So sánh quy phạm pháp luật và các quy phạm xã hội
So sánh quy phạm pháp luật và các quy phạm xã hội
Môn: Lý luận nhà nước và pháp luật (llnnvpl)
Trường: Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
SO SÁNH QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ QUY PHẠM VÀ CÁC QUY PHẠM XÃ HỘI
I. SO SÁNH QP ĐẠO ĐỨC - QP PHÁP LUẬT
Đạo đức là gì ?
Đạo đức hay chuẩn mực đạo đức là hệ thống các quy tắc, yêu cầu đối với hành vi xã hội của con người, trong đó xác lập những quan điểm, quan niệm chung về công bằng và bất công, về cái thiện và cái ác, về lương tâm, danh dự, trách nhiệm và những phạm trù khác thuộc đời sống đạo đức tinh thần của xã hội.
1. Giống nhau:
- Đều có đặc điểm của quy phạm xã hội : pháp luật và đạo đức đều gồm những quy tắc xử sự chung để hướng dẫn cách xử sự cho mọi người trong xã hội hay gồm nhiều những quy phạm xã hội cho nên chúng có các đặc điểm của các quy phạm xã hội
- Chúng được đặt ra không phải cho một chủ thể cụ thể hay một tổ chức, cá nhân cụ thể đã xác định được mà là cho tất cả các chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội do chúng điều chỉnh.
- Chúng là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người. Căn cứ vào các quy định của pháp luật, các quy tắc đạo đức, có thể xác định được hành vi nào là hợp pháp, hành vi nào là hợp đạo đức, hành vi nào là trái pháp luật, hành vi nào là trái đạo đức.
- Chúng là khuôn khổ những khuôn mẫu, chuẩn mực để hướng dẫn cách xử sự cho mọi người trong xã hội, để bất kỳ ai khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh do chúng dự liệu thì đều phải xử sự theo cách thức mà chúng đã nêu ra. Căn cứ vào pháp luật, đạo đức, các chủ thể sẽ biết mình được làm gì, không được làm gì và làm như thế nào khi ở vào một điều kiện, hoàn cảnh nhất định.
- Có tính phổ biến và xu hướng phù hợp với xã hội. Chúng đều là khuôn mẫu chuẩn mực trong hành vi của con người. Chúng tác động đến các cá nhân tổ chức trong xã hội, tác động đến hầu hết các lĩnh vực trong đời sống. Để có phạm vi ảnh hưởng lớn như vậy, pháp luật và đạo đức phải có sự phù hợp với các tiêu chuẩn nhất định.
- Đều phản ánh sự tồn tại của xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử. Chúng là kết quả của quá trình nhận thức đời sống của chính mình. Pháp luật và đạo đức đều chịu sự chi phối, đồng thời tác động lại đời sống kinh tế xã hội.
- Chúng được thực hiện và điều chỉnh nhiều lần trong thực tế cuộc sống vì chúng được ban hành ra không phải để điều chỉnh một quan hệ xã hội cụ thể, một trường hợp cụ thể mà để điều chỉnh quan hệ xã hội chung.
2. Khác nhau:
Tiêu Quy phạm đạo đức Quy phạm pháp luâṭ
chí
Sự - Hình thành tự phát do nhân ̣ - Do nhà nước ban hành. Thể hiện ý chí hình thức của cá nhân và công đồng̣ của nhà nước.
thành
- Ra đời và tồn tại trong tất cả - Chỉ ra đời và tồn tại trong những giai các giai đoạn phát triển của đoạn lịch sử nhất định, giai đoạn có sự
lịch sử phân chia giai cấp, mâu thuẫn và đấu
tranh giai cấp.
Hình Đa dạng hơn và không thành Hê thống các văn bản quy phạm pháp ̣ thức văn bản. luât: ̣ Bộ luật, Luật, Nghị định, Thông tư... thể
hiêṇ Thể hiện thông qua dạng không
thành văn như văn hoá truyền miệng, phong tục tập quán, ca dao, tục ngữ…và dạng thành văn như kinh, sách chính trị,…
Sự Mang tính tự nguyêṇ Bắt buôc, cưỡng chệ́ điều
chỉnh Tự giác, răn đe thông qua tác Pháp luật thông qua bộ máy cơ quan như
động của dư luận xã hội, khen cơ quan lập pháp, tư pháp, hành pháp để chê, lên án, khuyến khích,… đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp hoặc là do lương tâm con người. quyền lực nhà nước, từ tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục, thuyết phục cho đến áp dụng các biện pháp cưỡng chế của nhà nước.
Tính - Đạo đức chủ yếu có tính chất - Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, chất khuyên răn đối với mọi người, nó có giá trị bắt buộc phải tôn trọng và chỉ cho mọi người biết nên làm thực hiện đối với mọi tổ chức và cá nhân
gì, không nên làm gì, phải làm có liên quan trong phạm vi lãnh thổ quốc
gì, không phải làm gì gia
- Đạo đức không có tính hệ thống, ví dụ như quan niệm và quy tắc đạo đức trong lĩnh vực ma chay hầu như không có liên quan với quan niệm và quy tắc đạo đức trong lĩnh vực cưới hỏi và trong các lĩnh vực khác.
