-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự sách Kết nối tri thức | Ngữ văn 9
Trong phần Viết, em đã được hướng dẫn và thực hành viết bài nghị luận về một vấn đề cần giải quyết của lứa tuổi học sinh trong cuộc sống hiện đại. Ở phần Nói và nghe, em cần trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống của lứa tuổi học sinh hiện nay. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài 3: Hồn nước nằm trong tiếng mẹ cha (KNTT)
Môn: Ngữ Văn 9
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự
Trong phần Viết, em đã được hướng dẫn và thực hành viết bài nghị luận về một vấn
đề cần giải quyết của lứa tuổi học sinh trong cuộc sống hiện đại. Ở phần Nói và
nghe, em cần trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống của lứa tuổi học sinh hiện nay. 1. Trước khi nói
- Em có thể tìm đề tài từ thực tế đời sống của lứa tuổi học sinh, từ trải nghiệm cá
nhân hoặc tham khảo một số vấn đề sau: sự xung đột giữa các thế hệ trong gia
đình, bạo lực học đường, “ném đá” tập thể trên mạng xã hội, sử dụng ngôn ngữ
dung tục trong giao tiếp với bạn bè,…
- Em chuẩn bị nội dung bài nói bằng cách trả lời một số câu hỏi như:
● Lí do lựa chọn vấn đề để trình bày là gì?
● Có thể dùng những lí lẽ, bằng chứng nào để thuyết phục người nghe
đồng tình với ý kiến của mình về vấn đề được bàn luận?
● Cần đưa ra những hướng giải quyết nào cho vấn đề?
● Việc bàn luận về vấn đề có ý nghĩa như thế nào?
2. Trình bày bài nói
- Mở đầu: giới thiệu vấn đề, có thể giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp bằng cách chia
sẻ một trải nghiệm cá nhân hay kể lại một câu chuyện. - Triển khai:
● Nêu ngắn gọn lí do lựa chọn vấn đề.
● Trình bày ý kiến về vấn đề. Chú ý sử dụng các lí lẽ và bằng chứng làm
cơ sở cho ý kiến của mình, ưu tiên những trải nghiệm cá nhân và
những sự thật mà người nghe có thể kiểm chứng được.
● Nêu giải pháp khả thi để giải quyết vấn đề.
● Sử dụng ngôn ngữ cơ thể và điều chỉnh ngữ điệu nói cho phù hợp với nội dung trình bày.
- Kết thúc: khẳng định ý nghĩa của việc bàn luận vấn đề. Gợi ý:
- Mở đầu: lời chào, giới thiệu về bản thân và vấn đề sẽ trình bày - Nội dung chính:
Những bài học về an toàn giao thông đường bộ luôn là những bài học mở đầu cho
chương trình giáo dục công dân ở mỗi lớp học, cấp học. Tuy nhiên, hiện nay, việc
chấp hành Luật giao thông đường bộ ở học sinh vẫn chưa thực sự nghiêm túc. Đặc
biệt phải kể đến hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm.
Xe đạp điện là một phương tiện giao thông có giả cả phải chăng, hình dáng và mẫu
mã phù hợp với đối tượng học sinh. Tuy nhiên, tốc độ của loại phương tiện này có
thể đạt đến 40-50 km/giờ gây ra những nguy cơ về tai nạn giao thông. Luật an toàn
giao thông đường bộ đã quy định rõ ràng người điều khiển xe đạp điện khi tham gia
giao thông cũng phải đội mũ bảo hiểm. Nếu đa số mọi người thực hiện nghiêm túc
quy định này thì một bộ phận không nhỏ học sinh lại không chấp hành theo. Nhiều
nhóm học sinh khi điều khiển xe đạp điện, phóng rất nhanh trên đường và không đội
mũ bảo hiểm. Việc đội mũ bảo hiểm theo cách đối phó: chỉ khi ra vào trường học vì
có sự giám sát của nhà trường. Một số bạn học sinh đội mũ nhưng không cài quai
mũ, chỉ cần phóng nhanh hoặc có gió mũ sẽ rơi ra bất cứ lúc nào. Nhiều học sinh
còn đem theo mũ bảo hiểm nhưng không đội mà để ở giỏ xe, lúc nhìn thấy lực
lượng cảnh sát giao thông từ xa mới dừng lại đội mũ… Những hành vi trên sẽ gây
ra những hậu quả nghiêm trọng cho chính học sinh và những người xung quanh.
Nếu xảy ra tai nạn bản thân người điều khiển phương tiện sẽ gặp phải những chấn
thương nghiêm trọng ảnh hưởng đến não bộ. Mũ bảo hiểm không được đeo đúng
cách khi rơi xuống đường sẽ gây cản trở giao thông hoặc gây tai nạn cho người
khác. Nhiều người không đội mũ bảo hiểm sẽ làm xấu đi hình ảnh một thành phố văn minh.
Vậy nguyên nhân chính của vấn đề nằm ở đâu? Trước hết, nó xuất phát từ chính
học sinh. Bản thân học sinh thiếu hiểu biết về Luật giao thông đường bộ, không nắm
rõ quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện. Những học sinh dù
nắm rõ quy định nhưng vẫn cố tình vi phạm do chủ quan, xem nhẹ mức độ nghiêm
trọng. Một số học sinh cho rằng đội mũ bảo hiểm gây mất thẩm mĩ (làm hỏng kiểu
tóc). Có bạn còn cho rằng không đội mũ bảo hiểm là khác người nên làm vậy để thể
hiện bản thân. Tiếp đến, nguyên nhân cũng xuất phát từ nhà trường khi chưa có
những biện pháp giáo dục một cách hiệu quả để học sinh rèn luyện ý thức chấp
hành Luật giao thông. Cuối cùng, phải kể đến sự lờ là của lực lượng cảnh sát không
nghiêm khắc xử lý mà còn bỏ qua cho những hành vi vi phạm. Chính vì vậy, biện
pháp khắc phục cần đến từ sự chung tay của gia đình, nhà trường và xã hội. Nhà
trường thường xuyên tổ chức những buổi tập huấn về an toàn giao thông đường bộ
cho học sinh một cách sinh động và dễ hiểu. Gia đình cần nhắc nhở các em để học
sinh hình thành thói quen đội mũ bảo hiểm khi điều khiển phương tiện giao thông
theo quy định. Xã hội cần tích cực tuyên truyền, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về an
toàn giao thông. Đối với lực lượng cảnh sát an ninh cần nghiêm khắc xử lí các hành
vi sai quy định. Còn với riêng em cũng là một người sử dụng xe đạp điện cũng tự ý
thức phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định.
Mỗi học sinh hãy trở thành một người tuyên truyền tài năng, vận động bạn bè đội
mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện hoặc cả xe máy. Như vậy, Việt Nam mới trở
thành một đất nước an toàn, tiến bộ và văn minh.