-
Thông tin
-
Quiz
Quản trị nhân lực - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Quản trị nhân lực - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết q
Kinh tế quản trị, Quản trị kinh doanh (TV181) 475 tài liệu
Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Quản trị nhân lực - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Quản trị nhân lực - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết q
Môn: Kinh tế quản trị, Quản trị kinh doanh (TV181) 475 tài liệu
Trường: Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Đại học Hoa Sen
Preview text:
CHƯƠNG 1
Câu 1: “Giúp cho các cán bộ quản lý chức năng khác nhận thức được trách nhiệm của họ trong
việc quản trị nhân sự trong bộ phận của mình và chỉ rõ sự đóng góp của công tác quản trị nhân lực
đối với các mục tiêu của doanh nghiệp” được xem là nội dung nào của doanh nghiệp?
*A. Nhiệm vụ cốt yếu của các nhà quản trị cấp cao.
B. Một trong những công việc hàng ngày của giám đốc nhân sự.
C. Chức năng cơ bản của bộ phận quản trị nhân lực.
D. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của bộ phận quan trị nhân lực.
Câu 2: Để tạo hiệu quả tối đa, chức năng quản trị nguồn nhân lực cần được đảm bảo nội dung nào?
A. Tương tác với tất cả quá trình chiến lược của tổ chức.
*B. Tích hợp với tất cả quá trình chiến lược của tổ chức.
C. Chia sẻ với tất cả quá trình chiến lược của tổ chức.
D. Phân bổ với tất cả quá trình chiến lược của tổ chức.
Câu 3: Quan điểm nào dưới đây là đúng và phù hợp với thực tế doanh nghiệp?
A. Nguồn nhân lực được coi là lợi thế cạnh tranh then chốt và quyết định của doanh nghiệp.
B. Quản trị nhân lực vừa là phương tiện, vừa là mục đích hoạt động của hệ thống.
C. Chính sách kinh doanh được xây dựng dựa trên lợi thế của nguồn nhân lực.
*D. Nguồn nhân lực phải được thuê với chi phí phù hợp, tiết kiệm chi phí, và phải giúp doanh
nghiệp đạt được mọi mục tiêu của tổ chức.
Câu 4: Để thực hành quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, nhà quản trị cần phải phân tích
và nắm vững những yếu tố ảnh hưởng của môi trường nào sau đây?
A. Môi trường trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng tới nguồn nhân lực, môi trường đặc trưng của ngành nghề.
*B. Môi trường bên ngoài và bên trong doanh nghiệp.
C. Môi trường đặc trưng của lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.
D. Môi trưởng bên ngoài và bên trong doanh nghiệp, môi trường trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng
đến nguồn nhân lực, đồng thời phải hiểu rõ được môi trường đặc trưng của ngành nghề kinh doanh.
Câu 5: Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực chú trọng tới việc thực hiện nội dung nào?
A. Kích thích lao động từ bên ngoài.
*B. Đảm bảo có đủ số lượng lao động với các phẩm chất phù hợp.
C. Nâng cao nhận thức và sự quan tâm của người lao động.
D. Xây dựng đội ngũ và đề cao vai trò người lao động
Câu 6: Để quản trị nguồn nhân lực trở thành một bộ phận quan trọng trong chiến lược kinh doanh
của doanh nghiệp cần ưu tiên điều gì dưới đây?
A. Các kỹ năng quản trị nguồn nhân lực và xây dựng môi trường văn hóa.
*B. Áp dụng chiến lược nguồn nhân lực tích hợp với chiến lược kinh doanh
C. Hoạch định nguồn nhân lực hướng theo thị trường
D. Cho phép nhà quản trị phụ trách bộ phận quản trị nhân lực tham gia hoạch định chiến lược kinh doanh.
Câu 7: Chế độ lương bổng và đãi ngộ công bằng, khoa học có ý nghĩa như thế nào đối với người lao động Việt Nam?
A. Là nguồn động viên lớn nhất.
B. Là nguồn động viên duy nhất.
*C. Là nguồn động viên lớn nhất ở hiện tại.
D. Là nguồn động viên lớn nhất về lâu dài.
Câu 8: Quản trị nguồn nhân lực không có các mục tiêu nào sau đây:
A. Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực nhằm tăng năng suất và hiệu quả tổ chức.
B. Đáp ứng nhu cầu phát triển cá nhân người lao động, tạo điều kiện phát huy tối đa năng lực cá nhân.
C. Đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi của xã hội.
*D. Chỉ nhằm đạt được mục tiêu cá nhân trong tổ chức
Câu 9: Nhóm chức năng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chú trọng tới nội dung nào?
