-
Thông tin
-
Quiz
Rút lại/ huỷ giao kết hợp đồng, chấp thuận giao kết hợp đồng theo Công ước Viên 1980 | Báo cáo Luật Thương mại Quốc tế
Có hiệu lực từ ngày 01/01/1988 cho đến nay, Công ước Mua bán Hàng hóa Quốc tế của Liên Hợp Quốc năm 1980 (CISG) đã trở thành một trong các công ước quốc tế về thương mại được phê chuẩn và áp dụng rộng rãi trên thế giới. Với 92 Quốc gia thành viên, Công ước này điều chỉnh các giao dịch chiếm đến ba phần tư thương mại hàng hóa thế giới. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Luật Thương Mại (71LAWS20413) 30 tài liệu
Đại học Văn Lang 804 tài liệu
Rút lại/ huỷ giao kết hợp đồng, chấp thuận giao kết hợp đồng theo Công ước Viên 1980 | Báo cáo Luật Thương mại Quốc tế
Có hiệu lực từ ngày 01/01/1988 cho đến nay, Công ước Mua bán Hàng hóa Quốc tế của Liên Hợp Quốc năm 1980 (CISG) đã trở thành một trong các công ước quốc tế về thương mại được phê chuẩn và áp dụng rộng rãi trên thế giới. Với 92 Quốc gia thành viên, Công ước này điều chỉnh các giao dịch chiếm đến ba phần tư thương mại hàng hóa thế giới. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Luật Thương Mại (71LAWS20413) 30 tài liệu
Trường: Đại học Văn Lang 804 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
















Tài liệu khác của Đại học Văn Lang
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG ĐỀ TÀI
Rút lại/ huỷ giao kết hợp đồng, chấp thuận giao kết hợp
đồng theo Công ước Viên 1980 Nhóm thực hiện : Nhóm 5 Học phần :
Luật Thương mại Quốc tế Giảng viên hướng dẫn
: ThS.GVC Đoàn Kim Vân Quỳnh Mã lớp học phần : 223_71LAWS40023_05
Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 06 năm 2023 1 BẢNG ĐÁNH GIÁ NHÓM 5 ĐỀ TÀI: NỘI DUNG ĐÁNH ĐIỂM STT MSSV HỌ VÀ TÊN CÔNG VIỆC GIÁ % DANH 1 2173801070049 Hà Thị Mỹ Ngọc PowerPoint 100% 2 2173801070227
Đỗ Nguyễn Hoàng Nam Nội dung 100% 3 2173801010162 Nguyễn Thị Hải Ngọc Nội dung, word 100% 4 2173801070163 Nguyễn Văn Công Lý Nội dung 100% 5 2173801010036 Phạm Ngọc Minh Thuyết trình 100% 6 2173801070163 Bùi Hữu Lộc Nội dung 100% 7 207lk09515 Lê Trần Nhật Nguyên Nội dung 100% Mục Lụ 2 c
BẢNG ĐÁNH GIÁ...................................................................................................2
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................4
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................5
Chương 1: Khái quát chung về chấp thuận giao kết hợp đồng theo Công ước Viên
1980...........................................................................................................................6
1.1 Khái niệm chấp thuận giao kết hợp đồng:........................................................6
1.2 Các hình thức thể hiện chấp thuận:...................................................................6
1.3 Phúc đáp:.........................................................................................................7
1.3.1 Khái niệm:...................................................................................................7
1.3.2 Những lưu ý trong phúc đáp.......................................................................7 1.4
Thời hạn và thời điểm có hiệu lực của phúc đáp..........................................7
1.4.1Thời điểm có hiệu lực:.................................................................................7
1.4.2 Thời hạn trả lời:..........................................................................................8
1.4.3 Thời hạn chậm trả lời:.................................................................................8
Chương 2: Khái quát chung về rút lại/hủy bỏ giao kết hợp đồng theo Công ước
viên 1980...................................................................................................................8
2.1 Rút lại giao kết hợp đồng..................................................................................8
2.1.1 Rút lại giao kết hợp đồng là gì?..................................................................8
2.1.2 Điều kiện áp dụng rút lại giao kết hợp đồng là gì?.....................................8
2.2 Hủy bỏ giao kết hợp đồng.................................................................................9
2.2.1 Hủy bỏ giao kết hợp đồng là gì?.................................................................9 2.2.2
Điều kiện để huỷ bỏ đề nghị giao kết hợp đồng:....................................9 2.2.3
Các trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng không thể bị huỷ bỏ:..........9
Chương 3: Kết luận nội dung..................................................................................11
Phần I....................................................................................................................11
Phần II..................................................................................................................12
2.1 Rút lại giao kết hợp đồng.............................................................................12
2.2 Hủy bỏ giao kết hợp đồng............................................................................12
Kết luận...................................................................................................................14 3 LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các Thầy
Cô của Trường Đại học Văn Lang, đặc biệt là các Thầy Cô của Khoa Luật đã tạo
điều kiện cho chúng em được học tập ở khoa để có thêm nhiều thông tin bổ ích,
cần thiết để thực hiện đề tài này, và chúng em cũng chân thành cảm ơn giảng viên
bộ môn Thương mại Quốc tế- Cô đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất để
chúng em thực hiện thành công đề tài này.
