So sánh nền văn minh Đông Nam Á và Hy Lạp - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam

So sánh nền văn minh Đông Nam Á và Hy Lạp - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
ĐỀ TÀI: SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT VỀ CƠ SỞ
HÌNH THÀNH GIỮA NỀN VĂN MINH ĐÔNG NAM
Á VÀ NỀN VĂN MINH HY LẠP-LA MÃ CỔ ĐẠI
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thái Yên Hương.
Nhóm thực hiện: Nhóm 21
Nghiêm Đức Thắng: MSSV-QHQT50C11538
Trần Ngọc Thanh: MSSV-QHQT50C11539
MỤC LỤC
I. Lời nói đầu
II. Nội dung
1. Nền văn minh phương Đông cổ đại.
1.1 Điều kiện hình thành tự nhiên của Đông Nam Á.
1.2 Dân cư của Đông Nam Á.
2. Nền văn minh phương Tây cổ đại.
2.1 Điều kiện hình thành tự nhiên và dân cư Hy Lạp.
2.2 Điều kiện hình thành tự nhiên và dân cư La Mã.
3. Nhận xét về điều kiện hình thành của hai nền văn minh
4. Kết luận
I. LỜI NÓI ĐẦU
Nền văn minh là thước đo đặc trưng cho sự tiến bộ và phát triển của một
xã hội. Các yếu tố cấu thành nên một nền văn minh không chỉ bao gồm những
thành tựu về văn hóa, nghệ thuật mà còn liên quan đến các lĩnh vực khác nữa. Một
trong số đó là điều kiện tự nhiên, địa hình của các nền văn minh. Đây là tiền đề
quan trọng cho nền kinh tế, văn hóa, … phát triển.
Khu vực phương Đông (bao gồm Châu Á và Đông Bắc Châu Phi) là nơi
có điều kiện tự nhiên phong phú và đa dạng. Chính sự may mắn được thiên nhiên
ban tặng cho thiên nhiên trù phú, những nền văn minh cổ đại nhất đã được ra đời ở
đây. Từ cuối thiên niên kỉ IV- đầu thiên niên kỉ thứ III trước CN, những nền văn
minh cổ đại nhất đã được ra đời là Lưỡng Hà, Ai Cập, Ấn Độ, ... bên cạnh những
dòng sông lớn (như sông Tigơrơ và Ơphơrát ở Tây Á, sông Nin ở Ai Cập, sông Ấn
và sông Hằng ở Ấn Độ). Ở phía Đông Nam của Châu Á, sự ra đời của Đông Nam
Á cổ đại- một khu vực của những câu chuyện kì diệu, đa dạng văn hóa cùng với sự
phát triển của nhiều đế quốc đồ sộ đã dần được hình thành. Nhờ có điều kiện tự
nhiên phong phú nơi đây, loài người đã sớm đặt chân lên khu vực này và cùng với
sự giao thoa văn hóa, nền văn minh này càng ngày càng trở nên đa dạng hơn.
Chính điều này đã chứng minh rằng khu vực này đã góp phần không nhỏ cho sự
thịnh vượng chung của thế giới sau này.
Khu vực phương Tây cũng xuất hiện những nền văn minh đặc sắc. Một
trong những nền văn minh tiêu biểu nhất đó là nền văn minh Hy Lạp – La Mã cổ
đại. Văn minh Hy Lạp ra đời (TNK III đến TNK II TCN) trước tuy muộn hơn
phương Đông những đã đạt được những thành tựu to lớn vẫn còn vang dội đến tận
ngày nay. Tuy nhiên, vào thế kỉ thứ II TCN, La Mã một trong những đế quốc hung
mạnh và có mưu đồ chinh phục đã chinh phục thành công Địa Trung Hải. Không
lâu sau đó, Hi Lạp bị nhập và đế quốc La Mã. Tuy nhiên, sự xác nhập này không
làm ảnh hưởng đến những tinh hoa vốn có của Hy Lạp. Vì vậy, nền văn minh “Hi-
La” sở hữu những nét tương đồng với nhau và có tầm ảnh hưởng đến Âu Châu và
thế giới sau này. Câu nói của Ănghen càng làm sáng tỏ điều này: “Không có cơ sở
văn minh Hi Lạp và đế quốc La Mã thì cũng không thể có châu Âu hiện đại được”.
Nói đến văn minh Phương Đông không thể không đặt nó trong mối tương
quan với văn minh Phương Tây. Nếu chỉ nhìn văn minh Phương Đông với riêng nó
sẽ thiếu tính khách quan, cần đặt Phương Đông trong sự liên hệ với Phương Tây.
Giữa 2 nền văn minh này có nhiều điểm giống và khác nhau, tìm ra những điểm ấy
của văn minh đông – tây cũng là tìm ra mấu chốt, là chìa khoá để mở ra cánh cửa
đóng kín từ lâu của thế giới cổ đại đầy bí ẩn. Với tiểu luận này, em xin trình bày về
sự giống và khác nhau giữa hai nền văn minh đặc trưng của mỗi vùng là nền văn
minh Đông Nam Á và nền văn minh Hy Lạp – La Mã
II. Nội dung
1. Nền văn minh Đông Nam Á cổ đại.
1.1 Điều kiện tự nhiên và dân cư của Đông Nam Á.
Đông Nam Á là một khu vực rộng lớn, diện tích khoảng 4,5 triệu km vuông
trải ra trên một phần trái đất từ khoảng 92 độ đến 140 độ kinh Đông và từ khoảng
28 độ vĩ Bắc chạy qua xích đạo đến khoảng 15 độ phía Nam. Nằm ở phía Đông
Nam của Châu Á, Đông Nam Á là tiểu vùng các khu vực ở phía Nam Trung Quốc,
phía Đông Nam của lục địa Ấn Độ và ở phía Tây Bắc Châu Úc. Việc nằm tiếp xúc
cạnh các nền văn minh lớn như Trung Quốc và Ấn Độ đã dẫn đến sự giao thoa văn
hóa đa dạng ở khu vực này. Đây là cầu nối giữa hai đại dương lớn là Thái Bình
Dương và Ấn Độ Dương, nối dài thế giới Địa Trung Hải, Ấn Độ Dương với biền
Đông. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa, văn hóa và xích
Đông- Tây gần lại hơn.
