



















Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI KHOA KINH TẾ QUẢN T RỊ BÀI TẬP LỚN ĐỀ TÀI:
LẬP DỰ ÁN XÂY DỰNG CỬA HÀNG MỸ PHẨM ALINE
Môn: Quản trị dự án đầu tư
Lớp: 1570147.1 – 3370.61582
Số tín chỉ: 03
Học kỳ: 7; Năm học: 2023 -2024
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Giảng viên hướng dẫn: Thầy Võ Anh Kiệt
Sinh viên thực hiện:
1. Nguyễn Thị Yến Nhi - 1721031705 -21DQT8
2. Trần Thị Ngọc Ánh - 1721021614 - 21DQT8
3. Trần Duy Phi Long - 1822040822 - 22DQT3
4. Nguyễn Ngọc Uyên Nhi - 1721031770 - 21DQT8
5. Nguyễn Ngọc Uyên Trâm - 1721030405 - 21DQT2
6. Nguyễn Ngọc Anh Thi - 1721030986 - 21DQT5
Đồng Nai, Tháng 12/2023 i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI PL10-BM03
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ
DANH SÁCH NỘP BÀI KIỂM TRA CUỐI KỲ
BÀI TẬP LỚN/ TIỂU LUẬN
Học kỳ 7 Năm học 2023 – 2024
Tên học phần: Quản trị dự án .
Mã học phần: 1570147.1 – 3370.61582 Số tín chỉ: 3 tín chỉ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Khóa: 17 STT MSSV Họ tên sinh viên Tên đề tài Ghi chú 1721031705 Nguyễn Thị Yến Nhi
Dự án đầu tư mở cửa hàng mỹ phẩm 1. Aline 1721021614 Trần Thị Ngọc Ánh
Dự án đầu tư mở cửa hàng mỹ phẩm 2. Aline 1721030986 Nguyễn Ngọc Anh Thi
Dự án đầu tư mở cửa hàng mỹ phẩm 3. Aline 1721030405 Nguyễn Ngọc Uyên 4.
Dự án đầu tư mở cửa hàng mỹ phẩm Trâm Aline 1721031770 Nguyễn Ngọc Uyên Nhi
Dự án đầu tư mở cửa hàng mỹ phẩm 5. Aline 1822040822 Trần Duy Phi Long
Dự án đầu tư mở cửa hàng mỹ phẩm 6. Aline
Ghi chú: Nộp và nhận bài qua email miền CÁN BỘ NHẬN BÀI @dntu.edu.vn
(ký và ghi rõ họ tên) ii
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC STT Họ và tên MSSV Phân công Tỷ lệ đóng công việc góp (%) 1 Nguyễn Thị Yến Nhi 1721031705 Làm word và 100% (nhóm trưởng) tổng hợp ý chỉnh sửa Word, sửa Powerpoint, Tính toán kinh phí thành lập quán, thuyết trình. 2 Trần Thị Ngọc Ánh 1721021614 Tính toán 100% doanh thu, Tìm ý làm Word, 3 Nguyễn Ngọc Anh 1721030986 Xây dựng 98% Thi chiến lược Marketing cho cửa hàng, phân tích thị trường 4 Trần Duy Phi Long 1822040822 Lên kế hoạch 95% tuyển dụng và đào tạo nhân viên 5 Nguyễn Ngọc Uyên 1721031770 Phân tích thị 95% Nhi trường, tìm nguồn cung cấp cho cửa hàng 6 Nguyễn Ngọc Uyên 1721030405 Làm 98% Trâm Powerpoint, kết luận cho dự án iii LỜI CẢM ƠN
Bài tiểu luận này đạt kết quả tốt đẹp, chúng em đã nhận được sự hỗ trợ,
giúp đỡ của các giảng viên và nhà trường. Với tình cảm sâu sắc, chân thành,
cho phép chúng em được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các thầy cô và
nhà trường đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình học tập.