Bộ môn Thương mại quốc tế là môn học đa dạng, thú vị mang tính quốc tế
đối với sinh viên Luật nói chung và tất cả các sinh viên khác nói riêng. Tuy nhiên,
do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và bỡ ngỡ trong quá trình thực hiện. Vì vậy, đề
tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và chưa hoàn thiện đầy đủ mong Cô xem
xét và góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn! 4 LỜI MỞ ĐẦU
Có hiệu lực từ ngày 01/01/1988 cho đến nay, Công ước Mua bán Hàng hóa
Quốc tế của Liên Hợp Quốc năm 1980 (CISG) đã trở thành một trong các công
ước quốc tế về thương mại được phê chuẩn và áp dụng rộng rãi trên thế giới. Với
92 Quốc gia thành viên, Công ước này điều chỉnh các giao dịch chiếm đến ba phần
tư thương mại hàng hóa thế giới.
Trước sự hội nhập thương mại mạnh mẽ về mặt kinh tế của nước ta, đặc biệt
đánh dấu bằng việc Việt Nam gia nhập Công ước Viên về Hợp đồng Mua bán
Hàng hóa Quốc tế (CISG), ngày 18/12/2015 chính thức phê duyệt và có hiệu lực
ràng buộc từ ngày 01/01/2017, doanh nghiệp trong nước hơn bao giờ hết đối mặt
với nhiều cơ hội cũng như thách thức lớn. Vì vậy, việc hiểu rõ về CISG để có thể
sử dụng nguồn Luật này một cách hiệu quả là vô cùng quan trọng.
Nhóm em xin trình bày về vấn đề rút lại/hủy giao kết hợp đồng, chấp thuận
giao kết hợp đồng; thời điểm phát sinh hiệu lực; điều kiện để rút lại/hủy bỏ; hậu
quả pháp lý khi xảy ra vấn đề trên và một vài ví dụ thực tiễn trên thế giới. Giúp cho
mọi người có thể hiểu rõ hơn và áp dụng một cách hiệu quả hơn trong thực tiễn và học tập.
Nhóm em xin chân thành cảm ơn mọi người vì đã dành thời gian đọc bài của
tụi em và nếu có thiếu sót gì mong mọi người bỏ qua và góp ý để bài tiểu luận trở nên chính xác hơn ạ. 5
Chương 1: Khái quát chung về chấp thuận giao kết hợp đồng theo
Công ước Viên 1980.
1.1 Khái niệm chấp thuận giao kết hợp đồng:
Là sự thể hiện thoả thuận biểu hiện ý chí tự nguyện của các chủ thể, nhằm ấn định
các quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên đối với nhau được ghi nhận tại các điều khoản
trong hợp đồng mà các bên kí kết.
Nội dung của chấp thuận: • Giá cả • Thanh toán
• Phẩm chất và số lượng hàng hóa
• Địa điểm và thời gian giao hàng
• Phạm vi trách nhiệm của các bên (điều khoản miễn trách – miễn trừ)
• Giải quyết tranh chấp
=> Không sửa đổi bổ sung một trong các yếu tố cơ bản = không cấu thành hoàn chào hàng.
