-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Quy luật là gì? Đặc điểm của quy luật? Lấy ví dụ về quy luật
Theo cách hiểu thông thường, quy luật là những hiện tượng có tính logic, trật tự và lặp đi lặp lại trong cuộc sống hằng ngày, ví dụ như việc con người được sinh ra rồi sẽ phải trở về với cát bụi; đó chính là quy luật. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Quy luật là gì? Đặc điểm của quy luật? Lấy ví dụ về quy luật 1. Quy luật là gì?
Theo cách hiểu thông thường, quy luật là những hiện tượng có tính logic, trật tự và lặp đi lặp lại
trong cuộc sống hằng ngày, ví dụ như việc con người được sinh ra rồi sẽ phải trở về với cát bụi; đó chính là quy luật
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, quy luật là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ
biến và lặp lại giữa các sự vật, hiện tượng, giữa các đối tượng, giữa các nhân tố tạo thành đối
tượng, giữa các thuộc tính của các sự vật cũng như giữa các thuộc tính của cùng một sự vật, hiện
tượng. Mọi quy luật đều mang tính khách quan. Các quy luật được phản ánh trong các khoa học
không phải là sự cấu tạo thuần tuý của tư tưởng. Những quy luật do khoa học phát hiện ra chính
là sự phản ánh những quy luật hiện thực của thế giới khách quan và của tư duy. Giữa chủ nghĩ duy
vật và duy tâm luôn diễn ra cuộc đấu tranh khi giải đáp câu hỏi quy luật là gì. Các nhà triết học
duy tâm luôn phủ nhận sự tồn tại khách quan của quy luật.
Dưới góc nhìn của triết học, quy luật lại là sản phẩm của hoạt động tư duy khoa học, phản ánh sự
liên hệ của các sự vật và tính tổng thể của chúng. Tức là quy luật của các sự việc, hiện tượng trong
cuộc sống và dưới tư duy, nhận thức của con người mà nó được đúc kết thành những quy luật cụ thể.
Tuy nhiên dưới góc nhìn của chủ nghĩa duy vật biện chứng, quy luậ luôn có tính khách quan. Tức
là chúng vẫn luôn tồn tại trong thực tiễn, diễn ra hằng ngày dù không có sự nhận thức hay phản
ánh của tư duy con người. Tức là con người không thể tạo ra hay làm biến mất đi các quy luật mà
chỉ có thể nhận thức, chấp nhận và vận dụng chúng trong cuộc sống thực tiễn.
Còn theo quan niệm của chủ nghĩa duy tâm thì quy luật là sự phản ánh của tư duy bộ não con
người nên nó lại luôn mang theo sự đánh giá, quan điểm cá nhân vậy nên quy luật không thể có tính khách quan.
Tuy nhiên, ngày nay đa phần mọi người nhìn nhận rằng quy luật là những hiện tượng lặp đi lặp lại và mang tính khách quan.
2. Đặc điểm của quy luật
Trong thực tiễn thì quy luật được biết đến có những đặc điểm về tính khách quan đương nhiên và tính ổn định.
- Về tính khách quan và tính đương nhiên: Như chúng ta đã biết thì sự tồn tại khách quna, không
phụ thuộc vào ý chí, tư duy của con người chính là một trong những đặc điểm cơ bản và không
thể thiếu được của quy luật. Đồng thời, các quy luật được nêu ra sẽ là sự phản ánh của nhận thức,
tư duy của con người đối với thế giới khách quan bên ngoài.
- Về tính ổn định: Quy luật phản ánh mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến thì nó được nhận
định thông qua đặc điểm về việc mang tính ổn định của nó. Bên cạnh đó thì quy luật mang tính ổn
định được xác định là sự lặp đi lặp lại giữa các yếu tố, thuộc tính trong cùng một sự vật, hiện tượng
xác định hoặc giữa các sự vật với nhau.
3. Phân loại quy luật
Như đã khẳng định, các quy luật trong thực tế thì có muôn màu muôn vẻ. Quy định được nhận
định là khác nhau về phạm vi bao quát, về tính chất, vai trò và cả về mức độ phổ biến của chúng
đối với quá trình vận động và phát triển của sự vật. Chính vì thế, đối với mỗi mục đích khác nhay
của con người trong thực tiễn thì sẽ áp dụng các quy luật khác nhau để nhận thức và vận dụng có
hiệu quả. Do đó, việc phân loại các quy luật là điều vô cùng cần thiết. Căn cứ để phân loại quy
luật sẽ dựa trên tính phổ biến của quy luật và dựa trên những lĩnh vực mà quy luật đã tác động đến.
