vật chất với khối lượng
và coi vận động của vật chất chỉ là vận động cơ học, nguyên nhân của sự vận
động đó là do tác động từ bên ngoài.
Thế kỷ XIX, trong nền triết học Đức cổ điển, Ludwig Feuerbach (1804)
chứng minh và khẳng định rằng thế giới này là vật chất và vật chất theo ông là
toàn bộ thế giới tự nhiên. Nó không do ai sáng tạo ra mà nó tồn tại độc lập với ý
thức và không phụ thuộc vào bất cứ ý niệm, ý thức nào. Sự tồn tại của giới tự
nhiên nằm ngay trong lòng của giới tự nhiên. Tuy nhiên L. Feuerbach lại không
thấy đuợc mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, mối quan hệ giữa con người với
xã hội, con người với tự nhiên. Ông đã không xác định được vật chất trong lĩnh
vực xã hội, cũng như hoạt động vật chất của con người là gì. Mặc dù vậy, những
quan niệm của ông về vật chất đã có ý nghĩa lịch sử lớn lao trong cuộc đấu tranh
chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo, trong việc khôi phục những tư tưởng duy vật thành
hệ thống. Và vì vậy, triết học duy vật của ông đã trở thành một trong nhưng tiền
đề, nguồn gốc lý luận của Triết học duy vật Mác Xít sau này.
Tóm lại, quan niệm về vật chất của các nhà triết học thế kỷ XVII – XVIII
trình bày trên đây có những điểm chung là so với quan niệm của thời kỳ Cổ đại
thì quan niệm về vật chất của họ có tính khái quát và sâu sắc hơn, đã bao quát
được những đặc tính chung, bản chất của vật chất dựa trên những tài liệu khoa
học tự nhiên thực chứng chứ không phải chỉ là sự phỏng đoán thuần tuý, hay sự
giả định đơn thuần; thấy được mối liên hệ giữa hình thức tồn tại của vật chất với
bản thân vật chất; thấy được mối liên hệ giữa vận động và vật chất.
Tuy nhiên quan niệm của họ còn có những hạn chế:
- Đồng nhất vật chất nói chung với một thực thể duy nhất cấu tạo nên các vật.
- Dạng cụ thế của vật chất và vật chất nói chung tách rời nhau. 5 lOMoAR cPSD| 45469857
- Sự vận động của vật chất còn có tính chất cơ giới, máy móc (nhìn chung họ
vẫn cho vận động chỉ là sự thay đổi vị trí trong không gian, vận động có thể
tách rời vật chất, v.v.)
- Chưa phân biệt vật chất với tư cách phạm trù triết học với những kết cấu vật
chất cụ thể, là đối tượng nghiên cứu của khoa học tự nhiên.
- Đồng nhất vật chất với tư cách là phạm trù triết học với những kết cấu vật chất cụ thể.
- Chỉ quan tâm đến những dạng vật chất trong tự nhiên, chưa đưa ra được quan
niệm về vật chất trong lĩnh vực xã hội.
Sở dĩ có những ưu điểm và hạn chế trên đây vì thực tiễn sự phát triển xã
hội và sự phát triển của nhận thức khoa học về tự nhiên thời kỳ này đã đạt được
rất nhiều thành tựu so với thời kỳ cổ đại và thời kỳ trung cổ, tạo điều kiện để con
người đưa ra những khái niệm triết học sâu sắc hơn trong đó có khái niệm về vật
chất. Tuy nhiên khoa học tự nhiên lúc này chủ yếu vẫn chỉ mới đi sâu vào nghiên
cứu từng lĩnh vực riêng biệt, chưa nghiên cứu mối liên hệ giữa lĩnh vực này với
lĩnh vực khác. Rất nhiều mối liên hệ chung giữa các bộ phận khác nhau của thế
giới con người chưa có đủ tài liệu để chứng minh, nhất là mối liên hệ giữa thế
giới chưa có sự sống với thế giới có sự sống, giữa thế giới động vật và thế giới
thực vật, giữa động vật và con người, giữa con người và tự nhiên, giữa cá nhân
con người và xã hội v.v. Mối liên hệ giữa các lĩnh vực đó với nhau còn bị che lấp
do vậy quan niệm của con người về thế giới chủ yếu vẫn là quan niệm siêu hình,
Điều đó tất yếu cũng được thể hiện trong quan niệm của các nhà triết học về vật
chất còn siêu hình như nói ở trên.
2) Cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
và sự phá sản của các quan điểm duy vật siêu hình về vật chất
Năm 1895, Rơnghen phát hiện ra tia X. Năm 1896, Béccơren phát hiện ra
hiện tượng phóng xạ của nguyên tố Urani. Năm 1897, Tômxơn phát hiện ra điện
tử. Năm 1901, Kaufman đã chứng minh được khối lượng của điện tử không phải
là bất biến mà thay đổi theo vận tốc vận động của nguyên tử. Năm 1898 - 1902,
nhà nữ vật lý học Ba Lan Mari Scôlôđốpsca cùng với chồng là Pie, nhà hoá học
người Pháp, đã khám phá ra chất phóng xạ mạnh là pôlôni và rađium. Những
phát hiện vĩ đại đó chứng tỏ rằng, nguyên tử không phải là phần tử nhỏ nhất mà
nó có thể bị phân chia, chuyển hoá. Năm 1905, Thuyết Tương đối hẹp và năm
1916, Thuyết Tương đối Tổng quát của A. Anhxtanh ra đời, chứng minh: không 6 lOMoAR cPSD| 45469857
gian, thời gian, khối lượng luôn biến đổi cùng với sự vận động của vật chất. Thế
giới vật chất không có và không thể có những vật thể không có kết cấu, tức là
không thể có đơn vị cuối củng, tuyệt đối đơn giản và bất biến để đặc trưng chung
cho vật chất. Thế giới ấy còn nhiều điều “kỳ lạ” mà con người đã và đang tiếp
tục khám phá, chẳng hạn như: sự chuyển hoá giữa hạt và trường, sóng và hạt, hạt
và phản hạt, “hụt khối lượng”, quan hệ bất định, v.v... Điều này đã khẳng định dự
đoán thiên tài của V.I. Lênin: “điện tử cũng vô cùng tận như nguyên tử, tự nhiên
là vô tận” là hoàn toàn đúng đắn.
Đứng trước những phát hiện trên đây của khoa học tự nhiên, không ít nhà
khoa học và triết học đứng trên lập trường duy vật tự phát, siêu hình đã hoang
mang, dao động, hoài nghi tính đúng đắn của chủ nghĩa duy vật. Họ cho rằng,
ngụyên tử không phải là phần tử nhỏ nhất, mà có thể bị phân chia, tan rã, bị “mất
đi”. Do đó, vật chất cũng có thể biến mất; có hiện tượng không có khối lượng cơ
học, hạt chuyển thành trường, cũng có nghĩa là vật chất chỉ còn là năng lượng, là
sóng phi vật chất; quy luật cơ học không còn tác dụng gì trong thế giới vật chất
“kỳ lạ”, thế giới tồn tại không có quy luật, mọi khoa học trở thành thừa và nếu có
chăng cũng chỉ là sự sáng tạo tuỳ tiện của tư duy con người; khách thế tiêu tan,
chủ thế trở thành cái có trước, cái còn lại duy nhất là chúng ta và cảm giác cùng
tư duy của chúng ta đế tố chức những cảm giác đó. Theo đó, E. Makhơ phủ nhận
tính hiện thực khách quan của điện từ. Otvan phủ nhận sự tồn tại thực tế của
nguyên tử và phân tử. Còn Piếcsơn thì định nghīa: “Vật chất là cái phi vật chất
dang yận động”. Đây chính là cuộc khủng hoảng vật lý học hiện đại mà thực chất
của nó, như V.I. Lênin khẳng định: “là ở sự đảo lộn của những quy luật cũ và
những nguyên lý cơ bản, ở sự thay thế chủ nghĩa duy vật bằng chủ nghĩa duy tâm
và chủ nghĩa bất khả tri”.
