-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Soạn bài Buổi học cuối cùng - Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo
Văn bản Buổi học cuối cùng sẽ được hướng dẫn tìm hiểu trong chương trình học của môn Ngữ văn lớp 10. Giới thiệu tài liệu Soạn văn 10: Buổi học cuối cùng, đến các bạn học sinh. Mời tham khảo nội dung chi tiết bên dưới.
Bài 8: Đất nước và con người (CTST) 28 tài liệu
Ngữ Văn 10 1.2 K tài liệu
Soạn bài Buổi học cuối cùng - Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo
Văn bản Buổi học cuối cùng sẽ được hướng dẫn tìm hiểu trong chương trình học của môn Ngữ văn lớp 10. Giới thiệu tài liệu Soạn văn 10: Buổi học cuối cùng, đến các bạn học sinh. Mời tham khảo nội dung chi tiết bên dưới.
Chủ đề: Bài 8: Đất nước và con người (CTST) 28 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 10 1.2 K tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 10
Preview text:
Soạn văn 10: Buổi học cuối cùng
Câu 1. Tóm tắt câu chuyện trong văn bản trên.
Sáng hôm ấy, cậu bé Phrăng đến lớp muộn, ngạc nhiên khi lớp học trở nên yên
ắng khác thường. Thầy Ha-men nói với cả lớp đây là buổi học tiếng Pháp cuối
cùng. Cậu thấy tiếc nuối và ân hận vì bấy lâu nay đã bỏ phí thời gian, đã trốn
học đi chơi và ngay cả sáng nay, cậu cũng phải đấu tranh mãi mới quyết định
đến trường. Buổi học diễn ra thật trang nghiêm từ tiết tập đọc, tập viết rồi tiết
Lịch sử. Thầy Ha-men đã nói những điều sâu sắc về tiếng Pháp. Khi đồng hồ
điểm mười hai giờ cũng là lúc buổi học kết thúc. Thầy Ha-men xúc động không
nói nên lời. Cuối cùng, thầy cố viết thật to lên bảng: “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”.
Câu 2. Xác định chủ đề và thông điệp của văn bản. Theo bạn, nhan đề Buổi
học cuối cùng có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề của văn bản?
- Chủ đề: Lòng yêu nước cũng như niềm tự hào về ngôn ngữ của dân tộc.
- Thông điệp: Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững
tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù…
- Nhan đề: Nhan đề “Buổi học cuối cùng” đã khái quát được nội dung của tác
phẩm. Sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ năm 1870 - 1871, nước Pháp thua trận,
hai vùng An-dát và Lo-ren giáp biên giới và Phổ bị nhập vào nước Phổ. Cho
nên các trường học ở hai vùng này bị buộc học bằng tiếng Đức. Truyện viết về
buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng thuộc vùng An-dát.
Câu 3. Câu chuyện về buổi học cuối cùng được kể qua điểm nhìn của ai? Việc
sử dụng điểm nhìn ấy mang lại ưu thế gì cho việc kể lại câu chuyện?
- Điểm nhìn: Nhân vật Phrăng
- Phrăng là người trực tiếp tham gia vào diễn biến của câu chuyện, từ đó giúp
người đọc nắm được tác phẩm với cái nhìn chân thực, sinh động hơn.
Câu 4. Phân tích nhân vật thầy Ha-men trong Buổi học cuối cùng.
- Trang phục chỉ được mặc vào những dịp đặc biệt (những hôm có thanh tra
hoặc trao phần thưởng): Chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp
nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu.
- Lời nói: Nhẹ nhàng nhắc nhở Phrăng khi cậu đến muộn hay không thuộc bài:
“Phrăng, vào chỗ nhanh lên con, lớp học sắp bắt đầu mà vắng mặt con”,
“Phrăng ạ, thầy sẽ không mắng con đâu…”;
- Thái độ và hành động: Kiên nhẫn và nhiệt tình giảng bài như muốn truyền đạt
hết kiến thức cho học sinh trong buổi học cuối cùng…; Khi tiếng chuông đồng
hồ điểm mười hai giờ, rồi đến cả tiếng chuông cầu nguyện buổi trưa vang lên,
thầy Ha-men đứng dậy trên bục, người tái nhợt và giọng nói nghẹn ngào như
đang xúc động: “Các bạn, thầy nói, hỡi các bạn, tôi… tôi…”; Quay về phía
bảng, cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, cố viết thật to: “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM!”...
Câu 5. Kết thúc câu chuyện gợi cho bạn suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa ngôn
ngữ dân tộc và lòng yêu quê hương, đất nước?
Kết thúc câu chuyện gợi ra suy nghĩ: Ngôn ngữ dân tộc và lòng yêu quê hương,
đất nước có mối quan hệ gắn bó, bởi vậy chúng ta cần phải giữ gìn và bảo vệ
ngôn ngữ của dân tộc mình.