Khí hậu Đông Nam Á chủ yếu ảnh hưởng bởi gió mùa nên đã tạo nên hai
mùa rõ rệt: mùa khô lạnh, mát và mùa mưa tương đối nóng, ẩm. Vì sự ảnh hưởng
của gió mùa nên nơi đây đã được gọi là khu vực “Châu Á gió mùa”. Có thể hiểu
rằng, châu Á gió mùa là một phần của địa cầu, nơi có trồng quê hương lúa nước từ
xa xưa bao gồm miền Nam Trường Giang, miền Nam Nhật Bản, miền Đông Ấn
Độ và Đông Nam Á hiện nay. Gió mùa và khí hậu biển đã làm cho khí hậu Đông
Nam Á đã tạo cho khu vực này những điều kiện thuận lợi để cho thiên nhiên xanh
tốt, trù phú. Những cơn mưa nhiệt đới đã cung cấp cho con người nơi đây nguồn
nước dồi dào trong đời sống và sản xuất, rừng nhiệt đới phong phú giúp cho cây
cối trở nên um tùm và là nhà của nhiều loại chim muông. Đây cũng là quê hương
của những loài hương liệu quý, cây gia vị đặc trưng như hồ tiêu, sa nhân, đậu khấu,
hồi quế, đàn hương, trầm hương, …
Địa hình của Đông Nam Á lục địa bị chia cắt thành hai phần: Phần đất liền
gồm các dải núi của bán đảo Trung Ấn là những dải núi nối tiếp dãy Himalaya
chạy dài theo hướng bắc - nam và tây bắc - đông nam, bao quanh những khối cao
nguyên thấp. Chiếm phần lớn diện tích là các núi và cao nguyên. Các thung lũng
sông cắt xẻ sâu làm cho địa hình của khu vực bị chia cắt mạnh. Đồng bằng phù sa
tập trung ở ven biển và hạ lưu các sông. Trong khi đó, Đông Nam Á biển đảo chủ
yếu là đồi núi và núi lửa, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp. Đây là những nơi thường
xảy ra động đất, núi lửa do nằm trong khu vực không ổn định của vỏ Trái Đất. Dải
núi lửa nằm theo hình vòng cung thuộc Inđônêxia, Malaixia và Philippin. Những
con sông ở Đông Nam Á chủ yếu là những con sông ngắn, nó có xu hướng chảy
qua các đồng bằng lớn tạo ra những mảnh đất phù sa màu mỡ. Những con sông ở
Đông Nam Á ngắn do địa hình khu vực này nhỏ hẹp. Thực tế, địa hình Đông Nam
Á thiếu những không gian rộng cho sự phát triển kinh tế-xã hội trên quy mô lớn,
những điều kiện tự nhiên cho sự phát triển của những kĩ thuật phức tạp. Tuy nhiên,
đó là những vấn đề, hạn chế của thời hiện đại, nhưng trong quá trình phát triển
trung đại, con người vẫn chưa nhận thức được sự hạn chế đó.
1.2 Dân cư của Đông Nam Á.
Được ban tặng cho thiên nhiên trù phú, những bước đi sớm đầu tiên của loài
người đã xuất hiện trên mảnh đất vùng Đông Nam của Châu Á này. Trong những
vùng rừng núi ở Đông Nam Á hiện nay vẫn còn những tàn tích, dấu tích của con
người:” có những dấu vết của người lùn Negritos du cư nguyên thuyển, những dân
tộc khác ở Indonesia, ... Chính điều này đã chứng minh thực tế rằng, có những dân
tộc đã có mặt ở đây từ xa xưa và đã có nhiều sự pha trộn giữa các cư dân ở đây từ
trước với những người đến sau.
Trên cở sở địa lý thuận lợi, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo nên một nền
văn hóa bản địa rực rỡ mang tính thống nhất cao giữa các khu vực, nền văn hóa ấy
có nguồn gốc và bản sắc riêng của mỗi dân tộc, liên tục được phát triển trong suốt
chiều dài lịch sử. Đông Nam Á là khu vực có nền văn minh lúa nước là cội nguồn,
họ có những nét tương đồng trong canh tác hệ thống thủy lợi bên cạnh đời sống
tinh thần phong phú. Ngoài ra, cư dân Đông Nam Á còn biết đắp đê, ngăn lũ nhờ
thế có được sản lượng thu hoạch ổn định. Vì vậy, từ những phong tục tập quán,
thần thoại và lễ hội đều ít nhiều chịu ảnh hưởng của đời sống văn minh lúa nước.
Sự hình thành của các quốc gia cổ đại ở Đông Nam Á còn gắn liền với sự
giao thoa văn hóa của Trung Hoa và Ấn Độ. Có thể nói rằng, từ những năm bắt đầu
công nguyên, trên nền tảng chung của nền văn minh Đông Nam Á, những làn sóng
cư dân từ Ấn Độ theo chân các thương gia và những nhà truyền đạo hòa bình, tiếp
nhận văn hóa Trung Hoa từ những người Trung Quốc thống trị.Chính sự tiếp xúc
văn hóa này đã làm cho các tộc người ở nơi đây định hình và phát triển với sự ra
đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á. Những ảnh hưởng đó khá toàn diện và
sâu sắc trên nhiều mặt, cả về chữ viết, văn chương, tôn giáo, nghệ thuật điêu khắc,
kiến trúc,…Khi viết quá trình “Ấn Độ hóa” tại Đông Nam Á, G Coedes đã chia sẻ
rằng:”ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ chủ yếu là sự bành trướng của một nền
