Quy luật lượng chất trong Triết - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Khái niệm chất dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó với cái khác. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
QUY LUẬT LƯỢNG-CHẤT TRONG TRIẾT HỌC
QUY LUẬT CHUYỂN HÓA TỪ NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG
THÀNH SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI I. Lý thuyết 1. Khái niệm
- Khái niệm chất dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự
thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó với cái khác.
- Tạo thành chất của sự vật, gồm:
+ Các thuộc tính khách quan vốn có của sự vật.
+ Phương thức liên kết của các yếu tố cấu thành.
- Khái niệm lượng dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật về các phương
diện: số lượng các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu của các quá
trình vận động, phát triển của sự vật
Một sự vật có thể tồn tại nhiều loại lượng khác nhau.
Chất và lượng là hai phương diện khác nhau của cùng một sự vật, hiện tượng. Tuy nhiên
sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ mang tính tương đối.
2. Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
- Bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào cũng là sự thống nhất giữa hai mặt chất và lượng tác
động lẫn nhau một cách biện chứng.
- Sự thay đổi về lượng tất yếu sẽ dẫn tới sự chuyển hoá về chất. Tuy nhiên không phải sự
thay đổi về lượng nào cũng dẫn đến sự thay đổi về chất, giới hạn mà sự thay đổi về lượng
chưa làm chất thay đổi gọi là độ.
- Khái niệm Độ dùng để chỉ tính quy định, mối liên hệ giữa chất và lượng, là khoảng giới
hạn mà ở đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật, hiện tượng tức
là sự vật, hiện tượng vẫn còn là nó.
- Lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định thì dẫn tới sự thay đổi về chất. Giới hạn đó gọi là Điểm nút.
- Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút với những điều kiện xác định tất yếu dẫn tới sự
ra đời của chất mới được gọi là Bước nhảy.
- Khi chất mới ra đời sẽ tác động trở lại lượng mới. Chất mới tác động tới lượng mới làm
thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật.
3. Ý nghĩa phương pháp luận
- Cần phải coi trọng cả chất và lượng của sự vật để tạo sự nhận thức toàn diện về sự vật, hiện tượng.
- Cần từng bước tích lũy về lượng để có thể làm thay đổi về chất của sự vật;
- Cần khắc phục tư tưởng nôn nóng tả khuynh cũng như hữu khuynh để thực hiện bước nhảy một cách hợp lý.
- Cần phải có sự vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù hợp với điều kiện, lĩnh vực cụ thể.
II, Liên hệ thực tiễn
VD1: Việc chuyển từ học phổ thông sang học đại học được coi là một bước chuyển về chất.
Khi chúng ta học phổ thông, tích lũy kiến thức dần dần, ngày này qua ngày khác, sau một
thời gian dài chúng ta sẽ học hết toàn bộ chương trình, nắm thật vững toàn bộ kiến thức đó
rồi chúng ta thi và đạt kết tốt trong kì thi đại học, mở ra một giai đoạn mới của cuộc đời, đó là: học đại học.
Qua ví dụ trên, ta thấy:
+ Độ ở đây chính là 12 năm đi học (đặc biệt là 1 năm cuối ôn thi miệt mài)
+ Khi đã tích trữ được một lượng kiến thức, kết hợp với việc làm rất nhiều bài tập sẽ dẫn tới
giai đoạn thành thạo, tự tin và sẵn sàng bước vào kì thi đại học; đó chính là điểm nút.
+ Sau khi hoàn thành kì thi và đạt được kết quả tốt thì ta sẽ bước vào giai đoạn mới: học đại
học – đây chính là bước nhảy.
=> Vậy lượng ở đây chính là toàn bộ 12 năm học, nhiều ngày tháng học tập và ôn thi vất
vả, tích trữ lượng kiến thức khổng lồ, làm thật nhiều bài tập để thành thạo các dạng bài, từ
đó ắt hẳn sẽ chuyển hóa thành chất là: đạt kết quả tốt trong kì thi đại học, được vào học tại
ngôi trường đại học mà mình mong muốn.
VD2: Khi hai người mới gặp nhau thường thì họ chỉ có một chút gì đó mến cảm với nhau
lúc đầu thôi chứ khó có thể nói là đã yêu được. Sau khi đã quen biết nhau, họ bắt đầu đi lại
nhiều hơn, nói chuyện với nhau nhiều hơn, tìm hiểu nhiều hơn, họ sẽ dần dần hiểu nhau
hơn. Dần dần trong họ bắt đầu nảy nở tình yêu và có thể tiến đến hôn nhân.
Qua ví dụ trên, ta thấy:
+ Độ ở đây là toàn bộ quá trình tìm hiểu, nói chuyện, để thấu hiểu con người của đối phương.
+ Đến khi hai người đã đạt độ thấu hiểu và rung động mãnh liệt với nhau, đây là điểm nút.
+ Việc hai người chuyển từ trạng thái bạn bè sang người yêu được gọi là bước nhảy.
=> Việc tích lũy về những hiểu biết, những tình cảm, cảm xúc về nhau đó được xem là việc
tích lũy về lượng, rồi dần chuyển hóa thành chất, đó là: yêu nhau, hẹn hò và kết hôn với nhau.
* Phân tích sâu hơn vào ví dụ này, ta thấy: nếu như quá trình tích lũy về lượng chưa đủ lâu
để hai người thấu hiểu nhau thì có thể dẫn đến việc yêu sai người, từ đó dẫn đến đổ vỡ.
Nhưng nếu như đã tích lũy đủ về lượng mà hai người vẫn chần chừ không bước sang giai
đoạn yêu thì có thể sẽ bỏ lỡ nhau. (Cả 2 trường hợp đều không đạt được hiệu quả về chất).
=> Chúng ta phải xác định xem lượng đã đủ hay chưa để thực hiện bước nhảy vì nếu tích
chưa đủ lượng mà thực hiện bước nhảy thì sẽ thất bại, nhưng nếu đã đủ lượng rồi mà không
tạo điều kiện để thực hiện bước nhảy thì sẽ không biến đổi được về chất.
=> Từ đó làm bật lên ý nghĩa phương pháp luận của quy luật lượng-chất: phải coi trọng
từng quá trình, không được nôn nóng nhưng cũng phải biết nắm bắt thời cơ (vận dụng linh
hoạt), ắt hẳn sẽ đạt được hiệu quả về chất.