Sơ lược nội dung triết học | Triết học - MacLenin | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Triết học Mác - Lenin là một phần quan trọng của chương trình học Triết học - MacLenin tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Dưới đây là một sơ lược về nội dung của môn học này:
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40190299
Sơ lược nội dung triết học
Triết học Mác Lenin (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) lOMoAR cPSD| 40190299
CÂU 1: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Ý nghĩa PP luận ? Cho ví dụ minh họa ?
MB: Thế giới xung quanh chúng ta có vô vàn sự vật, hiện tượng phong phú và đa dạng. Nhưng tất
cả đều quy về hai lĩnh vực VC và YT. Lịch sử của triết học cũng là lịch sử của những cuộc đấu
tranh xung quanh vấn đề cơ bản của triết học với hai phạm trù lớn trên: VC và YT. Vậy quan niệm
duy vật mác-xít như thế nào về VC và YT, MQH giữa hai phạm trù này như thế nào? KHÁI NIỆM
VẬT CHẤT : Vật chất là một phạm trù triết học, khách quan, đem lại cho con người trong
cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác
VD: có thể là vật thể, tri thức, quy luật hay bất cứ thứ gì tồn tại khách
quan.. Lửa tạo ra hơi ấm, nước đá thì lạnh
Ý THỨC: Sự phản ánh thế giới vật chất vào trong đầu óc con người và được thể hiện ra bên
ngoài là tri thức, tình cảm, ý chí, niềm tin
VD: Tự ý thức. Khi ta nhắc đến hoặc nhìn vào cái cây thì chính ý thức của thân sẽ hình
dung ra hình ảnh đó.
MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG VC QĐ YT: QĐ nguồn gốc:
+ Vật chất tồn tại khách quan, độc lập vật chất là cái có trước, là tính thứ nhất. Ý thức chỉ là hình
thức phản ánh của vật chất vào trong bộ óc con người nên ý thức là cái có sau, là tính thứ hai.
+ Phải có sự vận động của vật chất trong tự nhiên (bộ óc người và thế giới khách quan) và vật
chất trong xã hội (lao động và ngôn ngữ) thì mới có sự ra đời ý thức VD: QĐ nội dung:
+ Dưới bất kỳ hình thức nào, ý thức đều là phản ánh hiện thực khách quan. Nội dung của ý
thức là sự phản ánh hiện thực khách quan trong đầu óc con người. VD: lOMoAR cPSD| 40190299
QĐ sự biến đổi, phát triển ý thức
+ Mọi sự tồn tại, phát triển của ý thức đều gắn liền với sự biến đổi của vật chất. Vật chất thay
đổi thì ý thức cũng phải thay đổi theo.
+ Vật chất luôn vận động và biến đổi con người ngày càng phát triển cả về thể chất lẫn tinh
thần ý thức cũng phát triển cả về nội dung và hình thức phản ánh VD:
Đk hiện thực hóa ý thức
+ Bản chất của ý thức là phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan, tức là thế giới vật
chất được dịch chuyển vào bộ óc con người và được cải biên trong đó. Vậy nên vật chất là cơ
sở để hình thành bản chất của ý thức VD:
VD: khi ta nhìn một vật nào đó chẳng hạn như cái cây thì cái cây là vật chất, hình ảnh đó
phản ánh vào bộ não chúng ta, ý thức xuất hiện hình ảnh cái cây, nên ý thức là cái có sau
dựa vào vật chất YT QĐ VC
Thông qua hoạt động thực tiễn có thể làm biến đổi TGKQ
+ Nhờ hoạt động thực tiễn, ý thức biến đổi những đk, hoàn cảnh vật chất, thậm chí là
thiên nhiên thứ hai phục vụ con người VD:
Thúc đẩy hoặc kìm hãm TGVC
+ Tích cực: Khi phản ánh đúng đắn hiện thực, ý thức sẽ là động lực thúc đẩy vật chất phát triển.
+ Tiêu cực: Khi phản ánh sai lạc hiện thực, ý thức có thể kìm hãm sự phát triển của vật chất VD:
VD: tôi muốn học giỏi, đó là ý thức của tôi, thì tôi cần phải quyết tâm dựa vào ý chí của
mình, ý thức sẽ tác động lại vật chất khiến tôi phát triển bản thân lOMoAR cPSD| 40190299 Ý NGHĨA PP LUẬN
Quan điểm khách quan: xem xét đánh giá SVHT
+ Xuất phát từ bản thân sự vật hiện tượng
+ Xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan khi hoạt động thực tiễn
VD: Trong học tập, tôi cần phải xác định được nội quy trường học, giờ học, thời khóa biểu,
những yếu tố thực tế để có ý thức chấp hành đúng quy định, tham gia các tiết học đầy đủ và
hoàn thành các nhiệm vụ giảng viên đề ra
Trong cuộc sống, trước khi đánh giá một người nào đó, tôi phải tiếp xúc với người đó và lắng
nghe những đánh giá của những người xung quanh về người đó, không thể chủ quan “trông
mặt mà bắt hình dong”, không thể chỉ dựa vào cảm xúc cá nhân mà đánh giá người đó
+ Chống lại bệnh chủ quan duy ý chí
VD: Khi tham gia thảo luận nhóm, tôi sẽ lắng nghe và tiếp thu những điều hay mà các thành
viên góp ý cho mình để hoàn thành công việc theo kế hoạch. Hay khi đăng ký học phần, tôi
không chủ quan vào năng lực của mình mà đăng ký quá nhiều môn tránh cho bản thân không kham nổi
Quan điểm phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức
+ Tôn trọng tri thức, tích cực truyền bá tri thức khoa học
+ Bồi dưỡng tình cảm niềm tin, ý chí
VD: bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện đạo đức, phẩm chất qua việc đọc sách, tập yoga, tham gia
các buổi trao đổi, thảo luận + Chú ý mặt lợi ích
+ Chống thái độ trông chờ, ỷ lại, bảo thủ
VD: chủ động tìm kiếm và trau dồi tri thức cho bản thân, bồi dưỡng những kỹ năng cần thiết
cho bản thân, không quá phụ thuộc vào người khác mà phải tự phát huy tính sáng tạo, suy nghĩ mới lạ lOMoAR cPSD| 40190299
CÂU 2: Phân tích nội dung và ý nghĩa PP luận của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Cho ví dụ minh họa ?
