Soạn bài Cái roi tre | SGK Ngữ Văn 9 Chân trời sáng tạo (Tập 2)
Xin gửi tới quý thày cô và các em học sinh Soạn bài Cái roi tre | SGK Ngữ Văn 9 Chân trời sáng tạo (Tập 2). Tài liệu giúp bạn tham khảo, chuẩn bị tốt cho bài học của mình. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài 9: Những bài học từ trải nghiệm đau thương (Kịch - bi kịch)
Môn: Ngữ Văn 9
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn Văn 9 Cái roi tre
Suy ngẫm và phản hồi Cái roi tre
Câu 1 trang 103 Ngữ Văn 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Nhận xét về cách quan sát,
miêu tả cảnh vật của nhân vật “tôi” trong mười dòng thơ đầu. Trả lời:
Nhận xét về cách quan sát, miêu tả cảnh vật của nhân vật “tôi” trong mười dòng thơ đầu như sau:
● Đầu tiên, tập trung vào hình ảnh người thân trong nhà (người đứng, người
trông), nhất là hình ảnh lo lắng, bất an của người bà (Bà ngồi than thở,
trời không ngớt nồm)
● Tiếp đến là hệ quả của việc ông ốm: thiếu bàn tay săn sóc vườn tược của
ông (chỉ mới mười hôm mà rễ tre, rễ mít chồm ra sân, bầy gà tần ngần,
ngẩn ngơ, quanh quẩn)
● Tập trung miêu tả những thay đổi cảm nhận bằng khứu giác, xúc giác,
cảm giác: hoa nhài chẳng còn thơm, ấm trà nguội ngắt, bữa cơm vội vàng
→ Nhân vật "tôi" đã quan sát, cảm nhận, miêu tả sự thay đổi của con người, loài vật,
đồ vật xung quanh khi ông ốm nặng bằng tổng hòa các giác quan (thị giác, thính
giác, khứu giác, xúc giác) và bằng cả tấm lòng hiếu thảo, yêu thương dành cho ông
và sự lo lắng, bất an trước việc ông ốm
Câu 2 trang 103 Ngữ Văn 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Trong văn bản, hình ảnh
“cái roi tre” được nhắc đến mấy lần và xuất hiện trong những dòng thơ nào? Theo
em, sự lặp lại hình ảnh như vậy có tác dụng gì? Trả lời:
- Trong văn bản, hình ảnh “cái roi tre” được nhắc đến 3 lần
- Hình ảnh “cái roi tre” xuất hiện trong các dòng thơ sau:
● Dòng thơ thứ nhất: "Bố tôi vớ cái roi tre"
● Dòng thơ thứ 14: "Nỗi đau đâu cứ phải là roi tre"
● Dòng thơ thứ 16: "Bố tôi quăng cái roi tre lên trời"
- Sự lặp lại hình ảnh như vậy có tác dụng: giúp tô đậm nghĩa biểu tượng của hình
ảnh "roi tre" - biểu tượng của một nỗi đau được cảm nhận bằng da thịt, từ nỗi đau đó
sẽ cảm nhận được tình thương và sự nghiên khắc của người bố luôn mong muốn
con chăm chỉ học hành
→ Nhưng sau này, nhân vật "tôi" vỡ lẽ ra rằng, nỗi đau không chỉ là roi tre, bởi ngoài
nỗi đau cảm nhận bằng da thịt, nhân vật "tôi" đã được cảm nhận một nỗi đau khác -
đau lòng (trước sự mất mát khi tai họa, bệnh tật ập đến với người thân) - chẳng cần
"roi tre" thì vẫn thấy rất đau đớn
Câu 3 trang 103 Ngữ Văn 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Cách phản ứng khác nhau
của người cha đối với việc bỏ học của người con ở dòng thơ đầu và dòng thơ cuối có
tác dụng ra sao trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ? Đang cập nhật...
Câu 4 trang 104 Ngữ Văn 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Theo em, qua bài thơ, đặc
biệt là qua hai dòng thơ dưới đây, tác giả muốn gửi thông điệp gì đến người đọc?
"Tôi nhìn ông, muốn khóc oà
Nỗi đau đâu cứ phải là roi tre?" Đang cập nhật...