Quy đổi trọng lượng tính cước vận chuyển đối với hàng siêu trường, siêu trọng đường bộ và đường sông - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Quy đổi trọng lượng tính cước vận chuyển đối với hàng siêu trường, siêu trọng đường bộ và đường sông - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Preview text:
III. Quy đổi trọng lượng tính cước vận chuyển đối với hàng siêu
trường, siêu trọng đường bộ và đường sông:
Việc quy đổi trọng lượng tính cước vận chuyển đối với hàng siêu trường, siêu
trọng trên đường bộ và đường sông thường dựa trên các quy định của luật giao
thông đường bộ và các quy định cụ thể của từng đơn vị vận chuyển. Tuy nhiên,
thông thường, trong quy trình vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, người ta sử
dụng các đơn vị tính toán dựa trên kích thước của hàng hóa và trọng lượng thực tế
của hàng hóa để tính phí vận chuyển.
Đối với hàng hóa gắn trên phương tiện vận chuyển, như xe cơ giới, tàu thuyền, thì
việc tính toán trọng lượng thường dựa trên trọng lượng thực tế của hàng hóa. Tuy
nhiên, đối với hàng hóa không gắn trên phương tiện vận chuyển, như cọc cừ, giàn
giáo, thanh chắn trên đường, thì người ta sẽ dựa trên kích thước của hàng hóa để
tính toán trọng lượng tương đương của nó, thông qua việc xác định các thông số về
chiều dài, chiều rộng và chiều cao của hàng hóa.
Việc quy đổi trọng lượng tính cước vận chuyển đối với hàng siêu trường, siêu
trọng cũng phụ thuộc vào các quy định về trọng lượng tối đa cho phép trên đường
và địa phương nơi hàng hóa được vận chuyển. Tùy thuộc vào từng đơn vị vận
chuyển và từng địa phương cụ thể, quy định này có thể khác nhau và được cập nhật
thường xuyên để đảm bảo an toàn cho giao thông và những người tham gia vào quá trình vận chuyển.
1.Mức quy đổi trọng lượng tính cước khi vận chuyển:
Tương tự như dịch vụ vận chuyển khác, hàng siêu trường siêu trọng cũng có cách
quy đổi trọng lượng để từ đó lấy căn cứ tính giá cước. Cụ thể thì:
Đối với hàng hóa có thể tích từ 1,5m3 trở xuống: Quy đổi trọng lượng cước
vận chuyển là trọng lượng thực tế chuyên chở kể cả bao bì.
Đối với hàng hóa có thể tích từ 1,5m3 trở lên: Quy đổi trọng lượng tính cước
vận chuyển theo công thức 1,5m3 trọng lượng vận chuyển thành 1 tấn. Lưu ý:
Tấn là đơn vị trọng lượng dùng để tính cước (nếu nhỏ hơn 0,5 tấn thì bỏ qua,
nếu từ 0,5 tấn trở lên thì được tính là 1 tấn).
Km là đơn vị khoảng cách được dùng để tính cước (nếu nhỏ hơn 0,5 km thì
bỏ qua, nếu từ 0,5km trở lên thì được tính là 1km).
Ví dụ, trong một số trường hợp, hệ số quy đổi trọng lượng có thể là 167 kg/m3 cho
hàng hóa được chở trên đường bộ và 1000 kg/m3 cho hàng hóa được chở trên
đường sông. Điều này có nghĩa là nếu một mảnh hàng có kích thước là 3m x 2m x
2m và được chở trên đường bộ, thì trọng lượng tương đương của mảnh hàng này sẽ
là 12m3 x 167 kg/m3 = 2,004 kg.
2.Phụ phí xếp dỡ và cách tính cước chi tiết:
Được quy định theo văn bản Số: 953/2000/QĐ-BGTVT của Bộ Giao Thông Vận
Tải về quyết định ban hành cước vận chuyển, xếp dỡ hàng siêu trường,siêu trọng.
Cước xếp, dỡ tại cảng sông, cảng biển áp dụng mức cước đã được cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc công bố.
Nếu xếp dỡ ngoài khu vực cảng biển trong địa phương, thì cước xếp, dỡ
được áp dụng theo biểu cước xếp dỡ đối với hàng siêu trường siêu trọng hợp
lệ của cảng biển gần nhất.
Nếu tại các cảng biển địa phương chưa có biểu cước đối với loại hàng siêu
trường, siêu trọng thì áp dụng theo biểu cước phí đối nội, đối ngoại được phân theo khu vực như sau:
Khu vực từ Quảng bình trở ra Bắc áp dụng theo biểu cước phí xếp dỡ của cảng Hải Phòng.
Khu vực từ Quảng trị đến Phú yên áp dụng theo biểu cước phí xếp dỡ của cảng Đà Nẵng.
Khu vực từ Khánh Hoà trở vào phía Nam áp dụng theo biểu cước phí xếp dỡ của cảng Sài gòn.
