So sánh chuyển đơn khởi kiện và chuyển vụ án dân sự
Sau khi nhận đơn khởi kiện trong vụ án dân sự thì phía Tòa án đã tiếp nhận đơn sẽ tiến hành xử đơn
khởi kiện. Tuy nhiên, thực tiễn vẫn có xảy ra trường hợp người khởi kiện nộp đơn tại Tòa án không có thẩm
quyền giải quyết. Do đó sẽ dẫn đến việc chuyển đơn khởi kiện hoặc chuyển vụ án dân sự.
1. Khái niệm
Khi cho rằng quyền lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thì các quan, tổ chức quyền tự mình
hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án thẩm quyền. Sau khi tiếp nhận đơn
khởi kiện trong vụ án dân sự thì phía Tòa án đã tiếp nhận đơn sẽ tiến hàn xử lý đơn khởi kiện. Tuy nhiên có
những trường hợp người khởi kiện nộp tại Tòa án không thẩm quyền, sau khi tiếp nhận đơn Tòa án xem
xét vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thuộc thẩm quyền của Tòa án khác. Thì Tòa án
đó sẽ có quyền chuyển đơn khởi kiện hoặc chuyển vụ án.
2. Sự giống khác nhau giữa chuyển đơn khởi kiện chuyển vụ
án:
2.1 Sự giống nhau:
Chuyển đơn khởi kiện và chuyển vụ án nằm ở hai giai đoạn tố tụng khác nhau nhưng hoàn toàn giống nhau
về bản chất pháp lý.
Căn cứ phát sinh: Việc chuyển đơn khởi kiện và chuyển vụ án gồm 2 điều kiện như sau:
- Điều kiện thứ nhất: khi thấy rằng vụ án này Tòa án thẩm quyền giải quyết, tức đúng về thẩm quyền
giải quyết theo vụ việc của Tòa án).
- Điều kiện thứ hai: mặc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhưng Tòa án tiếp nhận đơn khởi kiện
lại xét thấy rằng đã sai về:
Thẩm quyền theo cấp hoặc
Thẩm quyền theo lãnh thổ.
2.2 Sự khác nhau:
2.2.1 Dựa vào cơ sở pháp lý như sau:
+ Việc chuyển đơn khởi kiện quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 191 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Điều 191 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn
khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:
c) Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;..”
+ Chuyển vụ án được căn cứ theo Điều 41 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Điều 41. Chuyển vụ việc dân sự cho Tòa án khác; giải
1. Vụ việc dân sự đã được thụ lý mà không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án đã thụ lý thì
Tòa án đó ra quyết định chuyển hồ vụ việc dân sự cho Tòa án thẩm quyền và xóa tên vụ
án đó trong sổ thụ lý. Quyết định này phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp, đương
sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Đương sự, quan, tổ chức, nhân liên quan quyền khiếu nại, Viện kiểm sát quyền
kiến nghị quyết định này trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị, Chánh án Tòa án
đã ra quyết định chuyển vụ việc dân sự phải giải quyết khiếu nại, kiến nghị. Quyết định của
Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng.
2.2.2Thi đim chuyn:
- Chuyển đơn khởi kiện vào thời điểm trước khi thụ lý vụ án
- Chuyển vụ án vào thời điểm sau khi thụ lý vụ án. Tòa án sau khi tiếp nhận đơn khởi kiện và đã thụ lý vụ án
thì xét thấy không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án đó mà thuộc thẩm quyền của Tòa án khác.
2.2.3Ch th có thm quyn:
- Chuyển đơn khởi kiện: chủ thể thẩm quyền thẩm phán được phân công xem xét đơn khởi kiện ra
quyết định chuyển đơn khởi kiện, chứng cứ kèm theo cho Tòa án có thẩm quyền (được ghi chú vào sổ nhận
đơn) khi người khởi kiện đủ điều kiện khởi kiện, nhưng tranh chấp đó thuộc thẩm quyền giải quyết của
Tòa án khác (theo cấp, theo lãnh thổ).
- Đối với chuyển vụ án, chủ thể có thẩm quyền là tòa án đã thụ lý ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự
cho Tòa án có thẩm quyền và xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý.
