-
Thông tin
-
Quiz
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập | Triết học Mác - Lênin | Học viện Ngân Hàng
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Triết học Mác - Lênin (PLT07A) 59 tài liệu
Học viện Ngân hàng 1 K tài liệu
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập | Triết học Mác - Lênin | Học viện Ngân Hàng
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lênin (PLT07A) 59 tài liệu
Trường: Học viện Ngân hàng 1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Ngân hàng
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40419767
QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP Bố cục
I, Giới thiệu thành viên
II, Tìm hiểu về quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập III, Tổng kết
I, Giới thiệu thành viên nhóm
1. Nguyễn Bích Ngọc 4. Đỗ Hà Phương
2. Nguyễn Hồng Ngọc 5. Ngô Như Quỳnh
3. Lý Yến Nhi 6. Nguyễn Thanh Tâm
II, Tìm hiểu về quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập 1,Khái niệm: Quy luật là gì?
Trước hết, quy luật là mối quan hệ phổ biến, khách quan, bản chất, bền vững, tất yếu
giữa các đối tượng nhất định tác động khi có các điều kiện phù hợp.
Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là “hạt nhân” của phép biện chứng
2, Khái niệm mặt đối lập, mâu thuẫn biện chứng
Khái niệm mặt đối lập:
- M t đốối l p là các m t, nh ng thu c tnh, nh ng khuynh hặ ậ ặ ữ ộ ữ ướng v n đ ng trái ngậ ộ
ược nhau nh ng cùng tốồn t i khách quan trong t nhiên, xã h i và t duy.ư ạ ự ộ ư Ví d :ụ
-H t nhân proton (+) và đi n t electron ạ ệ ử (-)
-Mối quan hệ giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị trong xã hội xưa lOMoAR cPSD| 40419767
+ Họ đối lập nhau về quyền lơi, ý chí. Hai giai cấp này luôn đấu tranh với nhau để bảo vệ
quyền lợi của mình, luôn luôn tác động đến nhau.
Khái niệm mâu thuẫn biện chứng:
Mâu thuẫn biện chứng ( gọi tắt là mâu thuẫn ) là sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
Ví dụ: Chuyển hóa giữa đồng hóa và dị hóa trong cơ thể sinh vật.
+Đồng hóa là quá trình tổng hợp chất sống đặc trưng của cơ thể từ những chất đơn giản, đồng
thời tích lũy năng lượng( như quá trình làm mới lại, tái tạo lại các loại tế bào và mô của cơ thể
đã bị phân hủy trong quá trình sống)
+Dị hóa là quá trình phân hủy một phần các chất sống phức tạp trong cơ thể thành các sản
phẩm đơn giản, đồng thời và giải phóng năng lượng như quá trình oxy hóa chuyển hóa các
chất hữu cơ phức tạp để sinh ra năng lượng, cung cấp cho tất cả hoạt động sống của cơ thể
+Đồng hóa và dị hóa vừa thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa với nhau trong quá trình trao đổi
chất của cơ thể. Trong mỗi tế bào chúng xảy ra đồng thời và liên quan mật thiết với
nhau.Nghĩa là trong tế bào vừa có quá trình tổng hợp xây dựng cấu trúc tế bào, vừa có quá
trình phân giải các chất để cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của tế bào. Năng lượng
giải phóng trong quá trình biến dị hóa được sử dụng trong quá trình tổng hợp. Không có đồng
hóa cũng không có dị hóa. Ngược lại không có dị hóa thì sẽ không có năng lượng để thực hiện quá trình đồng hóa.
Tính chất của mâu thuẫn:
+ Tính khách quan: Mâu thuẫn là cái vốn có của bản thân các sự vật, hiện tượng, không phải đem từ bên ngoài vào.
Ví dụ Sự tiến hóa của giống loài không thể có nếu thiếu đi sự tác động qua lại giữa
biến dị và di truyền (Biến dị và di truyền cũng là hai quá trình diễn ra khách quan)
+ Tính phổ biến: Mâu thuẫn tồn tại trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy.
