




Preview text:
Số hiệu quân nhân là gì? Cách tra cứu số hiệu quân nhân
1. Khái niệm Quân nhân ?
1.1. Quân nhân là gì ?
Quân nhân là thuật ngữ dùng để gọi chung cho những người phục vụ trong Lực lượng vũ trang
của một quốc gia nói chung hoặc chỉ chủ thể công tác trong một đơn vị quân đội nói riêng. Danh
xưng này không được áp dụng cho bên Công an, Cảnh sát hay người phục vụ trong ngành An
ninh. Quân nhân còn bao gồm Tướng lĩnh, Quân nhân Chuyên nghiệp, Sĩ quan, Hạ sĩ
quan - Binh sĩ, Nhân viên Quốc phòng,... có Cấp bậc, Quân hàm tương ứng do từng Quốc gia quy định.
Khi nhắc đến Quân nhân, chủ thể được đề cập phổ biến là từ cấp bậc quân nhân chuyên nghiệp
hoặc quân nhân do tham gia nghĩa vụ quân đội. Tuy nhiên quân nhân do tham gia nghĩa vụ nếu
hoàn thành thời gian nhập ngũ, tham gia thi tuyển và đủ điều kiện sẽ được chuyển lên cấp bậc
chuyên nghiệp. Từ cấp bậc chuyên nghiệp sẽ được thăng dần cấp bậc lên thành những chức
danh cao hơn tương đương đối với ngành Quân đội.
1.2. Quân nhân chuyên nghiệp là gì ?
Như những phân tích cơ bản ở trên, quân nhân chuyên nghiệp cũng là chủ thể phục vụ trong
hàng ngũ Quân đội. Căn cứ theo Điều 2 - Luật Quân nhân chuyện nghiệp, công nhân và viên
chức quân phòng năm 2015 quy định về Quân nhân chuyên nghiệp năm như sau:
- Quân nhân chuyên nghiệp là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ
phục vụ trong Quân đội nhân dân, được tuyển chọn, tuyển dụng theo chức danh và được phong
quân hàm quân nhân chuyên nghiệp ;
- Quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ là quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ trong lực lượng
thường trực của Quân đội nhân dân ;
- Quân nhân chuyên nghiệp dự bị là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật,
nghiệp vụ đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân theo quy định pháp luật ;
- Chiến đấu viên cũng là một quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ thuộc bộ phân trực tiếp thực
hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu.
Nói chung, quân nhân chuyên nghiệp được hiểu chính là lực lượng nòng cốt của đội ngũ chuyên
môn sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ, chiến đấu và thực hiện các nhiệm vụ khác trong quân đội
nhằm bảo vệ Tổ quốc và phục vụ nhân dân. Khác với chiến sĩ phục vụ trong ngành công an
thực hiện công tác đảm bảo trật tự an ninh trong nước thì quân nhân chuyên nghiệp lại đảm
nhận trách nhiệm quan trọng hơn là ngăn chặn mọi thế lực thù địch tấn công phá hoại hòa bình,
xâm phạm lãnh thổ quốc gia.
2. Số hiệu quân nhân theo quy định pháp luật ?
Việc xác định số hiệu quân nhân được căn cứ theo quy định tại Thông tư 218/2016/TT-
BQP Quy định về viêc cấp, quản lý, sử dụng giấy Chứng minh sỹ quan; chứng minh quân nhân
chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; thẻ hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ; thẻ sĩ quan
dự bị; thẻ quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị quy định ;
Theo Điều 3 - Thông tư 218/2016/TT-BQP hướng dẫn thì quân nhân ở mọi cấp bậc sẽ được
cấp và có quyền sử dụng Giấy chứng minh quân nhân và Thẻ quân nhân tùy theo hàm và cấp
bậc trong quân đội ; việc cấp Giấy chứng minh và Thẻ cho quân nhân sẽ thể hiện số hiệu riêng
của mỗi cá nhân, từ đó thể hiện về thông tin cá nhân cũng như toàn bộ hồ sơ lý lịch của quân
nhân đó trên dữ liệu do Cục Cán bộ Tổng cuc Chính trị quản lý ;
Theo đó, tại Khoản 1 - Khoản 2 - Điều 17 - Thông tư này quy định rõ về hình thức Giấy chứng minh quân nhân như sau:
- Mặt trước Giấy chứng minh sĩ quan :
Số: Là số hiệu sĩ quan gồm 8 chữ số;
Họ tên: Ghi họ, chữ đệm, tên theo giấy khai sinh, chữ in hoa, đủ dấu;
Cấp bậc: Cấp bậc thiếu úy đến cấp bậc đại úy, ghi cấp úy; cấp tá và cấp tướng ghi cấp
bậc quân hàm sĩ quan hiện tại;
Đơn vị cấp: Giấy chứng minh sĩ quan cấp tướng ghi Bộ Quốc phòng; Giấy chứng minh
sĩ quan cấp tá, cấp úy ghi tên đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng;
Ngày, tháng, năm: Ghi ngày, tháng, năm cấp Giấy chứng minh sĩ quan;
Ảnh: Quy định tại Điều 4 về Kỹ thuật thu thập thông tin tạiThông tư này;
Hạn sử dụng: Quy định tại Điều 14 về Thời hạn sử dụng Giấy chứng minh quân nhân
và thẻ quân nhân theo Thông tư này.