A. Hoàn thiện hệ thống văn bằng và cơ hội thăng tiến cho người lao động trong doanh nghiệp.
B. Thỏa mãn nhu cầu, nâng cao nhận thức và hiểu biết của người lao động trong doanh nghiệp.
*C. Nâng cao năng lực, kỹ năng, trình độ cho người lao động trong doanh nghiệp để họ hoàn
thành tốt công việc và tạo điều kiện để họ được phát triển tối đa năng lực cá nhân.
D. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn để người lao động hoàn thiện thông qua công việc và tự hoàn
thiện qua giao tiếp, ủng xử trong doanh nghiệp.
Câu 10: Nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực chú trọng tới nội dung nào dưới đây?
*A. Ổn định, duy trì và sử dụng có hiệu quả nguồn lực con người trong doanh nghiệp.
B. Xây dựng, duy trì mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa cấp trên với cấp dưới, giữa nhà quản trị với nhân viên.
C. Đãi ngộ người lao động và ổn định lực lượng lao động thông qua chính sách đãi ngộ của doanh nghiệp.
D. Đảm bảo số lượng lao động làm việc thông qua những cam kết mang tính ràng buộc người lao động trong doanh nghiệp.
Câu 11: Việc lựa chọn, áp dụng mô hình quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp thường
không phụ thuộc vào những điều kiện nào?
A. Trình độ và năng lực của các nhà quản trị.
B. Yêu cầu, đòi hỏi của nhân viên/người lao động.
C. Các giá trị văn hóa tinh thần trong doanh nghiệp và ảnh hưởng từ môi trường kinh doanh.
*D. Phụ thuộc vào duy nhất ý muốn của chủ sở hữu của doanh nghiệp
Câu 12: Nhiệm vụ nào sau đây không phải là nhiệm vụ chủ yếu của bộ phận quản trị nhân lực trong doanh nghiệp?
A. Thiết kế và đưa ra các mục tiêu về nguồn nhân lực trong một kế hoạch kinh doanh tổng thể.
B. Cung cấp các công cụ và các phương tiện cần thiết tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi
phù hợp với sự phát triển của lực lượng lao động.
C. Thiết kế, gợi ý và thực hiện các chính sách lao động để nâng cao năng suất lao động.
*D. Xác định nguồn đầu tư tài chính của doanh nghiệp.
Câu 13: Quản trị nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng vì xuất phát từ
A. vai trò quan trọng của cơ sở vật chất
B. vai trò quan trọng của nhà quản trị
C. vai trò quan trọng của cách thức quản lý trong doanh nghiệp
*D. vai trò quan trọng của con người
Câu 14: Các doanh nghiệp hàng đầu thường cố gắng để tạo sự cân bằng giữa tính chất nhất quán
và sự sáng tạo. Để đạt được mục tiêu này, các doanh nghiệp dựa vào một trong số tài sản lớn nhất
của mình liên quan đến con người, đó chính là: *A. Nguồn nhân lực. B. Nguồn tài lực. C. Nguồn vật lực.
D. Nguồn vốn chủ sở hữu.
Câu 15: Mục tiêu nào sau đây là mục tiêu chủ yếu của quản trị nguồn nhân lực?
A. Đảm bảo đủ số lượng người lao động với mức trình độ và kỹ năng phù hợp.
B. Bố trí đúng người, đúng công việc và vào đúng thời điểm.
C. Đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.
*D. Đảm bảo đủ số lượng, chất lượng của người lao động với việc sắp xếp công việc đúng người,
đúng thời điểm nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp
Câu 16: Trong doanh nghiệp cần có sự thống nhất trong việc xây dựng chiến lược quản trị nhân sự
và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Chiến lược, chính sách quản trị nhân sự trong doanh
nghiệp đóng vai trò gì trong chiến lược chung của doanh nghiệp?
*A. Gắn liền chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. B. Chủ đạo. C. Tương đương. D. Thứ yếu
Câu 17: Lĩnh vực nào sau đây được đánh giá là có vai trò quan trọng nhất tạo nên triết lý kinh
doanh của tổ chức doanh nghiệp? A. Quản trị tài chính. B. Quản trị marketing. *C. Quản trị nhân lực. D. Quản trị rủi ro.
Câu 18: Quản trị nguồn nhân lực là lĩnh vực đòi hỏi nhà quản trị cần có kiến thức và hiểu biết về: A. Tâm sinh lý con người. B. Xã hội, triết học. C. Văn hóa.
*D. Tâm sinh lý con người, xã hội, triết học, văn hóa tổ chức
Câu 19: Hiệu quả quản trị nhân lực được thể hiện qua chỉ tiêu? A. Năng suất lao động. B. Chi phí lao động.
C. Tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên.
*D. Năng suất lao động, chi phí lao động, tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên
Câu 20: Đây là 01 nội dung của nhóm chức năng thu hút (hình thành) nguồn nhân lực
A. Đào tạo và đào tạo mới cho người lao động
B. Kích thích vật chất và tinh thần cho người lao động
C. Duy trì và phát triển các mối quan hệ lao động tốt đẹp trong doanh nghiệp.
*D. Kế hoạch hóa nguồn nhân lực
Câu 21: Đây là 01 nội dung của nhóm chức năng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
A. Kế hoạch hóa nguồn nhân lực
B. Kích thích vật chất và tinh thần cho người lao động
C. Duy trì và phát triển các mối quan hệ lao động tốt đẹp trong doanh nghiệp.
*D. Đào tạo và đào tạo mới cho người lao động
Câu 22: Kích thích vật chất và tinh thần cho người lao động bao gồm hoạt động nào sau đây:
A. Đào tạo và đào tạo mới
B. Tuyển dụng vào đào tạo
C. Ký kết hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể
*D. Đánh giá thực hiện công việc của người lao động
Câu 23: Thể lực của người lao động được hiểu là
A. Chuyên môn của người lao động
B. Kỹ năng của người lao động
C. Kinh nghiệm của người lao động
*D. Chỉ số sức khỏe thân thể của người lao động
Câu 24: Nhận định nào dưới đây không thuộc trí lực của người lao động:
A. Chuyên môn của người lao động
B. Kỹ năng của người lao động
C. Kinh nghiệm của người lao động
*D. Tình trạng sức khỏe của người lao động
Câu 25: Quản trị nhân lực không những là nhiệm vụ của cán bộ phòng nhân sự mà còn là nhiệm
vụ của đối tượng nào trong doanh nghiệp
A. Các nhà quản trị cấp cao.
B. Những thành viên trong Ban giám đốc.
*C. Tất cả các nhà quản trị trong doanh nghiệp.
D. Một số nhà quản trị cấp cơ sở.
Câu 26: Trong mỗi tổ chức; yếu tố quản trị nào đã tạo nên yếu tố văn hóa, bầu không khí và tinh thần của tổ chức đó?
A. Quản trị chất lượng.
B. Quản trị sự thay đổi. *C. Quản trị nhân lực. D. Quản trị rủi ro.
Câu 27: Nguồn nhân lực của một tổ chức được hình thành trên cơ sở? A. Các cá nhân đơn lẻ. B. Các nhóm khác nhau.
C. Liên kết với nhau theo mục tiêu nhất định.
*D. Các cá nhân và nhóm khác nhau trong tổ chức có liên kết với nhau theo mục tiêu nhất định.
Câu 28: Đây là những người làm việc đóng góp chính vào công ty, họ phải có kiến thức chuyên
môn cụ thể, ví dụ như: kiến thức về khách hàng, phương pháp sản xuất hoặc có chuyên môn trong một lĩnh vực nào đó.
A. Lực lượng lao động nội địa. B. Lao động nhập cư.
*C. Người làm việc có học vấn.
D. Lực lượng lao động bên ngoài.
Câu 29: Hiện nay, các tổ chức kinh doanh thực hiện quản trị nguồn nhân lực trong môi trường
biến động, chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của quá trình toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập trên thế giới
là nội dung thuộc tính chất nào của quản trị nguồn nhân lực?
A. Tính chất mở rộng hóa,
B. Tính chất nhất thể hóa. C. chất xã hội hóa.
*D. Tính chất quốc tế hóa.
Câu 30: Về phương diện quá trình hoạt động, quản trị nguồn nhân lực là tổng hợp của quá trình hoạt động nào?
A. Thu hút nguồn nhân lực.
B. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
C. Duy trì nguồn nhân lực trong doanh nghiệp..
*D. Thu hút, đào tạo, phát triển và duy trì nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
Câu 31: Một doanh nghiệp dù có nguồn tài chính dồi dào, nguồn lực vật tư phong phú, hệ thống
máy móc thiết bị rất hiện đại cũng sẽ trở nên vô ích, nếu không biết quản trị nguồn lực nào? A. Nguồn lực bên trong.
*B. Nguồn tài nguyên nhân lực. C. Nguồn lực vật chất. D. Nguồn lực tiềm tàng.
Câu 32: Nội dung nào dưới đây được coi là vai trò quan trọng nhất của phòng/bộ phận nhân sự trong doanh nghiệp?
A. Lưu giữ hồ sơ, dữ liệu thông tin của người lao động và thực hiện tác nghiệp về nhân sự theo yêu cầu của cấp trên.
*B. Áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật và cách mạng thông tin nhằm hoàn thiện hệ thống thông
tin quản trị nguồn nhân lực.