Nếu ở các cảng biển, cảng sông tại thời điểm xếp, dỡ không có phương tiện xếp,
dỡ phù hợp với loại hàng siêu trường, siêu trọng thì được huy động phương tiện
xếp, dỡ từ nơi khác đến và được tính phụ phí cả chiều đi và về như sau:
a. Cần cẩu có nâng trọng từ 50 tấn trở lên được tính:
Từ 01 km đến 50 km: 52.000 đồng/cẩu. km.
Từ 50 km đến 100 km: 49.000 đồng/cẩu. km.
Trên 100km: 45.000 đồng/cẩu. km.
Cần cẩu có nâng trọng trên 40 tấn đến 50 tấn giảm 20% so với mục a nêu trên.
Cần cẩu có nâng trọng từ 30 tấn đến 40 tấn giảm 30% so với mục a nêu trên.
Cần cẩu nâng trọng dưới 30 tấn giảm 50% so với biểu phụ phí tại mục a nêu trên.
b. Nếu sử dụng phương pháp xếp, dỡ thủ công thì được tính như sau:
Các kiện hàng nặng từ 20 tấn đến 30 tấn, mức cước xếp thủ công là 80.000 đ /tấn.
Các kiện hàng nặng từ 30 tấn trở lên đến 120 tấn nếu xếp thủ công được tính theo biểu sau:
Đối với kiện hàng nặng trên 120 tấn đến 200 tấn thì cứ kiện hàng tăng 10 tấn
thì hệ số cước xếp tăng 15% so với mức cước tính đối với kiện hàng ở mức dưới nó 10 tấn
c. Cước dỡ được tính bằng 0,9 cước xếp.
d. Chi phí gia cố, chằng buộc: (đồng/tấn)
Trường hợp mặt bằng xếp dỡ kết cấu hàng hoá phức tạp thì dựa vào thực tế hai bên
thoả thuận để quyết toán.
3.Cách tính phí vận chuyển:
Cách tính cước chi tiết cho hàng siêu trường, siêu trọng thường dựa trên các yếu tố
như trọng lượng, kích thước, quãng đường và độ phức tạp của quá trình vận
chuyển. Thông thường, cước vận chuyển cho hàng siêu trường, siêu trọng sẽ được
tính theo đơn vị giá trên mỗi km.
Để tính cước vận chuyển cho hàng siêu trường, siêu trọng, các đơn vị vận chuyển
thường sử dụng các bảng tính cước có thể khác nhau tùy theo từng địa phương.
Nhưng thông thường, việc tính cước sẽ dựa trên các yếu tố sau đây:
Trọng lượng: Trong trường hợp hàng hóa đóng gói trên xe, cước vận chuyển
sẽ được tính dựa trên trọng lượng thực tế của hàng hóa. Đối với những hàng
hóa không gắn kèm trên phương tiện vận chuyển, việc tính toán trọng lượng
thường dựa trên trọng lượng tương đương của hàng hóa.
Kích thước: Kích thước của hàng hóa cũng là một yếu tố quan trọng để tính
cước vận chuyển. Các đơn vị vận chuyển thường sử dụng các bảng tính cho
phép tính toán trọng lượng tương đương của hàng hóa dựa trên kích thước.
Loại phương tiện vận chuyển: Cước vận chuyển cũng phụ thuộc vào loại
phương tiện vận chuyển sử dụng để chuyển hàng. Việc sử dụng các phương
tiện vận chuyển siêu trường sẽ có cước vận chuyển cao hơn.
Quãng đường và độ phức tạp của quá trình vận chuyển: Những quãng đường
dài hơn và những điều kiện địa hình phức tạp hơn sẽ làm tăng chi phí vận
chuyển của hàng hóa siêu trường siêu trọng.
Phụ phí xếp dỡ: Được tính riêng vào cước vận chuyển, phụ phí xếp dỡ
thường sẽ được tính dựa trên thời gian và nhân công cần thiết để hoàn thành
quá trình xếp dỡ và bốc dỡ hàng hóa một cách an toàn và hiệu quả.
3.1.Nguyên tắc chung tính cước vận chuyển
Hàng siêu trường thì trọng lượng tính cước là tấn trọng tải đăng ký của phương
tiện đường sông, đường bộ (bao gồm cả moóc) đã được sử dụng để vận chuyển
kiện hàng đó. Nhưng giá cước để tính là đơn giá cước của trọng lượng thực tế của
kiện hàng vận chuyển. Nếu kiện hàng vận chuyển dưới 20 tấn thì đơn giá cước để
tính là đơn giá của kiện hàng có trọng lượng là 20 tấn.
Hàng siêu trường, siêu trọng chở trên phương tiện phải tuân thủ theo các quy định
trong tại Thông tư số 112/1998/TT-BGTVT ngày 29-4-1998 của Bộ Giao thông
vận tải. Khi đó cước được cộng thêm 20%.