- Mặt sau Giấy chứng minh sĩ quan :
Ngày, tháng, năm sinh: Ghi theo giấy khai sinh;
Dân tộc: Ghi tên dân tộc theo quy định của pháp luật;
Quê quán: Ghi xã, phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương;
Nơi thường trú: Là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của gia đình; trường hợp chưa đăng
ký hộ khẩu thì ghi theo hộ khẩu của vợ, chồng, con hoặc bố, mẹ, người nuôi dưỡng hợp
pháp; địa danh hành chính cấp xã ghi thôn, bản, ấp, xã trở lên; thị xã, thành phố ghi số
nhà, ngõ, ngách, đường phố, phường trở lên;
Nhân dạng: Ghi chiều cao, đặc điểm riêng quy định tại Điều 4 về Kỹ thuật thu thập
thông tin trên Giấy chứng minh và Thẻ quân nhân tại Thông tư này;
Nhóm máu: Quy định tại về Điều 4 về KỸ thuật thu thập thông tin trên Giấy chứng
minh và Thẻ quân nhân tại Thông tư này.
Trên mẫu Giấy chưng minh quân nhâ và Thẻ sĩ quan biểu thị đầy đủ những thông tin cơ quan
về quân nhân, về địa chỉ, quê quán, xuất thân. Khi tiến hành tra cứu thông tin của quân nhân,
Cục Cán bộ Tổng cục quản lý chỉ cần dưa theo số hiệu mà mỗi quân nhân được cấp sẽ tra được
hồ sơ đầy đủ về thông tin này. Theo đó, mỗi quân nhân đều mang một số hiệu cụ thể và cá biệt,
không có hai cá nhân bất kỳ nào có số hiệu quân nhân khác nhau.
Việc tra cứu thông tin quân nhân từ số hiệu thực tế mang lại hiệu quả rất cao trong suốt quá
trình quản lý và hoạt động ngành Quân đội nói chung:
- Nếu trong thời kỳ chiến tranh, khi quân nhân phải ra chiến trường, có người phải hy sinh xa
quê hương, gia đình mà không tìm được thân nhân hoặc chưa thể thông báo cho thân nhân thì
sẽ dựa vào số hiệu riêng biệt để tra ra thông tin của quân nhân đó.
- Hiện tại, khi công nghệ đã phát triển đến trình độ nhất định, mọi thông tin và tài liệu đều được
số hóa thì việc tra cứu số hiệu của quân nhân được thực hiện dễ dàng và hiệu quả nhờ vào hệ
thống quản lý dữ liệu được Tổng cục quản lý - Cục Cán bộ quản lý, hoặc quân nhân, thân nhân
có thể tiến hành tra cứu số hiệu quân nhân hay những thông tin ghi trên Giấy chứng minh, thẻ
quân nhân qua Cổng thông tin Dịch vụ công trực tuyến của Bộ quốc phòng qua đường địa chỉ
:http://dichvucong.mod.gov.vn/web/bo-quoc-phong/tra-cuu-v2#/
- Ngoài ra, việc tra cứu số hiệu quân nhân còn được sử dụng trong các trường hợp quân nhân
bị mất hoặc hư hỏng thẻ và yêu cầu cấp lại; hoặc trong một số trường hợp như: thôi phục vụ
trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân; được cấp đổi thẻ; được cấp thể chứng
minh mới, bị tước danh hiệu quân nhân hoặc buộc thuộc việc khi mắc sai phạm nghiêm trọng
trong Quân đội. Tuy nhiên số hiệu quân nhân vẫn được lưu lại trên hệ thống dữ liệu và không thay đổi.
