-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Sinh 11 Kết nối tri thức bài 14: Khái quát về cảm ứng ở sinh vật
Sinh 11 Kết nối tri thức bài 14: Khái quát về cảm ứng ở sinh vật được biên soạn dưới dạng file PDF giúp các em học sinh tham khảo, ôn tập đầy đủ các kiến thức, chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp tới. Mời bạn học đón xem!
Chương 2: Cảm ứng ở sinh vật (KNTT) 17 tài liệu
Sinh Học 11 318 tài liệu
Sinh 11 Kết nối tri thức bài 14: Khái quát về cảm ứng ở sinh vật
Sinh 11 Kết nối tri thức bài 14: Khái quát về cảm ứng ở sinh vật được biên soạn dưới dạng file PDF giúp các em học sinh tham khảo, ôn tập đầy đủ các kiến thức, chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp tới. Mời bạn học đón xem!
Chủ đề: Chương 2: Cảm ứng ở sinh vật (KNTT) 17 tài liệu
Môn: Sinh Học 11 318 tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Sinh Học 11
- Chương 1: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật (KNTT) (34)
- Chương 3: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật (KNTT) (18)
- Chương 4: Sinh sản ở sinh vật (KNTT) (13)
- Chương 5: Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật và một số ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thể (KNTT) (6)
- Đề thi Sinh Học 11 (25)
Preview text:
Sinh 11 Kết nối tri thức bài 14: Khái quát về cảm ứng ở sinh vật
I. Khái niệm và vai trò của cảm ứng
Câu hỏi: Cho ví dụ về cảm ứng ở động vật, thực vật và phân tích vai trò của các cảm ứng đó. Bài làm
Ví dụ cảm ứng ở thực vật: Lá cây trinh nữ (Mimosa pudica L.) cụp lại khi bị chạm
phải; thân và cành cây hướng sáng; vận động bắt mồi của cây gọng vó; ...
Ví dụ cảm ứng ở động vật: Khi bị gai đâm vào tay, thụ thể đau ở tay chuyển thông
tin đau về bộ phận xử lí thông tin (tuỷ sống và não bộ), thông tin từ bộ phận xử lí
thông tin truyền đến cơ xương, cơ xương co làm tay rụt lại; ...
Vai trò của cảm ứng đối với sinh vật: cảm ứng là đặc điểm thích nghi với những thay
đổi của môi trường, đảm bảo cho sinh vật được tồn tại và phát triển.
II. Cơ chế cảm ứng ở sinh vật
Câu hỏi: Cơ chế cảm ứng ở thực vật giống với động vật như thế nào? Bài làm
Cơ chế cảm ứng ở thực vật giống với động vật đều được thực hiện thông qua các
bộ phận: tiếp nhận kích thích, dẫn truyền thông tin kích thích, xử lí thông tin và đáp ứng.
Luyện tập và vận dụng
Câu 1: Những bộ phận nào của cơ thể thực vật và động vật tham gia vào quá trình cảm ứng? Bài làm
Ở cơ thể thực vật, cả 3 bộ phận là: rễ, thân và lá đều tham gia vào quá trình cảm ứng.
Ở cơ thể động vật có hệ thần kinh, cảm ứng thực hiện qua cung phản xạ: thụ thể
cảm giác tiếp nhận kích thích từ môi trường tạo ra xung thần kinh truyền về thần
kinh trung ương, xung thần kinh đi đến cơ quan đáp ứng tạp ra đáp ứng phù hợp.
Câu 2: Hiện tượng người quay đầu lại khi nghe tiếng người khác gọi tên mình từ
phía sau có phải là cảm ứng không? Giải thích. Bài làm
Hiện tượng người quay đầu lại khi nghe tiếng người khác gọi tên mình từ phía sau
không phải là cảm ứng. Bởi vì, cảm ứng là sự tiếp nhận và phản ứng của sinh vật
đối với những thay đổi của môi trường, đảm bảo cho sinh vật thích nghi với môi
trường sống. Còn hiện tượng người quay đầu lại khi nghe tiếng người khác gọi tên
mình từ phía sau là phản ứng của cơ thể, trả lời các kích thích của môi trường dưới
sự điều khiển của hệ thần kinh. ----------------------------