KHÁI NIỆM MỐI LIÊN HỆ
Chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa
các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới
VD: sự sản xuất của các khu công nghiệp sẽ dẫn đến việc thải chất độc vào không khí ảnh
hưởng sức khỏe con người
KHÁI NIỆM MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN
Dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ, khẳng định rằng mối liên hệ là cái vốn có của
tất thẩy mọi sự vật hiện tượng trong thế giới, không loại trừ sự vật, hiện tượng nào, hay lĩnh vực nào
VD: liên hệ giàu nghèo, trong gia đình có các mối liên hệ: vợ - chồng, anh –
em… TÍNH CHẤT CỦA MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN
Tính khách quan: các mối liên hệ là vốn có của mọi sự vật, hiện tượng; nó không phụ
thuộc vào ý thức của con người. VD:
Khi tôi trồng 1 cái cây tôi phải bón phân, tưới nước, cho nó quang hợp với ánh sáng mặt
trời thì một thời gian nó mới nảy mầm phát triển, nếu không có điều kiện trên thì cây sẽ
không thể phát triển được.
Mối liên hệ đó mang tính khách quan, con người không thể sáng tạo ra được mối liên hệ đó,
mà có thể nhận thức, tác động.
Quy luật sinh học; sinh – trưởng thành – già – chết. Cái vốn có của con vật đó, tách rời
khỏi mối liên hệ đó không còn là con vật, con vật đó sẽ chết
Tính phổ biến: liên hệ bao trùm cả tự nhiên, xã hội và tư duy. Không có SV HT nào tồn
tại riêng rẻ, biệt lập.
VD: Không gian và thời gian; sự vật, hiện tượng; tự nhiên, xã hội, tư duy đều có mối liên
hệ, chẳng hạn quá khứ, hiện tại, tương lai liên hệ chặt chẽ với nhau... lOMoAR cPSD| 40190299
Tính đa dạng, phong phú: các mối liên hệ này có vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn
tại và vận động của sự vật, hiện tượng
VD: cùng con người nhưng mỗi giai đoạn phát triển khác nhau nhu cầu về nước cũng
khác, con người sống ở nơi lạnh, nơi nóng nhu cầu về nước khác nhau; cây xanh có cây
cần nhiều nước, ánh sáng, cây cần ít nước, ánh sáng
+ Mối liên hệ bên trong - bên ngoài
VD: Trong công ty, bên trong là liên hệ với nhân viên đang làm cho công ty và bên ngoài là
các đối tác chiến lược tương trợ cho công ty
+ Mối liên hệ chủ yếu - thứ yếu
VD: Đạt điểm cao trong học tập.
Chủ yếu: Do học sinh nắm vững kiến thức vận dụng
Thứ yếu: do sự may mắn, câu hỏi nằm trong phạm vi hiểu biết của học sinh
+ Mối liên hệ tất nhiên ( cơ bản ) – ngẫu nhiên (không cơ bản)
VD: một người có mối liên hệ cơ bản là gia đình và không cơ bản là với mọi người xung quanh
+ Mối liên hệ trực tiếp - gián tiếp
VD: vợ chồng có mối liên hệ trực tiếp với nhau, còn mối liên hệ gián tiếp là cha mẹ của vợ và chồng lOMoAR cPSD| 40190299
Ý NGHĨA CỦA PP LUẬN: là cơ sở lý luật khoa học xây dựng QĐ toàn diện, lịch sử cụ thể
Quan điểm toàn diện yêu cầu:
+ Xem xét đánh giá sự vật hiện tượng phải bao quát các mặt các yếu tố, các mối liên hệ,
đồng thời xác định vị trí vai trò của chúng trong mối liên hê
+ Xác định phân loại mối liên hệ
+ Hiểu SV HT phải đặt SVHT vào đúng không gian thời gian, vai trò vị trí hoàn cảnh
điều kiện lịch sử cụ thể
+ Trong quá trình hoạt động thực tiễn phải biết huy động tổng hợp các nguồn lực,
phương tiện, lực lượng tác động vào mlh kết hợp với chính sách có trọng tâm trọng điểm
+ Chống lại quan điểm phiến diện 1 chiều, quan điểm chung chung trừu tượng
VD: muốn học tập tốt, lao động tốt thì phải dựa vào rất nhiều mối liên hệ: thầy cô, bạn bè,
anh chị, phòng ban trong trường, gia đình, xã hội…
QĐ lịch sử- cụ thể yêu cầu :
+ Nhận thức và cải tạo sự vật phải gắn với không gian thời gian xác định và chú ý đến
điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể mà sự vật đó sinh ra, tồn tại, biến đổi và phát triển
+ Chống máy móc, rập khuôn, chung chung, đại thể (*)
VD: phương pháp dạy trong gia đình. Với mỗi người con trong gia đình chúng ta phải có
phương pháp rèn luyện riêng, với mỗi giai đoạn trưởng thành của con cái lại ứng với mỗi pp riêng .