- Đạo đức không có tính xác định về hình thức, bởi vì nó tồn tại dưới dạng bất thành văn, được lưu truyền từ đời này sang đời khác bằng hình thức truyền miệng.
Pháp luật có tác động bao trùm lên toàn xã hội, tới mọi tổ chức và cá nhân có liên quan trong xã hội; đồng thời có tác động thường xuyên, liên tục trên toàn lãnh thổ và trong nhiều lĩnh vực hoạt động của xã hội.
- Pháp luật có tính hệ thống, bởi vì pháp luật là một hệ thống các quy phạm để điều chỉnh nhiều loại quan hệ xã hội phát sinh trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống như dân sự, kinh tế, lao động..., song các quy phạm đó không tồn tại một cách biệt lập mà giữa chúng có mối hên hệ nội tại
và thống nhất với nhau để tạo nên một chỉnh thể là hệ thống pháp luật.
- Pháp luật có tính xác định về hình thức, tức là pháp luật thường được thể hiện trong những hình thức nhất định, có thể là tập quán pháp, tiền lệ pháp hoặc văn bản quy phạm pháp luật.
Trong các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định của pháp luật thường rõ ràng, cụ thể, bảo đảm có thể được hiểu và thực hiện thống nhất trong một phạm vi rộng.
3. Ví dụ:
Đạo đức Pháp luật
Nhường chỗ cho những người có trẻ em, Đây hoàn toàn không phải là một phụ nữ có thai hoặc người già,người điều bắt buộc bởi vì dưới pháp luật khuyết tật trong các phương tiện giao thì dù là ai đi nữa cũng có quyền và thông công cộng và tư nhân là một trong nghĩa vụ bình đẳng như nhau. những quy phạm đạo đức ở nơi công cộng, thể hiện sự thương yêu giúp đỡ giữa người với người.
- Quy phạm đạo đức đề cao sự chung thủy, Chung thủy, trung thực, yêu thương
và trung thực trong mối quan hệ vợ chồng, nghĩa là hãy quan tâm đến mối quan hệ của bạn bằng tình yêu và sự chân thành, yêu một người mãi mãi.
nhau là nghĩa vụ. Trong Luật Hôn nhân và gia đình: Điều 19. Tình nghĩa vợ chồng có quy định “...Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu,
Cụ già bị tai nạn và sự vô cảm lạnh người -
YouTube
Trong clip có một bà cụ bị tai nạn xe rồi bỏ chạy nhưng người qua đường thì khsông ai giúp đỡ bà cụ. Về mặt đạo đức, những người này bị xã hội chỉ trích nặng nề về sự vô cảm thờ ơ của mình, thấy chết mà không cứu. người gây tai nạn hay người chứng kiến mà không cứu có thể bị cắn rứt lương tâm ân hận về sau.
chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ,
thực hiện các công việc trong gia đình…”
Cho phép tự do chọn bạn đời, tự do kết hôn, và tự do ly hôn. Luật Hôn nhân và gia đình “Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn “...Vợ, chồng hoặc cả hai người có
quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly
hôn…”
Tuy nhiên trong hôn nhân, luật cũng có quy định là hôn nhân 1 vợ 1 chồng.
Đồng thời nó cũng là một hành vi trái với pháp luật bao gồm : gây tai nạn và bỏ trốn; và nếu nạn nhân chết thì những người đi đường sẽ phạm tội không cứu giúp người đang ở trạng thái nguy hiểm đến tính mạng. Tại Khoản 17 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: Nghiêm cấm bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm. Tội này có thể bị phạt hành chính hoặc thậm chí là xử lý hình sự. “Điều 102 luật hình sự năm 1999 quy định về Tội không cứu giúp người đang
ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính
mạng
“…Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba
tháng đến hai năm….”
II. SO SÁNH TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO - QP PHÁP LUẬT
- Giống nhau:
Tôn giáo và pháp luật đều sinh ra với tác dụng là những công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội, chúng đều là những khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi con người, vì một xã hội trật tự, ổn định và phát triển.
- Sự khác nhau
Sự hình thành
Tính thống nhất
Phạm vi
Sự điều chỉnh
Số lượng
Mục đích Quy phạm tín ngưỡng tôn giáo
Do sự thần thánh hóa, linh thiêng hóa các vấn đề của một số bộ phận người dân
Các quy định của tôn giáo trong nhiều trường hợp rất chung chung và không thống nhất nên đôi khi sự đánh giá và phạm vi áp dụng có sự thay đổi tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể.
Hẹp , áp dụng đối với từng tổ chức riêng biệt
Mang tính tự nguyện
Trong một đất nước có thể có nhiều tôn giáo khác nhau
Tôn giáo là ngoài mục đích hiện thực, thường có lý tưởng cao xa hơn
Ví dụ: nghĩ về chốn thiên đàng, chuẩn bị cho kiếp sau…
Quy phạm pháp luật
Do nhà nước ban hành. Thể hiện ý chí của chính quyền
Các quy định của pháp luật luôn phải được nhận thức và thực hiện, áp dụng chính xác, thống nhất trong phạm vi hiệu lực của nó. Chính xác đến từng chi tiết, từng mô hình hành vi là đòi hỏi cần thiết của pháp luật trong xã hội văn minh.