C. Tham mưu, trợ giúp các nhà quản trị thông thường về quản trị nguồn nhân lực.
D. Nghiên cứu và đúc rút kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực. CHƯƠNG 2
Câu 33: Nội dung nào dưới đây cung cấp cho nhà quản trị một bản tóm tắt các nhiệm vụ và trách
nhiệm đối với một công việc nào đó?
A. Hoạch định nguồn nhân lực. *B. Phân tích công việc. C. Tuyển dụng nhân lực.
D. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
Câu 34: Yếu tố nào của quản trị nhân lực được thể hiện thông qua một số nội dung sau: người lao
động thực hiện công việc như thế nào, để thực hiện công việc đó cần phải hội tụ những tiêu chuẩn,
trình độ nào, khi nào công việc được hoàn thành?
A. Đánh giá thực hiện công việc.
B. Hoạch định nguồn nhân lực. *C. Phân tích công việc. D. Đào tạo nhân lực.
Câu 35: Trong trường hợp nào dưới đây, doanh nghiệp không cần phải thực hiện phân tích công việc?
A. Khi doanh nghiệp được thành lập và chương trình phân tích công việc được tiến hành lần đầu tiên.
B. Khi doanh nghiệp cần có thêm một số công việc mới.
C. Khi công việc thay đổi do đổi mới công nghệ, cải tiến trình kỹ thuật, đổi mới về phương pháp,
thủ tục hoặc thay đổi, cải tổ hệ thống.
*D. Khi đã thực hiện phân tích công việc và công việc đã được cải tiến tốt
Câu 36: Bản tiêu chuẩn công việc liệt kê những yêu cầu về năng lực cá nhân nào sau đây:
A. Trình độ học vấn, kinh nghiệm công tác.
B. Khả năng giải quyết vấn đề, các kỹ năng khác.
C. Các đặc điểm cá nhân thích hợp nhất cho công việc.
*D. Trình độ, học vấn, kinh nghiệm, khả năng giải quyết vấn đề, các đặc điểm cá nhân và các kỹ năng khác.
Câu 37: Bản mô tả công việc giúp nhà quản trị và người lao động hiểu được
A. Nội dung, yêu cầu của công việc
B. Quyền hạn, trách nhiệm khi thực hiện công việc.
C. Các mối quan hệ trong công việc.
*D. Nội dung, yêu cầu công việc, quyền hạn và trách nhiệm khi thực hiện công việc và các mối quan hệ trong công việc.
Câu 38: Đâu là nhược điểm của phương pháp quan sát?
A. Đôi khi mang tỉnh chủ quan của người phỏng vấn
B. Nếu thiểu sự kiểm tra nội dung của người đi điều tra, dễ mang tính chủ quan của người trả lời câu hỏi.
C. Do nhận thức của mỗi người lao động là khác nhau, nên dễ thiếu sự thống nhất và rất dễ chủ quan
*D. Tổn thời gian, chi phi cao
Câu 39; Thiết kế công việc nhằm tìm ra sự hòa hợp giữa tính hiệu quả và nhân tố hành vi là mục
tiêu của phương pháp thiết kế công việc nào dưới đây?
A. Thiết kể công việc hưởng vào tổ chức.
*B. Thiết kế công việc hưởng vào người lao động.
C. Thiết kế công việc theo nhóm.
D. Thiết kế công việc cho cá nhân.
Câu 40: Thiết kế công việc là quá trình xác định nội dung nào?
A. Định hưởng và mục tiêu công việc cần hoàn thành.
*B. Các công việc cụ thể cần hoàn thành với nhiệm vụ, trách nhiệm của người lao động trong điều kiện cụ thể
C. Những nội dung chủ yếu của công việc.
D. Tính thiết yếu của công việc trong việc thực thi.
Câu 41: Để nâng cao chất lượng thông tin thu thập qua bản câu hỏi, cần lưu ý tới yếu tố nào dưới đây?
*A. Cách thức đặt câu hỏi, cấu trúc câu hỏi, nơi tiến hành.
B. Thể thức đặt câu hỏi và biện pháp yêu cầu trả lời.
C. Cách thức nêu câu hỏi, thời gian và nơi tiến hành.
D. Thái độ đưa ra câu hỏi, nội dung câu hỏi, mức độ hoàn thành.
Câu 42: Công cụ nào dưới đây là công cụ hữu hiệu các tổ chức, doanh nghiệp mới thành lập hoặc
đang cần có sự cải tổ hoặc thay đổi về cơ cấu tổ chức, tinh giản biên chế sử dụng nhằm nâng cao
hiệu quả, hiệu suất của sản xuất kinh doanh?
