-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Quyền sở hữu và các quyền khác | Pháp luật đại cương | Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Quyền sở hữu và các quyền khác của Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Pháp luật đại cương (IUH) 20 tài liệu
Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 277 tài liệu
Quyền sở hữu và các quyền khác | Pháp luật đại cương | Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Quyền sở hữu và các quyền khác của Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Môn: Pháp luật đại cương (IUH) 20 tài liệu
Trường: Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 277 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoARcPSD| 45470368 lOMoAR cPSD| 45470368 I. Quyền sở hữu
1. Quyền sở hữu là gì?
(– Quan hệ sở hữu là mối quan hệ giữa người với người về một tài sản nào đó. –
Khách quan : Quan hệ sở hữu là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước đặt
ra nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực chiếm hữu, sử dụng và định
đoạt tài sản trong phạm vi luật định.) –
Quyền sở hữu là một phạm trù gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều
chỉnh những quan hệ vế sở hữu đối với các quan hệ vật chất trong xã hội. –
Như vậy quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền
định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu có thể là
người, phân nhân và chủ thể khác có đủ 3 quyền trên.
=> Quyền sở hữu là tổng thể một hệ thống quy phạm pháp luật do nhà nước
ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong việc chiếm hữu, sử
dụng và định đoạt các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. lOMoARcPSD| 45470368
2. Các quyền cơ bản của quyền sở hữu a. Quyền chiếm hữu -
Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc
gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản. Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của
chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu. (bất kỳ ai đang trực
tiếp cầm nắm, quản lý tài sản tức là đều đang chiếm hữu tài sản đó. Theo quy định
tại Bộ luật Dân sự 2015, chiếm hữu không phải là một loại quyền năng mà ở đây
phải hiểu, chiếm hữu là một trạng thái pháp lý của chủ thể.) -
Quyền chiếm hữu là quyền của một chủ thể được nắm giữ, quản lý tài sản
trên thực tế hoặc danh nghĩa pháp lý theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ. b. Quyền sử dụng -
Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài
sản. - Quyền sử dụng còn bao gồm quyền lựa chọn cách sử dụng tài sản và quyền không sử dụng tài sản -
Người có quyền sử dụng bao gồm: chủ sở hữu tài sản, người không phải là
chủ sở hữu tài sản được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng hoặc do pháp luật quy định. lOMoARcPSD| 45470368
c. Quyền định đoạt -
Quyền định đoạt tài sản là quyền thuộc nội dung quyền sở hữu cùng với
quyền chiếm hữu và quyền sử dụng. (Trong đó quyền định đoạt là quyền quyết
định đến số phận của tài sản và ai là chủ thể chiếm hữu, sử dụng tài sản. Tuy nhiên
không phải ai cũng hiểu đúng về quyền đúng về quyền định đoạt. )
(Điều 192. Quyền định đoạt
Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu,
tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản"
Chủ thể có quyền định đoạt bằng hành vi, ý chí của mình thực hiện việc chuyển
giao quyền sở hữu, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản, tùy thuộc
vào nhu cầu, mong muốn của chủ thể. Có thể thấy quyền định đoạt được thực hiện
ở hai góc độ khác nhau.) -
Thứ nhất, định đoạt dưới góc độ thực tế của tài sản. (Theo đó chủ thể tác
động trực tiếp lên tài sản bằng cách tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản. Tiêu dùng là
việc chủ thể đưa tài sả vào sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu trong cuộc sống. Tiêu
hủy tài sản là việc chủ thể bằng một hành vi cụ thể làm cho tài sản không còn tồn
tại trên đời này nữa. ) -
Thứ hai, định đoạt dưới góc độ pháp lý của tài sản. (Định đoạt dưới góc độ
pháp lý là việc chủ thể chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ chủ thể này sang chủ
thể khác, hoặc từ bỏ tài sản làm phát sinh chủ thể có quyền mới đối với tài sản đó.