văn hóa có tổ chức, dựa trên quan điểm Ấn về vương quyền, tiêu biểu bằng Ấn Độ
giáo hoặc Phật giáo, thần thoại Purana, pháp giới Phacmaxastra và lấy tiếng Phạn
làm phương tiện biểu đạt”(Lịch sử cổ đại,tr 61-63) Trong quá trình nghiên cứu,
một số ảnh hưởng tiêu biểu của Ấn Độ đối với nền văn minh Đông Nam Á có thể
kể đến như về ngôn ngữ (chữ Phạn và Pali), tôn giáo (đạo Hindu và đạo Phật),…
2. Nền văn minh phương Tây cổ đại.
2.1 Điều kiện tự nhiên và dân cư của Hy Lạp cổ đại
Về mặt tự nhiên, Hi Lạp cổ đại có lãnh thổ rộng lớn, diện tích45000 dặm
vuông, bao gồm miền Nam bán đảo Bancăng - vùng lục địa Hi Lạp, những hòn đảo
trên biển Êgiê, miền ven biển phía Tây bán đảo Tiểu Á nhưng vùng quan trọng
nhất là vùng lục địa Hy Lạpphía Nam đảo Bancăng. Hy Lạp cổ đại có diện tích
lớn hơn ngày nay rất nhiều
Địa hình Hy Lạp được chia làm ba phần: miền Bắc là vùng đồng bằng rộng
lớn, quan trọng nhất của Hy Lạp, miền Trung ngăn được ngăn cách bởi nhiều dãy
núi ngang dọc nhưng sở hữu hai đồng bằng lớn, trù phú như Áttích và đồng bằng
Bêôxi với thành thị Athens nổi tiếng. Đến với miền Nam là bán đảo Pêlôpônedơ
với hình bàn tay bốn ngón xòe ra Địa Trung Hải. Nơi đây nổi tiếng với nhà nước
thành bang đầu tiên của Hy Lạp-Sparta với đồng bằng phì nhiêu, rộng lớn thuận lợi
cho việc trồng trọt. Miền ven biển phía Tây bán đảo Tiểu Á là một vùng giàu có.
Địa hình khu vực này gồm những rặng núi cao ngăn cách các vùng với các cao
nguyên nội địa và thung lũng sông. Bờ biển có nhiều chỗ lồi lõm, dọc bờ nhiều
đảo. Nơi đây trong nhiều thế kỷ là khu vực cầu nối, tiếp xúc và ảnh hưởng giữa
phương Tây và phương Đông.
Địa hình Hy Lạp tương đối trở ngại về giao thông đường bộ nhưng lại được
ban cho sự thuận lợi ở giao thông đường thủy. Bờ biển có nhiều cảng, vũng vịnh là
chìa khóa thuận lợi cho sự phát triển hang hải. Điều đó tạo điều kiện sư sự trao đổi
hang hóa từ Hy Lạp tới vùng Tiểu Á, Bắc Hải. Tiểu Á là một vùng giàu có và là
chiếc cầu nối liền Hy Lạp với các nước phương Đông cổ đại phát triển. Điều kiện
địa lý giúp cho Hy Lạp cổ đại trở thành nước có nền công thương nghiệp phát
triển, đồng thời có thể tiếp thu nền văn minh phương Đông cổ đại và tạo ra nền văn
minh Hy Lạp độc đáo góp phần cho sự phát triển của nền văn minh phương Tây
nói riêng và văn minh toàn thế giới nói chung.
Cư dân Hy Lạp là sự pha trộn của nhiều tộc người: người Êôliêng ở phía
Bắc bán đảo Ban Căng, người Iôniêng ở đồng bằng Atttich, vùng ven biển ở phía
Tây Tiểu Á, người Akêăng ở vùng Bắc bán đảo Pêlôpônedơ, … Dân cư đa dạng đã
hình thành nên các nền văn hóa đặc sắc ở Hy Lạp như: Thời kì văn hóa Cret-
Myxen; thời kì Hoome; thời kì thành bang; thời kì Makêđônia. Trong đó thời kì
thành bang là thời kì quan trọng nhất trong lịch sử Hy Lạp cổ đại. Do sự phát triển
kinh tế và phân hóa giai cấp, Hy Lạp một lần nữa xuất hiện nhiều nhà nước nhỏ.
Mỗi trung tâm trong một nước nhỏ này được gọi là thành bang. Aten và Xpac là
hai thành bang có lực lượng hung hậu làm nòng cốt cho lịch sử Hy Lạp cổ đại.
2.2 Điều kiện tự nhiên và dân cư của La Mã cổ đại.
Từ rất lâu trước khi vinh quang Hy Lạp bắt đầu phai mờ, trên bờ sông Tiber
ở Italy, một nền văn minh mới bắt nguồn chủ yếu từ văn minh Hy Lạp. Đó là nền
văn minh La Mã cổ đại. Sự thật rằng, vào thời kì hoàng kim của Hy Lạp, La Mã đã
là một thế lực lớn thống trị bán đảo Ý. Trong thời kì ấy, La Mã đã lên âm mưu
chinh phục khu vực phía Đông Địa Trung Hải.
La Mã là một bán đảo dài và hẹp ở phía Nam Châu Âu với hình dạng chiếc
ủng vươn ra Địa Trung Hải. Được ngăn cách với Châu Âu bởi núi Anpơ, phía Nam
là đảo Xixin và phía Tây có hai đảo là Coócxơ và đảo Xacđenhơ. Được thiên nhiên
ban tặng nhiều đồng bằng màu mỡ và nhiều đồng cỏ thuận tiện cho việc chăn nuôi
gia súc. Bên cạnh đó, nơi đây là nơi tập trung của nhiều loại kim đồng để phục vụ
công việc tạo công cụ sản xuất và vũ khí như đồng, chì, sắt, ... Bờ biển phía Nam
có nhiều vũng vịnh vậy nên việc giao thương với Hy Lạp được bắt đầu sớm. Diện
tích của bán đảo Ý lớn hơn bán đảo Hy Lạp gấp năm lần nhưng không hề bị chia
cắt thành những vùng biệt lập như Hy Lạp. Sau khi làm chủ bán đảo Ý, La Mã đã
xâm chiếm các nước bên ngoài gồm đất đai của ba châu lục: châu Âu, châu Á,
châu Phi nằm bao quanh vùng Địa Trung Hải.
Cư dân chủ yếu của La Mã cổ đại chủ yếu là những người dân xuất hiện sớm
nhất ở bán đảo Ý. Một bộ phận sống ở vùng Latium gọi là người Latinh. Về sau ở
bên bờ sông Tibrơ một nhánh người Latinh dựng lên thành La Mã, người La Mã ra
đời từ đó. Ngoài ra, còn có một số bộ phận người khác trong đó có người Hy Lạp ở
các thành phố ven biển phía Nam và đảo Xixin.