2.2.4Thông báo v vic chuyn đơn và chuyn v án
- Việc chuyển đơn khởi kiện sẽ được thông báo cho người khởi kiện. Quyết định này phải được gửi ngay
cho đương sự, nhân, quan, tổ chức liên quan biết việc chuyển hồ sơ khởi kiện của họ đến Tòa án
khác có thẩm quyền giải quyết.
- Đối với quyết định chuyển vụ án thì phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp, đương sự, quan,
tổ chức cá nhân có liên quan.
2.2.5Căn c ca vickhiếu ni chuyn đơn khi kin và chuyn v án
Quyền khiếu nại là một trong những quyền, nghĩa vụ cơ bản của con người và công dân, còn nghĩa vụ tiếp
nhận giải quyết khiếu nại của quan, tổ chức, nhân thẩm quyền được ghi nhận tại Điều 30
Hiến pháp năm 2013.
- Việc chuyển đơn khởi kiện: sau khi nhận được quyết định chuyển đơn khởi kiện, thông báo về việc chuyển
đơn khởi kiện; thấy Tòa án đã nhận đơn khởi kiện chuyển đơn đến Tòa án khác không đúng quy định
của pháp luật về thẩm quyền theo cấp hoặc theo lãnh thổ gây khó khăn cho việc tham gia tố tụng của khách
hàng.
- Chuyển vụ án căn cứ Khoản 1 Điều 196, Khoản 1 Điều 199 BLTTDS trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày
nhận được thông báo liên quan đến việc giải quyết vụ án, các bên phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến
của mình hoặc khiếu nại liên quan. Theo đó căn cứ Điều 506, 507 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 bao gồm
giải quyết khiếu nại lần đầu và giải quyết khiếu nại lần hai.
2.2.6Quynkiến ngh đi vi vic chuyn:
Việc chuyển đơn không có quy định về quyền kiến nghị
Ngược lại việc chuyển vụ án thì đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có quyền khiếu nại, Việt
kiểm sát quyền kiến nghị quyết định này trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết
định. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị, Chánh án Tòa án đã ra
quyết định chuyển vụ việc dân sự phải giải quyết khiếu nại, kiến nghị. Ngoài ra, quyết định của Chánh án
Tòa án sẽ là quyết định cuối cùng.
2.2.7H sơ chuyn đơn khi kin và h sơ chuyn v án
- Đối với hồ chuyển đơn khởi kiện thì Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 không quy định cụ thể, tuy nhiên
thể thấy rằng thực tiễn hồ khởi kiện còn sài, không được chú trọng thực hiện đầy đủ các thủ tục cần
thiết. Hồ khởi kiện của người khởi kiện khi nộp tại Tòa án bao gồm đơn khởi kiện các tài liệu, chứng
cứ kèm theo. Sau khi Tòa án nhận xử đơn khởi kiện sẽ phát sinh thêm một số các văn bản liên quan
đến thủ tục nhận và xử lý đơn. Tuy nhiên các quy định hướng dẫn còn thiếu đối với thủ tục chuyển đơn khởi
kiện nên thực tế hiện nay, việc chuyển đơn khởi kiện đều phụ thuộc vào nhận thức chủ quan của các Tòa
án. Hầu hết các Tòa án khi nhận đơn thấy đơn khởi kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác, thì
sẽ chỉ tiến hành một số thủ tục hết sức đơn giản ra thông báo chuyển đơn khởi kiện hoặc quyết định
chuyển đơn khởi kiện gửi kèm theo đơn khởi kiện cùng các tài liệu, chứng cứ do người khởi kiện giao
nộp cho Tòa án có thẩm quyền.
Còn đối với hồ sơ chuyển vụ án thì việc thực hiện có thể thấy rất đầy đủ và nghiêm túc.
- Thủ tục:
+ Thủ tục chuyển đơn khởi kiện được thực hiện theo quy định tại Điều 41 điểm c Khoản 3 Điều 191 Bộ
Luật Tố tụng dân sự. Theo đó mới chỉ dừng lại việc thông báo cho người khởi kiện về việc chuyển đơn
khởi kiện, mà chưa đề cập đến việc thông báo cho VKS.
Khi xét thấy vụ án không thuộc thẩm quyền của mình Tòa án đã ra quyết định chuyển hồ vụ án cho
Tòa án có thẩm quyền giải quyết thì vụ án đó sẽ được xóa tên trong sổ thụ lý.