3.1. Căn cứ vào tính phổ biến của quy luật
Dựa vào tính phổ biến, các quy luật có thể được chia ra như sau: các quy luật riêng, các quy luật
chung và các quy luật phổ biến
- Các quy luật riêng: được biết đến là quy luật sẽ thể hiện những mối liên hệ đặc trưng cho một
phạm vi nhất định những hiện tượng cùng loại
- Các quy luật chung: được biết đến là những quy luật tác động trong phạm vi rộng hơn quy luật
riêng, tác động trong nhiều loại sự vật, hiện tượng khác nhau
- Những quy luật phổ biến: đây là những quy luật tác động trong tất cả các lĩnh vực trong cuộc
sống, từ tự nhiên, xã hội cho đến tư duy. Đây chính là những quy luật phép biện chứng duy vật hiện hữu.
3.2. Căn cứ vào lĩnh vực tác động
Cũng giống như dựa vào tính phổ biến, khi căn cứ vào lĩnh vực tác động thì các quy luật cũng
được chia thành ba nhóm, đó là: quy luật tự nhiên, quy luật xã hội và quy luật của tư duy
- Quy luật tự nhiên: là những quy luật nảy sinh, tác động không cần có sự tham gia của con người,
mặc dù một số quy luật tự nhiên cũng tồn tại trong con người
- Quy luật xã hội: là những quy luật hoạt động của chính con người trong các quan hệ xã hội.
Những quy luật đó không thể nảy sinh và tác động ngoài hoạt động có ý thức của con người. Mặc
dù vậy, quy luật xã hội vẫn mang tính khách quan. Mặc dù liên quan đến con người nhưng con
người không thể sáng tạo ra hay huỷ bỏ các quy luật xã hội. Do đó, các quy luật xã hội vẫn mang tính khách quan.
- Quy luật của tư duy: là những quy luật nói lên mối liên hệ nội tại của những khái niệm, phạm
trù, những phán đoán. Nhờ đó, trong tư tưởng của con người hình thành tri thức nào đó về sự vật.
4. Ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật 4.1. Khái niệm
Ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật là các quy luật cơ bản trong phương pháp luận
của triết học Mác Lenin và được áp dụng để giải thích về sự phát triển của sự vật, hiện tượng, ba
quy luật này hợp thành nguyên lý về sự phát triển. Ba quy luật cơ bản có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng trong phép duy vật biện chứng của triết học Mác Lenin, nó là một trong những nền tảng cơ
bản cấu thành phép biện chứng duy vật cũng như một trong những nội dung quan trọng của triết học Mac Lênin. 4.2. Nội dung
Chủ nghĩa duy vật biện chứng bao gồm hai nguyên lý cơ bản là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
và nguyên lí về sự phát triển. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến thể hiện qua sáu cặp phạm trù
được sử dụng là cái chung và cái riêng, bản chất và hiện tượng, nội dung và hình thức, tất nhiên
và ngẫu nhiên, nguyên nhân và kết quả, khả năng và hiện thực.
Nguyên lý về sự phát triển bao gồm:
- Quy luật mâu thuẫn chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển
- Quy luật lượng - chất chỉ ra cách thức, hình thức của sự phát triển
- Quy luật phủ định chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển
Ba quy luật cơ bản này còn có ý nghĩa trong nhận thức và hành động. Những kết luận về mặt
phương pháp luận của nó luôn được coi là kim chỉ nam cho hoạt động cách mạng của những người Cộng sản. 4.3. Ý nghĩa
Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật chỉ ra hình thức chung nhất của sự vận động,
phát triển của thế giới vật chất và nhận thức của con người về thế giới đó, đồng thời các quy luật
này cũng tạo cơ sở cho phương pháp chung nhất của tư duy biện chứng. Vì vậy đây là nền tảng
cho sự phát triển của sự vật hiện tượng sau này.
Trong phép biện chứng duy vật, nếu quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập chỉ ra
nguyên nhân và động lực bên trong của sự vận động, quy luật chuyển hoá từ những biến đổi về
lượng dẫn đến những biến đổi về chất và ngược lại chỉ ra cách thức và tính chất của sự phát triển
thì quy luật phủ định của phủ định chỉ ra.
Các quy luật này định hướng cho việc nghiên cứu của những quy luật đặc thù và đến lượt mình,
những quy luật cơ bản về sự phát triển của thế giới, của nhận thức và những hình thức cụ thể của
chúng chỉ có tác đụng trên cơ sở và trong sự gắn bó với những quy luật đặc thù.
5. Ví dụ về quy luật
Trong cuộc sống có rất nhiều những quy luật. Một số ví dụ như sau:
- Nếu bạn tăng thời gian học bài thì bạn sẽ tiếp thu được nhiều kiến thức hơn, đạt kết quả cao hơn.
- Trong năm học bạn không ngừng tích luỹ kiến thức, đó gọi là lượng. Trong khi đó bạn vẫn là học
sinh lớp 10, tức là chất chưa đổi chỉ có lượng đổi. Lượng khi đã tích luỹ đủ và bạn lên lớp 11 thì chất đã thay đổi.