3. Nhận xét về điều kiện hình thành của các nền văn minh Đông
Nam Á và Hy Lạp – La Mã
Có thể nhận thấy rằng trong khi Đông Nam Á và các trung tâm văn minh lớn
của phương Đông đều nằm trên những vùng chảy qua của những con sông thì hai
nền văn minh Hy Lạp - La Mã đều nằm trên bán đảo ở phía nam Châu Âu. Điều
này đem tới những lợi ích cũng như khó khăn riêng cho từng nền văn minh.
Khí hậu gió mùa giúp vùng Đông Nam Á trở nên xanh tốt và trù phú với
những đô thị đông đúc và thịnh vượng. Gió mùa kèm theo những cơn mưa nhiệt
đới đã cung cấp đủ nước cho con người dùng trong đời sống và sản xuất hàng năm,
tạo nên những cánh rừng nhiệt đới phong phú về thảo mộc và chim muông. Nhìn
chung, điều kiện tự nhiên đã tạo điều kiện hết sức cho nền nông nghiệp của Đông
Nam Á, tuy vậy, không thể không khẳng định Đông Nam Á cũng có một nền
thương nghiệp tiến bộ khi nằm ở “ngã tư đường” và nằm trên “con đường tơ lụa”
nối liền Đông Tây.
Trong khi đó, Hy Lạp mặc dù có nhiều đồng bằng rộng lớn nhưng nhìn
chung đất đai không phì nhiêu, chủ yếu phát triển công thương nghiệp và thủ công
nghiệp. Các minh chứng lịch sử cho thấy Hi Lạp hình thành nhiều nghề thủ công
khác nhau như luyện kim, chế tạo vũ khí, đồ thủ công mỹ nghệ, đồ gốm, đóng tàu,
sản xuất vũ khí... Thủ công nghiệp phát triển có tác động thúc đẩy nền sản xuất
hàng hóa và sự mở rộng quan hệ ngoại thương. Hải cảng Pêri ở Aten trở thành
trung tâm thương mại lớn nhất thế giới thời cổ đại, nơi thuyền bè và buôn lái khắp
nơi đến buôn bán. Thương mại phát triển là nguyên nhân dẫn đến sự mở rộng lưu
thông tiền tệ và các hoạt động tín dụng, ngân hàng, cho vay lãi. Mỗi thành bang Hi
Lạp cổ đại đều đúc tiền riêng. Nông nghiệp tuy không có điều kiện thuận lợi vẫn
được tiến hành và có sự phát triển nhất định, chủ yếu trồng nho và ôliu nhằm phục
vụ cho nghề thủ công chế rượu nho và dầu ôliu.
La Mã có nhiều điều kiện để phát triển nông nghiệp hơn Hy Lạp với nhiều
đồng bằng rộng lớn, màu mỡ và phì nhiêu, khí hậu ấm áp, lượng mưa tương đối
đều và nhiều, thuận lợi phát triển nông nghiệp, chăn nuôi gia súc. Ý có nhiều kim
loại như đồng, chì, sắt, ... để chế tạo công cụ sản xuất và vũ khí. Xuyên suốt lịch sử
của La Mã, nền kinh tế của La Mã có thịnh có suy, với nông nghiệp nổi bật là các
loại ngũ cốc, rau quả, nho và ô liu; thủ công nghiệp phát triển mạnh trong nhiều
ngành: luyện kim, làm đồ gốm, đồ gỗ, thuộc da, … Ngành nông nghiệp và công
thương nghiệp của La Mã có mối quan hệ chặt chẽ. Ngoài ra, với bờ biển phía
Nam phù hợp để phát triển thương nghiệp, La Mã đã hình thành một mạng lưới
thương nghiệp với Địa Trung Hải và xa hơn là các nền văn minh phương Đông.
Nhìn chung cả ba nền văn minh này đều phát triển dựa vào điều kiện tự
nhiên, phát huy thế mạnh mà tự nhiên ban tặng cũng như hạn chế đến mức tối đa
các khó khăn từ điều kiện tự nhiên gây ra với kinh tế: ở Đông Nam Á là tận dụng
thiên nhiên trời ban để phát triển nông nghiệp, còn ở phương tây là phát huy thế
mạnh về hàng hải và thủ công nghiệp.
4. Kết luận
Tuy cả ba nền văn minh Đông Nam Á, Hy Lạp và La Mã đều có xuất phát
điểm và sự phát triển khác nhau, song tất cả đều có điểm chung là tận dụng triệt để
các ưu thế từ thiên nhiên để phát triển: với Đông Nam Á là nông nghiệp và chăn
nuôi, đặc biệt là lúa nước; Hy Lạp nổi bật với giao thương và thủ công nghiệp; La
Mã nhờ địa hình không bị chia cắt giúp họ hình thành sự thống nhất về lãnh thổ và
chính trị. Có thể nói sự khác nhau về điều kiện hình thành giúp kiến tạo nên sự độc
nhất của mỗi nền văn minh, mà những sự độc nhất ấy sẽ đóng góp rất nhiều cho sự
phát triển của loài người ở nhiều mặt khác nhau qua tiến trình lịch sử, không riêng
gì ở mỗi phương diện mà họ được trời phú lúc ban đầu.
5. Tham khảo
1. Dương Ninh (chủ biên), , NXB Giáo Dục, Lịch sử văn minh Thế Giới
Nội, 2003.
2. Nguyễn Văn Ánh, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2015Lịch sử văn minh Thế Giới,
3. Almanach, Những nền văn minh thế giới, NXB Văn hóa thông tin, HN, 1999.
4. Will Durant, (11 volumes); The stories of Civilization ©2013 Will Durant
(P)2013 Blackstone Audio, Inc.
5. Judith G. Coffin, Robert C. Stacey, Robert E. Lerner, Standish Meacham,
Western Civilizations, W.W Norton &Company, New York, 2002.
