Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một tác phẩm thơ | Ngữ văn 8 sách Cánh Diều

Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một tác phẩm thơ | Ngữ văn 8 sách Cánh Diều được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Soạn bài Nghe tóm tắt nội dung thuyết trình về
một tác phẩm thơ | Ngữ văn 8
Định hướng (trang 51, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
1.1. Bài 7 tiếp tục rèn luyện năng nghe tóm tắt nội dung thuyết trình các em
đã học Bài 3 Bài 5. Yêu cầu cụ thể bài này nghe tóm tắt nội dung của
bài thuyết trình về một bài thơ.
1.2. Để nghe tóm tắt nội dung thuyết trình về một bài thơ, các em cần xem lại các
yêu cầu đã nêu Bài 3, Bài 5 chú ý thêm:
- Xác định vấn đề thời gian người nói sẽ trình bày.
- Tìm đọc trước bài thơ sẽ thuyết trình; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả một số
ý kiến, bài viết xung quanh tác phẩm
- Chuẩn bị các phương tiện để ghi chép tóm tắt nội dung buổi thuyết trình như
giấy, bút, sổ tay, máy tính nhân (nếu có).
- Biết tóm tắt bài thuyết trình theo một trình tự ba phần: mở đầu, phát triển kết
thúc; ghi chép những chỗ cần lưu ý, ý kiến khác biệt, vấn đề còn chưa hiểu để đề
nghị người nói giải thích, trình bày thêm hoặc tham gia ý kiến khi thảo luận.
Thực hành (trang 51, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Chọn một trong hai đề bài sau:
(1) Nghe tóm tắt nội dung bài thuyết trình về bối cảnh lịch sử, giá trị nội dung
nghệ thuật bài thơ “Vịnh khoa thi Hương" (Trần Tế Xương).
(2) Nghe tóm tắt nội dung của bài thuyết trình về một bài thơ tự chọn.
Hướng dẫn trả lời:
*Bối cảnh lịch sử: Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, Việt Nam rơi vào khủng hoảng
nghiêm trọng. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân lại tiếp tục bùng nổ dữ dội trong
những năm cuối thế kỉ XIX.
* Giá trị nội dung:
- Vịnh khoa thi hương bài thơ thuộc đề tài thi cử - một đề tài khá đậm nét trong
sáng tác của Xương. Qua việc tái hiện hình ảnh thảm hại của thi năm Đinh
Dậu (1897) tại trường Nam, nhà thơ bày tỏ sự xót xa, đau đớn của con người
trước tình cảnh thảm hại của các nhà Nho vào thời mạt vận của Nho học.
- Một phần hiện thực nhốn nháo, ô hợp của hội thực dân nửa phong kiến buổi
đầu đã được tái hiện lại đồng thời nói lên tâm sự của mình trước tình cảnh đất nước
* Giá trị nghệ thuật:
- Nghệ thuật đối, đảo ngữ
- Ngôn ngữ tính chất khẩu ngữ, trong sáng, giản dị nhưng giàu sức biểu cảm
-----------------------------------------------------------------------------------
| 1/2

Preview text:

Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về
một tác phẩm thơ | Ngữ văn 8
Định hướng (trang 51, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
1.1. Bài 7 tiếp tục rèn luyện kĩ năng nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình mà các em
đã học ở Bài 3 và Bài 5. Yêu cầu cụ thể ở bài này là nghe và tóm tắt nội dung của
bài thuyết trình về một bài thơ.
1.2. Để nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một bài thơ, các em cần xem lại các
yêu cầu đã nêu ở Bài 3, Bài 5 và chú ý thêm:
- Xác định rõ vấn đề và thời gian người nói sẽ trình bày.
- Tìm đọc trước bài thơ sẽ thuyết trình; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả và một số
ý kiến, bài viết xung quanh tác phẩm
- Chuẩn bị các phương tiện để ghi chép và tóm tắt nội dung buổi thuyết trình như
giấy, bút, sổ tay, máy tính cá nhân (nếu có).
- Biết tóm tắt bài thuyết trình theo một trình tự ba phần: mở đầu, phát triển và kết
thúc; ghi chép những chỗ cần lưu ý, ý kiến khác biệt, vấn đề còn chưa hiểu để đề
nghị người nói giải thích, trình bày thêm hoặc tham gia ý kiến khi thảo luận.
Thực hành (trang 51, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Chọn một trong hai đề bài sau:
(1) Nghe và tóm tắt nội dung bài thuyết trình về bối cảnh lịch sử, giá trị nội dung và
nghệ thuật bài thơ “Vịnh khoa thi Hương" (Trần Tế Xương).
(2) Nghe và tóm tắt nội dung của bài thuyết trình về một bài thơ tự chọn. Hướng dẫn trả lời:
*Bối cảnh lịch sử: Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, Việt Nam rơi vào khủng hoảng
nghiêm trọng. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân lại tiếp tục bùng nổ dữ dội trong
những năm cuối thế kỉ XIX. * Giá trị nội dung:
- Vịnh khoa thi hương là bài thơ thuộc đề tài thi cử - một đề tài khá đậm nét trong
sáng tác của Tú Xương. Qua việc tái hiện hình ảnh thảm hại của kì thi năm Đinh
Dậu (1897) tại trường Hà Nam, nhà thơ bày tỏ sự xót xa, đau đớn của con người
trước tình cảnh thảm hại của các nhà Nho vào thời kì mạt vận của Nho học.
- Một phần hiện thực nhốn nháo, ô hợp của xã hội thực dân nửa phong kiến buổi
đầu đã được tái hiện lại đồng thời nói lên tâm sự của mình trước tình cảnh đất nước * Giá trị nghệ thuật:
- Nghệ thuật đối, đảo ngữ
- Ngôn ngữ có tính chất khẩu ngữ, trong sáng, giản dị nhưng giàu sức biểu cảm
-----------------------------------------------------------------------------------