3. Nhận xét và câu hỏi vướng mắc về chuyển đơn khởi kiện
Với quy định pháp luật tố tụng dân sự về chuyển đơn khởi kiện thì BLTTDS năm 2015 chưa quy định cụ
thể về thủ tục chuyển đơn khởi kiện, mà chỉ quy định ngắn gọn:
“Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn
khởi kiện một trong các quyết định sau đây: Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án thẩm
quyền thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
khác”.
Với quy định này sẽ dẫn đến cách hiểu việc chuyển đơn khởi kiện do Thẩm phán ban hành dưới hình thức
bằng một quyết định. Vẫn chưa văn bản hướng dẫn về việc chuyển đơn khởi kiện được ban hành dưới
hình thức như một loại văn bản quyết định hay việc thông báo. Dẫn đến tình trạng việc áp dụng không
thống nhất giữa các Tòa án. Tòa án ban hành Thông báo chuyển đơn khởi kiện. Tòa án ban hành
Quyết định chuyển đơn khởi kiện, đồng thời còn ban hành thêm song song Thông báo chuyển đơn khởi
kiện, trong khi nội dung của quyết định thông báo hoàn toàn giống nhau. Quy định của BLTTDS mới chỉ
dừng lại việc thông báo cho người khởi kiện về việc chuyển đơn khởi kiện, chưa đề cập đến việc
thông báo cho VKS bỏ lửng các quy định về quyền khiếu nại của đương sự, quyền kiến nghị của VKS.
Trên thực tế, có rất nhiều các vụ việc mà ngay từ giai đoạn nhận và xử lý đơn khởi kiện, đơn khởi kiện đã bị
chuyển đi chuyển lại nhiều lần giữa các Tòa án không chỉ gây mất thời gian, hao tổn tiền bạc, còn tạo
tâm bức xúc, không thỏa đáng cho đương sự. Trong khi đương sự lại không được quyền khiếu nại
VKS cũng không được quyền tham gia kiểm sát.
Việc chuyển vụ án, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán nghiên cứu thấy vụ án không thuộc thẩm
quyền của mình cho rằng bị can tội danh nặng hơn tội danh Viện kiểm sát đã truy tố, sau đó Tòa
án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát đã truy tố để chuyển đến Viện kiểm sát có thẩm quyền thì vô hình trung, Tòa
án đã thực hiện việc định tội danh đối trong giai đoạn chuẩn bị xét xử. Điều này vi phạm nguyên tắc việc
định tội danh của các bị cáo chỉ được quyết định trọng bản án quyết định đó phải dựa vào kết quả xem
xét, tranh luận công khai tại phiên tòa. do đó, quan điểm cho rằng, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử
nếu cho rằng hành vi của bị can phạm vào một tội danh khác nặng hơn tội danh mà VKS đã truy tố dẫn đến
không thuộc thẩm quyền của Tòa án thì Tòa án ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
3.1 Thời hạn chuyển vụ án dân sự?
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một
Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Thẩm phán được phân công xem xét đơn khởi kiện, Tòa án
phải xem xét và có một trong các quyết định sau đây:
Thụ lý vụ án nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết.
Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án thẩm quyền báo cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền
giải quyết của tòa án khác;
Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Tiến hành thủ tục thụ vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án đủ điều
kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này.
3.2 Quyền khiếu nại về việc chuyển đơn khởi kiện?
Điều 30 Hiến pháp năm 2013. Cụ thể:
“Mọi người quyền khiếu nại, tố cáo với quan, tổ chức, nhân thẩm quyền về những
việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân; Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo”.
Cụ thể hóa các quyền nghĩa vụ hiến định trên, BLTTDS năm 2015 quy định: Đương sự quyền được
nhận thông báo hợp lệ để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình, được cấp trích lục bản án, bản án, quyết
định của Tòa án, kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của BLTTDS.
3.3 Chức năng, nhiệm vụ của VKS trong kiến nghị, kháng nghị quyết định chuyển đơn
khởi kiện?
Điều 107. Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) năm 2014 tiếp tục khẳng định:
“VKSND chức năng thực hành quyền công tố kiểm sát các hoạt động pháp; nhiệm
vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã
hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, nhân,
góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất”.
Cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ trên, BLTTDS năm 2015 quy định: VKS kiểm sát việc tuân theo pháp luật
trong TTDS, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm
cho việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật.

Preview text:

So sánh chuyển đơn khởi kiện và chuyển vụ án dân sự
Sau khi nhận đơn khởi kiện trong vụ án dân sự thì phía Tòa án đã tiếp nhận đơn sẽ tiến hành xử lý đơn
khởi kiện. Tuy nhiên, thực tiễn vẫn có xảy ra trường hợp người khởi kiện nộp đơn tại Tòa án không có thẩm
quyền giải quyết. Do đó sẽ dẫn đến việc chuyển đơn khởi kiện hoặc chuyển vụ án dân sự. 1. Khái niệm
Khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thì các cơ quan, tổ chức có quyền tự mình
hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền. Sau khi tiếp nhận đơn
khởi kiện trong vụ án dân sự thì phía Tòa án đã tiếp nhận đơn sẽ tiến hàn xử lý đơn khởi kiện. Tuy nhiên có
những trường hợp người khởi kiện nộp tại Tòa án không có thẩm quyền, sau khi tiếp nhận đơn Tòa án xem
xét vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình mà thuộc thẩm quyền của Tòa án khác. Thì Tòa án
đó sẽ có quyền chuyển đơn khởi kiện hoặc chuyển vụ án.
2. Sự giống và khác nhau giữa chuyển đơn khởi kiện và chuyển vụ án: 2.1 Sự giống nhau:
Chuyển đơn khởi kiện và chuyển vụ án nằm ở hai giai đoạn tố tụng khác nhau nhưng hoàn toàn giống nhau về bản chất pháp lý.
Căn cứ phát sinh: Việc chuyển đơn khởi kiện và chuyển vụ án gồm 2 điều kiện như sau:
- Điều kiện thứ nhất: khi thấy rằng vụ án này Tòa án có thẩm quyền giải quyết, tức là đúng về thẩm quyền
giải quyết theo vụ việc của Tòa án).
- Điều kiện thứ hai: mặc dù thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhưng Tòa án tiếp nhận đơn khởi kiện
lại xét thấy rằng đã sai về:
Thẩm quyền theo cấp hoặc
Thẩm quyền theo lãnh thổ. 2.2 Sự khác nhau:
2.2.1 Dựa vào cơ sở pháp lý như sau:
+ Việc chuyển đơn khởi kiện quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 191 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Điều 191 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn
khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:

c) Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;..”

+ Chuyển vụ án được căn cứ theo Điều 41 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Điều 41. Chuyển vụ việc dân sự cho Tòa án khác; giải
1. Vụ việc dân sự đã được thụ lý mà không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án đã thụ lý thì
Tòa án đó ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án có thẩm quyền và xóa tên vụ
án đó trong sổ thụ lý. Quyết định này phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp, đương
sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền
kiến nghị quyết định này trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị, Chánh án Tòa án
đã ra quyết định chuyển vụ việc dân sự phải giải quyết khiếu nại, kiến nghị. Quyết định của
Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng.

2.2.2 Thi đim chuyn:
- Chuyển đơn khởi kiện vào thời điểm trước khi thụ lý vụ án
- Chuyển vụ án vào thời điểm sau khi thụ lý vụ án. Tòa án sau khi tiếp nhận đơn khởi kiện và đã thụ lý vụ án
thì xét thấy không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án đó mà thuộc thẩm quyền của Tòa án khác.
2.2.3 Ch th có thm quyn:
- Chuyển đơn khởi kiện: chủ thể có thẩm quyền là thẩm phán được phân công xem xét đơn khởi kiện ra
quyết định chuyển đơn khởi kiện, chứng cứ kèm theo cho Tòa án có thẩm quyền (được ghi chú vào sổ nhận
đơn) khi người khởi kiện có đủ điều kiện khởi kiện, nhưng tranh chấp đó thuộc thẩm quyền giải quyết của
Tòa án khác (theo cấp, theo lãnh thổ).
- Đối với chuyển vụ án, chủ thể có thẩm quyền là tòa án đã thụ lý ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự
cho Tòa án có thẩm quyền và xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý.