6. Marc J. Gilbert and Peter N. Stearns : , World Civilizations The Global
Experience by , Paperback, 2010.Stuart B. Schwartz
7. McDougal Littlell, , Patterns of Interaction, 2005. Modern World History
| 1/10

Preview text:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO BÁO CÁO TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
ĐỀ TÀI: SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT VỀ CƠ SỞ
HÌNH THÀNH GIỮA NỀN VĂN MINH ĐÔNG NAM
Á VÀ NỀN VĂN MINH HY LẠP-LA MÃ CỔ ĐẠI
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thái Yên Hương.
Nhóm thực hiện: Nhóm 21
Nghiêm Đức Thắng: MSSV-QHQT50C11538
Trần Ngọc Thanh: MSSV-QHQT50C11539 MỤC LỤC I. Lời nói đầu II. Nội dung
1. Nền văn minh phương Đông cổ đại.
1.1 Điều kiện hình thành tự nhiên của Đông Nam Á.
1.2 Dân cư của Đông Nam Á.
2. Nền văn minh phương Tây cổ đại.
2.1 Điều kiện hình thành tự nhiên và dân cư Hy Lạp.
2.2 Điều kiện hình thành tự nhiên và dân cư La Mã.
3. Nhận xét về điều kiện hình thành của hai nền văn minh 4. Kết luận I. LỜI NÓI ĐẦU
Nền văn minh là thước đo đặc trưng cho sự tiến bộ và phát triển của một
xã hội. Các yếu tố cấu thành nên một nền văn minh không chỉ bao gồm những
thành tựu về văn hóa, nghệ thuật mà còn liên quan đến các lĩnh vực khác nữa. Một
trong số đó là điều kiện tự nhiên, địa hình của các nền văn minh. Đây là tiền đề
quan trọng cho nền kinh tế, văn hóa, … phát triển.
Khu vực phương Đông (bao gồm Châu Á và Đông Bắc Châu Phi) là nơi
có điều kiện tự nhiên phong phú và đa dạng. Chính sự may mắn được thiên nhiên
ban tặng cho thiên nhiên trù phú, những nền văn minh cổ đại nhất đã được ra đời ở
đây. Từ cuối thiên niên kỉ IV- đầu thiên niên kỉ thứ III trước CN, những nền văn
minh cổ đại nhất đã được ra đời là Lưỡng Hà, Ai Cập, Ấn Độ, ... bên cạnh những
dòng sông lớn (như sông Tigơrơ và Ơphơrát ở Tây Á, sông Nin ở Ai Cập, sông Ấn
và sông Hằng ở Ấn Độ). Ở phía Đông Nam của Châu Á, sự ra đời của Đông Nam
Á cổ đại- một khu vực của những câu chuyện kì diệu, đa dạng văn hóa cùng với sự
phát triển của nhiều đế quốc đồ sộ đã dần được hình thành. Nhờ có điều kiện tự
nhiên phong phú nơi đây, loài người đã sớm đặt chân lên khu vực này và cùng với
sự giao thoa văn hóa, nền văn minh này càng ngày càng trở nên đa dạng hơn.
Chính điều này đã chứng minh rằng khu vực này đã góp phần không nhỏ cho sự
thịnh vượng chung của thế giới sau này.
Khu vực phương Tây cũng xuất hiện những nền văn minh đặc sắc. Một
trong những nền văn minh tiêu biểu nhất đó là nền văn minh Hy Lạp – La Mã cổ
đại. Văn minh Hy Lạp ra đời (TNK III đến TNK II TCN) trước tuy muộn hơn
phương Đông những đã đạt được những thành tựu to lớn vẫn còn vang dội đến tận
ngày nay. Tuy nhiên, vào thế kỉ thứ II TCN, La Mã một trong những đế quốc hung
mạnh và có mưu đồ chinh phục đã chinh phục thành công Địa Trung Hải. Không
lâu sau đó, Hi Lạp bị nhập và đế quốc La Mã. Tuy nhiên, sự xác nhập này không
làm ảnh hưởng đến những tinh hoa vốn có của Hy Lạp. Vì vậy, nền văn minh “Hi-
La” sở hữu những nét tương đồng với nhau và có tầm ảnh hưởng đến Âu Châu và
thế giới sau này. Câu nói của Ănghen càng làm sáng tỏ điều này: “Không có cơ sở
văn minh Hi Lạp và đế quốc La Mã thì cũng không thể có châu Âu hiện đại được”.
Nói đến văn minh Phương Đông không thể không đặt nó trong mối tương
quan với văn minh Phương Tây. Nếu chỉ nhìn văn minh Phương Đông với riêng nó
sẽ thiếu tính khách quan, cần đặt Phương Đông trong sự liên hệ với Phương Tây.
Giữa 2 nền văn minh này có nhiều điểm giống và khác nhau, tìm ra những điểm ấy
của văn minh đông – tây cũng là tìm ra mấu chốt, là chìa khoá để mở ra cánh cửa
đóng kín từ lâu của thế giới cổ đại đầy bí ẩn. Với tiểu luận này, em xin trình bày về
sự giống và khác nhau giữa hai nền văn minh đặc trưng của mỗi vùng là nền văn
minh Đông Nam Á và nền văn minh Hy Lạp – La Mã II. Nội dung
1. Nền văn minh Đông Nam Á cổ đại.
1.1 Điều kiện tự nhiên và dân cư của Đông Nam Á.
Đông Nam Á là một khu vực rộng lớn, diện tích khoảng 4,5 triệu km vuông
trải ra trên một phần trái đất từ khoảng 92 độ đến 140 độ kinh Đông và từ khoảng
28 độ vĩ Bắc chạy qua xích đạo đến khoảng 15 độ phía Nam. Nằm ở phía Đông
Nam của Châu Á, Đông Nam Á là tiểu vùng các khu vực ở phía Nam Trung Quốc,
phía Đông Nam của lục địa Ấn Độ và ở phía Tây Bắc Châu Úc. Việc nằm tiếp xúc
cạnh các nền văn minh lớn như Trung Quốc và Ấn Độ đã dẫn đến sự giao thoa văn
hóa đa dạng ở khu vực này. Đây là cầu nối giữa hai đại dương lớn là Thái Bình
Dương và Ấn Độ Dương, nối dài thế giới Địa Trung Hải, Ấn Độ Dương với biền
Đông. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa, văn hóa và xích Đông- Tây gần lại hơn.