1.2 Các hình thức thể hiện chấp thuận:
Công ước Viên có 02 trường hợp được coi là chấp nhận giao kết hợp đồng:
Một là, chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng;
Hai là, chấp nhận một sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận đề nghị giao kết
hợp đồng nhưng có chứa đựng các điều khoản bổ sung hay những điều khoản khác
mà không làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng.
Theo khoản 2 Điều 18 1CISG2, Chấp thuận chào hàng không phát sinh hiệu lực nếu
sự chấp nhận ấy không được gửi tới người chào hàng trong thời hạn mà người này đã quy
định trong chào hàng, hoặc nếu thời hạn đó không được quy định như vậy, thì trong một
thời hạn hợp lý, xét theo các tình tiết của sự giao dịch, trong đó có xét đến tốc độ của các
phương tiện liên lạc do người chào hàng sử dụng.
1 Khoản 2 điều 18: Chấp nhận chào hàng có hiệu lực từ khi người chào hàng nhận được chấp nhận,….
2 Công ước Viên 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (viết tắt theo tiếng Anh là CISG-
Convention on Contracts for the International Sale of Goods) được soạn thảo bởi Ủy ban của Liên Hợp Quốc về
Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) trong một nỗ lực hướng tới việc thống nhất nguồn luật áp dụng cho hợp
đồng mua bán hàng hoá quốc tế. 6 1.3 Phúc đáp: 1.3.1 Khái niệm:
Phúc đáp là việc trả lời bằng thư từ, công văn một số câu hỏi mà chủ thể có thẩm
quyền đưa ra/đặt ra cho cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trong thẩm quyền, nhiệm
vụ, quyền hạn của mình.
1.3.2 Những lưu ý trong phúc đáp
Theo quy định của khoản 3 Điều 19 3của CISG, các đề nghị sửa đổi bổ sung “làm
thay đổi một cách cơ bản nội dung của chào hàng" sẽ được hiểu là các thay đổi, bổ sung
liên quan tới điểu kiện giá cả, phương thức thanh toán, chất lượng và số lượng hàng hoá,
địa điểm và thời hạn giao hàng, phạm vi trách nhiệm của các bên và cơ chế giải quyết tranh chấp.
Nếu chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng có sửa đổi, bổ sung điều khoản cơ bản
trong nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng thì mới được coi là một đề nghị giao kết
hợp đồng mới. Công ước Viên 1980 coi “các yếu tố bổ sung hay sửa đổi liên quan đến
các điều kiện giá cả, thanh toán, đến phẩm chất và số lượng hàng hóa, địa điểm và thời
hạn giao hàng, đến phạm vi trách nhiệm của các bên hay đến sự giải quyết tranh chấp
được coi là những điều kiện làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng
1.4 Thời hạn và thời điểm có hiệu lực của phúc đáp
1.4.1Thời điểm có hiệu lực:
Theo CISG, hợp đồng mua bán quốc tế được giao kết ‘khi chấp nhận chào hàng có
hiệu lực phù hợp với các quy định tại Điều 23 của Công ước.’ Điều này có nghĩa là CISG
chấp nhận mô hình cổ điển về trao đổi chào hàng và chấp nhận chào hàng, và không đòi
hỏi thêm các yếu tố khác như hình thức hợp đồng.