3. Một số câu hỏi về Tra cứu số hiệu quân nhân ?
3.1. Cách tra cứu và xin cấp lại Giấy chứng minh quân nhân dưa theo số hiệu quân nhân ?
Trong trường hợp quân nhân bị mất Giấy chứng minh hoặc Thẻ quân nhân của mình và nhớ số
hiệu quân nhân của mình thì có thể yêu cầu cơ quan đang công tác cấp lại Giấy chứng nhận
theo số hiệu cũ như sau:
Bước 1: Quân nhân làm đơn đề nghị cấp lại, xác nhận của Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp,
điền vào tờ khai theo mẫu, điền số hiệu quân nhân và nộp cho cơ quan quản lý nhân sự ;
Bước 2: Bộ phận quản lý nhân sự của đơn vị mà quân nhân đó đang công tác thực hiện chụp
ảnh, lấy vân tay quân nhân, đối chiếu dữ liệu quản lý quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và
viên chức quốc phòng để làm thủ tục cấp Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và
viên chức quốc phòng thuộc quyền quản lý đơn vị; báo cáo cấp trên về trường hợp cấp lại Giấy
chứng minh, thời gian thực hiện không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thiện thủ tục ;
Bước 3: Cơ quan quản lý nhân sự sư đoàn và tương đương thực hiện thủ tục kiểm tra việc cấp
Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng của đơn vị thuộc
quyền; tổng hợp báo cáo cấp trên trực tiếp; thời gian thực hiện không quá 10 ngày làm việc kể
từ ngày hoàn thiện thủ tục;
Bước 4: Phòng quản lý nhân sự thuộc cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện
kiểm tra, hoàn chỉnh thủ tục; báo cáo Thủ trưởng đơn vị ký Chứng minh quân nhân chuyên
nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc quyền quản lý; thời gian thực hiện không
quá 15 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thiện thủ tục.
Như vậy, trong trường hợp quân nhân chuyên nghiệp hoặc các cấp bậc quan đội khác khi làm
mất, làm thất lạc Giấy chứng minh hoặc Thẻ quân nhân thì sẽ làm thủ tục và xin được cấp
chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, Thẻ quân nhân mới.
3.2. Hướng dẫn tra cứu giấy phép lái xe quân đội ?
Hướng dẫn cách tra cứu giấy phép lái xe quân đội như sau:
Bước 1: Truy cập và đường link tra cứu: https://gplx.gov.vn/ của Tổng cục Đường bộ Việt
Nam về việc tra cứu Giấy phép lái xe, đây là trang thông tin chính thức do Bộ Giao thông vận
tải Việt Nam – đảm bảo thông tin chính thống, chuẩn xác nhất.
Bước 2: Nhập đầy đủ thông tin :
Tại Mục Tra cứu Giấy phép lái xe ở góc phía trên bên phải màn hình, nhập đầy đủ thông tin như sau :
- Chọn mục tương ứng với Giấy phép lái xe đang cần kiểm tra:
+ Giấy phép lái xe có thời hạn( PET) : Bao gồm các loại bằng lái xe hạng A4, B1, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE ;
+ Giấy phép lái xe không có thời hạn (PET ) : Bao gồm các loại bằng lái xe hạng A1, A2 và A3 ;
+ Giấy phép lái xe loại cũ : trong trường hợp giấy phép lái xe của bạn được cấp trước tháng 7
năm 2013, giấy phép lái xe cũ bằng giấy ép nhựa bên ngoài.
- Số Giấy phép lái xe : Là dãy số đỏ biểu thị phía bên dưới dòng chữ GIẤY PHÉP LÁI XE/ DRIVER’S LICENSE.
- Ngày / tháng / năm sinh :
+ Giấy phép lái xe có thời hạn : Nhập ngày, tháng, năm theo ngày, tháng, năm thực tế.
+ Giấy phép lái xe loại cũ: Chỉ cần nhập vào năm sinh.
- Nhập mã bảo vệ: Mã bảo vệ theo các ký tự hiển thị.
Bước 3: Bấm vào: Tra cứu và kiểm tra thông tin
Hệ thống sẽ trả kết quả như sau:
Nếu hiện đầy đủ và đúng với thông tin về bằng lái xe tra cứu như họ tên, hạng xe số
seri, ngày trúng tuyển, nơi cấp, ngày cấp và ngày hết hạn: Giấy phép lái xe hợp lệ ;
Thông tin trả về không khớp với Giấy phép lái xe của bạn thì là Giấy phép lái xe không
hợp hệ hoặc có thể là giả mạo ;
Hệ thống báo “Không tìm thấy số GPLX đã nhập” thì bạn cần tiến hành thao tác kiểm
tra lại những thông tin phía trên.