Soạn bài Cảnh khuya | Ngữ văn 8 Bài 7: Thơ đường luật sách Cánh Diều
Soạn bài Cảnh khuya | Ngữ văn 8 Bài 7: Thơ đường luật sách Cánh Diều được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài 7: Thơ Đường luật (CD)
Môn: Ngữ Văn 8
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn bài Cảnh khuya | Ngữ văn 8 1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 47 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):
Đọc trước văn bản Cảnh khuya, tìm hiểu và ghi chép lại những thông tin về Chủ tịch
Hồ Chí Minh giúp cho việc đọc hiểu bài thơ này. Hướng dẫn trả lời:
Hồ Chí Minh (1890 – 1969)
Sinh ra trong gia đình nhà nho yêu nước ở làng Sen, Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An Cha: Nguyễn Sinh Sắc Mẹ: Hoàng Thị Loan
Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam
Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, nhà thơ lớn 2. Đọc hiểu:
Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 47 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):
Xác định thể loại và các câu mang vần của bài Cảnh khuya. Nêu chủ đề của tác phẩm. Hướng dẫn trả lời:
- Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Chủ đề tác phẩm: là một bài thơ miêu tả ánh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Qua đó
thể hiện tình cảm với thiên nhiên cũng như tấm lòng yêu nước sâu đậm của Bác.
Câu 2 (trang 47 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):
Qua hai câu thơ đầu, cảnh khuya của núi rừng Việt Bắc hiện lên như thế nào? Cảnh
khuya ấy thể hiện được điều gì trong tâm hồn nhà thơ? Hướng dẫn trả lời:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Qua hai câu thơ đầu, cảnh khuya của núi rừng Việt Bắc hiện lên thơ mộng, hữu tình:
có suối, có trăng, có hoa chốn non xanh nước biếc.
=> Hai câu thơ vẽ lên một cảnh đêm khuya nơi chiến khu Việt Bắc trong một đêm
trăng vô cùng thanh bình êm ả, có âm thanh nhẹ nhàng, có ánh sáng huyền ảo vàng
nhẹ nhàng. Nó gợi lên sự bình yên của cuộc sống. Đồng thời qua đó gợi lên tình yêu
thiên nhiên của tác giả.
Câu 3 (trang 47 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):
Phân tích hai câu thơ cuối bài. Qua đó, em hiểu thêm được gì về con người tác giả?
Hướng dẫn trả lời:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
- Hai câu thơ cuối trong bài cảnh khuya là sự hòa quyện của người và cảnh sự say
đắm đến mê mẩn của tác giả với cảnh đêm khuya. Không gian và thời gian tĩnh lặng
làm nên cho tâm trạng và cảm xúc của Bác. Hiện lên ở hai câu thơ cuối chính là tâm
trạng lo âu, lo lắng, trăn trở của Bác vì dân vì nước. Qua đó chúng ta thấy được tấ
lòng yêu nước, thương dân vô cùng của một vị lãnh tụ tài đức.
- Bằng việc lặp lại của từ “chưa ngủ” thể hiện nỗi trăn trở của Bác. Vì lo cho nước
cho dân, cho sự nghiệp dân tộc mà Bác đã bao đêm thao thức không ngủ.
=> Tóm lại hai câu cuối của bài thơ Cảnh khuya đã bộc lộ vẻ đẹp và chiều sâu tâm
hồn của tác giả vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại của dân tộc.
Câu 4 (trang 48 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):
Tìm biện pháp tu từ so sánh trong bài thơ. Nêu tác dụng miêu tả và biểu cảm của biện pháp tu từ đó. Hướng dẫn trả lời:
Biện pháp tu từ so sánh trong bài thơ: "Tiếng suối trong như tiếng hát xa,", so sánh
âm thanh của tiếng suối với âm thanh của tiếng hát - tương đồng về đặc điểm âm
thanh: hay, thánh thót và văng vẳng mơ hồ từ phía xa vọng lại.
Tác dụng: Cách so sánh này khiến cho âm thanh tiếng suối trở nên có âm điệu hơn
và tình cảm hơn. Tiếp đến là câu thơ “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” gợi cho tôi
hai cách hiểu. Cách hiểu thứ nhất là ánh trăng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng
tán cây, chiếu xuống cả những bông hoa rừng. Không gian thiên nhiên ngập tràn
ánh trăng. Cách hiểu thứ hai là ánh trăng sáng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng
tán cây cổ thụ, khi phản chiếu xuống mặt đất tạo ra hình thù như những bông hoa.
Dù hiểu theo cách nào thì cũng diễn tả được vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên núi
rừng Việt Bắc. Bức tranh núi rừng Việt Bắc hiện lên dưới con mắt của một thi sĩ quả thật là vô giá.
Câu 5 (trang 48 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):
Viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) nêu cảm nghĩ của em về lí do Bác Hồ
không ngủ được thể hiện trong bài thơ Cảnh khuya. Hướng dẫn trả lời: Đoạn văn tham khảo
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Hai câu thơ trên đã giải thích cho câu hỏi vì sao Bác lại chưa ngủ. Bác không ngủ vì
“lo nỗi nước nhà”, lo cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, cho cuộc sống của
nhân dân. Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Không
chỉ đêm nay mà mà rất nhiều đêm khác nữa Bác đều không ngủ được. Thông qua
hai câu thơ ta thấy được một tấm lòng yêu nước, một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao
lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung.
-----------------------------------------------------------------------------------