Theo Điều 23 và Điều 24 Công ước Viên 1980, hợp đồng được coi là đã ký kết kể
từ lúc sự chấp nhận chào hàng có hiệu lực (Một chào hàng, một thông báo chấp nhận
chào hàng hoặc bất cứ một sự thể hiện ý chí nào cũng được coi là “tới nơi” người được
chào hàng khi được thông tin bằng lời nói với người này, hoặc được giao bằng bất cứ
phương tiện nào cho chính người được chào hàng tại trụ sở thương mại của họ, tại trụ sở
3 Khoản 3 điều 19: Các yếu tố bổ sung hay sửa đổi liên quan đến các điều kiện giá cả, thanh toán, đến phẩm chất và
số lượng hàng hóa, địa điểm và thời hạn giao hàng, đến phạm vi trách nhiệm của các bên hay đến sự giải quyết
tranh chấp được coi là những điều kiện làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của chào hàng. 7
bưu chính hoặc nếu họ không có trụ sở thương mại hay địa chỉ bưu chính thì gửi tới nơi
thường trú của họ). Tinh thần này của Công ước Viên 1980 cho thấy thời điểm hợp đồng
được giao kết theo quy định của Công ước được xác định là thời điểm bên chào hàng (đề
nghị giao kết hợp đồng) nhận được chấp nhận chào hàng (chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng) vô điều kiện.
1.4.2 Thời hạn trả lời:
Theo khoản 1 Điều 19 CISG thông thường bên nhận chào hàng sẽ có một khoảng 4
thời gian nhất định để cân nhắc và trả lời chấp thuận. Thời điểm bắt đầu tính thời hạn để
trả lời chấp thuận sẽ căn cứ vào thời điểm chào hàng được giao để gửi đi.
1.4.3 Thời hạn chậm trả lời:
Khoản 2 Điều 21 CISG quy định trường hợp thư từ hay văn bản chấp nhận chào 5
hàng đến tay người chào hàng chậm trễ do lỗi của người chuyển giao thì chấp nhận vẫn
có hiệu lực, nếu người chào hàng không thông báo ngay cho người được chào hàng là
chào hàng của mình đã hết hiệu lực.
4 Khoản 1điều 19: Một sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng có chứa đựng những điểm bổ
sung, bớt đi hay các sửa đổi khác thì được coi là từ chối chào hàng và cấu thành một hoàn giá.
5 Khoản 2 điều 21: Nếu thư từ hay văn bản khác do người nhận chào hàng gửi đi chứa đựng một sự chấp nhận
chậm trễ mà thấy rõ rằng nó đã được gửi đi trong những điều kiện mà, nếu sự chuyển giao bình thường, nó đã đến
tay người chào hàng kịp thời, thì sự chấp nhận chậm trễ được coi như chấp nhận đến kịp thời, trừ phi không chậm
trễ người chào hàng thông báo miệng hoặc gửi thông báo bằng văn bản cho người được chào hàng biết người
chào hàng coi chào hàng của mình đã hết hiệu lực. 8
Chương 2: Khái quát chung về rút lại/hủy bỏ giao kết hợp đồng theo
Công ước viên 1980.
2.1 Rút lại giao kết hợp đồng
2.1.1 Rút lại giao kết hợp đồng là gì?
Rút lại giao kết hợp đồng hay rút lại chào hàng có thể được hiểu là việc thể
hiện ý chí của người gửi đề nghị giao kết hợp đồng hay người chào hàng muốn thu
hồi lại đề nghị của mình và chấm dứt việc chào hàng, ý định giao kết hợp đồng với
người nhận đề nghị hay người được chào hàng.
2.1.2 Điều kiện áp dụng rút lại giao kết hợp đồng là gì?
Theo Công ước viên Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
1980 (CISG) quy định tại Khoản 2 Điều 15 6thì rút lại giao kết hợp đồng hay rút lại
chào hàng là “khi người nhận được đề nghị nhận được thông báo về việc rút lại cào
hàng trước hoặc cùng lúc với chào hàng”.
Dựa theo quy định trên ta có thể hiểu việc rút lại đề nghị giao kết hợp đồng
chỉ được áp dụng khi và chỉ khi thông báo về việc rút lại chào hàng được gửi cho
người nhận đề nghị trước hoặc cùng lúc với khi người này được chào hàng.
2.2 Hủy bỏ giao kết hợp đồng
2.2.1 Hủy bỏ giao kết hợp đồng là gì?
Theo Công ước Viên 1980 (CISG) thì huỷ bỏ đề nghị giao kết hợp đồng là
việc cho tới khi hợp đồng được giao kết, nếu người được nhận đề nghị giao kết hợp
đồng nhận được thông báo về việc sẽ hủy ngang trước khi người này gửi thông báo chấp nhận chào hàng.