2.2.4 Thông báo v vic chuyn đơn và chuyn v án
- Việc chuyển đơn khởi kiện sẽ được thông báo cho người khởi kiện. Quyết định này phải được gửi ngay
cho đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan biết việc chuyển hồ sơ khởi kiện của họ đến Tòa án
khác có thẩm quyền giải quyết.
- Đối với quyết định chuyển vụ án thì phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp, đương sự, cơ quan,
tổ chức cá nhân có liên quan.
2.2.5 Căn c ca vic khiếu ni chuyn đơn khi kin và chuyn v án
Quyền khiếu nại là một trong những quyền, nghĩa vụ cơ bản của con người và công dân, còn nghĩa vụ tiếp
nhận và giải quyết khiếu nại là của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được ghi nhận tại Điều 30 Hiến pháp năm 2013.
- Việc chuyển đơn khởi kiện: sau khi nhận được quyết định chuyển đơn khởi kiện, thông báo về việc chuyển
đơn khởi kiện; thấy Tòa án đã nhận đơn khởi kiện mà chuyển đơn đến Tòa án khác không đúng quy định
của pháp luật về thẩm quyền theo cấp hoặc theo lãnh thổ gây khó khăn cho việc tham gia tố tụng của khách hàng.
- Chuyển vụ án căn cứ Khoản 1 Điều 196, Khoản 1 Điều 199 BLTTDS trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày
nhận được thông báo liên quan đến việc giải quyết vụ án, các bên phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến
của mình hoặc có khiếu nại liên quan. Theo đó căn cứ Điều 506, 507 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 bao gồm
giải quyết khiếu nại lần đầu và giải quyết khiếu nại lần hai.
2.2.6 Quyn kiến ngh đi vi vic chuyn:
Việc chuyển đơn không có quy định về quyền kiến nghị
Ngược lại việc chuyển vụ án thì đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có quyền khiếu nại, Việt
kiểm sát có quyền kiến nghị quyết định này trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết
định. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị, Chánh án Tòa án đã ra
quyết định chuyển vụ việc dân sự phải giải quyết khiếu nại, kiến nghị. Ngoài ra, quyết định của Chánh án
Tòa án sẽ là quyết định cuối cùng.
2.2.7 H sơ chuyn đơn khi kin và h sơ chuyn v án
- Đối với hồ sơ chuyển đơn khởi kiện thì Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 không quy định cụ thể, tuy nhiên có
thể thấy rằng thực tiễn hồ sơ khởi kiện còn sơ sài, không được chú trọng thực hiện đầy đủ các thủ tục cần
thiết. Hồ sơ khởi kiện của người khởi kiện khi nộp tại Tòa án bao gồm đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng
cứ kèm theo. Sau khi Tòa án nhận và xử lý đơn khởi kiện sẽ phát sinh thêm một số các văn bản liên quan
đến thủ tục nhận và xử lý đơn. Tuy nhiên các quy định hướng dẫn còn thiếu đối với thủ tục chuyển đơn khởi
kiện nên thực tế hiện nay, việc chuyển đơn khởi kiện đều phụ thuộc vào nhận thức chủ quan của các Tòa
án. Hầu hết các Tòa án khi nhận đơn thấy đơn khởi kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác, thì
sẽ chỉ tiến hành một số thủ tục hết sức đơn giản là ra thông báo chuyển đơn khởi kiện hoặc quyết định
chuyển đơn khởi kiện và gửi kèm theo đơn khởi kiện cùng các tài liệu, chứng cứ do người khởi kiện giao
nộp cho Tòa án có thẩm quyền.
Còn đối với hồ sơ chuyển vụ án thì việc thực hiện có thể thấy rất đầy đủ và nghiêm túc. - Thủ tục:
+ Thủ tục chuyển đơn khởi kiện được thực hiện theo quy định tại Điều 41 và điểm c Khoản 3 Điều 191 Bộ
Luật Tố tụng dân sự. Theo đó mới chỉ dừng lại ở việc thông báo cho người khởi kiện về việc chuyển đơn
khởi kiện, mà chưa đề cập đến việc thông báo cho VKS.