Tình hình trên đã làm cho nhiều nhà khoa học tự nhiên trượt từ chủ nghĩa
duy vật máy móc, siêu hình sang chủ nghĩa tương đối, rồi rơi vào chủ nghĩa duy
tâm. V.I. Lênin gọi đó là “chủ nghĩa duy tâm vật lý học” và coi đó là “một bước
ngoặt nhất thời”, là “thời kỳ ốm đau ngắn ngủi”, là “chứng bệnh của sự trưởng
thành”, là “một vài sản phẩm chết, một vài thứ cặn bã nào đó phải vứt vào sọt
rác”. Để khắc phục cuộc khủng hoảng này, V.I. Lênin cho rằng: “Tinh thần duy
vật cơ bản của vật lý học, cũng như của tất cả các khoa học tự nhiên hiện đại, sẽ
chiến thắng tất cả mọi thứ khủng hoảng, nhưng với điều kiện tất yếu là chủ nghĩa
duy vật biện chứng phải thay thế chủ nghĩa duy vật siêu hình”. 7 lOMoAR cPSD| 45469857
3) Quan niệm của triết học Mác-Lênin về vật chất
Triết học Mác – Lênin ra đời trong điều kiện lịch sử ở Tây Âu và nước
Đức vào những năm 40 của thế kỷ XIX, khi phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa đó ra đời và phát triển trở thành phương thức sản xuất thống trị trong xã
hội. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển đó làm cho mâu thuẫn giữa
giai cấp tư sản và giai cấp vô sản trở nên sâu sắc. Cuộc đấu tranh cách mạng của
giai cấp tư sản phát triển, đặt ra nhiều vấn đề, đòi hỏi phải có lý luận cách mạng
soi đường. Các lý luận về triết học, kinh tế – chính trị học, lý luận về chủ nghĩa
xã hội trong xã hội tư bản khi đó, mặc dù có sự phát triển vượt bậc so với thời kỳ
cổ đại và trung cổ, đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhưng vẫn không thể đáp ứng
được yêu cầu của cuộc đẩu tranh của giai cấp vô sản nhằm giải phóng mình và
giải phóng xã hội. Cùng với điều đó, khoa học tự nhiên thời kỳ này cũng có bước
phát triển mới Khoa học tự nhiên không chỉ nghiên cứu các lĩnh vực riêng biệt
mà đó bắt đầu đi vào nghiên cứu các quá trình, sự liên hệ giữa các lĩnh vực khác
nhau của thế giới vật chất. Nhiều phát minh mới của khoa học tự nhiên ra đời đó
bác bỏ quan điểm siêu hình về thế giới trước đây và tạo cơ sở cho quan điểm biện
chứng duy vật ra đời. Kế thừa có phê phán những quan niệm về vật chất trong
lịch sử triết học, khái quát thực tiễn xã hội và những thành tựu mới nhất của khoa
học tự nhiên hiện đại trên cơ sở quan điểm duy vật biện chứng, triết học Mác –
Lênin đó đưa ra quan niệm về vật chất khác căn bản với các quan niệm của chủ
nghĩa duy vật trước đây. Quan niệm về vật chất của triết học Mác – Lênin từ thời
kỳ Mác, Ăngghen đến thời kỳ Lênin, cũng có sự phát triển. Điều đó là do hoàn
cảnh lịch sử cụ thể và sự phát triến khoa học tự nhiên trong hai thời kỳ này quyết
định. Nhiệm vụ trọng tâm của Mác và Ăngghen là xây dựng hệ thống các quan
điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, do vậy các ông chỉ nêu những tư tưởng cơ
bản về phạm trù vật chất, không đi sâu hoàn chỉnh định nghĩa phạm trù này. Thời
kỳ Lênin do nhiệm vụ đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm chủ quan đầu thế kỷ
XX, muốn lợi dụng những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên hiện đại để
phủ nhận chủ nghĩa duy vật nói chung, nên Lênin đó phát triển tư tưởng của Mác
và Ăngghen, đi đến hoàn chỉnh định nghĩa phạm trù vật chất. Vì vậy, việc nghiên
cứu quan niệm về vật chất trong triết học Mác – Lênin cũng được chia ra hai thời
kỳ: thời kỳ Mác, Ăngghen và thời kỳ Lênin.
Tư tưởng của Mác – Ăngghen về phạm trù vật chất:
Trong các tác phẩm của mình, Mác và Ăngghen đã trình bày quan niệm về
phạm trù vật chất trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng, khác căn bản 8 lOMoAR cPSD| 45469857
với các nhà triết học duy vật siêu hình trước đây. Cả hai đều khẳng định rằng vật
chất tồn tại độc lập với ý thức, ý thức chỉ là sự phản ánh hiện thực khách quan
vào đầu óc con người. Ý thức là hình ảnh tinh thần của thế giới vật chất, là thế
giới vật chất (hiện thực khách quan) được di chuyển vào trong óc của con người
và được cải biến đi thành hình ảnh chủ quan ở trong đó. Như vậy sự tồn tại của
vật chất không bị quyết định bởi ý thức mà là vật chất tự tồn tại. Con người và ý
thức của con người cũng chỉ là một sản phẩm của thế giới vật chất. Vật chất tồn
tại thông qua vận động, gắn liền với vận động. Không gian và thời gian là những
hình thức tồn tại của vật chất. Không có không gian và thời gian thuần tuý. Con
người và xã hội loài người cũng chỉ là một dạng vật chất đặc biệt được sinh ra từ
quá trình vận động, phát triển không ngừng của vật chất.
Ngay trong tác phẩm “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của
Hêghen”, lời nói đầu Mác đã nêu ra luận điểm thể hiện một quan niệm mới của
ông về vật chất, ông viết: “Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế
được sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực
lượng vật chất; nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó
thâm nhập vào quần chúng”
Luận điểm trên đây thể hiện các tư tưởng của Mác sau:
- Thứ nhất, sự biến đổi của vật chất là do bản thân vật chất quyết định, tinh thần,
tư tưởng (hay lý luận) không thể thay thế vật chất được, điều đó khẳng định
tính thứ nhất của vật chất và tính thứ hai của ý thức.
- Thứ hai, ý thức, tư tưởng (hay lý luận) có thể trở thành lực lượng vật chất khi
thâm nhập vào quần chúng, ở đây, lý luận thâm nhập vào quần chúng có thể
hiểu là được quần chúng nhận thức và vận dụng, biến thành niềm tin, ý chí,
và các quy tắc hướng dẫn hoạt động thực tiễn của đông đảo quần chúng nhân
dân, thông qua đó ý thức, lý luận phát huy vai trò tích cực của mình.
- Thứ ba, Mác đã mở rộng quan niệm về vật chất vào lĩnh vực đời sống xã hội,
nhận dạng sự tồn tại vật chất trong lĩnh vực xã hội, đó chính là hoạt động thực
tiễn của con người. Sau này Mác và Ăngghen còn đi sâu nghiên cứu những
dạng vật chất trong lĩnh vực xã hội, khẳng định vai trò quyết định của vật chất
đối với ý thức trong đời sống xã hội như: tồn tại xã hội, là toàn bộ đời sống
vật chất cùng những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, là cái quyết định
ý thức xã hội; các quan hệ sản xuất là các quan hệ vật chất hình thành một
cách khách quan trong quá trình sản xuất vật chất, đó là dạng tồn tại của vật
chất trong xã hội, quyết định các quan hệ xã hội khác như các quan hệ chính 9 lOMoAR cPSD| 45469857
trị, đạo đức, tư tưởng v.v. Tuy nhiên Mác và Ăngghen chưa đưa ra định nghĩa
khái quát về phạm trù vật chất.
Trong các tác phẩm của mình, Ăngghen cũng thể hiện rõ những nội dung
sau đây về phạm trù vật chất:
- Một là, không được đồng nhất vật chất nói chung với một dạng cụ thể của vật
chất; không coi vật chất nói chung là một thực thể vật chất đầu tiên (hay bản
nguyên đầu tiên) nào đó làm cơ sở cho mọi vật như các nhà khoa học tự nhiên
cận đại, hoặc các nhà triết học thời kỳ cổ đại quan niệm. Điều đó nghĩa là
Ăngghen không coi thế giới có điểm khởi đầu, hay có giới hạn.