2.2.2 Điều kiện để huỷ bỏ đề nghị giao kết hợp đồng:
Một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng và hợp đồng nói chung
chỉ bị hủy bỏ nếu một bên là chủ thể của hợp đồng tuyên bố là hủy bỏ trên cơ sở
các căn cứ làm phát sinh quyền hủy bỏ hợp đồng được quy định theo Pháp luật.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 16 7Công ước Viên 1980 (CISG) ta có thể thấy điều luật
này quy định là “Cho tới khi hợp đồng được giao kết, người chào hàng vẫn có thể
hủy ngang chào hàng, nếu người được chào hàng nhận được thông báo về việc hủy
ngang trước khi người này gửi thông báo chấp nhận chào hàng”. Và Điều 22 “
6 Chào hàng dù là loại chào hàng không hủy ngang vẫn có thể bị hủy nếu như thông báo về việc hủy chào hàng đến
người được chào hàng trước hoặc cùng lúc với chào hàng.
7 Cho tới khi hợp đồng được giao kết, người chào hàng vẫn có thể hủy ngang chào hàng, nếu người được chào
hàng nhận được thông báo về việc hủy ngang trước khi người này gửi thông báo chấp nhận chào hàng. 9
Chấp nhận chào hàng có thể bị hủy nếu thông báo về việc hủy chào hàng tới nơi
người chào hàng trước hoặc cùng một lúc khi chấp nhận có hiệu lực“.
Tuy nhiên, các điều khoản này cũng quy định việc hủy bỏ một đề nghị giao
kết hợp đồng có thể được thực hiện với điều kiện hủy bỏ tới bên được đề nghị
trước khi bên này gửi chấp nhận đề nghị. Như vậy, chỉ khi bên được đề nghị chấp
nhận lời đề nghị bằng miệng hoặc là bên được đề nghị chứng minh được rằng là
mình đã chấp nhận bằng cách thực hiện một hành vi nào đó mà không thông báo
tới bên đề nghị thì bên đề nghị có quyền tiếp tục hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng
cho tới khi hợp đồng đó được giao kết. Bên cạnh đó, khi một đề nghị được chấp
nhận bằng văn bản, thì hợp đồng được giao kết khi chấp nhận đến bên đề nghị.
Trong trường hợp này, bên đề nghị mất đi quyền hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng
ngay khi bên được đề nghị gửi chấp nhận đề nghị.
2.2.3 Các trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng không thể bị huỷ bỏ:
Đề nghị giao kết hợp đồng không thể bị huỷ bỏ thường có nội dung quy định
thời gian cụ thể về việc chấp nhận chào hàng hoặc chào hàng có quy định chào
hàng sẽ không thể bị huỷ bỏ. Theo Công ước Viên 1980 (CISG) thì có một số vấn
đề pháp lí liên quan đến chào hàng không thể huỷ bỏ như sau:
a) “Nếu việc đề nghị giao kết hợp đồng (chào hàng) có quy định một thời gian
xác định, rõ ràng trong việc chấp nhận chào hàng hoặc chào hàng có quy định chào
hàng sẽ không thể bị hủy bỏ8.”
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người được chào hàng xem xét về đề nghị của
mình, thông thường người chào hàng sẽ quy định trong chào hàng rằng sẽ dành
một khoảng thời gian nhất định để người được chào hàng suy nghĩ về đề nghị giao
kết hợp đồng từ đó ra quyết định có chấp nhận đề nghị hay là không.
Như vậy, trong thời gian này nếu việc đề nghị giao kết hợp đồng được người
được chào hàng chấp nhận vô điều kiện thì hợp đồng coi như đã được kí kết thành
công. Việc dành một khoảng thời gian cho bên được chào hàng xem xét cũng như
là suy nghĩ về đề nghị của mình, người chào hàng đã tuyên bố ràng buộc nghĩa vụ
đã cam kết của mình đối với người được chào hàng trong thời gian đó. Điều này có
nghĩa là chào hàng sẽ không thể bị hủy bỏ trong thời gian đã được quy định trong chào hàng.
