-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 83 sách Kết nối tri thức | Ngữ văn 9
Câu 1. So sánh và nêu nhận xét về cách miêu tả nhân vật của Nguyễn Du trong đoạn trích Kim - Kiều gặp gỡ (từ câu Bóng hồng nhác thấy nẻo xa đến câu Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha) với đoạn trích sau. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Bài 3: Hồn nước nằm trong tiếng mẹ cha (KNTT) 14 tài liệu
Ngữ Văn 9 763 tài liệu
Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 83 sách Kết nối tri thức | Ngữ văn 9
Câu 1. So sánh và nêu nhận xét về cách miêu tả nhân vật của Nguyễn Du trong đoạn trích Kim - Kiều gặp gỡ (từ câu Bóng hồng nhác thấy nẻo xa đến câu Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha) với đoạn trích sau. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài 3: Hồn nước nằm trong tiếng mẹ cha (KNTT) 14 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 9 763 tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 9
Preview text:
Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 83
Câu 1. So sánh và nêu nhận xét về cách miêu tả nhân vật của Nguyễn Du trong
đoạn trích Kim - Kiều gặp gỡ (từ câu Bóng hồng nhác thấy nẻo xa đến câu Bên cầu
tơ liễu bóng chiều thướt tha) với đoạn trích sau:
Hai nàng tránh không được, phải cùng bước ra chào. Kim Trọng chắp tay cúi lễ rồi
lui ra thì thấy Thúy Kiều mày nhỏ mà dài, mắt trong mà sáng, mạo như trăng thu,
sắc tựa hoa đào; còn Thúy Vân thì tinh thần lĩnh chính, dung mạo đoan trang, có
một phong thái riêng, khó mô tả.
Bị sắc đẹp quyến rũ, Kim Trọng bất giác thần hồn phiêu bạt, nghĩ thầm: “Nọc tương
tư này tai hại lắm đây. Lại âm thầm phát thệ: “Mình mà không được hai nàng làm vợ
thì suốt đời sẽ chẳng lấy ai”. Nhưng vì ngại có Vương Quan, không tiện đứng lâu, đành cùng nhau từ biệt.
Đồng thời, Vương Viên ngoại cũng sai người đem kiệu đến đón. Hai nàng lên kiệu về nhà.
(Thanh Tâm Tài Nhân, Kim Vân Kiều truyện, Nguyễn Đức Vân – Nguyễn Khắc Hanh
dịch, Nguyễn Đăng Na giới thiệu và hiệu đính, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2008, tr.17 - 18 ) Hướng dẫn giải:
- Giống nhau: miêu tả cuộc gặp gỡ của Kim Trọng với chị em Thúy Kiều, vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều - Khác nhau:
● Kim - Kiều gặp gỡ: truyện thơ; miêu tả khái quát vẻ đẹp của chị em
Thúy Kiều, sử dụng bút pháp ước lệ, tượng trưng; tập trung miêu tả tâm
tư, tình cảm của Kim Trọng.
● Kim Vân Kiều truyện: văn xuôi; miêu tả chi tiết vẻ đẹp của chị em Thúy
Kiều; tập trung kể hành động của Kim Trọng
Câu 2. Kẻ bảng vào vở theo mẫu dưới đây và điền thông tin phù hợp về các văn bản đọc trong bài: STT Văn bản Tác giả Thể loại Nội dung chủ đề
Đặc sắc nghệ thuật Hướng dẫn giải:
Câu 3. Tự lựa chọn một đoạn thơ (tối thiểu 12 câu) trong Truyện Kiều (Nguyễn Du)
hoặc Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu) và thực hiện yêu cầu sau:
a. Xác định bố cục của đoạn trích và nêu ý chính của từng phần.
b. Phân tích hình tượng thiên nhiên hoặc con người trong đoạn trích.
c. Chỉ ra những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. Hướng dẫn giải: a.
● Phần 1. Bốn câu đầu: Khung cảnh thiên nhiên mùa xuân.
● Phần 2. Tiếp theo đến “ Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay ”. Khung cảnh lễ Thanh minh.
● Phần 3. Còn lại. Khung cảnh chị em Thúy Kiều khi ra về. b. * Hình tượng thiên nhiên
- Thời gian: “ngày xuân”, “chín chục đã ngoài sáu mươi” - Ý chỉ thời gian trôi qua
thật nhanh, đã bước sang tháng thứ ba.
- Không gian: “thiều quang” - ánh sáng đẹp đẽ của mùa xuân bao trùm không gian.
- Bức tranh thiên nhiên điểm một vài nét nổi bật:
● “Cỏ non xanh tận chân trời”: không gian bao la tràn ngập sự sống của mùa xuân.
● “Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”: đảo ngữ nhấn mạnh hình ảnh
những bông hoa lê với sắc trắng đặc trưng cho mùa xuân.
● Động từ “điểm” gợi ra hình ảnh bàn tay người họa sĩ đang vẽ nên
những bông hoa lê để tô điểm cho cảnh mùa xuân tươi, khiến cảnh vật
trở nên sống động có hồn.
=> Chỉ vài nét chấm phá, tác giả đã gợi tả bức tranh thiên nhiên đầy sinh động. * Con người:
- Khung cảnh tết Thanh minh diễn ra với hai phần:
● lễ Tảo mộ (dọn dẹp, sửa sang phần mộ của người đã mất)
● hội Đạp thanh (ý chí hành động du xuân).
- Không khí lễ hội được diễn ta qua một loạt các từ ngữ:
● Các từ “nô nức”, “gần xa” và “ngổn ngang” bộc lộ tâm trạng của người đi hội.
● Hình ảnh “ngựa xe như nước, áo quần như nêm” gợi sự đông đúc của những người đi hội.
- Khung cảnh chị em Thúy Kiều khi ra về:
● Thời gian: “Tà tà bóng ngả về tây” - thời điểm kết thúc của một ngày.
● Hình ảnh chị em Thúy Kiều: “thơ thẩn dan tay ra về” - lễ hội kết thúc
cũng là lúc con người phải trở về với sinh hoạt hằng ngày.
● Hai câu cuối: khắc họa cảnh vật trên đường trở về, qua đó bộc lộ tâm
trạng nuối tiếc của con người.c. - Nội dung:
Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” đã khắc họa bức tranh thiên nhiên cùng lễ hội mùa
xuân tươi đẹp trong sáng. - Nghệ thuật:
● Bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình (chỉ vài nét chấm phá đã gợi tả nên
bức tranh thiên nhiên đầy sống động).
● Sử dụng các từ ngữ có tính gợi hình, gợi cảm cao: nô nức, dập dìu, ngổn ngang, tà tà…