VD CHÍ PHÈO CŨNG ĐƯỢC Ó lOMoAR cPSD| 40190299
CÂU 3: Phân tích nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật thống nhất và đấu tranh của
các mặt đối lập ? Liên hệ phân tích các mâu thuẫn trong học tập của bản thân ?
a. Vị trí của quy luật
Quy luật mâu thuẫn là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Nó đã được con
người nhận thức ngày càng sâu sắc và đầy đủ hơn. Quy luật này chỉ ra nguồn gốc của sự vận động
và phát triển của sự vật, hiện tượng.
VAI TRÒ: là hạt nhân của PBCDV vì nó đề cập đến vấn đề quan trọng nhất của phép biện chứng
là nguồn gốc và động lực của sự phát triển KHÁI NIỆM:
MĐL ( Thống nhất, đấu tranh ) Mâu thuẫn
Mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận
động trái ngược nhau nhưng là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau.
VD: quá trình quang hợp và hô hấp, hay sự thiện ác của con người, hạt nhân điện tích âm và
dương của một nguyên tử, sự sống và cái chết…
Mâu thuẫn: dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập
của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật hiện tượng với nhau
Mâu thuẫn biện chứng: là sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
VD: mâu thuẫn trong lớp. Trong lớp luôn có cạnh tranh nhau trong học tập nhưng cả lớp lại
luôn phấn đấu để tập thể đi lên…
Thống nhất giữa các MĐL là khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ giữa chúng và được thể hiện ở việc:
+ Thứ nhất, các mặt đối lập cần đến nhau, nương tựa nhau, làm tiền đề cho nhau tồn tại
+ Thứ hai, các mặt đối lập tác động ngang nhau, cân bằng nhau
+ Thứ ba, giữa các mặt đối lập có sự tương đồng, đồng nhất giữa các yếu tố giống nhau VD:
Trong SV có quá trình đồng hóa, thì phải có quá tình dị hóa, nếu có 1 quá trình thì SV sẽ chết
Trong XH phong kiến có giai cấp địa chủ, thì phải có giai cấp nông nhân
Trong XH tư bản CN, có giai cấp tư sản thì phải có giai cấp vô sản lOMoAR cPSD| 40190299
Đấu tranh của các MĐL: Là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau
giữa các MĐL. Cứ có hai mặt đối lập là tạo thành một mâu thuẫn biện chứng. VD:
Người kinh doanh và người tiêu dùng. Người kinh doanh muốn giá cao thu lợi nhuận,
người tiêu dùng lại muốn giá rẻ. Hai lợi ích của hai đối tượng này đối lập với nhau giúp
điều chỉnh thị trường và quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hoá.
Người sử dụng lao động và người lao động. Người sử dụng lao động muốn trả lương
thấp, còn người lao động lại muốn lương cao. Hai lợi ích đối lập này đã có sự tác động,
đấu tranh lẫn nhau.
Mâu thuẫn biện chứng: là trạng thái mà các mặt đối lập liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau, nó
tồn tại một cách khách quan và phổ biến trong tự nhiên, xã hội và tư duy
Mâu thuẫn biện chứng trong tư duy là phản ánh mâu thuẫn trong hiện thực và nguồn gốc
phát triển của nhận thức.
TÍNH CHẤT CỦA MÂU THUẪN
Tính khách quan: mâu thuẫn là cái vốn có của sự vật hiện tượng tồn tại không phụ thuộc vào ý thức của con người
VD: trong bản thân mỗi con người luôn chứa đựng những yếu tố của các mặt đối lập giữa
nhân từ và độc ác, thông minh và ngu đần, dũng cảm và hèn nhát…
Tính phổ biến: mâu thuẫn diễn ra ở mọi sự vật hiện tượng, mỗi giai đoạn tồn tại phát triển
sinh vật hiện tượng, mâu thuẫn này mất đi sẽ có mâu thuẫn khác thay thế VD:
Mẫu thuẫn vật lý: có mâu thuẫn giữa lực hút và đẩy giữa các hạt nhân, các phân tử…
Mâu thuẫn cơ học: mâu thuẫn giữa lực và phản lực trong sự tương tác giữa các vật thể.
Tính phong phú, đa dạng: SV HT khác nhau sẽ có mâu thuẫn khác nhau. Trong một SV HT
có thể tồn tại nhiều mâu thuẫn khác nhau và có vị trí, vai trò khác nhau đối với sự vận động, phát triển của SV
VD: mỗi cá nhân trong xã hội có thể có các mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa cá nhân đó với tự
nhiên bên ngoài, giữa cá nhân đó với gia đình và xã hội trên phương diện tình cảm, nhận
thức, kinh tế, chính trị, văn hóa.. và ngay trong nội tại của cá nhân đó lại có những mâu
thuẫn về tư duy, đạo đức, nhu cầu… Tùy vào mỗi cá nhân, từng điều kiện hoàn cảnh mà mỗi
mâu thuẫn có vị trí, vai trò khác nhau… lOMoAR cPSD| 40190299
4 MẶT ĐỐI MÂU THUẪN CƠ BẢN
+ Mâu thuẫn cơ bản - mâu thuẫn không cơ bản
VD: Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc và kém phát triển với chủ nghĩa đế quốc.
+ Mâu thuẫn bên trong - mâu thuân bên ngoài VD:
+ Mâu thuẫn chủ yếu - mâu thuẫn thứ yếu VD:
+ Mâu thuẫn đối kháng - mâu thuẫn không đối kháng VD: NỘI DUNG QUY LUẬT
Mỗi sự vật là một thể thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Các MĐL vừa liên hệ, phụ
thuộc lẫn nhau, vừa tác động qua lại theo xu hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau. Khi cuộc đấu
tranh của các MĐL lên đến đỉnh cao nhất trong ĐK nhất định thì mâu thuẫn được giải quyết.
Sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời và quá trình như trên lại tiếp diễn.
Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự phát triển Ý NGHĨA PP LUẬN
Muốn nhận thức và thúc đẩy sự vật phát triển, phải phát hiện, phân tích, phân loại và tìm biện
pháp giải quyết mâu thuẫn của nó
Mâu thuẫn chỉ có thể được giải quyết khi đã có đủ điều kiện chín muồi
Chống thái độ chủ quan, nóng vội
Giải quyết mâu thuẫn phải bằng con đường đấu tranh dưới hình thức, biện pháp khác nhau
Liên hệ phân tích các mâu thuẫn trong học tập của bản thân ?
VD: mâu thuẫn giữa việc học bài hay ngủ, dần lâu sau khi đi học tôi nhận ra thầy cô truyền lửa
mang đến nhiều kiến thức cho tôi nên tôi quyết định chăm chỉ học tập
Mâu thuẫn đấu tranh giữa việc giành thời gian chú tâm học hay giữa đi làm thêm. Mâu thuẫn
trong nhận thức trong tư tưởng, mỗi người đều thấy mình phải có trách nhiệm bản thân, gia
đình và xã hội chính vì vậy mà ta muốn tự lập bằng cách đi làm thêm…..
GIẢI THÍCH SAU lOMoAR cPSD| 40190299
CÂU 4: Phân tích nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của một trong hai cặp phạm trù: cái
riêng - cái chung hoặc nguyên nhân - kết quả . Cho ví dụ minh họa ? KHÁI NIỆM:
Phạm trù: Phạm trù là những khái niệm chung nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính,
những mối liên hệ cơ bản nhất của các sv ht thuộc một lĩnh vực nhất định
Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính không có ở sv ht nào
đó, mà còn lặp lại trong nhiều sv ht ( nhiều cái riêng ) khác
Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật hiện tượng nhất định, một quá trình riêng lẻ trong tg khách quan
Cái đơn nhất: phạm trù TH dùng để chỉ các mặt, các đặc điểm, thuộc tính chỉ vốn có ở một sv
ht ( một cái riêng ) nào đó mà không lặp đi lặp lại ở sv ht nào khác VD:
Bạn A và bạn B, bạn A là 1 cái riêng, bạn B lại là 1 cái riêng khác, cái chung 2 bạn đều
là sinh viên, cùng giới tính hay lứa tuổi, cái đơn nhất là dấu vân tay mỗi bạn khác nhau
chỉ có ở 1 người
MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG
Một là, cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu thị sự tồn tại của mình
VD: không có con sông chung nào tồn tại bên ngoài hết, con sông nào cũng có nước, dòng chảy
Hai là, cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung, không có cái riêng nào tồn tại tuyệt
đối độc lập, tách rời cái chung. Giữa những cái riêng ấy bao giờ cũng có những cái chung giống nhau
VD: mỗi con người đều là cái riêng, không con người hay cá nhân nào tồn tại bên ngoài XH được hết
Ba là, cái riêng tư là cái toàn bộ nhưng phong phú, đa dạng hơn cái chung. Cái chung là cái bộ
phận nhưng sâu sắc hơn cái riêng
VD: trong lớp học có 5 bạn sv, mỗi b có 8 cái riêng khác, tính tình phong cách ngoại hình
khác nhau, nhưng cái chung như đều còn trẻ, có tri thức, được đào tạo trình độ chuyên môn
nên sẽ phản ánh sâu sắc lOMoAR cPSD| 40190299
Bốn là, cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sv
VD: quá trình phát triển SV xuất hiện biến dị ở các cá thể riêng, đây là cái đơn nhất, ngoại
cảnh thay đổi nó có thể trở nên phù hợp cái đơn nhất bảo tồn và duy trì trở thành cái chung.
Ngược lại đặc tính phổ biến không phù hợp sẽ mất dần trở thành cái đơn nhất Ý NGHĨA PP LUẬN
Một là, không được tuyệt đối hóa cả cái chung lẫn cái riêng
+ TĐH chung : giáo điều, rập khuôn, máy móc…
+ TĐH riêng: bệnh kinh nghiệp, cục bộ địa phương,…
Hai là, khi đi tìm cái chung, bản chất, quy luật phải tìm tồi, phát hiện trong nhiều cái riêng chứ
không phải tìm trong chủ quan của mình
Ba là, khi vận dụng cái chung vào việc giải quyết cái riêng cần chú ý
+ Tôn trọng cái chung nếu không việc giải quyết sẽ không triệt để, mất phương hướng
+ Phải thấy được tính phong phú, đa dạng của cái riêng nếu không sẽ rơi vào giáo điều
Bốn là, Để giải quyết vấn đề riêng có hiệu quả không thể lãng tránh việc giải quyết vấn đề chung
Năm là, cần phát hiện cái đơn nhất, cái tiến bộ nhằm tạo điều kiện để nó trở thành cái chung, cái
phổ biến, cũng như phát hiện cái lạc hậu, lỗi thời xóa bỏ những điều kiện của nó để thúc đẩy sự vật phát triển
VD: muốn đưa ra chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần khảo sát tình hình hoạt
động của từng doanh nghiệp cụ thể, để đưa ra cái chung. Mục đích chung để thúc đẩy sự phát
triển của doanh nghiệp. Phải đi vào thực tiễn, khảo sát, phân tích từng doanh nghiệp vừa và
nhỏ để đưa ra chủ trương, chính sách ( cái chung ) từ việc khảo sát cái riêng. Giải quyết cái
riêng phải gắn bó với cái chung.
Giáo dục, tiêu cực điểm số từng trường, từng địa phương, giải quyết triệt để phải gắn với hệ
thống giáo dục, giải quyết từng cái riêng phải gắn với cái chung, gắn với toàn bộ hệ thống giáo
dục VN, phải giải quyết triệt để.
Cái đơn nhất là cái mới cái đã được giải quyết, trong quá trình phát triển trở thành cái chung,
cái tiến bộ. Nhưng nếu nó là tiêu cực hạn chế thì phải loại bỏ. lOMoAR cPSD| 40190299
CÂU 5: Phân tích mối quan hệ giữa lý luận nhận thức và thực tiễn ? Ý nghĩa PP luận ? Liên hệ vận dụng ? KHÁI NIỆM THỰC TIỄN
Là toàn bộ hoạt động vật chất, mang tính lịch sử - xã hội của con người nằm cải tạo tự nhiên và xã hội
VD: trồng lúa, nuôi gà, buôn bán thực phẩm, làm cách mạng, bầu cử,... ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN
Hoạt động vật chất: Con người sử dụng công cụ, phương tiện tác động đối tượng vật chất tạo
ra sản phẩm đáp ứng thỏa mãn nhu cầu
TÍNH LỊCH SỬ - XÃ HỘI
Thứ nhất, hoạt động thực tiễn chỉ diễn ra trong lòng xã hội xác định với các mối quan hệ cụ thể
Thứ hai, hoạt động thực tiễn chỉ diễn ra trong một giai đoạn lịch sử nhất định Thứ
ba, trong mỗi một thời đại công cụ dùng để hoạt động thực tiễn là khác nhau
Hoạt động thực tiễn là hoạt động có mục đích, mục đích nhằm cải tạo tự nhiên, xh
CÁC HÌNH THỨC CƠ BẢN THỰC TIỄN
Hoạt động sx của cải vật chất ( qđ toàn bộ sự tồn tại và phát triển của con ng )
VD:hoạt động thu hoạch lúa của nông dân, hđ lao động của công nhân trong nhà máy …
Hoạt động đấu tranh ct-xh ( hđ thực tiễn cao I )
VD: bầu cử đại biểu quốc hội, tiến hành đại hội đoàn thanh niên
Hoạt động thực tiễn KH ( mang tính đặc biệt )
VD: hđ nghiên cứu vật liệu mới nguồn năng lượng mới tìm ra vacxin,… lOMoAR cPSD| 40190299 KHÁI NIỆM NHẬN THỨC
Nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan bởi chủ thể nhận thức là
con người trên cơ sở thực tiễn cải tạo tự nhiên, xã hội
VD: Pháp luật là công cụ để nhà nước quản lý xã hội, mọi người dân nhận thức được tầm
quan trọng của Pháp luật, nếu vi phạm sẽ bị Nhà nước trừng phạt. Do đó, người dân sẽ luôn
sống và làm việc tuân theo pháp luật của nhà nước. NGUYÊN TẮC 1:
Thừa nhận sự tồn tại khách quan của TGVC. Nhận thức chỉ là sự phản ánh TGVC vào đầu óc của con người NGUYÊN TẮC 2:
Thừa nhận năng lực nhận thức của con người. Không có gì tồn tại trong tg này mà con người lại không
thể nhận thức được. Chỉ có những cái chưa biết chứ không có cái không thể biết NGUYÊN TẮC 3:
Nhận thức là quá trình biện chứng
Thứ 1, nhận thức là một quá trình, đó là quá trình đi từ chưa biết đến biết, từ hiện tượng đến bản chất,
từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện… Thứ 2,
+ Nhận thức nằm trong mối liên hệ
+ Nhận thức nằm trong sự vận động, phát triển NGUYÊN TẮC 4:
Nhận thức trên cơ sở thực tiễn
Thực tiễn chính là nguồn gốc, động lực, mục đích và tiêu chuẩn của nhận thức MỐI QUAN HỆ LL VÀ NT
VAI TRÒ THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC 1.
Thực tiễn là cơ sở là nguồn gốc của nhận thức
Một là, HĐTT làm TGKQ bộc lộ bản thân, từ đó giúp con người ghi nhận, hiểu biết TGKQ
( nhận thức tri thức, tư duy… )
Hai là, giúp rèn luyện giác quan, làm cho năng lực phản ánh của con người về TGKQ ngày càng hoàn thiện
Ba là, " nối dài " giác quan, khắc phục được giới hạn nhận thức của con người …
VD: con người thời nguyên thủy trước hết săn bắt hái lượm, từ HĐTT đó con người dần hiểu
biết hơn, từ đó biết nuôi trồng cải tiến công cụ lao động lOMoAR cPSD| 40190299
2. Thực tiễn là động lực của nhận thức
Hoạt động thực tiễn làm xuất hiện hàng loạt mâu thuẫn buộc con người phải giải quyết. Điều
này thúc đẩy nhận thức con người phát triển không ngừng
VD: xuất phát từ nhu cầu của con người cần đo lường diện tích, sức chứa của những đồ vật, từ
sự tính toán thời gian cơ khí… thì toán học ra đời
3. Thực tiễn là mục đích của nhận thức
Kết quả quá trình nhận thức phải hướng dẫn hoạt động thực tiễn nhằm mục đích cải tạo TGKQ
VD: để bảo vệ môi trường thì con người đã nghĩ ra vật liệu thân thiện môi trường, tái chế nhựa..
4. Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý
Chỉ thông qua hiệu quả của hoạt động thực tiễn mới khẳng định được nhận thức đó đúng hay
sai, đúng sai đến mức độ nào VD:
o Trái đất quay quanh mặt trời
o Nhà bác học Galile tìm ra định luật về sức cản của không khí.
o Có một món ăn mà bạn chưa thử bao giờ, bạn muốn biết nó có ngon hay không cách
duy nhất để xác định đó là phải nếm thử ( kiểm chứng bằng thực tiễn ).
VAI TRÒ NHẬN THỨC ĐỐI VỚI THỰC TIỄN
Lý luận đóng vai trò soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn.
Lý luận khoa học góp phần giáo dục, thuyết phục, động viên, tập hợp quần chúng để tạo
thành phong trào hoạt động thực tiễn rộng lớn của đông đảo quần chúng.
Lý luận đóng vai trò định hướng, dự báo cho hoạt động thực tiễn, giúp cho hoạt động thực
tiễn bớt mò mẫm, vòng vo, chủ động, tự giác hơn.
VD: HCM tiếp thu những nguyên lý phổ biến của CN Mác Lê để chỉ đạo cho thực tiễn
phong trào CMVN. lOMoAR cPSD| 40190299 Ý NGHĨA PP LUẬN
Hình thành qđ thực tiễn trong nhận thức và trong hđ thực tiễn QUAN ĐIỂM THỰC TIỄN
Nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn; luôn bám sát, gắn bó với thực tiễn
VD: Trong hoạt động thực tế, sinh viên phải sử dụng đồng bộ các biện pháp, các phương tiện
khác nhau để tác động vào đối tượng nhằm đem lại hiệu quả cao nhất
Coi trọng tổng kết, khái quát thực tiễn
VD: Phải xác định rõ vị trí, vai trò khác nhau của từng mối liên hệ cụ thể, trong tình huống cụ thể
Tổ chức hoạt động thực tiễn hiệu quả
VD: Thấy rõ khuynh hướng phát triển trong tương lai của chúng; phải thấy được những biến
đổi đi lên cũng như những biến đổi có tính chất thụt lùi, khuynh hướng chung là phát triển đi lên
Chống bệnh giáo điều, bệnh kinh nghiệm. Thực hiện nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn
VD: Cần rèn luyên sinh viên nắm vững quan điểm thực tiễn, nguyên tắc thống nhất giữa lý
luận và thực tiễn, phê phán chủ nghĩa kinhnghiệm, chủ nghĩa giáo điều lOMoAR cPSD| 40190299
CÂU 6: Phân tích nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật về sự phù hợp của QHSX
với trình độ phất triển của LLSX ? Liên hệ sự vận dụng này trên đất nước ta ?
PTSX là cách thức con người tiến hành quá trình SXVC ở nhưng giai đoạn lịch sử nhất định của XH loài người
Lực lượng SX là mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất; là sự kết
hợp giữa người LĐ với TLSX, tạo ra sức SX và năng lực thực tiễn làm biến đổi giới tự nhiên
theo nhu cầu của con người và XH
o Người lao động ( sức lực, kĩ năng, tri thức )
o Tư liệu sản xuất ( công cụ, phương tiện, đối tượng lao động ) QHSX:
là mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình SX
- Quan hệ sản xuất bao gồm : quan hệ sở hữu các tư liệu sản xuất , quan hệ về tổ chức và quản
lý sản xuất và quan hệ về phân phối sản phẩm lao động.
Trình độ của LLSX nói lên năng lực của con người trong quá trình chinh phục tự nhiên và cải tạo tự nhiên
+ Trình độ, kỹ năng của người lao động
+ Trình độ của công cụ lao động
+ Mức độ ứng dụng KHCN vào quá trình SX… lOMoAR cPSD| 40190299
QUI LUẬT QHSX PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN LLSX LLSX quyết định QHSX:
+ LLSX là nội dung, QHSX là hình thức ( trình độ LLSX qđ nsld, hsld,hiệu quả sx )
+ LLSX quyết định sự hình thành của QHSX (trình độ LLSX qđ QHSX phù hợp)
+ LLSX quyết định sự biến đổi, phát triển của QHSX ( trình độ LLSX không ngừng pt, con ng pt, công cụ pt,…)
QHSX tác động trở lại LLSX: QHSX quy định + Mục đích sản xuất
+ Hệ thống tổ chức, quản lý sản xuất + Cơ cấu lợi ích 2 hướng:
QHSX phù hợp LLSX thúc đẩy LLSX phát triển
Kìm hãm sự phát triển của LLSX
TÓM TẮT NỘI DUNG QUY LUẬT
PTSX là hệ thống nhất giữa LLSX và QHSX, giữa chúng có mối quan hệ với nhau. Trình độ
của LLSX quy định QHSX phù hợp với nó. Khi LLSX phát triển đến một tình độ nhất định sẽ
mâu thuẫn gay gắt với QHSX cũ. Giải quyết mâu thuẫn này sẽ tạo nên động lực thúc đẩy
LLSX phát triển, qua đó thúc đẩy XH phát triển
Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Cung cấp cơ sở lý luận khoa học xây dựng quan điểm DV về lịch sử để giải thích nguồn gốc,
động lực sự vận động, phát triển của XH, của PTSX trong lịch sử. Bác bỏ quan điểm DT và
những qua điểm sai lầm khác
Cung cấp cơ sở lý luận khoa học để Đảng ta hoạch ra định hướng đường lối phát triển kinh tế:
Muốn thúc đẩy nền sản xuất của xã hội phải ưu tiên LLSX, đồng thời phải xây dựng các
QHSX phù hợp với trình độ của LLSX
Phát hiện và giải quyết kịp thời mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX lOMoAR cPSD| 40190299 VẬN DỤNG
Giai đoạn trước đổi mới (1976 - 1986 ): vd kt chưa đúng, kt trì trệ
Tách rời giữa LLSX và QHSX
Nóng vội, chủ quan trong cải tạo QHSX, xây dựng QHSX có biểu hiện vượt trước, cao
hơn trình độ của LLSX ( tách LLSX và QHSX )
Tuyệt đối hóa việc cải tạo quan hệ sở hữu về TLSX
Giai đoạn sau đổi mới (1986-nay) Ưu tiên phát triển LLSX
Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN
Phân phối theo kết quả lao động là chủ yếu lOMoAR cPSD| 40190299
CÂU 7: Phân tích mối quan hệ biến chứng giữa CSHT và KTTT ? Ý nghĩa pp luận. Liên hệ vấn đề
xây dựng CSHT và KTTT ở VN hiện nay ?