b) “Nếu người được chào hàng đã coi chào hàng là loại chào hàng không thể bị
hủy bỏ là hợp lí và người được chào hàng đã hành động một cách hợp lí.” Trong
8 Điểm a khoản 2 điều 16: Nếu nó chỉ rõ, bằng cách ấn định một thời hạn xác định để chấp nhận hay bằng cách
khác, rằng nó không thể bị hủy ngang, hoặc 10
trường hợp, mặc dù người chào hàng không quy định một cách rõ ràng rằng đề
nghị giao kết hợp đồng không thể bị hủy bỏ nhưng do nội dung của giao kết hoặc
vì lí do khách quan nào đó mà người được chào hàng đã coi việc đề nghị giao kết
là giao kết không thể bị hủy bỏ và người được chào hàng đã hành động một cách
hợp lý và theo xu hướng đó thì chào hàng này cũng được coi là giao kết hợp đồng không thể bị hủy bỏ.
Chương 3: Kết luận nội dung Phần I 11
Về vấn đề xác lập hợp đồng mua bán, CISG thừa nhận quy tắc Chào hàn –
Chấp nhận chào hàng (Offer - Acceptance rule). Công ước quy định một thư chào
giá phải được gửi đến một hay một số người cụ thể, xác định và miêu tả đầy đủ về
hàng hóa, số lượng, giá cả. Thư chào hàng có thể được thu hồi nếu thư thu hồi đến
khách hàng trước hoặc cùng lúc với thư chào hàng, hoặc trước khi khách hàng gửi
lại thư chấp thuận. Bất kỳ sự thay đổi nào với thư chào hàng ban đầu đều được
xem như sự từ chối thư chào hàng trừ phi các điều khoản sửa chữa không làm thay
đổi những điều khoản thiết yếu của thư chào hàng. Vấn đề này được nêu rõ ở Điều
15 9của Công ước Viên 1980. Riêng về vấn đề im lặng, Công ước quy định rõ tại
Điều 18.1: Im lặng hoặc không có hành động không được hiểu là Chấp Nhận.
Một trả lời được xem là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng khi người được
đề nghị chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị. Quy định này trong Công ước
Viên 1980 (Điều 19 khoản )
2 có mở rộng rằng một trả lời vẫn được xem là chấp
nhận nếu trả lời đó có chứa đứng những điều khoản bổ sung hay những điều khoản
khác nhưng không làm biến đổi cơ bản nội dung của chào hàng. Nếu nó chứa đụng
những điểm bổ sung, bớt đi hay sửa đổi cơ bản nội dung chào hàng thì được coi là
từ chối chào hàng và cấu thành một hoàn giá (Điều 19 Khoản 1, 3).
Công ước Viên 1980 có 02 trường hợp được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng:
- Một là, chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng.
- Hai là, chấp nhận một sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận đề nghị giao
kết hợp đồng nhưng có chứa đựng các điều khoản bổ sung hay những điều
khoản khác mà không làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng.
Phúc đáp là việc trả lời bằng thư từ, công văn một số câu hỏi mà chủ thể có
thẩm quyền đưa ra/đặt ra cho cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trong thẩm
quyền, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Công văn phúc đáp có thể được dùng trong
nhiều lĩnh vực khác nhau. Phạm vi của công văn phúc đáp: có giá trị hiệu lực,
giá trị áp dụng đối với cá nhân, đơn vị, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhận công
văn phúc đáp. Những lưu ý trong nội dung phúc đáp: phúc đáp có khuynh
hướng chấp nhận chào hàng nhưng có chứa đựng những điểm bổ sung, bớt đi hay
các sửa đổi khác thì được coi là từ chối chào hàng và cấu thành một hoàn giá. Các
yếu tố đó là điều kiện giá cả, thanh toán, đến phẩm chất và số lượng hàng hóa, địa
9 Điều 15: 1. Chào hàng có hiệu lực khi nó tới nơi người được chào hàng.
2. Chào hàng dù là loại chào hàng không hủy ngang vẫn có thể bị hủy nếu như thông báo về việc hủy chào hàng
đến người được chào hàng trước hoặc cùng lúc với chào hàng. 12
điểm và thời hạn giao hàng, đến phạm vi trách nhiệm của các bên hay đến sự giải
quyết tranh chấp. CSPL: Khoản 1 và 3 Điều 19 Công ước Viên 1980.