Trước hết chúng em xin gửi tới các giảng viên khoa Quản Trị trường Đại
học Công nghệ Đồng Nai lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn
sâu sắc. Với sự quan tâm, dạy dỗ, chỉ bảo tận tình chu đáo của thầy cô, đến nay
chúng em đã có thể hoàn thành bài tiểu luận, Đề tài: Lập dự án xây dựng cửa hàng mỹ phẩm Aline
Đặc biệt chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới giảng viên –
thầy Võ Anh Kiệt đã quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn chúng em hoàn thành tốt bài này trong thời gian qua.
Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của chúng em,
bài tiểu luận này của chúng em không thể tránh được những thiếu sót. Chúng
em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô để chúng
em có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của mình, phục vụ tốt hơn cho việc học và làm bài sau này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn! iv LỜI MỞ ĐẦU
Trong một năm qua kể từ khi gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam đã có
những bước phát triển vượt bậc và đạt được nhiều thành tựu nhất định. Với sự
phát triển kinh tế, thu nhập của người dân ngày càng tăng cao, nhu cầu chăm
sóc bản thân cũng ngày càng cao. Cả nam giới và phụ nữ ngày càng chú trọng
đến ngoại hình, mỹ phẩm đang dần trở thành một thứ không thể thiếu đối với
họ trong thời điểm hiện nay. Không những vậy, giờ đây nó đã trở thành sản
phẩm không thể thiếu của mọi người ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp, ngành mỹ
phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu làm đẹp của con người mà còn góp phần
quan trọng trong việc hình thành sự tự tin và phản ánh cá nhân. Mỹ phẩm
không chỉ là kem, phấn mặt mà còn mở rộng sang các lĩnh vực đa dạng như sản
phẩm chăm sóc da, trang điểm, chăm sóc tóc và nước hoa. Sự đa dạng này tạo
ra một thị trường phong phú và cạnh tranh, trong đó các công ty mỹ phẩm cạnh
tranh để thu hút và giữ chân khách hàng.. Ảnh hưởng của nó không chỉ giới
hạn ở tính thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng gián tiếp đến nhiều khía cạnh khác. Đây
là sản phẩm tiềm năng cần được khai thác đúng cách và hiệu quả. Các chuyên
gia nhận định thị trường mỹ phẩm Việt Nam được đánh giá là thị trường có tốc
độ tăng trưởng nhanh và sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới.
Cùng với những thuận lợi, không thể không kể đến những thách thức mà nó đặt
ra. Trên thị trường luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng xấu đến giá
thành sản phẩm, trong đó có mỹ phẩm. Thành công trong ngành làm đẹp không
chỉ đơn thuần là tạo ra những sản phẩm chất lượng cao và hấp dẫn. Để đạt được
thành công và tăng trưởng bền vững, các công ty phải áp dụng các chiến lược
tiếp thị sáng tạo, quản lý hoạt động kinh doanh hiệu quả và nắm bắt các cơ hội
mới trong ngành. Mở một cửa hàng mỹ phẩm không chỉ đơn giản là việc bày
bán những sản phẩm đẹp mắt và hấp dẫn. Đòi hỏi sự am hiểu về xu hướng thị
trường, phẩm chất sản phẩm, và cách tạo dựng một trải nghiệm mua sắm độc
đáo để thu hút và giữ chân khách hàng. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh gay gắt và
sự thay đổi nhanh chóng của ngành mỹ phẩm cũng đặt ra những thách thức
đáng kể cho những người kinh doanh.
Tuy nhiên, cửa hàng mỹ phẩm cũng mang trong mình nhiều cơ hội phát triển.