- Hai là, phạm trù vật chất với tính cách là phạm trù triết học, một phạm trù
trừu tượng và có tính khái quát rất cao. Phạm trù vật chất phải bao quát được
đặc tính chung của tất cả các sự vật tồn tại trong thế giới. Đặc tính chung đó
chính là sự tồn tại độc lập, bên ngoài ý thức, tức là khẳng định vật chất tự tồn
tại, không phụ thuộc vào ý thức.
- Ba là, vật chất với tính cách là vật chất (nghĩa là khái niệm triết học về vật
chất) không tồn tại như một sự vật cảm tính, hữu hình, cũng không phải là
một cái gì trừu tượng chung chung tồn tại bên ngoài các sự vật cụ thể như
quan niệm về Thượng đế của tôn giáo, hoặc như quan niệm về cái chung của
phái Duy thực trong triết học Tây Âu trung cổ. Vật chất tồn tại thông qua các
dạng cụ thể. Các dạng cụ thể chính là một phần vật chất, nhận thức các dạng
cụ thể chính là nhận thức những bộ phận của vật chất. Vì thế mà con người có
thể đi từ nhận thức các dạng cụ thể của vật chất đến chỗ nhận thức được thế giới vật chất.
- Bốn là, vật chất tồn tại thông qua vận động, không gian, thời gian. Vận động,
không gian, thời gian là phương thức và hình thức tồn tại của vật chất. Không
có vật chất không vận động và tồn tại bên ngoài không gian, thời gian. Vật
chất là vô cùng vô tận, tồn tại vĩnh viễn; vận động, không gian và thời gian
gắn liền với vật chất, cũng vô cùng vô tận và vĩnh viễn tồn tại, không do ai sáng tạo ra.
Tóm lại, tuy Mác và Ăngghen chưa đưa ra định nghĩa khái quát về phạm
trù vật chất, nhưng quan niệm của Mác và Ăngghen về vật chất rõ ràng là có tính
chất duy vật biện chứng sâu sắc. Mác và Ăngghen đã mở rộng quan niệm về vật
chất trong lĩnh vực xã hội, khắc phục được tính chất siêu hình máy móc của các
nhà triết học duy vật trước đây, tạo tiền đề cho sự phát triển tiếp phạm trù vật chất 10 lOMoAR cPSD| 45469857
mà Lênin thực hiện trong điều kiện khoa học tự nhiên có bước phát triển mới vào đầu thế kỷ XX.
Quan niệm của Lênin về phạm trù vật chất:
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khoa học tự nhiên, nhất là vật lý học có
bước phát triển mới, đã đi sâu vào nghiên cứu thế giới vi mô và đã phát hiện ra
nhiều đặc tính mới của thế giới vật chất. Những đặc tính mới đó mâu thuẫn với
quan điểm duy vật siêu hình về thế giới vật chất. Những nhà triết học duy tâm
chủ quan, tiêu biểu là Ma-khơ và A-vê-na-ri-út đã lợi dụng sự mâu thuẫn giữa
những thành tựu mới của vật lý học hiện đại với quan điểm duy vật siêu hình về
thế giới để phủ nhận quan điểm của chủ nghĩa duy vật nói chung, trong đó bao
gồm cả chủ nghĩa duy vật biện chứng. Đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm chủ
quan của Ma-khơ và A-vê-na-ri-út, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa duy vật, Lênin
đã kế thừa và phát triển hơn những quan điểm của Mác và Ăngghen về vật chất.
Trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, khi
phê phán quan điểm duy tâm chủ quan của Ma-khơ và phái Ma-khơ ở Nga, lợi
dụng những thành tựu của khoa học tự nhiên hiện đại để phủ nhận sự tồn tại
khách quan của vật chất, Lênin đã nêu lên định nghĩa về phạm trù vật chất như
sau: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được
đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp
lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. Cũng trong tác phẩm này,
ở một chỗ khác Lênin còn viết: “Các khoa học tự nhiên khẳng định một cách tích
cực rằng, trái đất đã từng tồn tại trong một trạng thái chưa có và cũng không thể
có loài người hay bất cứ một sinh vật nào nói chung cả. Vật chất hữu cơ là một
hiện tượng về sau mới có, là kết quả của một sự phát triển lâu dài. Như vậy tức
là hồi bấy giờ, không có vật chất có năng lực cảm giác, không có cái ‘tôi’ nào.