Thời hạn để chấp nhận chào hàng: do người chào hàng quy định theo Điều
20 Công ước Viên 1980. Thời điểm có hiệu lực: từ khi người chào hàng nhận
được lời chấp nhận theo Khoản 2 Điều 18 Công ước Viên 1980.
Trường hợp chậm trả lời: cũng có hiệu lực của một chấp nhận với điều kiện
người chào hàng phải thông báo miệng không chậm trễ hoặc gửi cho người nhận
chào hàng một thông báo về việc đó. Thời điểm có hiệu lực khi hết thời hạn mới
chấp nhận chào hàng thì chấp nhận này sẽ có hiệu lực nếu người chào hàng phải
thông báo miệng không chậm trễ cho người nhận chào hàng hoặc gửi cho người
này một thông báo về việc đó. Phần II
2.1 Rút lại giao kết hợp đồng.
Rút lại giao kết hợp đồng hay rút lại chào hàng có thể được hiểu là việc thể
hiện ý chí của người gửi đề nghị giao kết hợp đồng hay người chào hàng muốn thu
hồi lại đề nghị của mình và chấm dứt việc chào hàng, ý định giao kết hợp đồng với
người nhận đề nghị hay người được chào hàng.
“Rút lại một giao kết hợp đồng” (quy định tại Điều 15.2 CISG): thời điểm rút
lại chào hàng là lúc thông báo rút lại chào hàng tới nơi người được chào hàng trước
hoặc cùng lúc với chào hàng. Điều kiện áp dụng: Theo Công ước viên Liên hợp
quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 1980 (CISG) quy định tại Khoản 2
Điều 5 thì rút lại giao kết hợp đồng hay rút lại chào hàng là “khi người nhận được
đề nghị nhận được thông báo về việc rút lại cào hàng trước hoặc cùng lúc với chào
hàng”. 2.2 Hủy bỏ giao kết hợp đồng.
Hủy bỏ chào hàng hay hủy bỏ giao kết hợp đồng là việc hủy bỏ, chấm dứt
hiệu lực của một giao kết hợp đồng đã phát sinh hiệu lực.
“Hủy bỏ giao kết hợp đồng” (quy định tại Điều 16 CISG): thời điểm hủy bỏ
giao kết hợp đồng là lúc thông báo hủy giao kết hợp đồng tới nơi người được chào
hàng trước khi người này gửi chấp nhận giao kết. Điều kiện áp dụng: nếu người
được chào hàng nhận được thông báo về việc hủy ngang trước khi người này gửi
thông báo chấp nhận chào hàng, hoặc nếu thông báo về việc hủy chào hàng tới nơi
người chào hàng trước hoặc cùng một lúc khi chấp nhận có hiệu lực.
Ngoại lệ cần lưu ý về hủy bỏ giao kết (Khoản 2 Điều 16): 13
Khi đề nghị quy định rõ là không thể bị hủy ngang: đề nghị giao kết hợp
đồng không thể bị hủy ngang mà có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau,
cách rõ ràng và trực tiếp nhất là bên đưa ra đề nghị tuyên bố rõ điều này hoặc ấn
định thời hạn cho việc trả lời chấp nhận.
Bên đề nghị có cơ sở hợp lý để tin là đề nghị không hủy ngang: sự tin tưởng
của bên được đề nghị có thể xuất phát từ xử sự của bên đề nghị hoặc do tính chất
của đề nghị. Hành vi mà bên được đề nghị phải thực hiện trên cơ sở đề nghị có thể
là tiến hành việc sản xuất với điều kiện là những hành vi này được coi như thường
gặp trong hoạt động mua bán hàng hóa hoặc được bên đề nghị biết trước hoặc dự liệu trước. Rút lại Hủy bỏ Chủ thể Người chào hàng Người chào hàng
Rút lại giao kết hợp đồng Hủy bỏ chào hàng hay hủy
hay rút lại chào hàng có thể bỏ giao kết hợp đồng là việc
được hiểu là việc người gửi hủy bỏ, chấm dứt hiệu lực Nội dung
đề nghị giao kết hợp đồng của một giao kết hợp đồng đã
hay người chào hàng muốn phát sinh hiệu lực.
thu hồi lại đề nghị của mình.