A. Hoạch định nhân lực.
B. Đánh giá thực hiện công việc.
C. Quản trị chiến lược nguồn nhân lực. *D. Phân tích công việc.
Câu 43: Phân tích công việc cung cấp thông tin nào dưới đây?
A. Thông tin về công việc và tình hình thực hiện công việc.
B. Thông tin về công việc và khả năng thực hiện công việc.
C. Thông tin về tính chất công việc và nhu cầu hoàn thành công việc.
*D. Thông tin về yêu cầu, đặc điểm của công việc.
Câu 44: Thông tin về bảo hộ lao động, chế độ làm việc nghỉ ngơi thuộc
A. Thông tin về công việc cụ thể
B. Thông tin về tiêu chuẩn chi tiết hay công việc
*C. Thông tin về các điều kiện lao động
D. Thông tin về người lao động thực hiện công việc
Câu 45: Phân tích công việc là một tiến trình xác định yếu tố nào dưới đây để thực hiện các công
việc của một tổ chức,
A. Hệ thống những yêu cầu cụ thể.
*B. Một cách có hệ thống các nghiệp vụ và kỹ năng cần thiết.
C. Phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ.
D. Một số nghiệp vụ và kỹ năng tác nghiệp.
Câu 46: Yếu tố nào là sau đây giúp cho việc xác định quyền hạn trách nhiệm, kỹ năng theo yêu
cầu của công việc và quyết định tuyển nhân viên như thế nào để thực hiện công việc tốt nhất? A. Tuyển dụng nhân lực.
B. Đánh giá thực hiện công việc. *C. Phân tích công việc. D. Thiết kế công việc.
Câu 47: Văn bản nào dưới đây là văn bản liệt kê các điều kiện làm việc, yêu cầu kiểm tra, giám sát
và các nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể khi thực hiện công việc?
A. Bản yêu cầu kỹ thuật công việc.
*B. Bản mô tả công việc.
C. Bản nội qui trong doanh nghiệp.
D. Bản phân công công việc.
Câu 48: Để có thể xây dựng bản mô tả công việc và bản yêu cầu công việc được chính xác, nhà
quản trị cần thu thập được thông tin nào dưới đây?
A. Về các yếu tố bên ngoài của điều kiện làm việc.
B. Về những phẩm chất mà nhân viên thực hiện công việc cần có.
C. Về các tiêu chuẩn mẫu trong thực hiện công việc đối với nhân viên.
*D. Về các tiêu chuẩn mẫu khi thực hiện công việc, thông tin về các yếu tố bên ngoài của điều
kiện làm việc, thông tin về những kỹ năng, phẩm chất yêu cầu khi thực hiện công việc
Câu 49: Cung cấp thông tin nhanh chóng, tiết kiệm thời gian khi tiến hành thu thập thông tin qua
kết quả trả lời các câu hỏi là ưu điểm của phương pháp thu thập thông tin phân tích công việc nào dưới đây?
A. Phương pháp phỏng vấn.
B. Phương pháp quan sát tại chỗ.
*C. Phương pháp bản câu hỏi.
D. Phương pháp tổng hợp.
Câu 50: Phương án nào dưới đây KHÔNG PHẢI là giải pháp nâng cao chất lượng thu thập thông
tin phân tích công việc theo phương pháp quan sát tại nơi làm việc khi nhà quản trị tiến hành phân tích công việc?
A. Quan sát kết hợp với các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ.
B. Quan sát theo chu kỳ của công việc hoàn thành.
C. Trao đổi trực tiếp với các nhân viên thực hiện công việc.
*D. Chấm điểm công việc
Câu 51: Phương pháp quan sát được hiểu là
A. phương pháp trực tiếp đối thoại, trò truyện với người đảm nhận công việc hay những người có
liên quan ( ví dụ như người giám thị, phụ trách vị trí...) theo một bản kế hoạch phỏng vấn đã lập sẵn.
B. phương pháp mà chính người nhân viên có thể tự ghi chép, mô tả công việc của mình dưới sự
hướng dẫn của nhân viên quản lý nhân lực.
C. phương pháp mà người đảm nhận vị trí trực tiếp điền vào các phiếu điều tra, các bảng câu hỏi
được lập sẵn và các câu trả lời gợi ý trước.
*D. phương pháp thực hiện quan sát trên một chỗ làm việc cụ thể tất cả các nội dung liên quan và
cần thiết đối với công việc và người thực hiện nó.
Câu 52: Phân tích công việc không bao gồm nội dung nào dưới đây?
