-
Thông tin
-
Quiz
So sánh đám cưới miền Nam xưa và nay - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
So sánh đám cưới miền Nam xưa và nay - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Kinh tế chính trị Mác-Lênin (DC102EL01) 134 tài liệu
Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
So sánh đám cưới miền Nam xưa và nay - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
So sánh đám cưới miền Nam xưa và nay - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (DC102EL01) 134 tài liệu
Trường: Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




Tài liệu khác của Đại học Hoa Sen
Preview text:
Theo thời gian, đám cưới xưa và nay đã khác đi rất nhiều. Thế hệ của chúng ta
ngày nay cũng ít được biết đến những phong tục tập quán trong cưới hỏi xưa và
phong tục cưới hỏi ở ba miền Bắc - Trung - Nam thường khá khác nhau. Bây
giờ chúng ta sẽ đi tìm hiểu sự khác biệt của đám cưới truyền thống (xưa) và
đám cưới hiện đại (nay) ở miền Nam, để xem có những khác biệt gì. 1. Lễ Nghi • Xưa
Lễ nghi của người Việt xưa có sáu lễ chính. Để tiến đến lễ cưới, hai gia đình
phải thực hiện những lễ chính sau: −
Lễ nạp tài: sau khi nghị hôn, nhà trai mang sang nhà gái một cặp "nhạn"
để tỏ ý đã kén chọn ở nơi ấy. Lý do cho việc dùng cặp “nhạn” làm sính lễ
đó là vì nó có ý nghĩa hòa thuận âm dương, mong đôi vợ chồng có thể dễ
dàng hòa giải khó khăn trong hôn nhân và người vợ sẽ thuận theo đạo nghĩa của người chồng. −
Lễ vấn danh: là lễ do nhà trai sai người làm mối đến hỏi tên tuổi và ngày
sinh tháng đẻ của người con gái. −
Lễ nạp cát: lễ báo cho nhà gái biết rằng đã xem bói được quẻ tốt, nam nữ
hợp tuổi nhau thì lấy được nhau, nếu tuổi xung khắc thì thôi. −
Lễ nạp tệ (hay nạp trưng): là lễ nạp đồ sính lễ cho nhà gái, tang chứng cho sự hứa hôn chắc chắn. −
Lễ thỉnh kỳ: là lễ xin định ngày giờ làm rước dâu tức lễ cưới. −
Lễ thân nghinh (tức lễ rước dâu hay lễ cưới): đúng ngày giờ đã định, họ
nhà trai mang lễ đến để rước dâu về.
ð Khi nhà trai xin cưới và nếu nhà gái thuận thì trả lời cho ông bà mai. Sự trả
lời này còn bao gồm việc thách cưới, nghĩa là nhà gái đòi nhà trai trong lễ đón
dâu phải có những đồ lễ gì, bao nhiêu. Thách cưới, nhà gái thường đòi với số
lượng lớn, yêu cầu thường là rượu, trầu cau, trà, bánh trái, gạo, heo, đồ trang
sức, y phục cho cô dâu và tiền mặt. • Nay
Cuộc sống hiện đại ngày càng bận rộn nên lễ nghi đám cưới ngày nay cũng
được lược bớt đi và đơn giản hơn. Ở miền Nam, các nghi lễ cưới hỏi chỉ giữ lại ba lễ chính như sau: −
Lễ dạm ngõ: ở miền Nam thì lễ này có thể bị bỏ qua hoặc gộp chung hai lễ
đón dâu với ăn hỏi lại chung một ngày. Khi đó, lễ cũng tổ tiên và lễ vật ăn
hỏi khi đón dâu cũng gộp chung làm một.
Những thành viên trong lễ dạm ngõ bao gồm +
Nhà trai: Cha mẹ phía đàn trai, chủ bác và những người có uy tín trong gia
tộc hay có tiếng nói hoặc người mai mối (nếu có). +
Nhà gái: Cả gia đình nhà gái. −
Lễ ăn hỏi: Không chỉ riêng miền Nam mà các miền khác cũng tổ chức lễ
này ở bàn thờ của ông bà tổ tiên. −
Lễ ăn cưới: Nghi lễ này nhằm tuyên bố sự gắn kết chính thức của của cô
dâu và chú rể trong cả cuộc đời. Hai ngọn nến to của họ nhà trai mang đến
sẽ được đặt một cách trang trọng lên bàn thờ nhà gái. Sau đó, trưởng tộc
nhà gái sẽ là người tuyên bố làm lễ lên đèn, cô dâu chú rể là người trực tiếp
đốt nến trên bàn thờ gia tiên của nhà gái. 2. Khách mời • Xưa
Khách mời những năm này không nhiều, chủ yếu là người nhà và bạn bè thân
thiết của cô dâu, chú rể. Khách khứa chỉ cần túm tụm lại vài bàn là hết. Không
khí thân mật, thoải mái. • Nay
Cuộc sống hội nhập nên mối quan hệ của người trẻ ngày càng được rộng rãi
hơn, khách mời được lên danh sách cẩn thận trước đó cả tháng. Ngoài gia đình
bạn bè thân thiết của cô dâu, chú rể thì còn có đồng nghiệp công ty hoặc những
mối quan hệ xã giao khác.... 3. Sính lễ • Xưa
Theo truyền thống thì lễ vật bao gồm các lễ vật như sau: +
Trầu cau, số cau là số lẻ + Rượu và thuốc lá + Bánh + Chè - Mứt sen + Trái cây + Mâm heo quay • Nay
Lễ vật trong đám cưới ngày nay cơ bản cũng không thay đổi so với đám cưới
truyền thống nhưng mỗi vùng miền lại có những đặc trung khác nhau. Ở miền
Nam, lễ vật có thể là một chiếc nhẫn, một dây chuyền và một bông hoa tai đính
hôn. Số lượng lễ vật và mâm quả là số chẵn. 4. Trang phục • Xưa −
Cô dâu miền Nam sẽ được mặc bộ áo dài gấm, quần lĩnh đen, đi giày thêu,
tóc cũng được chảy lật và búi lại quấn 3 vòng phía sau đầu. Đầu có thể sẽ
được cài trâm vàng, hoặc gài lượt bánh lái bằng đồi mồi để tăng thêm tính
thẩm mỹ, ở cỗ sẽ được đeo các chuỗi hột vàng.
− Về phần chú rể thì trang phục của 3 miền đều giống nhau, đó là những bộ
áo thụng bằng gấp hoặc the màu lam, quần trắng, ống sớ, túi búi và được
chít khăn màu lam, chân đi văn hài thêu. • Nay
Từ năm 1954 đến nay, khi có sự xâm nhập của văn hóa phương Tây thì trang
phục đã có nhiều sự thay đổi. −
Cô dâu sẽ lựa chọn những chiếc áo dài màu trắng, màu đỏ bằng lụa hoặc
bằng gấm. Ở các thành phố lớn, cô dâu màu áo dài trắng hoặc đỏ, mặc quần
trắng đi giầy cao gót, tay cầm hoa, tóc được chải bồng hoặc búi lên. Còn ở
nông thông, cô dâu mặc áo sơ mi trắng hay áo bà ba, quần đen đi dép mới. −
Chú rể thì trang phục đơn giản hơn, vào thời kỳ đó thì chú rể được thắt cà
vạt hoặc cài nơ ở trên cổ, đi giầy tây, mặc áo comple kể cả ở thành phố lớn.
Còn ở nông thông, chú rể mặc áo sơ mi, quần âu, đi giày tây hoặc đi dép mới. 5. Thiệp hồng • Xưa
Thời này, người ta mời cưới chỉ đơn giản là mời miệng. Vài gia đình có điều
kiện thì mời bằng mảnh giấy đơn giản, mẫu mã giản dị và làm bằng chất liệu thông thường. • Nay
Thiệp cưới ngày nay có nhiều thiết kế khác nhau rất bắt mắt với đủ loại kiểu
dáng màu sắc đa dạng. Giấy còn được làm chất liệu tốt hơn, có mùi thơm, hoa
văn chìm hoặc thậm chí còn được mạ vàng. Đặc biệt, đôi uyên ương còn có thể
tự thiết kế thiệp cưới theo cách riêng của mình. 6. Ảnh cưới • Xưa
Thời xưa, người ta vẫn còn chụp vài ba bức ảnh trắng đen. Sang đến thế kỷ 19
thì đã có ảnh màu chụp làm kỉ niệm. • Nay
Cuộc sống ngày càng tiến bộ nên trước đám cưới các cặp đôi đã chụp trước cho
mình vài bộ ảnh cưới với chất lượng hình ảnh rất tốt. Trong buổi lễ còn có
camera ghi hình và đôi khi có cả flycam để quay toàn cảnh. 7. Hội trường • Xưa
Ông bà, cha mẹ ta khi xưa lấy nhau chỉ tổ chức trong nhà. Đồ đạc trong nhà
được dọn gọn qua một bên để có chỗ trống bày trí bàn ghế. • Nay
Đám cưới hiện đại, đặc biệt là các thành phố lớn thì các cặp đôi thường sẽ tổ
chức ở nhà hàng, một số người có điều kiện sẽ chọn những khách sạn nổi tiếng,
tổ chức tiệc ngoài trời hoặc bên bờ biển. 8. Xe rước dâu • Xưa
Những năm 60-70 thì rước dâu bằng xe đạp là chủ yếu. Sau này thì bắt đầu
xuất hiện xe máy và xe ô tô nhưng hầu hết chỉ có những gia định khá giả mới dùng phương tiện này. • Nay
Rước dâu bằng ô tô là việc hiển nhiên ở thời nay nhưng cũng chia ra theo từng
cấp độ. Đôi khi một số cặp đôi cũng muốn tạo ra sự khác biệt khi vẫn rước dâu
bằng xe đạp hoặc xích lô. 9. Quà cưới • Xưa
Quà cưới ngày xưa rất thực tế và đơn giản, nó chủ yếu phục vụ cho đời sống
cho đôi trẻ. Có người cho chén bát, vật dụng phục vụ đời sống và cũng có
người cho một ít tiền nho nhỏ. • Nay
Ngày nay đám cưới đã hoành tráng hơn nên khách mời cũng không đi bằng vật
dụng mà đa phần họ đi bằng tiền mặt. Và khách mời đi quà cưới tùy vào mức độ thân thiết.
Nguồn: https://blogcuoi.vn/trang-phuc-cuoi-truyen-thong-viet-nam
https://www.dichvudamcuoi.com.vn/vn/newsdetail/dam-cuoi-xua-va-nay-khac- biet-nhau-nhu-the-nao.html
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%85_c%C6%B0%E1%BB%9Bi_ng %C6%B0%E1%BB%9Di_Vi%E1%BB%87t