Với sự tăng trưởng của ngành công nghiệp mỹ phẩm và sự quan tâm ngày càng
tăng của khách hàng về việc chăm sóc cá nhân và vẻ đẹp, việc kinh doanh cửa
hàng mỹ phẩm có thể mang lại lợi nhuận ổn định và tiềm năng phát triển dài hạn. v MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................iii
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................iv
CHƯƠNG 1: TÓM TẮT NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN.........................................1
1.1. Lý do hình thành ý tưởng......................................................................1
1.2. Động cơ kinh doanh..............................................................................1
1.3 Thị trường mỹ phẩm Việt Nam hiện nay................................................2
1.4 Giới thiệu về chủ đầu tư.........................................................................2
1.5 Mục tiêu của cửa hàng............................................................................3
1.6 Logo của cửa hàng, dự kiến trang trí cửa hàng.......................................3
1.7 Nguồn cung cấp cho cửa hàng................................................................4
1.8 Cơ hội và thách thức của cửa hàng.........................................................5
1.8.1 Cơ hội............................................................................................5
1.8.2 Thách thức.....................................................................................6
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH.............................7
2.1 Phân tích thị trường...............................................................................7
2.2 Bản chất và vai trò của Mỹ phẩm...........................................................8
2.2.1 Bản chất và phân loại.....................................................................8
a) Khái niệm về mỹ phẩm.......................................................................8
b) Phân loại mỹ phẩm............................................................................8
2.2.2 Vai trò của ngành Mỹ phẩm hiện nay............................................9
2.3 Hoạt động Mareking của cửa hàng.........................................................9
CHƯƠNG 3: KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH..........................................................11
3.1 Tổng đầu tư cho một cửa hàng.............................................................11
3.2 Kế hoạch sử dụng nguồn vốn...............................................................11
3.3 Tiến độ sử dụng vốn.............................................................................11
3.4 Tiền lương của nhân viên và mua sắm nguyên vật liệu........................11
3.4.1 Tiền lương của nhân viên............................................................11
3.4.2 Mua sắm trang thiết bị và tu sửa..................................................12
3.5 Kế hoạch chi phí hoạt động..................................................................12
3.6 KẾ HOẠCH DOANH THU QUA CÁC NĂM....................................14
3.7 Tổng doanh thu.....................................................................................15
3.8 Tổng chi phí..........................................................................................15
3.9 Báo cáo ngân lưu của dự án..................................................................15
CHƯƠNG 4: KẾ HOẠCH NHÂN SỰ.............................................................16
4.1 Mô tả công việc của nhân viên trong cửa hàng...........................................16
CHƯƠNG 5: Trình bày phương án bố trí nguồn lực thực hiện dự án..............20
5.1 Sơ đồ Gantt...........................................................................................20
5.2 Sơ đồ PERT..........................................................................................20
KẾT LUẬN......................................................................................................21
KIẾN NGHỊ.....................................................................................................22 vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1......................................................................................11
Bảng 2......................................................................................11
Bảng 3......................................................................................11
Bảng 4......................................................................................11
Bảng 5......................................................................................12
Bảng 6......................................................................................12
Bảng 7......................................................................................13
Bảng 8......................................................................................13
Bảng 9......................................................................................13
Bảng 10....................................................................................14
Bảng 11....................................................................................14
Bảng 12....................................................................................14
Bảng 13....................................................................................15
Bảng 14....................................................................................15
Bảng 15....................................................................................15
Bảng 16....................................................................................15
Bảng 17....................................................................................16
Bảng 18....................................................................................20 vii DANH MỤC HÌNH ẢNH
HÌNH 1...........................................................................................3
HÌNH 2...........................................................................................4
HÌNH 3...........................................................................................7
HÌNH 4..........................................................................................20 viii
CHƯƠNG 1: TÓM TẮT NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN
1.1. Lý do hình thành ý tưởng
Ngày nay, làm đẹp không còn là một điều xa lạ đối với mọi phụ nữ. Trong bối
cảnh bận rộn, làm đẹp như là một cách giúp phụ nữ lấy lại tự tin, bản lĩnh trong
công việc, cuộc sống. Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì hiện nay nhu cầu
làm trắng da của chị em phụ nữ chiếm đến 70%.