Rộng, có tác động bao trùm lên toàn xã hội, tới mọi tổ chức và cá nhân có liên quan trong xã hội
Mang tính bắt buộc, cưỡng chế.
Trong một đất nước chỉ tồn tại một hệ thống pháp luật duy nhất do Nhà nước ban hành
Mục đích của pháp luật mang tính hiện thực
Cách Tôn giáo điều chỉnh hình vi của Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã thức và tín đồ của mình bằng cách quy hội, hành vi con người bằng cách quy cơ chế định nghĩa vụ, bổn phận của định cho chủ thể tham gia các quan điều họ, xác định cho họ những hành hệ đó các quyền và nghĩa vụ pháp lý chỉnh vi nên làm, không nên làm, cần nhất định. Nói cách khác là quy định
phải làm, không được làm những hành vi được phép, những hành vi bắt buộc và những hành vi bị cấm đoán.
Tính xác Hầu hết những nghĩa vụ, bổn Cho phép, bắt buộc hay cấm đoán định phận của tín đồ thường không luôn được xác định rất rõ ràng. Để mang tính xác định một cách đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ đối với chặt chẽ. Đó chỉ mới là những chủ thể, Nhà nước quy định các biện lời răn của tín điều tôn giáo đối pháp cưỡng chế sẽ được áp dụng với tín đồ: nên, không nên hay trong bộ phận chế tài của quy phạm cần phải, không được… pháp luật.
3. Ví dụ:
- Ở Uganda, có một tín ngưỡng cho rằng khi dâng cúng máu và các bộ phận con người cho thần linh thì họ sẽ được “phù hộ” để nhanh chóng trở nên giàu có. Đối tượng bị hiến tế chủ yếu là trẻ em. Đối với những người theo tín ngưỡng này họ tin rằng đây là những điều đúng đắn. Tuy nhiên, đây là hành vi vi phạm pháp luật, tác động đến quyền cơ bản của con người mà không ai có thể xâm phạm: Quyền được sống.
- Trong Phật giáo có các biệt giới quy định cho Phật tử không được làm như :không giết hại mạng người (hán-việt bất sát), không nói dối (hv. bất vọng ngữ), không trộm cắp (hv. bất đạo), không tà dâm (hv. bất dâm), không say rượu… Về mặt pháp luật các bộ luật vẫn có các quy định giống với Phật giáo như không giết hại người, không trộm cắp, nếu vi phạm có thể bị phạt tù.
“Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
- Giết 02 người trở lên;
- Giết người dưới 16 tuổi;
- Giết phụ nữ mà biết là có thai;
- Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
…..”
Tuy nhiên vẫn cho phép người dân có đời sống tình dục, được phép uống rượu bia và trong đa số các trường hợp nói dối không được tính là vi phạm pháp luật. II. Quy phạm pháp luật và quy phạm tập quán * Giống nhau:
- Đều là quy tắc xử sự chung
- Là những khuôn mẫu, chuẩn mực hướng dẫn cách xử sự cho con người khi tham gia vào quan hệ xã hội nhất định, để bất kỳ ai khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh do chúng dự liệu thì đều phải xử sự theo những cách thức mà chúng đã nêu ra – Căn cứ vào pháp luật, tập quán, các chủ thể sẽ biết mình được làm gì, không được làm gì, phải làm gì và làm như thế nào khi ở vào một điều kiện, hoàn cảnh nhất định
- Tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi con người. Căn cứ vào các quy định của pháp luật, của tập quán, có thể xác định được hành vi nào là hợp pháp, hành vi nào là hợp tập quán; hành vi nào là trái pháp luật, hành vi nào là trái tập quán.
- Pháp luật và tập quán đều được đặt ra không phải cho một chủ thể cụ thể hay một tổ chức, cá nhân cụ thể mà là cho tất cả các chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội do chúng điều chỉnh.
- Pháp luật và tập quán đều được thực hiện nhiều lần trong thực tế cuộc sống, bởi vì chúng được ban hành không phải để điều chỉnh một quan hệ xã hội cụ thể, một trường hợp cụ thể mà để điều chỉnh một quan hệ xã hội chung, tức là mọi trường hợp, khi điều kiện hoặc hoàn cảnh do chúng dự kiến xảy ra.
- Đều tham gia điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội.
* Khác nhau
Các khía
Pháp luật Tập quán cạnh
Chủ thể Nhà nước. Nhóm người, dân cư trong địa ban hành phương nhất định.
Quá trình -Pháp luật được hình thành thông -Tập quán lúc đầu được hình hình qua 3 con đường: thành một cách tự phát trong thành cộng đồng xã hội, là thói quan phát triển + Thừa nhận các quy tắc có sẵn ứng xử có tính chất lặp đi lặp lại.
nâng chúng lên thành pháp luật (các phong tực, tập quán, các quan niệm, quy tắc đạo đức...)
+ Thừa nhận cách giải quyết một vụ việc trong thực tế rồi lấy làm khuôn mẫu cho các sự việc khác
- Đặt ra các quy tắc xử sự mới. (ví dụ như các quy định về tổ chức bộ máy nhà nước)
– Thể hiện ý chí của lực lượng – Thể hiện ý chí của một cộng
Thể hiện
cầm quyền. đồng dân cư trong địa phương ý chí nhất định.
