Quy luật phân bố electron trong nguyên tử | Tài liệu môn Hóa học 1 | Đại học Bách khoa hà nội
Phát biểu: trong một nguyên tử không thể tồn tại hai electron có cùng giá trị 4 số lượng tử. Tài liệu trắc nghiệm môn Hóa học 1 giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
III. Quy luật phân bố electron trong nguyên tử.
1, Nguyên lý loại trừ Pauli
- Phát biểu: trong một nguyên tử không thể tồn tại hai electron có cùng giá trị 4 số lượng tử n, l, ml, ms.
- Trong 1 AO: tối đa 2 electron và có giá trị ms ngược dấu nhau. Dựa vào điều này ta có
thể xác định số electron tối đa của phân lớp hay lớp electron.
VD: Lớp K ứng với n = 1, l = 0, ml = 0 vậy có 1 orbital nên tối đa 2 electron
l = 0 m = 0 →1AO = 2e l
Lớp L ứng với n = 2
vậy lớp L có tối đa 8 electron
l = 1 m = 1 − ,0, 1 + → 3AO = 6e l
l = 0 m = 0 →1AO = 2e l
Lớp M ứng với n = 3 l = 1 m = 1 − ,0, 1 + → 3AO = 6e l
l = 2 m = 2 − , 1 − ,0, 1 + , 2 + → 5AO = 10e l
vậy lớp M có tối đa 18 electron
2. Nguyên lý vững bền Kleskopxki
- Phát biểu:. Electron được điền vào các AO từ năng lượng thấp đến năng lượng cao.
- Hệ quả: Điền electron vào các phân lớp trong một nguyên tử ở TTCB theo thứ tự tổng số
n + l tăng dần. Khi hai phân lớp có cùng giá trị n+l thì elecron điền trước tiên vào phân
lớp có giá trị n+l nhỏ hơn. Thứ tự điền electron:
1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s 5f 6d… n+l 1 2 3 4 5 6 7 8 3. Quy tắc Hund:
- Phát biểu: Các electron có khuynh hướng phân bố đều vào các AO của phân lớp sao cho
phân lớp có số electron độc thân là lớn nhất
VD: C (Z = 6) cấu hình electron: 1s22s22p2 biểu diễn ở dạng ô lượng tử:
Vì 3 AO 2p đều có năng lượng bằng nhau nên có thể điền 2 trong 3 AO đều đúng. Có 2
electron độc thân. T/m quy tắc Hund
Cách điền sai, số electron = 0 không tm quy tắc Hund.