Khí hậu Đông Nam Á chủ yếu ảnh hưởng bởi gió mùa nên đã tạo nên hai
mùa rõ rệt: mùa khô lạnh, mát và mùa mưa tương đối nóng, ẩm. Vì sự ảnh hưởng
của gió mùa nên nơi đây đã được gọi là khu vực “Châu Á gió mùa”. Có thể hiểu
rằng, châu Á gió mùa là một phần của địa cầu, nơi có trồng quê hương lúa nước từ
xa xưa bao gồm miền Nam Trường Giang, miền Nam Nhật Bản, miền Đông Ấn
Độ và Đông Nam Á hiện nay. Gió mùa và khí hậu biển đã làm cho khí hậu Đông
Nam Á đã tạo cho khu vực này những điều kiện thuận lợi để cho thiên nhiên xanh
tốt, trù phú. Những cơn mưa nhiệt đới đã cung cấp cho con người nơi đây nguồn
nước dồi dào trong đời sống và sản xuất, rừng nhiệt đới phong phú giúp cho cây
cối trở nên um tùm và là nhà của nhiều loại chim muông. Đây cũng là quê hương
của những loài hương liệu quý, cây gia vị đặc trưng như hồ tiêu, sa nhân, đậu khấu,
hồi quế, đàn hương, trầm hương, …
Địa hình của Đông Nam Á lục địa bị chia cắt thành hai phần: Phần đất liền
gồm các dải núi của bán đảo Trung Ấn là những dải núi nối tiếp dãy Himalaya
chạy dài theo hướng bắc - nam và tây bắc - đông nam, bao quanh những khối cao
nguyên thấp. Chiếm phần lớn diện tích là các núi và cao nguyên. Các thung lũng
sông cắt xẻ sâu làm cho địa hình của khu vực bị chia cắt mạnh. Đồng bằng phù sa
tập trung ở ven biển và hạ lưu các sông. Trong khi đó, Đông Nam Á biển đảo chủ
yếu là đồi núi và núi lửa, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp. Đây là những nơi thường
xảy ra động đất, núi lửa do nằm trong khu vực không ổn định của vỏ Trái Đất. Dải
núi lửa nằm theo hình vòng cung thuộc Inđônêxia, Malaixia và Philippin. Những
con sông ở Đông Nam Á chủ yếu là những con sông ngắn, nó có xu hướng chảy
qua các đồng bằng lớn tạo ra những mảnh đất phù sa màu mỡ. Những con sông ở
Đông Nam Á ngắn do địa hình khu vực này nhỏ hẹp. Thực tế, địa hình Đông Nam
Á thiếu những không gian rộng cho sự phát triển kinh tế-xã hội trên quy mô lớn,
những điều kiện tự nhiên cho sự phát triển của những kĩ thuật phức tạp. Tuy nhiên,
đó là những vấn đề, hạn chế của thời hiện đại, nhưng trong quá trình phát triển
trung đại, con người vẫn chưa nhận thức được sự hạn chế đó.
1.2 Dân cư của Đông Nam Á.
Được ban tặng cho thiên nhiên trù phú, những bước đi sớm đầu tiên của loài
người đã xuất hiện trên mảnh đất vùng Đông Nam của Châu Á này. Trong những
vùng rừng núi ở Đông Nam Á hiện nay vẫn còn những tàn tích, dấu tích của con
người:” có những dấu vết của người lùn Negritos du cư nguyên thuyển, những dân
tộc khác ở Indonesia, ... Chính điều này đã chứng minh thực tế rằng, có những dân
tộc đã có mặt ở đây từ xa xưa và đã có nhiều sự pha trộn giữa các cư dân ở đây từ
trước với những người đến sau.
Trên cở sở địa lý thuận lợi, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo nên một nền
văn hóa bản địa rực rỡ mang tính thống nhất cao giữa các khu vực, nền văn hóa ấy
có nguồn gốc và bản sắc riêng của mỗi dân tộc, liên tục được phát triển trong suốt
chiều dài lịch sử. Đông Nam Á là khu vực có nền văn minh lúa nước là cội nguồn,
họ có những nét tương đồng trong canh tác hệ thống thủy lợi bên cạnh đời sống
tinh thần phong phú. Ngoài ra, cư dân Đông Nam Á còn biết đắp đê, ngăn lũ nhờ
thế có được sản lượng thu hoạch ổn định. Vì vậy, từ những phong tục tập quán,
thần thoại và lễ hội đều ít nhiều chịu ảnh hưởng của đời sống văn minh lúa nước.
Sự hình thành của các quốc gia cổ đại ở Đông Nam Á còn gắn liền với sự
giao thoa văn hóa của Trung Hoa và Ấn Độ. Có thể nói rằng, từ những năm bắt đầu
công nguyên, trên nền tảng chung của nền văn minh Đông Nam Á, những làn sóng
cư dân từ Ấn Độ theo chân các thương gia và những nhà truyền đạo hòa bình, tiếp
nhận văn hóa Trung Hoa từ những người Trung Quốc thống trị.Chính sự tiếp xúc
văn hóa này đã làm cho các tộc người ở nơi đây định hình và phát triển với sự ra
đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á. Những ảnh hưởng đó khá toàn diện và
sâu sắc trên nhiều mặt, cả về chữ viết, văn chương, tôn giáo, nghệ thuật điêu khắc,
kiến trúc,…Khi viết quá trình “Ấn Độ hóa” tại Đông Nam Á, G Coedes đã chia sẻ
rằng:”ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ chủ yếu là sự bành trướng của một nền