Vật chất là cái có trước; tư duy, ý thức, cảm giác đều là sản phẩm của một sự phát
triển rất cao”. “Vật chất là cái tác động vào giác quan của chúng ta, thì gây ra
cảm giác, vật chất là một thực tại khách quan được đem lại cho chúng ta trong
cảm giác”. Lênin nhắc lại luận điểm của Ăngghen: “Vật chất không phải là sản
phẩm của tinh thần, nhưng tinh thần chỉ là sản phẩm cao cấp của vật chất mà thôi”.
Trong định nghĩa và những luận điểm giải thích thêm về vật chất trên đây
của Lênin đã tiếp tục phát triển tư tưởng của Ăngghen về vật chất, điều đó thể
hiện ở những nội dung sau: 11 lOMoAR cPSD| 45469857
- Một là, định nghĩa chỉ rõ vật chất với tư cách là phạm trù triết học, là phạm
trù rộng nhất, khái quát đặc tính chung của toàn bộ những sự vật, những quá
trình diễn ra trong hiện thực khách quan; ở đây Lênin không đồng nhất vật
chất nói chung với một dạng cụ thể của vật chất, hoặc với một thực thể, một
bản nguyên đầu tiên nào đó là đối tượng nghiên cứu của các khoa học cụ thể,
dù đó là những đối tượng vô cùng bé hoặc vô cùng lớn. Đối tượng vật chất cụ
thể thì có giới hạn, có ra đời và mất đi, nhưng vật chất nói chung thì vô hạn
và vĩnh viễn tồn tại, không do ai sinh ra và không mất đi.
- Hai là, vật chất có đặc tính chung là tồn tại khách quan, độc lập với ý thức,
không lệ thuộc vào ý thức. Đây là đặc tính chung, căn bản của vật chất để xác
định đâu là vật chất, phân biệt vật chất với ý thức. Ý thức, cảm giác, tinh thần,
tư duy chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là não người, là
sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ não con người. Sự tồn tại của
ý thức phải dựa trên cơ sở vật chất. Không có ý thức tồn tại thuần túy ngoài
vật chất, độc lập với vật chất.
- Ba là, vật chất tồn tại thông qua các dạng cụ thể của vật chất, không có “vật
chất nói chung” tồn tại bên ngoài các dạng cụ thể của vật chất như một “thực
thể” độc lập làm cơ sở cho mọi vật, hoặc là điểm khởi đầu của thế giới vật
chất. Các vật trong thế giới không phải là sự kết hợp theo một cách thức nào
đó “cái vật chất nói chung” “ban đầu” như các nhà duy vật trước Mác quan
niệm, mà các vật chính là dạng cụ thể của vật chất. Con người nhận thức các
dạng vật chất cụ thể chính là nhận thức các bộ phận của vật chất, từ đó con
người sẽ có khả năng nhận thức được thế giới vật chất vô cùng vô tận một
cách đầy đủ. Điều này khẳng định khả năng nhận thức thế giới của con người.
- Bốn là, vật chất tồn tại thông qua vận động và tồn tại trong không gian và thời
gian. Không có vật chất tồn tại mà không vận động, không có vật chất tồn tại
ngoài không gian và thời gian, cũng không có vận động, không gian, thời gian
thuần tuý ngoài vật chất. Vận động, không gian, thời gian là thuộc tính và hình
thức tồn tại cố hữu của vật chất gắn liền với vật chất.