Ví dụ: Trong xã hội, mâu thuẫn được thể hiện ở sự đối kháng giữa giai cấp tư sản và vô
sản, giữa thống trị và bị trị, giữa bóc lột và bị bóc lột
Trong tư duy, đó là mâu thuẫn giữa chân lý và sai lầm, giữa tư tưởng tiến bộ và tư tưởng lạc hậu
+ Tính đa dạng, phong phú: Mâu thuẫn có nhiều dạng, nhiều loại khác nhau, mỗi loại mâu
thuẫn có những tính chất, vai trò khác nhau đối với sự vật. lOMoAR cPSD| 40419767
Ví dụ Mâu thuẫn trong giới sinh vật (đồng hóa và dị hóa, biến dị và di truyền) khác với
mâu thuẫn trong xã hội (lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất) và cũng không giống
với mâu thuẫn trong tự duy (nhận thức đúng và nhận thức sai, chân lý và sai lầm) Phân loại mâu thuẫn Căn cứ
+Mâu thuẫn bên trong: là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng… đối lập
nằm trong mỗi sự vật, hiện tượng, có vai trò quyết định trực tiếp quá trình vận động và
phát triển của sự vật hiện tượng.
+Mâu thuẫn bên ngoài: xuất hiện trong mối liên hệ giữa các sự vật , hiện tượng với
nhau, tuy cũng ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của chúng nhưng phải thong qua
mâu thuẫn bên trong mới phát huy tác dụng
+Mâu thuẫn cơ bản: tác động trong suốt quá trình tồn tại của sự vật, hiện tượng, quy
định bản chất sự phát triển của chúng từ khi hình thành đến lúc tiêu vong.
+Mâu thuẫn không cơ bản: đặc trưng cho một phương diện nào đó, chỉ quy định sự vận
động, phát triển của một hay một số mặt của sự vật, hiện tượng và chịu sự chi phối của mâu thuẫn cơ bản.
+Mâu thuẫn chủ yếu: luôn nổi lên hàng đầu ở mỗi giai đoạn phát triển của sự vật, hiện
tượng, có tác dụng quy định đối với các mẫu thuẫn khác trong cùng giai đoạn đó của quá trình phát triển.
+Mâu thuẫn thứ yếu: là mâu thuẫn không đóng vai trò quyết định trong sự vận động,
phát triển của sự vật hiện tượng
+Mâu thuẫn đối kháng: là mâu thuẫn giữa các giai cấp, tập đoàn người, lực lượng, xu
hướng xã hội… có lợi ích cơ bản đối lập nhau và không thể điều hòa được. lOMoAR cPSD| 40419767
+Mâu thuẫn không đối kháng: là mâu thuẫn giữa các giai cấp, tâp đoàn người, lực
lượng, xu hướng xã hội… có lợi ích không đối lập nhau nên là mâu thuẫn cục bộ, tạm thời.
3, Quá trình vận động của mâu thuẫn
-Mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển.
-Sự thống nhất của các mặt đối lập gắn liền với sự ổn định, sự đứng im tương đối của sự vật.
Khi nào các mặt độc lập còn tồn tại trong thể thống nhất thì khi đó sự vật còn tồn tại. Vì vậy
thống nhất có tính tương đối.
Ví dụ: Sự không tách rời, đòi hỏi có nhau giữa lực và phản lực
Không có lực hút thì không có lực đẩy
Không có đồng hóa thì không có dị hóa (thiếu một trong hai quá trình này thì sinh vật sẽ chết)
-Quá trình đấu tranh giữa các mặt đối lập không ngừng diễn ra. Đấu tranh giữa các mặt đối lập
làm cho bản thân các mặt đối lập đều biến đổi, dẫn đến mâu thuẫn ngày càng phát triển . Khi
sự đấu tranh đó lên đến đỉnh điểm, các m,ặt đối lập xung đột gay gắt, chúng sẽ chuyển hóa cho
nhau, mâu thuẫn được giải quyết, thể thống nhất cũ bị phá vỡ, sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra
đời. Vì vậy đấu tranh có tính tuyệt đối.
Ví dụ Các doanh nghiệp thay đổi thiết bị sản xuất để tăng năng suất để cạnh tranh với đối thủ
-Mâu thuẫn cũng có quá trình vận động, phát triển:
Lúc mới xuất hiện, mâu thuẫn chỉ là sự khác nhau căn bản của các mặt đối lập nhưng theo
khuynh hướng trái ngược nhau. Sự khác nhau đó ngày càng phát triển đi đến chỗ đối lập, rồi
sau đó xung đột gay gắt. Khi hội đủ những điều kiện thích hợp, mâu thuẫn sẽ được giải quyết
làm cho sự vận động và phát triển. lOMoAR cPSD| 40419767
Ví dụ: mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản đã nảy sinh từ thời kì hợp tác đơn giản, sản xuất công
xưởng và tồn tại ở đó lúc đầu dưới dạng khác biệt không bản chất, giữa một bên là thợ cả và
bên kia là những thợ bạn và học việc. Trên thực tế, người học việc khi trải qua thời gian học
nhất định, có thể trở thành thợ bạn, còn thợ bạn sau khi tích lũy được kinh nghiệm nhất định có
thể trở thành thợ cả- chủ xưởng. Nhưng trong quá trình phát triển của sản xuất công xưởng
trình tự quan hệ đó giữa thợ cả và thợ bạn không thể tự dưng trở thành thợ cả mà luôn dừng ở
địa vị người phải phục tùng của người làm thuê. Sự khác biệt không bản chất giữa thợ cả, thợ
bạn và người học việc giờ đây trỏ thành sự phát triển bản chất. Tiếp theo, sự thay thế sản xuất
công xưởng bằng công trường thủ công, qua đó quan hệ đã chuyển từ khác biệt bản chất sang
sự đối lập. Sau khi chuyển sang xưởng thủ công, chủ không trực tiếp tham gia sản xuất nữa
mà sống trên lao động của công nhân làm thuê. Lợi ích của người chủ và công nhân làm thuê
đã trực tiếp đối lập nhau. Sản xuất tư bản càng phát triển thì mâu thuẫn đó càng gia tăng gay
gắt và đạt tới chín muồi, đòi hỏi được giải quyết thong qua cách mạng vô sản. Sau cách mạng
vô sản từ giai cấp bị áp bức lên nắm quyền còn tư sản bị loại khỏi quyền lực và chuyển sang vị
thế giai cấp phục tùng. Kết quả là thủ tiêu trạng thái xã hội cũ, hình thành trạng thái mới và
cùng với đó là những mâu thuẫn mới.
4, Ý nghĩa của phương pháp luận
-Muốn nhận thức đúng sự vật, hiện tượng cần phát hiện ra những mâu thuẫn tồn tại trong bản thân nó.
-Khi phân tích mâu thuẫn, phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển của từng mâu thuẫn, xem
xét vai trò, vị trí và mối quan hệ của các mâu thuẫn, của từng mặt đối lập trong mâu thuẫn và
điều kiện chuyển hóa lẫn nhau giữa chúng. Chỉ có như thế mới hiểu đúng mâu thuẫn của sự
vật, hiểu đúng xu hướng phát triển và tìm tìm ra được những phương pháp để giải quyết mâu thuẫn.
-Cần phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các mặt đối lập,
không điều hòa mâu thuẫn cũng không nóng vội hay bảo thủ, bởi giải quyết mâu thuẫn còn phụ
thuộc vào điều kiện đủ và chín muồi hay chưa. 5, Củng cố bài học CÂU HỎI: 1)
Tại sao tính thống nhất của các mặt đối lập lại có tính tương đối, tạm thời, thoáng qua?
=> Nó luôn gắn liền với tình trạng đứng im tương đối của sự vật, hiện tượng
Nó tạo ra môi trường, địa bàn cho đấu tranh diễn ra 2)
Tại sao quy luật lại giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống phép biện chứng duy vật? lOMoAR cPSD| 40419767
=> Quy luật vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển
Quy luật là “chìa khóa” để hiểu sâu sắc thực chất của các quy luật và các cặp phạm trù cơ bản của phép BCDV
Quy luật giúp đi sâu vào bản chất của các sự vật, hiện tượng và các quá trình
3) Vì sao mâu thuẫn mang tính khách quan?
=> Chủ nghĩa DVBC đã nghiên cứu, khẳng định: Sự vật, hiện tượng tồn tại khách quan. Do đó,
mọi thuộc tính, đặc điểm (trong đó có mâu thuẫn) của sự vật, hiện tượng cũng mang
tính khách quan III, Tổng kết
-Những kiến thức cần nhớ sau khi học bài:
+ Quy luật và vị trí của quy luật
+ Khái niệm mặt đối lập, mâu thuẫn
+ Quá trình vận động của mâu thuẫn
+ Ý nghĩa phương pháp luận