Hiện nay, với chất lượng cuộc sống ngày càng cao, xu hướng chung của các
cửa hàng mỹ phẩm và phụ nữ làm đẹp là quay về với thiên nhiên. Các công ty
mỹ phẩm đang tích cực xây dựng cho mình những thương hiệu an toàn, chất
lượng, đặc biệt là tận dụng các thành phần làm đẹp có sẵn trong tự nhiên như:
tinh dầu thảo mộc, trái cây, sữa, dưa leo, nghệ, tảo biển, lô hội, mật ong,... để
sản xuất ra nhiều loại mỹ phẩm làm đẹp chất lượng.
Ở nhiều quốc gia châu Âu, cũng như các nước phát triển trên thế giới, nhu cầu
tiêu thụ thực phẩm hữu cơ có mức tăng bình quân trung bình 20%, có nước tăng đến 50% mỗi năm.
Theo công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, mức chi của người tiêu dùng Việt
Nam trong những năm gần đây cho mỹ phẩm chỉ 4USD/người/năm, trong khi
Thái Lan là 20USD/người/năm. Hơn nữa, mỹ phẩm dự kiến sẽ tiếp tục được
hưởng lợi từ sự ưa thích ngày càng tăng đối với các sản phẩm tự nhiên trong
dân số nói chung trên toàn thế giới. Các thành phần tự nhiên đang trở nên phổ
biến hơn các thành phần truyền thống, bao gồm cả những thành phần có tác
dụng phụ ít hơn như nứt da và mỏng tóc. Giới thiệu các sản phẩm mới với các
thành phần hoạt tính sinh học là rất quan trọng trong việc thúc đẩy nhu cầu về
các sản phẩm mỹ phẩm trên toàn thế giới.
Dân số già ngày càng tăng. Người tiêu dùng, đặc biệt là dân số già, ngày càng
tìm kiếm các phương pháp và sản phẩm để duy trì và cải thiện vẻ ngoài của họ
để trông trẻ trung và xinh đẹp, đặc biệt là với nhận thức ngày càng tăng về các
sản phẩm chống lão hóa. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, tại Nhật Bản,
dân số 65 tuổi chiếm 6.60% vào năm 2016, tăng lên 6.60% vào năm 2021.
Ngoài ra, người trung niên đang ngày càng chứng kiến sự lo lắng lão hóa do tỷ
lệ mắc các dấu hiệu lão hóa cao. Các sản phẩm chống lão hóa da là mỹ phẩm,
vì chúng chồng chéo sự khác biệt giữa mỹ phẩm và dược phẩm.
Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương phát triển nhanh nhất trên thị trường
Nhu cầu ngày càng tăng của khu vực đối với các sản phẩm chăm sóc da mỹ
phẩm, chăm sóc răng miệng và chăm sóc tóc được cho là do quá trình đô thị
hóa nhanh chóng, sự gia tăng dân số đô thị và nhu cầu lối sống thay đổi. Ngoài
ra, thu nhập khả dụng ngày càng tăng ở các nền kinh tế mới nổi như Trung
Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, v.v., đang thúc đẩy nhu cầu về mỹ phẩm. Gần đây,
thuật ngữ 'mỹ phẩm' bắt đầu đạt được động lực ở Trung Quốc, trở thành một
trong những loại sản phẩm được ưa thích nhất của đất nước. Lối sống bận rộn
và căng thẳng hơn của người tiêu dùng trong khu vực và điều kiện môi trường
ngày càng xấu đi đã tạo ra nhiều mối quan tâm hơn về tình trạng da trong số
những người tiêu dùng tìm kiếm sản phẩm trẻ hóa da. Nó dẫn đến sự gia tăng doanh số bán mỹ phẩm.
1.2. Động cơ kinh doanh 1
Sau khi gia nhập WTO thì nên kinh tế phát triển hơn nên nhu cầu của con
người ngày càng tăng cao, thỏa mãn được mong muốn: “ăn no, mặc ấm” của
con người nên họ sẽ chú ý hơn về vẻ đẹp dùng ở ăn no mặc ấm mà đòi hỏi phải
đẹp, bắt mắt, thu hút người nhìn.