A. Xác định các công việc cần phân tích
B. Xác định các phương pháp thụ chập thông tin để phân tích công việc
C. Tiến hành thu thập thông tin để phân tích công việc
*D. Xin ý kiến ban lãnh đạo về phiếu yêu cầu kỹ thuật chuyên môn
Câu 53: Phiếu tiêu chuẩn thực hiện công việc là
A. văn bản tóm tắt các yêu cầu về các kiến thức đào tạo, kinh nghiệm và khả năng cũng như các
phẩm chất cá nhân cần thiết để hoàn thành tốt một công việc cụ thể xác định.
B. một văn bản liệt kê các thước đo kết quả thực hiện công việc.
C. một văn bản liệt kê các nhiệm vụ, trách nhiệm và các điều kiện lao động cũng như các mối
quan hệ công tác của một công việc cụ thể.
*D. một văn bản liệt kê các kết quả tối thiểu mà người đảm nhận công việc phải đạt được.
Câu 54: Phiếu yêu cầu kỹ thuật chuyên môn của công việc là
A. một văn bản liệt kê các kết quả tối thiểu mà người đảm nhận công việc phải đạt được.
B. một văn bản liệt kê các nhiệm vụ, trách nhiệm và các điều kiện lao động cũng như các mối
quan hệ công tác của một công việc cụ thể.
*C. văn bản tóm tắt các yêu cầu về các kiến thức đào tạo, kinh nghiệm và khả năng cũng như các
phẩm chất cá nhân cần thiết dễ hoàn thành tốt một công việc cụ thể xác định.
D. một văn bản liệt kê các thước đo kết quả thực hiện công việc.
Câu 55: Đây là nội dung đầu tiên của quá trình phân tích công việc
A. Xác định các phương pháp thu thập thông tin
B. Kiểm tra, xác nhận tính chính xác và đầy đủ của các thông tin
C. Tiến hành thu thập thông tin
*D. Xác định các công việc cần phân tích.
Câu 56: Đây là nội dung cuối cùng của quá trình phân tích công việc
A. Kiểm tra, xác nhận tính chính xác và đầy đủ của các thông tin
B. Xác định các phương pháp thu thập thông tin
*C. Xây dựng các phiếu mô tả công việc, phiếu tiêu chuẩn kết quả công việc và phiếu yêu cầu kỹ
thuật chuyên môn của công việc.
D. Tiến hành thu thập thông tin
Câu 57: Nếu chỉ chú trọng tới phát triển nhân lực mà không gắn kết nó với những nội dung nào
của doanh nghiệp thì mọi sự cố gắng nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của người lao động sẽ trở nên lãng phí vô ích?
A. Nguyên tắc và mục tiêu chung
B. Mục tiêu và chức năng các bộ phận. C. Nguồn lực hiện có.
*D. Nguyên tắc và mục tiêu chung, mục tiêu riêng của các bộ phận và các nguồn lực hiện có
Câu 58: Hoạch định nguồn nhân lực sẽ giúp nhà quản trị trả lời câu hỏi cơ bản nào?
A. Doanh nghiệp cần những nhân viên như thế nào?
B. Doanh nghiệp đã có sẵn những người thích hợp chưa?
C. Khi nào doanh nghiệp cần họ và họ cần phải có những kỹ năng, phẩm chất nào?
*D. Doanh nghiệp cần bao nhiêu nhân lực về số lượng với những kỹ năng phẩm chất nào và vào thời điểm nào
Câu 59: Cung nội bộ lao động thay đổi liên tục trong doanh nghiệp là do nguyên nhân nào?
A. Doanh nghiệp có thể tuyển lao động mới.
B. Lao động cũ có thể rời bỏ doanh nghiệp, từ chức.
C. Lao động về hưu hoặc bị sa thải.
*D. Doanh nghiệp tuyển lao động mới, hoặc người lao động thôi việc, bị sa thải hoặc về hưu.
Câu 60: Tất cả những điều dưới đây đều cần thiết cho chất lượng nguồn nhân lực, ngoại trừ yếu tố nào sau đây?
A. Nguồn nhân lực có giá trị. B. Nguồn nhân lực hiếm.
*C. Người thay thể không tốt.
D. Nguồn nhân lực có trình độ cao.
Câu 61: Đây không phải căn cứ xây dựng kế hoạch nhân lực
A. Chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
B. Kết quả phân tích tình hình sử dụng nhân lực thời kỳ báo cáo.
C. Dựa vào kết quả đánh giá thực hiện công việc của người lao động
*D. Dựa vào mong muốn của một số người lao động
Câu 62: Ngoài tính chất hệ thống, quản trị nhân lực trong doanh nghiệp còn có tính chất nào? *A. Quá trình. B. Bổ sung. C. Kết hợp. D. Hỗ trợ.