Định đoạt dưới góc độ pháp lý là căn cứ làm chấm dứt quyền sở hữu của chủ thể
đối với tài sản. Chủ thể thực hiện quyền thông qua các giao dịch dân sự phù hợp
như: thừa kế, tặng cho, bán tài sản,…)
II. Quyền khác đối với tài sản
- Quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài
sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác.
- Quyền khác đối với tài sản bao gồm: lOMoARcPSD| 45470368
+ Quyền đối với bất động sản liền kề (Quy định tại Mục 1, Chương XIV Bộ luật dân sự năm 2015);
+ Quyền hưởng dụng (Quy định tại Mục 2, Chương XIV Bộ luật dân sự năm 2015);
+ Quyền bề mặt (Quy định tại Mục 3, Chương XIV Bộ luật dân sự năm 2015).
1. Quyền đối với bất động sản liền kề: a. Định nghĩa
- Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản
(gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất
động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền).
- (Cùng với quyền hưởng dụng và quyền bề mặt) quyền đối với bất động liền kề là
một trong ba quyền khác đối với tài sản thuộc sở hữu của chủ thể khác.
b. Căn cứ xác lập quyền đối với bất động sản liền kề
- Quyền đối với bất động sản liền kề được xác lập do địa thế tự nhiên, theo quy
định của luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc.
c. Hiệu lực của quyền đối với bất động sản liền kề
- Quyền đối với bất động sản liền kề có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân và
được chuyển giao khi bất động sản được chuyển giao, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. (Ví dụ:
Nguyên đơn là bà L, 60 tuổi, trú tại 64 đường X; Bị đơn là bà T, 76 tuổi, trú tại 66
đường X. Bà L trình bày: Gia đình bà T đã gửi đơn đến UBND yêu cầu giải quyết
tranh chấp với gia đình bà lối đi ra đường X. UBND đã mời hai gia đình đến giải lOMoARcPSD| 45470368
quyết nhưng không thành nên bà L khởi kiện đến TAND quận yêu cầu buộc bà T
phải chấm dứt việc sử dụng lối đi vì gia đình bà T đã có lối đi về phía bắc đường
Y. Bị đơn trình bày: Bà chấp nhận ngõ đi có diện tích 28 m2 thuộc quyền sở hữu
của bà L nhưng gia đình bà có quyền đi qua vì hai lí do: Thứ nhất là đất nhà bà bị
bao bọc, ngoài lối đi qua nhà bà L nên nhà bà L phải dành cho nhà bà một lối đi
hợp lý; Thứ hai là lối đi nhà bà mang tính lịch sử vì gia đình bà đã sử dụng liên tục từ năm 1975 đến nay.
Tại bản án số 02/DSST ngày 17/03/1999, TAND quận G đã chấp nhận yêu cầu
buộc gia đình bà T phải chấm dứt việc sử dụng lối đi qua nhà bà L. Bản án bị gia đình bà T kháng cáo.
Bản phúc thẩm số 117/PTDS ngày 18/06/1999, TAND quận đã nhận định: Gia
đình bà T giáp ngõ đi về phía bắc đường, và đã mở cổng ra đường đó nhưng sau
khi có tang, do một lý do mê tín nào đó đã bịt cổng lại. Trước đây nhà bà Tr hay
nhờ đất nhà bà L đi ra đường X cho thuận tiện với việc buôn bán. Khi ấy bà L đồng
ý, nhưng bây giờ bà thấy có nhiều bất tiện nên không đồng ý nữa. Nhà bà T mở và
xây cổng đi ra đường Y từ năm 1996, sau đó cổng lại được bịt kín nên chỉ con lối đi qua nhà bà L.
Hiện bà T dùng lối đi qua nhà bà L với lý do nhà bà bị vây bọc. Qua xác minh của
toà án, bà T vẫn có thể có lối đi về phía bắc đường Y, nếu bà mở lối đi (dù lối đi
qua nhà bà L thuận tiện hơn) nên bà T phải chấm dứt việc sử dụng lối đi qua nhà bà L.