Có tính quy phạm phổ biến, nó có Chỉ tác động tới một bộ phận dân Tính quy giá trị bắt buộc phải tôn trọng và cư nhất định.
phạm phổ thực hiện đối với mọi tổ chức và cá biến nhân có liên quan trong phạm vi lãnh thổ quốc gia
Là một hệ thống các quy phạm để Không có tính hệ thống.
điều chỉnh nhiều loại quan hệ xã hội
Tính hệ trong các lĩnh vực khác nhau. Ví dụ: tập quán về ma chay và tập thống quán về cưới hỏi là hoàn toàn khác
biệt nhau và không có liên quan tới nhau.
Có tính xác định về hình thức, tức Không có tính xác định về hình là pháp luật thường được thể hiện thức, bởi vì nó tồn tại dưới dạng
Hình thức trong những hình thức nhất định, có bất thành văn, được lưu truyền từ thể là tập quán pháp, tiền lệ pháp, đời này sang đời khác bằng hình văn bản quy phạm pháp luật . thức truyền miệng.
Có những quan hệ xã hội pháp Có những quan hệ xã hội tập
Phạm vi luật điều chỉnh nhưng tập quán quán điều chỉnh nhưng pháp luật điều không điều chỉnh, ví dụ như những không điều chỉnh, ví dụ như tập
chỉnh quan hệ liên quan tới việc tổ chức quán ma chay, cưới hỏi... bộ máy nhà nước.
Giáo dục, tuyên truyền, cưỡng chế, Chủ yếu dựa trên tinh thần tự giác
Biện pháp ép buộc,… bằng quyền lực nhà của những con người, không bị bảo đảm nước. buộc phải thực hiện hay có những thực hiện biện pháp như cưỡng chế thực
hiện.
Ví dụ :
*Trường hợp trâu bò thả rông thuộc sở hữu của ai?
-Ở khu vực miền núi phía bắc Tây Nguyên đối với trâu bò thả rông. Người được trâu bò thả rông sau một thời gian không phải là người được xác lập quyền sở hữu đối với trâu bò này mà người sở hữu thực sự của nó là người đã thả rông nó vì tập quán những nơi này là thả rông trâu bò, việc áp dụng tập quán này hoàn toàn phù hợp với địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu của vùng núi mùa khô lạnh, trâu bò không có thức ăn thì thả rông cho trâu bò tự tìm thức ăn, đến mùa ấm áp có thức ăn thì trâu bò về lại chuồng trại ban đầu của nó.
- Điều 231 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về việc xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc:
+ “1. Người bắt được gia súc bị thất lạc phải nuôi giữ và báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau 06 tháng, kể từ ngày thông báo công khai hoặc sau 01 năm đối với gia súc thả rông theo tập quán thì quyền sở hữu đối với gia súc và số gia súc được sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia súc.
+ 2. Trường hợp chủ sở hữu được nhận lại gia súc bị thất lạc thì phải thanh toán tiền công nuôi giữ và các chi phí khác cho người bắt được gia súc. Trong thời gian nuôi giữ gia súc bị thất lạc, nếu gia súc có sinh con thì người bắt được gia súc được hưởng một nửa số gia súc sinh ra hoặc 50% giá trị số gia súc sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia súc”.
* Tảo hôn
- Phong tục tập quán về hôn nhân và gia đình được áp dụng ở những vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số như tảo hôn
-Điểm a) khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân gia đình quy định: “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;”
=> Hành đi tảo hôn là hành vi bị cấm theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, những hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn đều bị coi là vi phạm quy định của pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định 82/2020/NĐ-CP thì mức phạt đối với hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn, cụ thể.
* Vấn đề bồi thường
- Luật tục M’nông quy định hành vi của người đốt rẫy, để cháy sang rẫy của người khác là có lỗi vô ý, phải bồi thường: “rẫy cháy không sạch phải dọn; chòi bị cháy phải đền; không được đòi quá đáng; không được bắt đền to”.
- Điều 585, Bộ luật dân sự năm 2015 về nguyên tắc bồi thường thiệt hại như sau:
“1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
……….
1. So sánh quy phạm pháp luật với quy tắc nghề nghiệp:
Các quy tắc đạo đức nghề nghiệp là nền tảng cho tất cả các quy tắc ứng xử nghề nghiệp. Các quy tắc có thể khác nhau tùy thuộc vào từng nghề nghiệp; ví dụ, đạo đức nghề nghiệp liên quan đến người làm nghề y sẽ khác với đạo đức nghề nghiệp liên quan đến luật sư hoặc đại lý bất động sản. a) Quy tắc nghề nghiệp là gì?
Quy tắc nghề nghiệp bao gồm các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực của một nghề nghiệp cụ thể, trên cơ sở đó mà các thành viên của ngành nghề đó tự đánh giá, điều chỉnh hành vi của bản thân cho phù hợp với nhu cầu, lợi ích, mục đích và sự tiến bộ của xã hội. b) Giống nhau:
- Đảm bảo một số quy tắc đạo đức chung được áp dụng cho tất cả các ngành nghề, bao gồm:
+ Tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp và các quy định pháp luật hiện hành và cố gắng tránh bất kỳ hành động nào có thể gây tổn hại đến thanh danh của bản thân hoặc nghề nghiệp.