CSHT là toàn bộ những QHSX hợp thành kết cấu KTXH trong một giai đoạn lịch sử nhất định
Kế cấu cơ sở hạ tầng: + QHSX thống trị + QHSX tàn dư + QHSX mầm móng
VD: Nhà cửa, cầu cống, bệnh viện, đường xá, đường sắt, sân bay, cảng biển….
KTTT dùng để chỉ toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn
giáo, nghệ thuật,…cùng với những thiết chế XH tương ứng như đảng phái, nhà nước, giáo hội,
… được hình thành trên CSHT nhất định VD:
MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG
VAI TRÒ QUYẾT ĐỊNH CSHT ĐỐI VỚI KTTT
Mỗi CSHT sẽ hình thành nên một KTTT tương ứng. Tính chất của KTTT là do CSHT quyết định.
VD: ngày xưa thời cộng sản nguyên thủy thì CSHT không có tính đối kháng về lợi ích kinh tế,
KTTT thời đó chưa có nhà nước, pháp luật…
CSHT biến đổi thì KTTT cũng biến đổi theo
VD: CSHT biến đổi , chuyển sang CSHT khác thì KTTTcũng biến đổi theo , như CSHT phong
kiến biến đổi thành csht tư bản thì nhà nước , pháp luật , thiết chế chính trị xã hội cũng biến đổi theo
Sự biến đổi của CSHT dẫn đến làm biến đổi KTTT diễn biến rất phức tạp
VD: CSHT phong kiến chuyển đổi thành CSHT tư bản thì các nhà nước , pháp luật cũng biến
đổi liền theo để bảo vệ lợi ích tư bản . lOMoAR cPSD| 40190299
TÁC ĐỘNG TRỞ LẠI KTTT ĐỐI VỚI CSHT
Chức năng của KTTT nhằm bảo vệ, phát triển CSHT
VD: QHSX vô sản thống trị tất yếu phải thiết lập bộ máy nhà nước vô sản để có thể bảo vệ QHSX vô sản
Nhà nước có tác động mạnh mẽ nhất đến CSHT
VD: là công cụ bạo lực tập trung trong tay giai cấp thống trị.
KTTT phù hợp với quy luật KT sẽ thúc đẩy KT phát triển, ngược lại
VD: Nhà nước thực hiện pháp luật đúng liên minh thì sẽ hạn chế được tệ nạn xã hội , đời sống
nhân dân ổn định , góp phần thúc đẩy xã hội phát triển và ngược lại Ý NGHĨA PP LUẬN
- Là cơ sở lý luận KH để xây dựng quan điểm DVBC về lịch sử trong việc xem xét mối quan hệ
giữa KT và CT, bác bỏ quan điểm duy tâm, duy vật kinh tế tầm thường
- Là cơ sở lý luận KH để Đảng ta xây dựng đường lối kết hợp giữa đổi mối kinh tế và đổi mới
chính trị trên đất nước ta LIÊN HỆ
- Trước đổi mới (1986): đề cao thái quá vai trò của kiến trúc thượng tầng, chính trị là thống soái,
Nhà nước, cơ quan quản lí can thiệp thô bạo vào kinh tế bằng những mệnh lệnh chủ quan; vi phạm
các quy luật kinh tế khách quan => khủng hoảng kinh tế, xã hội.
- Từ 1986 đến nay: Thực hiện đổi mới toàn diện (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội), lấy đổi mới
kinh tế làm trọng tâm, từng bước đổi mới về chính trị, trước hết là đổi mới tư duy về kinh tế; giải
quyết tốt mối quan hệ giữa đổi mới - ổn định – phát triển, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới chính trị: Kinh tế và chính trị là hai mặtcốt lõi của
mối quan hệ của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Trong mốiquan hệ này, kinh tế giữ vai
trò quyết định chính trị.
Đổi mới chính trị tạo điều kiện để đổi mới kinh tế: Khi đường lối về chính trị, cácthiết chế chính
trị được đổi mới phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thì chính trịtrở thành định hướng cho
kinh tế phát triển. Điều này cũng tạo môi trường pháttriển về an ninh trật tự để phát triển kinh tế
và chính trị đóng vai trò can thiệp điềutiết, khắc phục các mặt trái do đổi mới kinh tế. lOMoAR cPSD| 40190299
CÂU 8: Phân tích độc lập tương đối của ý thức XH. Ý nghĩa pp luận ?