Như vậy quyền có lối đi là một quyền chính đáng, nhưng mà pháp luật chỉ công
nhận quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề khi không còn lối đi nào khác. Trường
hợp này bà T phải chấm dứt việc sử dụng lối đi đó là hoàn toàn hợp lý, kể cả nhà
bà T đã có lịch sử sử dụng lối đi ấy bao lâu chăng nữa.) 2. Quyền hưởng dụng
- (Đối với tài sản, trong các quan hệ xã hội, có những chủ thể chỉ hướng tới nhu
cầu được khai thác, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thay vì xác lập quyền sở hữu
với tài sản. Bộ luật dân sự năm 2015 lần đầu tiên ghi nhận tại Điều 257 về khái
niệm quyền hưởng dụng. Theo đó,) quyền hưởng dụng là quyền của chủ thể được
khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu
của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định. lOMoARcPSD| 45470368
(Trong cuộc sống, có nhiều trường hợp tài sản thuộc sở hữu của một chủ thể nhưng
việc hưởng lợi ích từ việc khai thác tài sản đó lại thuộc quyền của chủ thể khác.)
(Ví dụ: Cha mẹ già muốn sang tên, chuyển quyền sở hữu nhà cho con để tránh
những tranh chấp sau khi cha mẹ mất nhưng vẫn muốn được thu tiền cho thuê nhà
để đảm bảo có nguồn thu nhập, sinh sống; hoặc trường hợp bố mẹ ở các địa
phương mua nhà cho con đi học, đi làm tại Hà Nội trao cho con toàn quyền khai
thác, hưởng lợi từ căn nhà nhưng muốn giữ quyền sở hữu để kiểm soát và gìn giữ
được tài sản. Tuy nhiên, khi người con có quyền hưởng dụng thì có quyền cho
thuê, cho phép người khác thực hiện quyền hưởng dụng đó. Trường hợp này,
BLDS quy định về quyền hưởng dụng để chủ sở hữu có thể trao cho người khác
quyền hưởng dụng đối với tài sản thuộc sở hữu của mình nhưng vẫn giữ quyền sở
hữu đối với tài sản. Mặt khác, người hưởng dụng cũng có quyền đối với tài sản
hưởng dụng tương đối độc lập với chủ sở hữu, vì thế người hưởng dụng có thể thực
hiện quyền hưởng dụng của mình một cách hiệu quả nhất.) 3. Quyền bề mặt
- (Theo Điều 267 Bộ luật dân sự năm 2015) Quyền bề mặt là quyền của một chủ
thề đối với mặt đất, mặt nước, khoảng không gian đối với mặt đất, mặt nước,
khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất mà quyền sử dụng đất đó
thuộc về chủ thể khác.
(Cũng là một vật quyền phái sinh từ quyền sở hữu, quyền bề mặt là quyền của một
chủ thể không phải là chủ sở hữu được tác động, khai thác trên tài sản. Đặc trưng
của quyền bề mặt là quyền này chỉ áp dụng đối với đối tượng là quyền sử dụng đối
với mặt đất, mặt nước cùng với phạm vi quyền là khoảng không gian bên trên và
bên trong của các đối tượng này.
Với sự ra đời của quy định về quyền bề mặt, tài sản được khai thác đa dạng vă đem
lại nhiều lợi ích kinh tế hơn cho các chủ thể. Theo một số quốc gia, quyền bề mặt
có tính chất tương tự như quyền đối với các khoảng không gian được cắt lớp bên lOMoARcPSD| 45470368
trên và bên trong của mặt đất, mặt nước. Từ đó, mỗi chủ thể cụ thể sẽ có được
quyền khai thác riêng trong phạm vi không gian mà họ có quyền.)
(Ví dụ: A ký hợp đồng thuê đất của B. Thực tế A là người đang sử dụng đất một
cách hợp pháp nhưng A lại không được Luật Đất đai thừa nhận với tư cách là
“người sử dụng đất” mà phải là B, người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất. Do đó, A chỉ có thể thuê để sử dụng đất, xây dựng, khai thác, thế chấp
các tài sản trên đất chứ không thể giao kết các hợp đồng khác như chuyển nhượng,
tặng cho, để lại thừa kế quyền sử dụng đất, bởi những quyền năng này thuộc về B.)