+ Làm việc có nguyên tắc: Làm việc có nguyên tắc là khi làm việc cần có thái độ nghiêm túc với công việc mình đang làm, làm việc đầu tư sự tập trung và làm theo những nguyên tắc, quy định mà công việc đó đòi hỏi để không làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng của công việc và ảnh hưởng đến những cá nhân khác.
+ Tính trung thực: đức tính trung thực luôn là đức tính tốt đẹp của con người và được xã hội tôn trọng. Trong công việc, sự trung thực được thể hiện ở rất nhiều khía cạnh. Ví dụ như trung thực khi người khác hỏi đến trình độ chuyên môn của mình, trung thực trong lý do không hoàn thành công việc, hoặc trung thực khi vi phạm nội quy, quy chế của tổ chức, cơ quan…
+ Tính trách nhiệm: cam kết phục vụ khách hàng và hỗ trợ cộng đồng bằng nhiều cách khác nhau.
+ Tính khách quan: không được phép để sự thành kiến, xung đột về lợi ích hay ảnh hưởng không phù hợp của cá nhân có thể tác động đến những quyết định và trách nhiệm nghề nghiệp, không lạm dụng chức quyền để gạ gẫm bất kỳ quà tặng, hình thức đón tiếp và chiêu đãi nào.
+ Tính bảo mật: nghiêm cấm việc sử dụng thông tin bí mật về khách hàng để phục vụ cho lợi ích cá nhân hoặc vì lợi ích của bên thứ ba.
- Thường Được hệ thống hóa như một tập hợp các quy tắc cho một nhóm người cụ thể sử dụng. Mỗi cá nhân hoạt động trong 1 ngành nghề, lĩnh vực cụ thể sẽ cùng tuân theo một số những quy tắc hay điều luật nhất định theo đặc trưng của ngành nghề, lĩnh vực của mình chứ không phải áp dụng cho toàn xã hội.
- Chúng được thực hiện và điều chỉnh nhiều lần trong thực tế cuộc sống vì chúng được ban hành để điều chỉnh quan hệ xã hội của một nhóm người cụ thể trong một ngành nghề nào đó phù hợp với quan niệm của xã hội và thời đại. (VD: Các giáo viên nữ trước đây hầu như không được phép uốn tóc, nhuộm tóc hay mặc váy mà chỉ được mặc những bộ áo dài truyền thống để đứng lớp thôi). c) Khác nhau:
Tiêu Quy tắc nghề nghiệp Quy phạm pháp luâṭ chí
Được hình thành bởi một cơ quan quản lý cụ thể của Do nhà nước ban
Sự một tổ chức hoặc nhân thức của cá nhân và cộ ng đồng̣ hành hình tự điều chỉnh
thành
Thể Thể hiện ý chí của một nhóm người trong một ngành Thể hiện ý chí của
hiện ý nghề, lĩnh vực nhất định lực lượng cầm chí quyền.
Thể hiện thông qua dạng không thành văn (như Hê thống các văn ̣ văn hoá ứng xử trong công sở, là những quy tắc ngầm bản quy phạm pháp mọi người tự hiểu với nhau) hoặc có trường hợp luât: Luật Luật sư, ̣ được viết thành văn bản và có giá trị pháp lý (Bộ Luật doanh nghiệp, Hình Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư do Luật Giáo dục,… thức Liên đoàn Luật sư Việt Nam ban hành mà mỗi luật sư
thể phải lấy làm khuôn mẫu ứng xử) hiêṇ
Sự Mang tính tự nguyêṇ Bắt buôc, cưỡng ̣
điều Tự giác, răn đe thông qua tác động của dư luận xã hội, chế
chỉnh khen chê, lên án, khuyến khích,… hoặc là do lương Giáo dục, tuyên
tâm con người. truyền, cưỡng chế,
ép buộc,… bằng quyền lực nhà nước.
Phần ví dụ: Sau đây sẽ đi vào 1 số ngành nghề cụ thể a) Nghề giáo:
- “Bài học về Trang phục” trong sách giáo khoa Ngữ Văn (tập 2 - lớp 9, trang 9, bài Phép Phân tích và tổng hợp):
“Trang phục không có pháp luật nào can thiệp, nhưng có những quy tắc ngầm phải tuân thủ… Dù mặc đẹp đến đâu, sang đến đâu mà không phù hợp thì cũng chỉ làm trò cười cho thiên hạ, làm mình tự xấu đi mà thôi. Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị, nhất là phù hợp với môi trường.”
Những vấn đề về trang phục của GV khi lên lớp cũng có không ít điều chưa được sự đồng thuận của xã hội, tuy không vi phạm quy tắc ứng xử nhưng có phần chưa phù hợp tâm lý số đông.
Ví dụ :
1) Trước đây có giảng viên đã từng có sự “cách tân” khi mặc quần short giảng dạy, dù đang giảng về đề tài “tư duy sáng tạo” nhưng cũng dẫn đến nhiều tranh luận trong xã hội. Ông Nguyễn Tuấn Hải - nhà sáng lập Eton Grammar School cho biết: Việc giáo viên mặc quần ngắn dạng lịch sự vào giảng đường là hoàn toàn có thể chấp nhận được.
