-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Soạn bài Thực hành đọc: Kiều ở lầu Ngưng Bích sách Kết nối tri thức | Ngữ văn 9
1. Vị trí, bố cục và nội dung chính của đoạn trích a. Vị trí - Đoạn trích nằm ở phần thứ hai (Gia biến và lưu lạc) của Truyện Kiều. - Sau khi biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh, Kiều uất ức định tự vẫn. Tú Bà vờ hứa hẹn đợi nàng bình phục sẽ gả chồng cho nàng vào nơi tử tế. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài 3: Hồn nước nằm trong tiếng mẹ cha (KNTT)
Môn: Ngữ Văn 9
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn bài Thực hành đọc: Kiều ở lầu Ngưng Bích
1. Vị trí, bố cục và nội dung chính của đoạn trích a. Vị trí
- Đoạn trích nằm ở phần thứ hai (Gia biến và lưu lạc) của Truyện Kiều.
- Sau khi biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh, Kiều uất ức định tự vẫn. Tú Bà vờ hứa
hẹn đợi nàng bình phục sẽ gả chồng cho nàng vào nơi tử tế, rồi đưa Kiều ra giam
lỏng ở lầu Ngưng Bích để tiếp tục nghĩ ra kế sách mới. a. Bố cục Gồm 3 phần:
● Phần 1. Từ “Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân” đến “Nửa tình nửa cảnh
như chia tấm lòng”: cảnh vật nơi chốn lầu Ngưng Bích.
● Phần 2. Tiếp theo đến “Có khi gốc tử đã vừa người ôm”: nỗi nhớ cha
mẹ, nhờ người thương của Thúy Kiều.
● Phần 3. Còn lại: nỗi lo lắng trước cuộc sống tương lai của bản thân. b. Nội dung
Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích đã miêu tả thành công nội tâm nhân vật Thúy
Kiều cho thấy nỗi cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung hiếu thảo của nàng.
2. Lời người kể chuyện, diễn biến tâm trạng và đặc điểm tính cách của nhân vật * Hoàn cảnh của Kiều:
- “bẽ bàng”: cảm giác xấu hổ, tủi nhục của Thúy Kiều trước hoàn cảnh lúc này của mình.
- Thành ngữ “mây sớm đèn khuya”: thời gian tuần hoàn của vạn vật.
- “Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”: nỗi lòng của nàng Kiều như bị chia ra làm
đôi. Một dành để nhớ đến cha mẹ, một nhờ về chàng Kim. * Nỗi nhớ người yêu:
- “Người dưới nguyệt chén đồng”: hình ảnh Kiều và Kim Trọng cùng nhau đính ước
được nàng hồi tưởng lại.
- “Tin sương luống những rày trông mai chờ”: Kim Trọng trở về nơi quê nhà, liệu đã
nghe tin nàng phải bán mình chuộc cha hay vẫn còn mong nhớ, chờ đợi.
- Thành ngữ “bên trời góc bể” kết hợp với từ láy “bơ vơ” gợi ra sự cách trở, xa xôi
giữa Thúy Kiều và Kim Trọng.
- “Tấm son”: tấm lòng son sắc thủy chung của Kiều biết đến bao giờ mới “gột rửa cho phai”.
=> Nàng Kiều khi nhớ đến Kim Trọng vẫn gìn giữ được tấm lòng thủy chung son sắc. * Nỗi nhớ người thân:
- “Xót người tựa cửa hôm mai”: Sự đau đớn, xót xa không biết lúc này cha mẹ ở nhà
có cảm thấy lo lắng cho mình không.
- “Quạt nồng ấp lạnh”: Gợi hình ảnh mùa hè trời nóng thì quạt cho cha mẹ ngủ, mùa
đông trời lạnh thì vào nằm trước trong giường để khi cha mẹ ngủ, chỗ nằm đã ấm sẵn.
=> Tấm lòng hiếu thảo khi nhớ về cha mẹ.
- “Sân Lai cách mấy nắng mưa/Có khi gốc tử đã vừa người ôm”: Ý chỉ cha mẹ đã có
tuổi rồi, cần người ở bên phụng dưỡng nhưng Kiều lại không thể bên cạnh.
=> Nỗi đau đớn, xót xa khi không thể ở bên hiếu thảo với cha mẹ.
* Nỗi lo lắng trước cuộc sống tương lai của bản thân
Điệp ngữ “buồn trông” kết hợp với các hình ảnh thiên nhiên:
- “cửa bề chiều hôm/Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”: không gian bao la
rộng lớn, Kiều nhớ về quê hương; hình ảnh “con thuyền” gợi nhớ về quê hương,
nàng mong muốn trở về nhưng không biết đến khi nào.
- “mặt nước mới sa/Hoa trôi man mác biết là về đâu”: hình ảnh những cánh hoa trôi
giữa dòng nước cũng giống như cuộc đời nàng bị vùi dập.
- “nội cỏ rầu rầu/Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”: dường như thiên nhiên
cũng nhuốm màu tâm trạng, màu xanh không phải của hy vọng mà là màu xanh của
tuyệt vọng, mất phương hướng.
- “gió cuốn mặt duềnh/Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”: dường như ta nghe
được âm thanh của tiếng sóng vỗ đang kêu; đó là dự cảm về những sóng gió cuộc
đời đang bủa vây lấy nàng;. Kiều cảm nhận được, cảm thấy xót xa và đau đớn.
=> Bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc cho thấy nỗi buồn cũng như những dự cảm
của Kiều trước tương lai.
3. Một số nét đặc điểm nghệ thuật của Truyện Kiều và truyện thơ Nôm được
thể hiện trong đoạn trích
● Bút pháp tả cảnh ngụ tình
● Sử dụng các biện pháp tu từ như điệp ngữ, liệt kê…
● Sử dụng điển tích, điển cố