Thông báo cho người được Thông báo cho người được Hình thức
chào hàng hay giao kết hợp chào hàng hay giao kết hợp đồng. đồng.
Theo Công ước viên Liên Nếu người được chào hàng
hợp quốc về hợp đồng mua nhận được thông báo về việc
bán hàng hóa quốc tế 1980 hủy ngang trước khi người
(CISG) quy định tại Khoản này gửi thông báo chấp nhận
2 Điều 5 thì rút lại giao kết chào hàng, hoặc nếu thông Điều kiện
hợp đồng hay rút lại chào báo về việc hủy chào hàng
hàng là “khi người nhận tới nơi người chào hàng
được đề nghị nhận được trước hoặc cùng một lúc khi
thông báo về việc rút lại cào chấp nhận có hiệu lực.
hàng trước hoặc cùng lúc với chào hàng”.
Chấm dứt quan hệ giữa hai Khi giao kết hợp đồng hay
bên, đề nghị giao kết hợp chào hàng bị hủy bỏ thì giao Hậu quả pháp lý
đồng chấm dứt hiệu lực kết hợp đồng không có hiệu pháp luật.
lực từ thời điểm giao kết. 14 Kết luận
Theo VCCI tham gia CISG sẽ “lợi cho doanh nghiệp, lợi cho cả nền kinh tế”, theo Trung
tâm thương mại trọng tài quốc tế, trong số 500 vụ kiện mà Trung tâm này thụ lý thì đã có tới
80% số vụ có yếu tố nước ngoài. Kinh tế Việt nam đang trong quá trình hội nhập với sự phát
triển của nền kinh tế thế giới. Các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng mở rộng hoạt động kinh
doanh của mình, liên kết buôn bán hàng hóa với doanh nghiệp các nước khác trên thế giới. Việc
mở rộng ngoại thương không chỉ mang đến nguồn lợi nhuận to lớn cho các doanh nghiệp mà còn
giúp phát triển nền kinh tế của Việt Nam.
Với tính chất phức tạp của một giao dịch hàng hóa quốc tế, hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế phải được soạn một cách chặt chẽ giữa các bên để tránh trường hợp hủy bỏ hợp đồng dẫn
đến tranh chấp giữa các bên và phát sinh thiệt hại từ hoạt động trên. Điều ước quốc tế phổ biến
nhất hiện nay được áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là Công ước Viên 1980 (CISG).
Qua qua trình nghiên cứu vấn đề rút lại/hủy giao kết hợp đồng, chấp thuận hợp đồng theo
Công ước Viên 1980. Đối chiếu các quy định liên quan của Công ước Viên 1980, có thể nói, trừ
một số chi tiết cụ thể, hầu hết các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến giao kết hợp
đồng đều tương thích với nguyên tắc cơ bản của Công ước Viên 1980.
- Nguồn tài liệu tham khảo:
Giáo trình Luật thương mại quốc tế phần II
https://m.thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Cong-uoc-vien-Lien-Hop-quoc-mua-
ban-hang-hoa-quoc-te-11-04-1980-90153.aspx
https://vjol.info.vn/index.php/tks/article/download/58740/49107/
- Luận văn thạc sĩ về Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế của Nguyễn Thị Mai.
- Luật Minh Khuê https://luatminhkhue.vn/khai-niem-ve-chao-hang-khong-the-bi-
nguoi-chao-hang-huy-bo-la-gi--.aspx 15
- Thư viện pháp Luật https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/thoi-
su-phap-luat/tu-van-phap-luat/42046/chao-hang-va-chap-nhan-chao-hang-trong thuong-mai-quoc
te#:~:text=Theo%20%C4%90i%E1%BB%81u%2022%20C
%C3%B4ng%20%C6%B0%E1%BB%9Bc,ch%E1%BA%A5p%20nh%E1%BA
%ADn%20c%C3%B3%20hi%E1%BB%87u%20l%E1%BB%B1c. 16