Ở Việt Nam, theo đánh giá của ông Hải, nhiều người còn phiến diện trong cách nhìn nhận. Họ thường áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác. “Câu chuyện thầy giáo mặc quần đùi lên giảng đường không thể đánh giá một con người, giống như 'chiếc áo không làm nên thầy tu'. Các trường học ở Việt Nam cần thoát khỏi điều này", ông Nguyễn Tuấn Hải nêu quan điểm.
https://youtu.be/HQnbWi84-zI : video Giáo sư "mặc quần đùi lên giảng đường" nói về tư duy thách thức mọi giới hạn
Với môi trường trường học, đối tượng của giáo viên là học sinh, các em đang độ tuổi học làm người lớn, nên mọi thứ học sinh để ý và bắt chước rất nhanh. Và đặc biệt hơn nữa, mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng để các noi theo, là động lực để học sinh cố gắng trở thành người có ích cho xã hội. Vì vậy, thầy cô cũng cần chú ý cách ăn mặc của mình khi đứng lớp.
Những chừng mực trong trang phục đối với giáo viên:
- Đối với giáo viên nam, không nên mặc quần jeans, áo thun (như đi tiệc tùng, vui chơi, dã ngoại), mang dép lê hoặc ăn mặc tuềnh toàng… khi lên lớp.
- Đối với giáo viên nữ, trang điểm quá đậm, đeo quá nhiều trang sức, xăm trổ hay xỏ khuyên đều không phải phép, ngoài ra cần chú ý màu sắc và độ kín của trang phục.
2) Kìm hãm sự sáng tạo của học sinh
Quy phạm PL
Quy tắc nghề nghiệp
Theo quy định tại Thông tư 06/2019/TTBGDĐT quy định quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 12/4/2019, đối với người học, giáo viên phải:
- Sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực, dễhiểu, khen hoặc phê bình phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh; - Mẫu mực, bao dung, trách nhiệm, yêu thương;
- Tôn trọng sự khác biệt, đối xử côngbằng, tư vấn, lắng nghe và động viên, khích lệ người học;
- Tích cực phòng, chống bạo lực họcđường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; - Không xúc phạm, gây tổn thương, vụ
lợi;
- Không trù dập, định kiến, bạo hành,xâm hại;
- Không thờ ơ, né tránh hoặc che giấucác hành vi vi phạm của người học.
b) Nghề luật sư:
Trong thông tư quy định quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục không có quy định cụ thể giáo viên phải có phương pháp giảng dạy đổi mới, sáng tạo. Thế nhưng không nên kìm hãm sự sáng tạo của học sinh bằng lối truy bài, học vẹt. VD, nếu học sinh không làm giống mô típ mà giáo viên đưa ra, nhiều em có sáng tạo thấy khác khác phương pháp, lời văn của giáo viên thì khó lòng đạt điểm cao.
Nghề luật sư ở Việt Nam là một nghề cao quý, bởi hoạt động nghề nghiệp của luật sư nhằm mục đích góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Các đặc điểm cơ bản của nghề luật sư:
– Hoạt động trong khuôn khổ luật định
Nghề luật sư là một trong những nghề có sự hạn chế cao trong hoạt động nghề nghiệp. Cụ thể là ngoài việc tuân thủ đầy đủ pháp luật chung như luật Hiến pháp luật dân sự…, còn phải đảm bảo thực hiện đầy đủ quy định nghiêm ngặt của pháp luật về ngành nghề mà mình tham gia.
- Nghề luật là bất khả kiêm nhiệm, điều đó có nghĩa là một người không thể đồng thời làm hai chức danh hoặc làm hai vị trí nghề nghiệp khác nhau trong hệ thống nghề luật. Một người khi đang hành nghề thẩm phán thì không thể được làm luật sư, công chứng viên hay chấp hành viên và ngược lại. Pháp luật chỉ cho phép họ được quyền thay đổi hoạt động hành nghề của mình.
- Nghề luật sư có quy tắc nghề nghiệp riêng, được lập thành văn bản và có giá trị pháp lý.
Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư do Liên đoàn Luật sư Việt Nam ban hành quy định những chuẩn mực về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp, là thước đo phẩm chất đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư. Mỗi luật sư phải lấy Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư làm khuôn mẫu cho sự ứng xử và tu dưỡng, rèn luyện để giữ gìn uy tín nghề nghiệp, thanh danh của luật sư, xứng đáng với sự tôn vinh của xã hội.
Phần ví dụ:
- Luật sư có thể vận dụng linh hoạt và hợp pháp các quy định, điều luật để bảo vệ vàđem lại lợi ích cho thân chủ của mình.
Ví dụ: Có 1 khách hàng muốn tặng 1 thửa đất (không có nhà ở) cho 1 người cháu họ. Trong trường hợp là hợp đồng tặng cho thì người nhận tặng cho phải đóng thuế thu nhập cá nhân với mức 10% trên tổng giá trị miếng đất đó. Nhưng nếu vận dụng các quy định khác của luật thuế thu nhập cá nhân là vận dụng trường hợp ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì chỉ bị tính thuế thu nhập cá nhân là 2% mà thôi.
Căn cứ Điều 17 Thông tư 92/2015/TT-BTC, thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản được xác định theo từng trường hợp.