Ý THỨC XÃ HỘI: Mặt tinh thần của đsxh, bao gồm toàn bộ các quan điểm, tư tưởng, cùng những
tình cảm, tâm trạng, truyền thống, tập quán…của những cộng đồng phản ánh TTXH trong những
giai đoạn lịch sử nhất định
TÍNH ĐỘC LẬP TƯƠNG ĐỐI
a. YTXH thường lạc hậu hơn với TTXH Biểu hiện
+ TTXH thay đổi, YTXH cũ do nó sinh ra vẫn còn tồn tại dai dẳng trong XH mới
+ TTXH mới ra đời nhưng YTXH chưa ra đời để phản ánh TTXH mới Nguyên nhân:
+ YTXH chỉ là cái phản ánh đối với TTXH
+ Do sức mạnh của thói quen, phong tục, tập quán
+ Do trong XH có những giai cấp, lực lượng phản động tìm cách duy trì YTXH cũ chống lại YTXH CM
Ý nghĩa pp luận:
o Muốn xóa bỏ YTXH lỗi thời, lạc hậu để xây dựng YTXH tiến bộ CM cần có quá trình lâu dài
o Trong việc xây dựng YTXH mới ở nước ta hiện nay cần chú ý tăng cường công tác tư
tưởng: kiên trì đấu tranh chống lại những tư tưởng xuyên tạc, chống phá của các thế lực
thù địch, bên cạnh đó phải giữ gìn phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp VD:
Ví dụ như ý thức tư tưởng phong kiến, phản ánh xã hội phong kiến, nhưng khi xã hội phong
kiến đã thay đổi thì ý thức vẫn chưa thay đổi kịp về các tư tưởng như: trọng nam khinh nữ, ép duyên, gia trưởng lOMoAR cPSD| 40190299
b. YTXH có thể vượt trước
o Triết học mác -lênin thừa nhận rằng , ý thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội
nhưng cũng có thể vược trước tồn tại xã hội. Thực tế, trong những điều kiện nhất định,
nhiều tư tưởng khoa học và triết học có thể vượt qua các xã hội của thời đại rất xa. Sở dĩ
ý thức xã hội có khả năng làm nó phản ánh đúng những mối liên hệ lôgích, khách quan,
tất yếu, bản chất của tồn tại xã hội. Mà biểu hiện là thông qua.
o Những tư tưởng khoa học có thể phản ánh đúng bản chất, quy luật vận động, phát triển
của tồn tại xã hội. Khi đó nó mang tính vượt trước, dự báo định hướng hoạt động thực tiễn.
Ý nghĩa pp luận
+ Thấy được tầm quan trọng của những tri thức KH
+ Vận dụng tri thức, tư tưởng KH một cách sáng tạo, xây dựng niềm tin KH VD:
Ví dụ như ngay từ khi quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vẫn còn đang ở trong thời kỳ phát
triển tự do cạnh tranh thì C.Mác dự báo rằng quan hệ sản xuất đó nhất định sẽ bị một quan hệ
sản xuất tiến bộ hơn thay thế trong thời gian tới.
c. YTXH có tính kế thừa trong sự phát triển
YTXH trước hết phản ánh TTXH của thời đại, nhưng đồng thời còn là sự kế thừa
Sự kế thừa phụ thuộc vào nhu cầu và lợi ích của các giai cấp
Ý nghĩa pp luận
Khi giải thích YTXH của một thời đại bên cạnh căn cứ vào TTXH của thời đại đó thì cũng
phải căn cứ vào quan hệ kế thừa
Chống kế thừa mù quáng và phủ nhân sạch trơn VD:
Chủ nghĩa Mác đã kế thừa được những tinh hoa tư tưởng của loài người mà trực tiếp chính là
nền triết học Đức, kinh tế học cổ điển của Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng của Pháp. lOMoAR cPSD| 40190299
d. Sự tác động lẫn nhau giữa các hình thái YTXH
Các hình thái YTXH phản ánh những nội dung khác nhau của TTXH nhưng phản ánh trong mối liên hệ
Tùy vào từng điều kiện cụ thể, mỗi giai đoạn luôn có hình thái nào đó nổi lên chi phối các hình thái khác
Trong các hình thái YTXH thì hình thái ý thức chính trị có tác động mạnh nhất, chi phối các hình thái ý thức khác
Ý nghĩa pp luận
Khi xem xét một HT YTXH nào đó phải đặt nó vào mối quan hệ
Troing việc xây dựng YTXH mới không được xa rời đường lối của Đảng VD:
e. Sự tác động trở lại của YTXH đối với TTXH
YTXH có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của
TTXH Sự thúc đẩy hay kìm hãm phụ thuộc: + YTXH là đúng hay sai
+ YTXH bảo vệ giai cấp nào
+ Mức độ thâm nhập của YTXH vào đời sống
Ý nghĩa pp luận
Cần thấy được vai trò quan trọng trong sự tác động trở lại của YTXH đối với TTXH
Phân biệt những tư tưởng KH với tư tưởng phản ánh KH; vận dụng sáng tạo trong nhận thức
và thực tiễn VD:
Nếu trong xã hội chúng ta hiện nay vẫn còn tiếp tục duy trì tư tưởng “Trọng nam khinh nữ” thì
rõ ràng nósẽ cản trở sự phát triển của phụ nữ ,còn nếu chúng ta xóa bỏ những tư tưởng đó thì
chúng ta sẽ tạo điều kiện cơ hội để phụ nữ tham gia vào hoạt động xã hội ,tham gia hoạt động
chính trị, họ sẽ có đóng góp rất to lớn cả về mặt công sức và trí tuệ cho công cuộc xây dựng đất
nước và một khi phụ nữ được tham gia hoạt động xã hộiđược quyền bình đẳng với người đàn
ông trong gia đình,trong xã hội thì đó là một trong những tiêu chí rất quantrọng để tạo sự phát
triển của xã hội