Trường hợp vận tải hàng vừa siêu trường vừa siêu trọng thì cước xếp, dỡ, vận
chuyển chỉ được tính theo một loại (Siêu trường hoặc siêu trọng) với giá cao nhất.
3.2.Cước vận chuyển theo đường sông, bộ:
3.2.1. Cước vận chuyển theo đường sông:
Áp dụng theo biểu cước sau:
Cự ly vận chuyển chưa đủ 30km cũng được tính cước 30km.
Khi vận chuyển mà khoảng cách tính cước trên 30km thì 30km đầu tính theo đơn
giá ở khoảng cách 30km đầu (đ/ tấn), từ km thứ 31trở đi tính theo đơn giá từ 31km
trở lên (đ/tấn.km), tổng giá cước của các đoạn cự ly là giá cước toàn chặng.
Tính cước đối với các kiện hàng:
Kiện hàng trên 20 tấn đến 40 tấn tăng 30% giá cước biểu trên.
Kiện hàng trên 40 tấn tăng 50% giá cước biểu trên.
Kiện hàng dài từ 12m đến 20 m tăng 20% giá cước biểu trên.
Kiện hàng dài trên 20m tăng 30% giá cước biểu trên.
Trường hợp phải thuê tàu đặc biệt dùng để chuyên chở kiện hàng ở những địa hình
phức tạp thì hai bên thoả thuận trong từng trường hợp cụ thể, nếu không thoả thuận
được thì báo cáo Bộ Giao thông vận tải giải quyết.
3.2.2. Cước vận chuyển theo đường bộ:
Cước tính theo trọng lượng:
Kiện hàng nặng từ 20 đến 40 tấn:
Cự ly vận chuyển chưa đủ 30 km cũng được tính cước 30km.
Khi vận chuyển mà khoảng cách tính cước trên 30km thì 30km đầu tính theo đơn
giá ở khoảng cách 30km đầu (đ/ tấn), từ km thứ 31trở đi tính theo đơn giá từ 31km
trở lên (đ/tấn.km), cộng dồn giá cước của các đoạn cự ly được giá cước toàn chặng.
Cước vận chuyển hàng nặng trên 40 tấn đến 200 tấn:
Khi chưa đủ 10 km cũng tính 10 km.
Cước toàn chặng được tính theo đơn giá cước tương ứng của từng đoạn cự ly của
biểu cước trên, cộng dồn giá cước của các đoạn cự ly được giá cước toàn chặng.
Đối với các kiện hàng nặng trên 200 tấn, nếu trọng lượng kiện hàng tăng một tấn
thì cước vận chuyển được tăng 2% so với mức cước tính đối với trọng lượng kiện
hàng kém nó 1 (một) tấn.
Phụ thu vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trong các trường hợp sau:
Đối với đường có độ dốc từ 3% đến dưới 5% thì phụ thu bằng 50% giá cước vận chuyển.
Đường có độ dốc từ 5% đến dưới 7% phụ thu bằng 100% giá cước vận chuyển.
Đường có độ dốc từ 7% đến 10% thì phụ thu bằng 400% giá cước vận chuyển.
Đường có độ dốc trên 10% phụ thu do các bên thoả thuận
Trong các chặng đường vận chuyển có nhiều đoạn dốc thì tính phụ thu cho từng
đoạn dốc theo cự ly thực tế, tổng phụ thu của từng đoạn dốc là phụ thu độ dốc của
toàn chặng đường vận chuyển.
IV.Phương tiện được phép vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng: (Phần Bổ sung) Đối với đường bộ:
Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng bằng đường bộ là xe đầu kéo và mooc chuyên dụng.
Một vài xe mooc, đầu kéo phổ biến:
Xe đầu kéo mooc lùn (fooc lùn): kích thước thông dụng là dài 12m rộng
3.3m chiều cao từ 0.5m đến 1m. Tải trọng từ 30-50 Tấn.
Xe đầu kéo mooc sàn rút ( mooc rút): Xe có kích thước thông thường là dài
12m rộng 2m5 cao 1m5 tuy nhiên có khả năng rút dài lên đến 21m. Tải trọng 25-35 Tấn.
Xe đầu kéo mooc thủy lực ( module thủy lực): Đây là dang mooc có nhiều
module có thể nối ghép với nhau với chiều cao có cơ chế nâng lên hạ xuống,
chiều rộng 3m chiều dài không hạn chế và trọng tải không hạn chế.
Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng bằng đường sông là sà lan
hầm, sà lan bongton, sà hã miệng. Khi vận chuyển cần lưu ý chằng buộc hàng hóa
an toàn trên sà lan và do đơn vị chuyên nghiệp lashing thực hiện. Ngoài ra còn là
vấn đề cơ sở hạ tầng cẩu 2 đầu bến vì lý do hàng có kích thước và trọng lượng lớn
cần có cẩu có tầm với và sức nâng phù hợp.