Trường hợp: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất (không có nhà ở)
Hợp đồng chuyển nhượng không ghi giá hoặc giá trên hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn giá đất do UBND cấp tỉnh quy định thì giá chuyển nhượng được xác định theo bảng giá đất do UBND cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng. Khi đó, thuế thu nhập cá nhân được tính theo công thức sau:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 2% x (Diện tích x Giá 01m2 theo bảng giá đất)
- Những hành vi vi phạm bị tước chứng chỉ hành nghề và sau khi bị tước, người đó vẫn có thể tham gia và tiếp xúc hồ sơ vụ án, tài liệu.
Ví dụ: Trong một công ty luật có nhiều luật sư, nếu có người bị thu hồi chứng chỉ hành nghề thì người đó vẫn được tiếp tục làm việc ở công ty đó, chỉ là không làm với tư cách luật sư thôi. Họ có thể làm phụ giúp để nghiên cứu hồ sơ, luật không có cấm, miễn sao khách hàng đồng ý hoặc được sếp phân công đọc. Ngoài ngồi ghế luật sư, trong một phiên tòa, nếu không có thẻ luật sư, có thể làm người đại diện theo ủy quyền của đương sự.
2. Hôn nhân và gia đình :
a. Tập quán về hôn nhân và gia đình là gì?
Tập quán về hôn nhân và gia đình là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng về quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hôn nhân và gia đình, được lặp đi, lặp lại trong một thời gian dài và được thừa nhận rộng rãi trong một vùng, miền hoặc cộng đồng. b. Giống nhau:
- Đối tượng điều chỉnh: các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (quan hệ về nhân thân và quan hệ về tài sản phát sinh giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và các con, giữa những người thân thích ruột thịt khác.)
- Mục tiêu: động viên và giúp đỡ việc xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc; xây dựng các quan hệ hoà thuận, tốt đẹp giữa các thành viên.
c. Khác nhau:
Tiêu chí Tập quán về hôn nhân gia đình
Sự hình Do nhân thức của cá nhân và ̣ thành công đồng tự điều chỉnḥ
Hình Thể hiện thông qua dạng không thức thể thành văn
hiêṇ
Thể hiện Thể hiện ý chí của một bộ phận ý chí dân cư, một vùng miền hoặc một cộng đồng
Sự điều Mang tính tự nguyêṇ
chỉnh Tự giác, răn đe thông qua tác động của dư luận xã hội, khen chê, lên
Quy phạm pháp luật
Do nhà nước ban hành
Thể hiện thông qua các văn bản quy phạm pháp luât: Hiến pháp, ̣ Luật hôn nhân và gia đình, Bộ luật dân sự,...
Thể hiện ý chí của lực lượng cầm quyền.
Bắt buôc, cưỡng chệ́ Giáo dục, tuyên truyền, cưỡng chế, ép buộc,… bằng quyền lực nhà nước.
án, khuyến khích,… hoặc là do lương tâm con người.
Sự thừa Tùy theo từng vùng miền, thời Pháp luật chỉ thừa nhận những tập nhận đại, có sự thừa nhận những tập quán tốt đẹp nhưng không vi phạm
quán phù hợp hoặc lỗi thời khác pháp luật, những tập quán lỗi thời,
nhau. lạc hậu sẽ bị hủy bỏ VD:
Trước đây, nếu theo Luật hôn nhân và gia đình 2000 thì việc kết hôn giữa những người đồng giới bị cấm. Từ 1/1/2015, Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi năm 2014 có hiệu lực Quốc hội đã bỏ điều cấm này và thay bằng điều 8, khoản 2 là: “ Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”
+Những người đồng giới tính vẫn có thể chung sống, nhưng pháp luật sẽ không xử lý khi giữa họ có tranh chấp xảy ra. Như vậy, theo quy định trên thì hôn nhân đồng tính không còn bị cấm. Người đồng tính có thể tổ chức hôn lễ, chung sống với nhau nhưng dưới con mắt pháp luật thì không được coi như vợ chồng và không thể đăng ký kết hôn với cơ quan nhà nước.
Năm 2019, đã có 28 quốc gia/vùng lãnh thổ trong số 220 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới chính thức công nhận hôn nhân đồng giới, bao gồm: Áo, Argentina, Bỉ, Bồ Đào Nha, Brasil, Canada, Đan Mạch, Đài Loan, Đức,…
Tuy nhiên hiện tại vẫn có hơn 80 quốc gia/vùng lãnh thổ coi hành vi đồng tính luyến ái là tội phạm, một số còn áp dụng hình phạt tử hình đối với những người có hành vi đồng tính luyến ái. Số quốc gia/vùng lãnh thổ còn lại hoặc có chính sách trung dung, không coi đồng tính luyến ái là bất hợp pháp nhưng cũng không công nhận hôn nhân đồng tính.
I. Quy phạm pháp luật và quy phạm xã hội khác ( phần này để cuối cùng như kiểu rút ra từ mấy cái trên) *Giống nhau:
Đều là những quy tắc xử sự chung được một bộ phận những cá nhân, tổ chức công nhận và họ định hướng những hành vi của họ theo những quy tắc này, hướng toàn bộ cộng đồng đó phải tuân theo những quy tắc định sẵn đó.