Khi xét thấy vụ án không thuộc thẩm quyền của mình và Tòa án đã ra quyết định chuyển hồ sơ vụ án cho
Tòa án có thẩm quyền giải quyết thì vụ án đó sẽ được xóa tên trong sổ thụ lý.
3. Nhận xét và câu hỏi vướng mắc về chuyển đơn khởi kiện
Với quy định pháp luật tố tụng dân sự về chuyển đơn khởi kiện thì BLTTDS năm 2015 chưa có quy định cụ
thể về thủ tục chuyển đơn khởi kiện, mà chỉ quy định ngắn gọn:
“Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn
khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây: Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm
quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác”.

Với quy định này sẽ dẫn đến cách hiểu việc chuyển đơn khởi kiện do Thẩm phán ban hành dưới hình thức
bằng một quyết định. Vẫn chưa có văn bản hướng dẫn về việc chuyển đơn khởi kiện được ban hành dưới
hình thức như một loại văn bản là quyết định hay việc thông báo. Dẫn đến tình trạng việc áp dụng không
thống nhất giữa các Tòa án. Có Tòa án ban hành Thông báo chuyển đơn khởi kiện. Có Tòa án ban hành
Quyết định chuyển đơn khởi kiện, đồng thời còn ban hành thêm song song Thông báo chuyển đơn khởi
kiện, trong khi nội dung của quyết định và thông báo hoàn toàn giống nhau. Quy định của BLTTDS mới chỉ
dừng lại ở việc thông báo cho người khởi kiện về việc chuyển đơn khởi kiện, mà chưa đề cập đến việc
thông báo cho VKS và bỏ lửng các quy định về quyền khiếu nại của đương sự, quyền kiến nghị của VKS.
Trên thực tế, có rất nhiều các vụ việc mà ngay từ giai đoạn nhận và xử lý đơn khởi kiện, đơn khởi kiện đã bị
chuyển đi chuyển lại nhiều lần giữa các Tòa án không chỉ gây mất thời gian, hao tổn tiền bạc, mà còn tạo
tâm lý bức xúc, không thỏa đáng cho đương sự. Trong khi đương sự lại không được quyền khiếu nại và
VKS cũng không được quyền tham gia kiểm sát.
Việc chuyển vụ án, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán nghiên cứu thấy vụ án không thuộc thẩm
quyền của mình vì cho rằng bị can có tội danh nặng hơn tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố, sau đó Tòa
án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát đã truy tố để chuyển đến Viện kiểm sát có thẩm quyền thì vô hình trung, Tòa
án đã thực hiện việc định tội danh đối trong giai đoạn chuẩn bị xét xử. Điều này vi phạm nguyên tắc việc
định tội danh của các bị cáo chỉ được quyết định trọng bản án và quyết định đó phải dựa vào kết quả xem
xét, tranh luận công khai tại phiên tòa. Vì lý do đó, có quan điểm cho rằng, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử
nếu cho rằng hành vi của bị can phạm vào một tội danh khác nặng hơn tội danh mà VKS đã truy tố dẫn đến
không thuộc thẩm quyền của Tòa án thì Tòa án ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
3.1 Thời hạn chuyển vụ án dân sự?
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một
Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Thẩm phán được phân công xem xét đơn khởi kiện, Tòa án
phải xem xét và có một trong các quyết định sau đây:
Thụ lý vụ án nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết.
Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và báo cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền
giải quyết của tòa án khác;
Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều
kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này.
3.2 Quyền khiếu nại về việc chuyển đơn khởi kiện?
Điều 30 Hiến pháp năm 2013. Cụ thể:
“Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những
việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân; Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo”
.
Cụ thể hóa các quyền và nghĩa vụ hiến định trên, BLTTDS năm 2015 quy định: Đương sự có quyền được
nhận thông báo hợp lệ để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình, được cấp trích lục bản án, bản án, quyết
định của Tòa án, kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của BLTTDS.
3.3 Chức năng, nhiệm vụ của VKS trong kiến nghị, kháng nghị quyết định chuyển đơn khởi kiện?
Điều 107. Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) năm 2014 tiếp tục khẳng định:
“VKSND có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp; có nhiệm
vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã
hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân,
góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất”.

Cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ trên, BLTTDS năm 2015 quy định: VKS kiểm sát việc tuân theo pháp luật
trong TTDS, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm
cho việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật.