Quy luật lượng chất - Triết học Mác - Lênin | Học viện Phụ nữ Việt Nam

Chất: là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái khác. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

QUY LUẬT LƯỢNG-CHẤT
Các khái niệm:
-Chất: là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự
vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ
không phải là cái khác.
-Lượng: là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật,
hiện tượng, biểu thị số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển
của sự vật, hiện tượng cũng như các thuộc tính của nó.
-Mỗi sự vật hiện tượng có thể tồn tại nhiều loại lượng khác nhau
-Lượng biểu thị bởi những đơn vị đo lường cụ thể với con số chính xác.
-Lượng biểu thị bởi những yếu tố bên ngoài
-Lượng biểu thị dưới dạng khái quát
-Lượng biểu thị kết cấu bên trong
Lưu ý
Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ mang tính tương đối. Có những tính quy định trong
mối quan hệ này là chất của sự vật, nhưng trong mối quan hệ khác lại là lượng và ngược
lại.
Nội dung quy luật:
Mọi sự vật, hiện tượng đều là sự thống nhất giữa
lượng và chất, sự thay đổi dần dần về lượng trong
khuôn khổ của “độ” tới “điểm nút” sẽ làm thay đổi
chất của sự vật thông qua “bước nhảy”, chất mới ra
đời, tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới, tạo
thành quá trình vận động phát triển liên tục của sự
vật.
-Độ: là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản
Chất của sự vật, hiện tượng.
-Điểm nút: là thời điểm mà tại đó sự vật thay đổi về lượng đã có thể làm thay đổi chất
của sự vật.
-Bước nhảy: là sự chuyển hóa về chất của sự vật do những sự thay đổi về lượng gây
nên.
* Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất:
+ Những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất
+ Những thay đổi về chất dẫn đến những thay đổi về lượng
Ý nghĩa quy luật:
- Chúng ta phải từng bước tích lũy về lượng thì mới có thể làm biến đổi về chất.
- Tránh tư tưởng chủ quan, duy ý chí, nôn nóng, “đốt cháy giai đoạn”.
- Vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy để thúc đẩy
quá trình chuyển hóa.
CẶP PHẠM TRÙ KHẢ NĂNG-HIỆN THỰC:
Khái niệm:
-Khả năng: là phạm trù chỉ những cái chưa xuất hiện, chưa tồn tại trong thực tế, nhưng
nó sẽ xuất hiện và tồn tại khi có các điều kiện thích hợp.
-Hiện thực: là phạm trù chỉ những cái đang tồn tại trong thực tế và tư duy.
-Khả năng là cái chưa xuất hiện, nhưng sẽ xuất hiện, sẽ tồn tại thực sự khi có đủ điều
kiện. Khả năng tồn tại thực sự ở chính hiện thực.
-Hiện thực là cái đang tồn tại trên thực tế. Phân biệt hiện thực và hiện thực khách quan.
Mối quan hệ giữa khả năng và hiện thực:
Khả năng và hiện thực có quan hệ chặt chẽ, thường xuyên chuyển hoá lẫn nhau trong
quá trình phát triển của sự vật. Song quan hệ này có tính phức tạp...
Trong những điều kiện mới, sự vật sẽ xuất hiện thêm những khả năng mới, đồng thời
mỗi khả năng cũng thay đổi theo sự thay đổi của điều kiện.
Để khả năng biến thành hiện thực, không chỉ cần một điều kiện mà là một tập hợp
nhiều điều kiện.
Ý nghĩa phương pháp luận:
+ Trong nhận thức và thực tiễn phải dựa vào hiện thực để nhận thức và hành động.
+ Cần nhận thức các khả năng trong hiện thực để có hành động phù hợp trong từng
hoàn cảnh.
+ Phát huy nhân tố chủ quan trong nhận thức và hoạt động để biến khả năng thành hiện
thực theo mục đích nhất định.
NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN:
Khái niệm:
- Phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật theo
khuynh hướng đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến
hoàn thiện hơn.
Nguyên lý bao gồm tính khách quan, tính phổ biến, tính đa dạng và tính kế thừa.
Tính khách quan: Nguồn goccs của sự phát triển nằm trong chính bản thân sự vật, hiện
tượng.
Tính phổ biến: Sự phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực, mọi sự vật hiện tượng, mọi quá
trình và giai đoạn của chúng và kết quả là cái mới xuất hiện.
Tính đa dạng, phong phú: Quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng hoàn toàn không
giống nhau, ở những không gian và thời gian khác nhau; chịu sự tác động của nhiều yếu
tố và điều kiện lịch sử cụ thể.
Tính kế thừa: Sự vật hiện tượng mới ra đời còn giữ lại, chọn lọc, cải tạo các yếu tố còn
tác dụng, còn thích hợp; gạt bỏ mặt tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu của cái cũ.
Ý nghĩa phương pháp luận:
Quan điểm về sự phát triển:
-Khi xem xét sự vật hiện tượng, phải luôn đặt nó trong khuynh hướng vận động, biến
đổi, chuyển hóa nhằm phát hiện ra xu hướng biến đổi.
-Nhận thức được sự vật, hiện tượng trong tính biện chứng để thấy được tính quanh co,
phức tạp của sự phát triển.
-Biết phát hiện và ủng hộ cái mới; chống bảo thủ, trì trệ định kiến
-Biết kế thừa các yếu tố tích cực từ đối tượng cũ và phát triển sáng tạo chúng trong điều
kiện mới.
Ý nghĩa phương pháp luận:
Nguyên tắc lịch sử cụ thể:
Nguyên tắc yêu cầu, để nắm được bản chất của đối tượng cần xem xét sự hình thành,
tồn tại và phát triển của nó vừa trong điều kiện, môi trường, hoàn cảnh vừa trong quá
trình lịch sử, vừa ở từng giai đoạn cụ thể của quá trình đó.
| 1/4