* Khác nhau:
Tiêu chí Quy phạm pháp luật Quy phạm xã hội khác
Nguồn gốc Là kết quả của cả quá trình tư duy Được hình thành từ thực tiễn đời sáng tạo, thể hiện ý chí của nhà sống xã hội, bắt nguồn từ các nước, do Nhà nước ban hành quan niệm về đạo đức, lối sống.
Phạm vi Áp dụng rộng rãi trên toàn lãnh Phạm vi hẹp hơn, chỉ áp dụng
thổ đất nước đối với mọi lĩnh vực trong một tổ chức hay một cộng của đời sống xã hội đồng nhất định.
Mục đích Để điều chỉnh mối quan hệ xã hội Để điều chỉnh mối quan hệ xã hội dựa theo ý chí của nhà nước giữa con người với con người
Hình thức Thông qua hệ thống các văn bản Bằng hình thức truyền miệng, quy quy phạm pháp luật tắc ngầm trong cuộc sống
Nội dung - Là quy tắc xử sự ( việc được - Là các quan điểm chuẩn mực đối
(xuống dưới làm , việc phải làm , việc không với đời sống tinh thần , tình cảm
đọc pt tác được làm ) của con người động )
- Mang tính chất bắt buộc chung - Không mang tính bắt buộc đối với tất cả mọi người
- Không được bảo đảm thực hiện - Được thực hiện bằng biện pháp bằng biện pháp cưỡng chế mà
cưỡng chế của Nhà nước được thực hiện bằng 1 cách tự nguyện , tự giác
- Mang tính quy phạm chuẩn mực
, có giới hạn , các chủ thể buộc - Không có sự thống nhất , không
phải xử sự trong phạm vi pháp rõ ràng , cụ thể như quy phạm
luật cho phép pháp luật
- Thể hiện ý chí và bảo vệ quyền - Thể hiện ý chí và bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị lợi cho đông đảo tầng lớp và tất cả mọi người
Đặc điểm - Dễ thay đổi - Không dễ thay đổi
- Có sự tham gia của Nhà nước , - Do tổ chức chính trị . xã hội , tôn
do Nhà nước ban hành hoặc thừa giáo quy định hay tự hình thành
nhận trong xã hội
-Cứng rắn , không tình cảm, thể - Là những quy tắc xử sự không hiện sự răn đe. có tính bắt buộc chỉ có hiệu lực
đối với thành viên tổ chức. Phương thức Thuyết phục, cưỡng chế bằng Dư luận xã hội tác động quyền lực nhà nước
Vụ việc một chủ shop thời trang ở Thanh Hóa đánh đập một thiếu nữ và dọa cắt tóc khi cho rằng thiếu nữ ăn trộm chiếc váy trị giá 160.000 đồng đang khiến dư luận hết sức phẫn nộ. Trong video chúng ta thấy được hình ảnh ảnh một cô gái khóc lóc van xin sợ hãi nhưng người chủ shop không bỏ qua , đáng lên án hơn người chủ shop gọi người bảo vệ của shop giữ tay khiến cô gái càng trở nên sợ hãi, cô gái cũng xin bồi thường sản phẩm nhưng người chủ shop không đồng ý mà yêu cầu bồi thường từ 15 đến 30 triệu
- Về mặt pháp luật:
- Hành vi của em vẫn chưa được cấu thành tội danh, bởi vì:
Hành vi trộm cắp tài sản chỉ bị coi là tội phạm khi thỏa mãn điều kiện được quy định trong “ Điều 138 Bộ luật hình sự:
1.Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. ..”
- Hành vi của hai vợ chồng chủ shop đã vi phạm PL: với tội làm nhục người khác và cưỡng đoạt tài sản, bạo hành trẻ em.
Xét hành vi của chủ shop thời trang và một số đối tượng khác tham gia hành hung, đánh đập, cắt áo ngực, tóc cháu gái đã cấu thành tội Làm nhục người khác. Tội phạm và hình phạt được quy định tại Khoản 1 Điều 155 Bộ luật hình sự với khung hình phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm. Đồng thời đối với đối tượng đã đưa clip cháu bé bị hành hung, làm nhục lên mạng xã hội sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo điểm e khoản 2, điều 155 bộ luật hình sự.
Hành vi vi phạm thể hiện bằng lời nói: Như sỉ nhục, thóa mạ, chửi bới một cách thô bỉ, tục tĩu…nhằm vào nhân cách, danh dự, với tính chất là hạ thấp nhân cách, danh dự của người bị hại, đồng thời làm cho người bị hại cảm thấy xấu hổ, nhục nhã trước những người khác.
- Về mặt đạo đức:
- Trộm cắp là một hành vi sai trái, tuy nhiên em đã biết hối lỗi và đem trả lại đồng thời đồng ý bồi thường. Làm sai biết sửa sai là một điều đúng đắn với quy phạm đạo đức.
- Tuy nhiên, hành vi của người chủ đã đi ngược lại với đạo đức kinh doanh và đạo đức làm người. Thay vì vị tha, giáo dục, họ đã mạt sát, làm nhục em, làm tổn thương đến tinh thần tình cảm của một người vẫn còn chưa đủ tuổi trưởng thành.