Câu 63: Mục tiêu chính của hoạch định nguồn nhân lực là
A. Có cơ hội thu hút được nhân tài.
*B. Giúp doanh nghiệp có đủ nguồn nhân lực với các phẩm chất, kỹ năng phù hợp.
C. Giúp doanh nghiệp ổn định nguồn nhân lực.
D. Xác định được cơ sở nguồn nhân lực quan trọng.
Câu 64: Trong dự báo nhu cầu nhân lực, phương pháp phân tích nào được hiểu là việc nghiên cứu
nhu cầu nhân lực trong các năm trước để dự báo nhu cầu nhân lực trong giai đoạn tiếp theo?
A. Phân tích theo các chuyên gia. *B. Phân tích tương quan. C. Phân tích xu hướng.
D. Sử dụng công cụ máy tính.
Câu 65: Kết quả nào dưới đây không phải có được từ sự tích hợp hiệu quả giữa chính sách quản trị
nguồn nhân lực với chiến lược kinh doanh
A. Doanh thu, thị phần, lợi tức đều tăng
B. Chất lượng sản phẩm gia tăng, hình ảnh doanh nghiệp gây ấn tượng tốt
C. Năng suất lao động tăng, tính sáng tạo, đạo đức nghề nghiệp
*D. Năng suất lao động giảm
Câu 66: Để phục vụ cho công việc dự báo cung nội bộ và cung tương lai về nguồn nhân lực cho
doanh nghiệp, nhà quản trị thường cần các bảng biểu nhân sự nào để mô tả số lượng lao động ở
mỗi công việc trong doanh nghiệp?
A. Bản tóm tắt kỹ năng.
B. Bản mô tả thành tích,
C. Bản phân công lao động.
*D. Bản tóm tắt kỹ năng, bản mô tả thành tích, bản phân công lao động
Câu 67: Phương pháp nào trong dự báo nguồn nhân lực có tính chính xác không cao do không tính
đến sự thay đổi về cơ cấu và chất lượng người lao động cũng như những thay đổi về các quy trình
công nghệ, tổ chức kỹ thuật của doanh nghiệp? A. Phân tích xu hướng.
B. Phân tích theo các chuyên gia. *C. Phân tích tương quan.
D. Sử dụng công cụ máy tính.
Câu 68: Phương pháp phân tích xu hướng trong dự báo nhu cầu nhân lực là phương pháp mang
tính chất định hưởng, chủ yếu dựa vào yếu tố thời gian và xu hướng phát triển chung. Phương
pháp này thường áp dụng với các doanh nghiệp có đặc điểm nào dưới đây?
A. Với các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường biến động.
*B. Với các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường ổn định.
C. Với các doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ trong môi trường cạnh tranh.
D. Với các doanh nghiệp có qui mô lớn trong môi trường đặc trưng.
Câu 69: Thị trường lao động là thị trường trong đó có các dịnh vụ lao động được mua và bán
thông qua quá trình xác định 2 mức độ nào dưới đây?
A. Mức độ hài lòng với công việc và mức độ việc làm
B. Mức độ thích hợp công việc và mức độ tiền công
*C. Mức độ tiền công và mức độ việc làm
D. Mức độ đáp ứng của người tuyển dụng lao động và mức độ việc làm.
Câu 70: Dựa trên căn cứ vào chức năng của các bộ phận lao động, người ta phân chia lao động thành A. lao động trực tiếp B. lao động gián tiếp
*C. lao động trực tiếp và lao động gián tiếp
D. lao động quản lý và lao động học nghề
Câu 71: Hoạt động có thể ứng dụng trong trường hợp thiếu nhân lực
A. Cho nhân viên nghỉ phép
B. Vận động nghỉ hưu sớm C. Giảm giờ làm *D. Tăng giờ làm
Câu 72: Một doanh nghiệp có thể có công nghệ hiện đại, chất lượng dịch vụ tốt, cơ sở hạ tầng
vững chãi nhưng nếu thiếu lực lượng lao động thì doanh nghiệp đó không có thể tồn tại lâu dài và
tạo dựng lợi thế cạnh tranh. Có thể nói chính yếu tố này tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp? A. Những nhà quản trị. *B. Nhân tố con người. C. Triết lý kinh doanh. D. Sự thành công.
Câu 73: Nhận định nào dưới đây là các yếu tố mà mô hình quản trị chiến lược nguồn nhân lực
tổng hợp xác định để tạo ra sự tích hợp bên trong và bên ngoài?
A. Nhiệm vụ chiến lược.
B. Cơ cấu tổ chức, văn hóa tổ chức.
C. Đặc tính lao động và các chính sách nhân sự.
*D. Nhiệm vụ chiến lược, cơ cấu tổ chức, văn hóa tổ chức, đặc tính lao động và các chính sách nhân sự.
