-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Soạn bài Xuân về - Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo
Trong chương trình Ngữ văn lớp 10, sách Chân trời sáng tạo, học sinh sẽ được tìm hiểu về bài thơ Xuân về của Nguyễn Bính. Mời bạn đọc tham khảo tài liệu Soạn văn 10: Xuân về, được đăng tải ngay sau đây.
Bài 8: Đất nước và con người (CTST) 28 tài liệu
Ngữ Văn 10 1.2 K tài liệu
Soạn bài Xuân về - Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo
Trong chương trình Ngữ văn lớp 10, sách Chân trời sáng tạo, học sinh sẽ được tìm hiểu về bài thơ Xuân về của Nguyễn Bính. Mời bạn đọc tham khảo tài liệu Soạn văn 10: Xuân về, được đăng tải ngay sau đây.
Chủ đề: Bài 8: Đất nước và con người (CTST) 28 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 10 1.2 K tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 10
Preview text:
Soạn văn 10: Xuân về
Câu 1. Liệt kê một số hình ảnh gợi tả không khí “xuân về” trong bài thơ.
Một số hình ảnh gợi tả không khí “xuân về” trong bài thơ: gió đông đôi má thiếu nữ nắng mới, lá nõn, ngành non lúa thì con gái hoa bưởi, hoa cam bướm vẽ vòng các cô gái đi chùa.
Câu 2. Phát biểu cảm nhận về một hình ảnh đặc trưng cho bức tranh mùa xuân
làng quê Việt Nam trong bài thơ.
Hình ảnh đặc trưng như: hoa bưởi hoa cam rụng.
Cảm nhận: Những bông hoa cam, hoa bưởi rụng để chuẩn bị kết trái.
Hương hoa mang hương vị của làng quê.
Câu 3. Xác định chủ đề, cảm hứng chủ đạo của bài thơ và cho biết nhan đề
Xuân về đã góp phần thể hiện chủ đề, cảm hứng chủ đạo ấy như thế nào.
- Chủ đề: Lòng yêu mến cảnh vật của các vùng miền đất nước, sự giao hòa của
con người với sự thay đổi của thiên nhiên.
- Cảm hứng chủ đạo: Ngợi ca và yêu thương con người, yêu thương cảnh vật,
đặc biệt là cảnh vật ở nông thôn.
- Nhan đề “Xuân về” ngắn gọn, nêu ra được nội dung chính của văn bản, đã góp
phần thể hiện chủ đề, cảm hứng chủ đạo của văn bản. * Tác giả Nguyễn Bính:
- Nguyễn Bính (1918 - 1966), tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính.
- Ông sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo.
- Quê ở làng Thiện Vịnh, xã Đồng Động (nay thuộc xã Công Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
- Năm 13 tuổi, ông đã biết làm thơ. Đến năm 19 tuổi, ông nhận được giải
khuyến khích về thơ của Tự lực văn đoàn.
- Năm 1943, Nguyễn Bính vào Nam Bộ rồi ở lại tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, tham gia công tác văn nghệ và báo chí ở Hà Nội, Nam Định.
- Thơ của Nguyễn Bính mang đậm phong vị dân gian, đem đến cho người đọc
những hình ảnh thân thương của quê hương đất nước và tình người đằm thắm, thiết tha.
- Một số tác phẩm tiêu biểu:
Trước Cách mạng: Tâm hồn tôi (1937), Lỡ bước sang ngang (1940),
Hương cố nhân (1941), Mười hai bến nước (1942), Cây đàn tỳ bà (truyện thơ - 1944).
Sau Cách mạng: Ông lão mài gươm (1947), Gửi người vợ miền Nam
(1955), Tiếng trống đêm xuân (truyện thơ - 1958), Cô Son (chèo - 1961),
Đêm sao sáng (1962), Người lái đò sông Vị (chèo - 1962)...