- Năm là, vật chất là vô cùng vô tận, vĩnh viễn tồn tại, không do ai sinh ra và
cũng không mất đi. Ý thức, tư tưởng và tư duy của con người chỉ là thuộc tính
của một dạng vật chất có tổ chức cao là não của con người, là sự phản ánh
ngày càng sâu sắc và đầy đủ hơn những thuộc tính của các dạng vật chất vào
bộ não con người. Ý thức, tư duy của con người tự bản thân nó không làm
thay đổi vật chất. Ý thức, tư duy của con người có thể tác động đến vật chất,
làm biển đổi vật chất thông qua hoạt động thực tiễn. 12 lOMoAR cPSD| 45469857
Định nghĩa vật chất của V.I. Lênin đã giải quyết hai mặt vấn đề cơ bản của
triết học trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Nó còn cung cấp
nguyên tắc thế giới quan và phương pháp luận khoa học để đấu tranh chống chủ
nghĩa duy tâm, thuyết không thể biết, chủ nghĩa duy vật siêu hình và mọi biểu
hiện của chúng trong triết học tư sản hiện đại về phạm trù này. Trong nhận thức
và thực tiễn, đòi hỏi con người phải quán triệt nguyên tắc khách quan – xuất phát
từ hiện thực khách quan, tôn trọng khách quan, nhận thức và vận dụng đúng đắn
quy luật khách quan... Định nghĩa vật chất của V.I. Lênin là cơ sở khoa học cho
việc xác định vật chất trong lĩnh vực xã hội - đó là các điều kiện sinh hoạt vật
chất và các quan hệ vật chất xã hội. Nó còn tạo sự liên kết giữa chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử thành một hệ thống lý luận thống nhất,
góp phần tạo ra nền tảng lý luận khoa học cho việc phân tích một cách duy vật
biện chứng các vấn để của chủ nghĩa duy vật lịch sử, trước hết là các vấn đề về
sự vận động và phát triển của phương thức sản xuất vật chất, về mối quan hệ giữa
tồn tại xã hội và ý thức xã hội, về mối quan hệ giữa quy luật khách quan của lịch
sử và hoạt động có ý thức của con người. KẾT LUẬN
Như vậy, quan niệm của triết học Mác – Lênin về vật chất khác căn bản
với quan niệm duy tâm và duy vật siêu hình về vật chất. Quan niệm của triết học
Mác – Lênin về vật chất không đi tìm một điểm khởi đầu, một thực thể vật chất
đầu tiên nào đó làm cơ sở cho mọi vật trong thế giới vật chất, không đồng nhất
vật chất với vật thể. Quan điểm đó của triết học Mác – Lênin là phù hợp với
những phát minh của khoa học tự nhiên hiện đại. Với sự phát triển của khoa học
hiện đại và của thực tiễn xã hội, quan niệm của triết học Mác-Lênin về phạm trù
vật chất càng được chứng thực. Chẳng hạn những phát minh của cơ học lượng
tử, những nghiên cứu về đặc tính của các hạt cơ bản (tính chất sóng – hạt của
Electron; các đại lượng đặc trưng cho trạng thái của nó như năng lượng, toạ độ,
xung lượng, mômen xung lượng, không có trị số xác định được chi phối bởi hệ
số bất định V.V.). So với cơ học cổ điển những tính chất của Electron trên đây do
cơ học lượng tử phát hiện ra khác rất nhiều. Nếu không có quan điểm biện chứng
và duy vật về thế giới, về vật chất sẽ dễ rơi vào giải thích các hiện tượng vật lý
đó theo quan điểm duy tâm, nghĩa là cho rằng tính chất không xác định của thế
giới vi mô là không có thật, chỉ do cảm nhận của con người quyết định. Theo
quan điểm duy vật biện chứng về vật chất thì phải thừa nhận rằng những tính chất 13 lOMoAR cPSD| 45469857
của thế giới vi mô là phương thức tồn tại của thế giới vật chất mà con người mới
phát hiện ra. Phương thức tồn tại đó là vốn có của thế giới vật chất, là khách quan
không do ý thức, cảm giác của con người quyết định. Điều đó hoàn toàn phù hợp
với quan niệm về tính chất vô cùng vô tận của thế giới vật chất của triết học Mác
– Lênin. Đó chính là sự xác nhận nội dung khoa học thực sự của quan niệm về
vật chất của triết học Mác – Lênin. Mặt khác quan niệm về vật chất của triết học
Mác – Lênin không đồng nhất vật chất với vật thể, là cơ sở để xác định hình thức
tồn tại của vật chất trong lĩnh vực xã hội, từ đó có cơ sở để xây dựng quan điểm duy vật về lịch sử.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHỦ YẾU
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình triết học Mác – Lênin (Sử dụng trong các
trường đại học – hệ thống chuyên lý luận chính trị). Hà Nội, 2019.
2. V.I. Lênin, Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2005.
3. Toàn tập C. Mác và Ăng – ghen, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, 1995. 14