văn hóa có tổ chức, dựa trên quan điểm Ấn về vương quyền, tiêu biểu bằng Ấn Độ
giáo hoặc Phật giáo, thần thoại Purana, pháp giới Phacmaxastra và lấy tiếng Phạn
làm phương tiện biểu đạt”(Lịch sử cổ đại,tr 61-63) Trong quá trình nghiên cứu,
một số ảnh hưởng tiêu biểu của Ấn Độ đối với nền văn minh Đông Nam Á có thể
kể đến như về ngôn ngữ (chữ Phạn và Pali), tôn giáo (đạo Hindu và đạo Phật),…
2. Nền văn minh phương Tây cổ đại.
2.1 Điều kiện tự nhiên và dân cư của Hy Lạp cổ đại
Về mặt tự nhiên, Hi Lạp cổ đại có lãnh thổ rộng lớn, diện tích là 45000 dặm
vuông, bao gồm miền Nam bán đảo Bancăng - vùng lục địa Hi Lạp, những hòn đảo
trên biển Êgiê, miền ven biển phía Tây bán đảo Tiểu Á nhưng vùng quan trọng
nhất là vùng lục địa Hy Lạp ở phía Nam đảo Bancăng. Hy Lạp cổ đại có diện tích
lớn hơn ngày nay rất nhiều
Địa hình Hy Lạp được chia làm ba phần: miền Bắc là vùng đồng bằng rộng
lớn, quan trọng nhất của Hy Lạp, miền Trung ngăn được ngăn cách bởi nhiều dãy
núi ngang dọc nhưng sở hữu hai đồng bằng lớn, trù phú như Áttích và đồng bằng
Bêôxi với thành thị Athens nổi tiếng. Đến với miền Nam là bán đảo Pêlôpônedơ
với hình bàn tay bốn ngón xòe ra Địa Trung Hải. Nơi đây nổi tiếng với nhà nước
thành bang đầu tiên của Hy Lạp-Sparta với đồng bằng phì nhiêu, rộng lớn thuận lợi
cho việc trồng trọt. Miền ven biển phía Tây bán đảo Tiểu Á là một vùng giàu có.
Địa hình khu vực này gồm những rặng núi cao ngăn cách các vùng với các cao
nguyên nội địa và thung lũng sông. Bờ biển có nhiều chỗ lồi lõm, dọc bờ nhiều
đảo. Nơi đây trong nhiều thế kỷ là khu vực cầu nối, tiếp xúc và ảnh hưởng giữa
phương Tây và phương Đông.
Địa hình Hy Lạp tương đối trở ngại về giao thông đường bộ nhưng lại được
ban cho sự thuận lợi ở giao thông đường thủy. Bờ biển có nhiều cảng, vũng vịnh là
chìa khóa thuận lợi cho sự phát triển hang hải. Điều đó tạo điều kiện sư sự trao đổi
hang hóa từ Hy Lạp tới vùng Tiểu Á, Bắc Hải. Tiểu Á là một vùng giàu có và là
chiếc cầu nối liền Hy Lạp với các nước phương Đông cổ đại phát triển. Điều kiện
địa lý giúp cho Hy Lạp cổ đại trở thành nước có nền công thương nghiệp phát
triển, đồng thời có thể tiếp thu nền văn minh phương Đông cổ đại và tạo ra nền văn
minh Hy Lạp độc đáo góp phần cho sự phát triển của nền văn minh phương Tây
nói riêng và văn minh toàn thế giới nói chung.
Cư dân Hy Lạp là sự pha trộn của nhiều tộc người: người Êôliêng ở phía
Bắc bán đảo Ban Căng, người Iôniêng ở đồng bằng Atttich, vùng ven biển ở phía
Tây Tiểu Á, người Akêăng ở vùng Bắc bán đảo Pêlôpônedơ, … Dân cư đa dạng đã
hình thành nên các nền văn hóa đặc sắc ở Hy Lạp như: Thời kì văn hóa Cret-
Myxen; thời kì Hoome; thời kì thành bang; thời kì Makêđônia. Trong đó thời kì
thành bang là thời kì quan trọng nhất trong lịch sử Hy Lạp cổ đại. Do sự phát triển
kinh tế và phân hóa giai cấp, Hy Lạp một lần nữa xuất hiện nhiều nhà nước nhỏ.
Mỗi trung tâm trong một nước nhỏ này được gọi là thành bang. Aten và Xpac là
hai thành bang có lực lượng hung hậu làm nòng cốt cho lịch sử Hy Lạp cổ đại.
2.2 Điều kiện tự nhiên và dân cư của La Mã cổ đại.
Từ rất lâu trước khi vinh quang Hy Lạp bắt đầu phai mờ, trên bờ sông Tiber
ở Italy, một nền văn minh mới bắt nguồn chủ yếu từ văn minh Hy Lạp. Đó là nền
văn minh La Mã cổ đại. Sự thật rằng, vào thời kì hoàng kim của Hy Lạp, La Mã đã
là một thế lực lớn thống trị bán đảo Ý. Trong thời kì ấy, La Mã đã lên âm mưu
chinh phục khu vực phía Đông Địa Trung Hải.
La Mã là một bán đảo dài và hẹp ở phía Nam Châu Âu với hình dạng chiếc
ủng vươn ra Địa Trung Hải. Được ngăn cách với Châu Âu bởi núi Anpơ, phía Nam
là đảo Xixin và phía Tây có hai đảo là Coócxơ và đảo Xacđenhơ. Được thiên nhiên
ban tặng nhiều đồng bằng màu mỡ và nhiều đồng cỏ thuận tiện cho việc chăn nuôi
gia súc. Bên cạnh đó, nơi đây là nơi tập trung của nhiều loại kim đồng để phục vụ
công việc tạo công cụ sản xuất và vũ khí như đồng, chì, sắt, ... Bờ biển phía Nam
có nhiều vũng vịnh vậy nên việc giao thương với Hy Lạp được bắt đầu sớm. Diện
tích của bán đảo Ý lớn hơn bán đảo Hy Lạp gấp năm lần nhưng không hề bị chia
cắt thành những vùng biệt lập như Hy Lạp. Sau khi làm chủ bán đảo Ý, La Mã đã
xâm chiếm các nước bên ngoài gồm đất đai của ba châu lục: châu Âu, châu Á,
châu Phi nằm bao quanh vùng Địa Trung Hải.
Cư dân chủ yếu của La Mã cổ đại chủ yếu là những người dân xuất hiện sớm
nhất ở bán đảo Ý. Một bộ phận sống ở vùng Latium gọi là người Latinh. Về sau ở
bên bờ sông Tibrơ một nhánh người Latinh dựng lên thành La Mã, người La Mã ra
đời từ đó. Ngoài ra, còn có một số bộ phận người khác trong đó có người Hy Lạp ở
các thành phố ven biển phía Nam và đảo Xixin.