Câu 74: Về phương diện nguồn nhân lực, mục tiêu hoạch định nguồn nhân lực tập trung vào quá
trình nào của doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp luôn đảm bảo lực lượng lao động (kỹ năng,
phẩm chất cần thiết) để thực hiện các mục tiêu kế hoạch kinh doanh đã đề ra.
A. Thu hút nguồn nhân lực.
B. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
C. Duy trì nguồn nhân lực.
*D. Thu hút, duy trì, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Câu 75: Trong dự báo nhu cầu nhân lực, phương pháp phân tích nào được hiểu là việc tiến hành
dự bảo nhu cầu nhân lực thông qua việc sử dụng hệ số giữa một đại lượng về quy mô sản xuất
kinh doanh (khối lượng sản phẩm, hàng hóa, doanh số bán hàng...) và số lượng lao động cần thiết tương úng? A. Phân tích xu hướng. *B. Phân tích tương quan. C. Phân tích tổng thể.
D. Phân tích theo các chuyên gia.
Câu 76: Các doanh nghiệp dự báo nguồn cung cấp ứng viên từ thị trường sức lao động thường
phải dựa trên cơ sở nào?
A. Dự báo tình hình kinh tế nói chung.
B. Điều kiện thị trường địa phương.
C. Điều kiện thị trường nghề nghiệp.
*D. Dự báo tình hình kinh tế, điều kiện thị trường địa phương và thị trường nghề nghiệp.
Câu 77: Hoạt động tuyển dụng đòi hỏi phải có thời gian, sức lực, trình độ và khả năng tài chính
của một doanh nghiệp. Chất lượng của hoạt động tuyển dụng không tùy thuộc vào yếu tố nào dưới đây:
A. Trình độ chuyên môn của bộ phận nhân sự.
B. Chính sách tuyển dụng của doanh nghiệp.
C. Sự chuẩn bị và phối hợp của các bộ phận chức năng.
*D. Ý muốn chủ quan của nhà quản trị
Câu 78: Nhân viên được thử thách về lòng trung thành, thái độ, tinh thần trách nhiệm với công
việc. Họ thích nghi và dễ dàng hơn trong thực hiện công việc, đồng thời tạo ra được sự thi đua
rộng rãi trong doanh nghiệp” được đánh giá là ưu điểm của hình thức tuyển dụng nào?
A. Tuyển dụng nhân lực từ các trường, trung tâm đào tạo.
B. Tuyển dụng từ các công ty dịch vụ tư vấn lao động.
*C. Tuyển dụng từ nội bộ doanh nghiệp.
D. Tuyển dụng qua mạng Internet
Câu 79: Những yếu tố nào dưới đây có thể KHÔNG hạn chế việc tuyển dụng những nhân viên tốt nhất cho doanh nghiệp?
A. Bản thân công việc và hình ảnh doanh nghiệp.
B. Chính sách nhân sự của doanh nghiệp, chính sách của chính quyền,
C. Khả năng tài chính của doanh nghiệp.
*D. Áp dụng chiến lược trả lương cao hơn thị trường nhiều lần
Câu 80: Tuyển dụng là một tiến trình gồm những hoạt động nào để sử dụng vào đúng vị trí công
việc mà doanh nghiệp có nhu cầu về nhân lực?
A. Thu hút nhân lực bên ngoài doanh nghiệp - lựa chọn nhân lực.
B. Thu hút nhân lực - tuyển chọn nhân lực.
*C. Thu hút nhân lực các nguồn khác nhau - lựa chọn đúng người có tiêu chuẩn phù hợp.
D. Thu hút nhân lực từ một số nguồn - lựa chọn đúng người có tiêu chuẩn tốt.
Câu 81: Tuyển dụng nhân lực là một bước cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu của chức năng nào của
quản trị nguồn nhân lực?
*A. Hoạch định nguồn nhân lực.
B. Đào tạo và phát triển nhân lực.
C. Đánh giá thực hiện công việc.
D. Phân tích thiết kế công việc.
Câu 82: Những doanh nghiệp có yếu tố nào dưới đây lành mạnh, năng động, giúp nhà quản trị có
thể tuyển dụng những người có năng lực, năng động, sáng tạo?
A. Hệ thống tổ chức lớn. B. Giá trị nội bộ.
*C. Văn hóa doanh nghiệp mạnh.
D. Kinh nghiệm trong quá khứ.
Câu 83: Mô hình “câu lạc bộ” chú trọng việc đối xử công bằng đối với mọi thành viên, yếu tố
trung thành thường được thể hiện qua yếu tố nào? *A. Thâm niên công tác.
B. Kỹ năng nghề nghiệp. C. Trình độ chuyên môn.