Preview text:

QUY LUẬT LƯỢNG-CHẤT Các khái niệm:
-Chất: là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự
vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái khác.
-Lượng: là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật,
hiện tượng, biểu thị số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển
của sự vật, hiện tượng cũng như các thuộc tính của nó.
-Mỗi sự vật hiện tượng có thể tồn tại nhiều loại lượng khác nhau
-Lượng biểu thị bởi những đơn vị đo lường cụ thể với con số chính xác.
-Lượng biểu thị bởi những yếu tố bên ngoài
-Lượng biểu thị dưới dạng khái quát
-Lượng biểu thị kết cấu bên trong Lưu ý
Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ mang tính tương đối. Có những tính quy định trong
mối quan hệ này là chất của sự vật, nhưng trong mối quan hệ khác lại là lượng và ngược lại. Nội dung quy luật:
Mọi sự vật, hiện tượng đều là sự thống nhất giữa
lượng và chất, sự thay đổi dần dần về lượng trong
khuôn khổ của “độ” tới “điểm nút” sẽ làm thay đổi
chất của sự vật thông qua “bước nhảy”, chất mới ra
đời, tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới, tạo
thành quá trình vận động phát triển liên tục của sự vật.
-Độ: là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản
Chất của sự vật, hiện tượng.
-Điểm nút: là thời điểm mà tại đó sự vật thay đổi về lượng đã có thể làm thay đổi chất của sự vật.
-Bước nhảy: là sự chuyển hóa về chất của sự vật do những sự thay đổi về lượng gây nên.
* Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất:
+ Những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất
+ Những thay đổi về chất dẫn đến những thay đổi về lượng Ý nghĩa quy luật:
- Chúng ta phải từng bước tích lũy về lượng thì mới có thể làm biến đổi về chất.
- Tránh tư tưởng chủ quan, duy ý chí, nôn nóng, “đốt cháy giai đoạn”.
- Vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy để thúc đẩy quá trình chuyển hóa.
CẶP PHẠM TRÙ KHẢ NĂNG-HIỆN THỰC: Khái niệm:
-Khả năng: là phạm trù chỉ những cái chưa xuất hiện, chưa tồn tại trong thực tế, nhưng
nó sẽ xuất hiện và tồn tại khi có các điều kiện thích hợp.
-Hiện thực: là phạm trù chỉ những cái đang tồn tại trong thực tế và tư duy.
-Khả năng là cái chưa xuất hiện, nhưng sẽ xuất hiện, sẽ tồn tại thực sự khi có đủ điều
kiện. Khả năng tồn tại thực sự ở chính hiện thực.
-Hiện thực là cái đang tồn tại trên thực tế. Phân biệt hiện thực và hiện thực khách quan.
Mối quan hệ giữa khả năng và hiện thực:
Khả năng và hiện thực có quan hệ chặt chẽ, thường xuyên chuyển hoá lẫn nhau trong
quá trình phát triển của sự vật. Song quan hệ này có tính phức tạp...
Trong những điều kiện mới, sự vật sẽ xuất hiện thêm những khả năng mới, đồng thời
mỗi khả năng cũng thay đổi theo sự thay đổi của điều kiện.
Để khả năng biến thành hiện thực, không chỉ cần một điều kiện mà là một tập hợp nhiều điều kiện.
Ý nghĩa phương pháp luận:
+ Trong nhận thức và thực tiễn phải dựa vào hiện thực để nhận thức và hành động.
+ Cần nhận thức các khả năng trong hiện thực để có hành động phù hợp trong từng hoàn cảnh.
+ Phát huy nhân tố chủ quan trong nhận thức và hoạt động để biến khả năng thành hiện
thực theo mục đích nhất định.
NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN: Khái niệm:
- Phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật theo
khuynh hướng đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
Nguyên lý bao gồm tính khách quan, tính phổ biến, tính đa dạng và tính kế thừa.
Tính khách quan: Nguồn goccs của sự phát triển nằm trong chính bản thân sự vật, hiện tượng.
Tính phổ biến: Sự phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực, mọi sự vật hiện tượng, mọi quá
trình và giai đoạn của chúng và kết quả là cái mới xuất hiện.
Tính đa dạng, phong phú: Quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng hoàn toàn không
giống nhau, ở những không gian và thời gian khác nhau; chịu sự tác động của nhiều yếu
tố và điều kiện lịch sử cụ thể.
Tính kế thừa: Sự vật hiện tượng mới ra đời còn giữ lại, chọn lọc, cải tạo các yếu tố còn
tác dụng, còn thích hợp; gạt bỏ mặt tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu của cái cũ.
Ý nghĩa phương pháp luận:
Quan điểm về sự phát triển:
-Khi xem xét sự vật hiện tượng, phải luôn đặt nó trong khuynh hướng vận động, biến
đổi, chuyển hóa nhằm phát hiện ra xu hướng biến đổi.
-Nhận thức được sự vật, hiện tượng trong tính biện chứng để thấy được tính quanh co,
phức tạp của sự phát triển.
-Biết phát hiện và ủng hộ cái mới; chống bảo thủ, trì trệ định kiến
-Biết kế thừa các yếu tố tích cực từ đối tượng cũ và phát triển sáng tạo chúng trong điều kiện mới.
Ý nghĩa phương pháp luận:
Nguyên tắc lịch sử cụ thể:
Nguyên tắc yêu cầu, để nắm được bản chất của đối tượng cần xem xét sự hình thành,
tồn tại và phát triển của nó vừa trong điều kiện, môi trường, hoàn cảnh vừa trong quá
trình lịch sử, vừa ở từng giai đoạn cụ thể của quá trình đó.