3. Nhận xét về điều kiện hình thành của các nền văn minh Đông
Nam Á và Hy Lạp – La Mã

Có thể nhận thấy rằng trong khi Đông Nam Á và các trung tâm văn minh lớn
của phương Đông đều nằm trên những vùng chảy qua của những con sông thì hai
nền văn minh Hy Lạp - La Mã đều nằm trên bán đảo ở phía nam Châu Âu. Điều
này đem tới những lợi ích cũng như khó khăn riêng cho từng nền văn minh.
Khí hậu gió mùa giúp vùng Đông Nam Á trở nên xanh tốt và trù phú với
những đô thị đông đúc và thịnh vượng. Gió mùa kèm theo những cơn mưa nhiệt
đới đã cung cấp đủ nước cho con người dùng trong đời sống và sản xuất hàng năm,
tạo nên những cánh rừng nhiệt đới phong phú về thảo mộc và chim muông. Nhìn
chung, điều kiện tự nhiên đã tạo điều kiện hết sức cho nền nông nghiệp của Đông
Nam Á, tuy vậy, không thể không khẳng định Đông Nam Á cũng có một nền
thương nghiệp tiến bộ khi nằm ở “ngã tư đường” và nằm trên “con đường tơ lụa” nối liền Đông Tây.
Trong khi đó, Hy Lạp mặc dù có nhiều đồng bằng rộng lớn nhưng nhìn
chung đất đai không phì nhiêu, chủ yếu phát triển công thương nghiệp và thủ công
nghiệp. Các minh chứng lịch sử cho thấy Hi Lạp hình thành nhiều nghề thủ công
khác nhau như luyện kim, chế tạo vũ khí, đồ thủ công mỹ nghệ, đồ gốm, đóng tàu,
sản xuất vũ khí... Thủ công nghiệp phát triển có tác động thúc đẩy nền sản xuất
hàng hóa và sự mở rộng quan hệ ngoại thương. Hải cảng Pêri ở Aten trở thành
trung tâm thương mại lớn nhất thế giới thời cổ đại, nơi thuyền bè và buôn lái khắp
nơi đến buôn bán. Thương mại phát triển là nguyên nhân dẫn đến sự mở rộng lưu
thông tiền tệ và các hoạt động tín dụng, ngân hàng, cho vay lãi. Mỗi thành bang Hi
Lạp cổ đại đều đúc tiền riêng. Nông nghiệp tuy không có điều kiện thuận lợi vẫn
được tiến hành và có sự phát triển nhất định, chủ yếu trồng nho và ôliu nhằm phục
vụ cho nghề thủ công chế rượu nho và dầu ôliu.
La Mã có nhiều điều kiện để phát triển nông nghiệp hơn Hy Lạp với nhiều
đồng bằng rộng lớn, màu mỡ và phì nhiêu, khí hậu ấm áp, lượng mưa tương đối
đều và nhiều, thuận lợi phát triển nông nghiệp, chăn nuôi gia súc. Ý có nhiều kim
loại như đồng, chì, sắt, ... để chế tạo công cụ sản xuất và vũ khí. Xuyên suốt lịch sử
của La Mã, nền kinh tế của La Mã có thịnh có suy, với nông nghiệp nổi bật là các
loại ngũ cốc, rau quả, nho và ô liu; thủ công nghiệp phát triển mạnh trong nhiều
ngành: luyện kim, làm đồ gốm, đồ gỗ, thuộc da, … Ngành nông nghiệp và công
thương nghiệp của La Mã có mối quan hệ chặt chẽ. Ngoài ra, với bờ biển phía
Nam phù hợp để phát triển thương nghiệp, La Mã đã hình thành một mạng lưới
thương nghiệp với Địa Trung Hải và xa hơn là các nền văn minh phương Đông.
Nhìn chung cả ba nền văn minh này đều phát triển dựa vào điều kiện tự
nhiên, phát huy thế mạnh mà tự nhiên ban tặng cũng như hạn chế đến mức tối đa
các khó khăn từ điều kiện tự nhiên gây ra với kinh tế: ở Đông Nam Á là tận dụng
thiên nhiên trời ban để phát triển nông nghiệp, còn ở phương tây là phát huy thế
mạnh về hàng hải và thủ công nghiệp. 4. Kết luận
Tuy cả ba nền văn minh Đông Nam Á, Hy Lạp và La Mã đều có xuất phát
điểm và sự phát triển khác nhau, song tất cả đều có điểm chung là tận dụng triệt để
các ưu thế từ thiên nhiên để phát triển: với Đông Nam Á là nông nghiệp và chăn
nuôi, đặc biệt là lúa nước; Hy Lạp nổi bật với giao thương và thủ công nghiệp; La
Mã nhờ địa hình không bị chia cắt giúp họ hình thành sự thống nhất về lãnh thổ và
chính trị. Có thể nói sự khác nhau về điều kiện hình thành giúp kiến tạo nên sự độc
nhất của mỗi nền văn minh, mà những sự độc nhất ấy sẽ đóng góp rất nhiều cho sự
phát triển của loài người ở nhiều mặt khác nhau qua tiến trình lịch sử, không riêng
gì ở mỗi phương diện mà họ được trời phú lúc ban đầu. 5. Tham khảo
1. Vũ Dương Ninh (chủ biên), Lịch sử văn minh Thế Giới, NXB Giáo Dục, Hà Nội, 2003. 2. Nguyễn Văn Ánh,
NXB Giáo dục, Hà Nội, 2015
Lịch sử văn minh Thế Giới,
3. Almanach, Những nền văn minh thế giới, NXB Văn hóa thông tin, HN, 1999.
4. Will Durant, The stories of Civilization (11 volumes); ©2013 Will Durant (P)2013 Blackstone Audio, Inc.
5. Judith G. Coffin, Robert C. Stacey, Robert E. Lerner, Standish Meacham,
Western Civilizations, W.W Norton &Company, New York, 2002.
6. Marc J. Gilbert and Peter N. Stearns, World Civilizations: The Global
Experience
by Stuart B. Schwartz, Paperback, 2010.
7. McDougal Littlell, Modern World History, Patterns of Interaction, 2005.