III. So sánh quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản * Giống nhau: -
Là các vấn đề quyết định về quyền sở hữu của các chủ thể trong quan hệ pháp luật. -
Là những quy định về nguyên tắc xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với
tài sản trong Bộ luật dân sự 2015 * Khác nhau: -
Quyền sở hữu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để
điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chiếm hữu, sử dụng và định
đoạt các tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng. -
Quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối
tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác. IV. Ý nghĩa -
Quyền sở hữu : Quyền sở hữu tài sản sẽ giúp chủ sở hữu minh bạch rõ ràng
chiếm hữu tài sản cá nhân của mình không bị tranh chấp với bất kì cá nhân nào
khác trên cơ sở pháp luật hiện hành. lOMoARcPSD| 45470368 -
Quyền khác đối với tài sản : Quyền khác đối với tài sản (như quyền đối với
bất động sản liền kề, quyền hưởng dụng, quyền bề mặt) sẽ giúp chủ thể trực tiếp
nắm giữ chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác có thể hợp pháp sử
dụng khi tài sản chưa được chuyển giao quyền sở hữu mà chỉ được sự dụng với
dạng cho thuê hay thỏa thuận nào khác trên hợp đồng thống nhất của hai bên.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Quyền sở hữu bao gồm các quyền nào? A. Quyền chiếm hữu. B. Quyền sử dụng. C. Quyền định đoạt. D. Cả A, B, C.
Câu 2: Việc ông A cho con gái thừa kế 1 mảnh đất đứng tên mình là ông thực hiện quyền nào? A. Quyền sử dụng. B. Quyền định đoạt.
C. Quyền chiếm hữu.D. Quyền tranh chấp.
Câu 3: Bà B là chủ tịch tập đoàn quản trị, bà trực tiếp nắm giữ số cổ đông và
trực tiếp điều hành công ty. Bà B có quyền sở hữu tài sản nào? A. Quyền chiếm hữu. B. Quyền sử dụng. C. Quyền định đoạt. D. Cả A, B, C.
Câu 4: Chiếm hữu bao gồm?
A. Chiếm hữu của chủ sở hữu.
B. Chiếm hữu của người không phải chủ sở hữu.
C. Chiếm hữu hoàn toàn và chiếm hữu không hoàn toàn. D. Cả A, B.
Câu 5: Công dân không có quyền sở hữu tài sản nào sau đây? A.
Xe máy do mình đứng tên đăng kí.
B. Sổ tiết kiệm do mình đứng tên. lOMoARcPSD| 45470368
C. Thửa đất do mình đứng tên.
D. Căn hộ do mình đứng tên.
Câu 6: Căn cứ xác lập quyền đối với bất động sản liền kề nào dưới đây là đúng? A. Xác lập theo di chúc.
B. Xác lập theo tập quán của các vùng.
C. Xác lập theo ý chí của mỗi bên.
Câu 7: Chủ thể quyền hưởng dụng:
A. Được bán, tặng cho quyền hưởng dụng.
B. Được tặng cho quyền hưởng dụng.
C. Có thể cho thuê lại quyền hưởng dụng mà không cần sự đồng ý của chủ sở hữutài sản.
D. Không được cho thuê lại quyền hưởng dụng.
Câu 8: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về quyền bề mặt?
A. Quyền bề mặt là quyền của chủ thể được khai thác công dụng và hưởng hoa
lợi,lợi tức đối với bề mặt của tài sản.
B. Quyền bề mặt là quyền của một chủ thể đối với mặt đất, mặt nước, khoảng
không gian trên mặt đất, lòng đất mà quyền sử dụng đất đó thuộc về chủ thể khác.
C. Quyền bề mặt là quyền của một chủ thể đối với khoảng không gian trên mặt đất.