Hiện nay nhu cầu chăm sóc bản thân của mọi người tăng cao. Mối quan tâm
của mọi người đến ngoại hình ngày càng lớn. Do đó, mỹ phẩm dần dần trở
thành sản phẩm tiêu dùng quen thuộc
Mỹ phẩm đã trở thành một loại hình sản phẩm không thể thiếu được với tất cả
mọi người ở mọi lứa tuổi, tầng lớp khác nhau.
Đây là mặt hàng có nhiều tiềm năng. Khi kinh tế xã hội phát triển mợi người
bắt đầu chú ý nhiều tới vẻ bề ngoài của bản thân nhiều hơn. Chính vì vậy, mỹ
phẩm trở thành một lĩnh vực đầu tư tiềm năng ở Việt Nam
1.3 Thị trường mỹ phẩm Việt Nam hiện nay:
Trước năm 1997, thị trường mỹ phẩm Việt Nam chưa được mấy ai chú ý bởi
suy nghĩ thu nhập của phụ nữ còn thấp và ngân sách chi cho mỹ phẩm của họ
quá ít ỏi. Các mặt hàng dưỡng da, trang điểm trên thị trường lúc ấy chủ yếu là
hàng nhập lậu từ Trung Quốc (các nhãn hiệu rẻ tiền) và hàng trong nước, số ít
là hàng ngoại. Tuy nhiên, hiện tại thị trường mỹ phẩm Việt Nam rất tiềm năng
theo dự báo của Nielsen Việt Nam (hãng nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới).
Thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam chia làm 4 cấp độ chính:
Cấp 1: Dòng quý tộc (lady): Hiện trên thị trường rất hiếm, chưa bán đại trà ở
trung tâm thương mại, siêu thị mà chỉ có ở các spa, beauty saloon. Mặc dù bán
ít nhưng doanh thu dòng lady rất cao vì giá ít nhất cũng từ 18 - 20 triệu
đồng/bộ dưỡng da (gồm 3 chai là dưỡng da, nước hoa hồng và sữa rửa mặt),
chưa kể dùng thêm sản phẩm khác. Một số thương hiệu Lady là Wigleys,
Clinique, Estee Lauder, Lancome…
Cấp 2: Mỹ phẩm cao cấp (high class): Để nằm được ở cấp này, doanh nghiệp
sản xuất phải ở những nơi có viện nghiên cứu khoa học về mỹ phẩm chứng
nhận. Thế giới hiện chỉ có 4 nước có viện này là Pháp, Nhật, Thụy Sĩ… Một số
nhãn hiệu high class trên thị trường là Shiseido, Carita, L’Oreal, Kanebo, Clarins, Pupa…
Cấp 3: Mỹ phẩm hàng hiệu (grand name): Dòng này hiện đang chiếm lượng
lớn tại Việt Nam. Vài thương hiệu grand name điển hình là DeBon, Amore, Maybeline, Nevia…
Cấp 4: Hàng phổ thông như Pond, Hezaline, Essance, Rohto… và các nhãn
hiệu VN như Lan Hảo (Thorakao), Lana, Kao (Biore), Mỹ phẩm Sài gòn…
Với thị trường 90 triệu dân, thu nhập người dân không ngừng được cải thiện,
nhất là phụ nữ (chiếm hơn ½ dân số) ngày càng tham gia nhiều vào hoạt động
xã hội, tiếp cận được tri thức, khoa học, mỹ thuật, nghệ thuật… nên nhu cầu
dùng mỹ phẩm liên tục tăng, từ nước hoa, son môi, phấn trang điểm đến kem
dưỡng da - dưỡng tóc vì thế Việt Nam đang là thị trường vô cùng lớn cho các
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trong lẫn ngoài nước.
1.4 Giới thiệu về chủ đầu tư
Tên cửa hàng: Mỹ phẩm Aline
Lĩnh vực kinh doanh: Mỹ phẩm 2