Soạn bài Đường về quê mẹ đầy đủ | Ngữ văn 8 Bài 2: Thơ sáu chữ, bảy chữ sách Cánh Diều

Soạn bài Đường về quê mẹ đầy đủ | Ngữ văn 8 Bài 2: Thơ sáu chữ, bảy chữ sách Cánh Diều được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Soạn bài Đường về quê mẹ đầy đủ | Ngữ văn 8
A. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
- Tác giả Đoàn Văn Cừ (1913 2004), quê Nam Định.
- Ông Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ 1957. Trước Cách mạng Tháng Tám
1945, ông dạy học tham gia phong trào công nhân Nhà máy sợi Nam Định
(1936). Năm 1948 ông tòng quân, tham gia kháng chiến chống Pháp làm công
tác văn nghệ, phiên dịch, công tác địch vận Liên khu III. Về sau, ông giữ nhiều chức
vụ quan trọng khác.
- Các tác phẩm tiêu biểu: Thôn ca I (1944), Thơ lửa (in chung, 1947), Việt Nam huy
hoàng (1948), Thôn ca II (1960), Đường về quê mẹ (1987),...
- Ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật đợt I, năm
2001.
2. Tác phẩm
Bài thơ “Đường về quê mẹ” nằm trong tập thơ cùng tên, xuất bản năm 1987.
B. Tìm hiểu câu hỏi SGK
I. Trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1 (trang 48 SGK Ngữ văn 8 tập 1)
Mẹ đưa “tôi” về quê ngoại vào thời gian nào để làm gì?
Mẹ đưa nhân vật “tôi” về quê ngoại vào mùa xuân để gặp mặt họ hàng.
Câu 2 (trang 48 SGK Ngữ văn 8 tập 1)
các khổ 2, 4: Thiên nhiên con người hiện lên như thế nào?
- khổ 2, thiên nhiên làng quê hiện lên tươi xanh thanh bình, mộc mạc. rặng
đê với dòng sông trắng lượn quanh, những cồn xanh bãi tía nối tiếp nhau trải dài.
Con người bức tranh này đang tần tảo, bận rộn lấp lánh niềm vui khi xới cà,
ngô.
- khổ 4, thiên nhiên hiện lên với gam màu vàng chủ đạo, mang vẻ yên ắng, thanh
bình. Màu vàng của nắng, của xác bàng hòa với màu xanh của trời đàn
trắng. Đoàn người đang về ấp gánh khoai lang.
Câu 3 (trang 49 SGK Ngữ văn 8 tập 1)
Xác định thể thơ, vần nhịp của bài thơ.
- Thể thơ thất ngôn
- Vần: vần cách, vần liền.
- Nhịp thơ linh hoạt: 3/2/2, 2/2/3, 4/3.
II. Trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1 (trang 49 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1)
Bài thơ lời của ai? Nhan đề bài thơ được tác giả đặt theo cách nào?
- Bài thơ lời của nhân vật “tôi” người con.
- Nhan đề bài thơ được tác giả đặt theo nội dung chính của bài thơ. Toàn bộ bài thơ
cảm xúc của tác giả trước cảnh sắc thiên nhiên, con người làng quê trên con
đường về quê mẹ ngày xuân.
Câu 2 (trang 49 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1)
Hãy chỉ ra bố cục của bài thơ đặt tên cho từng phần.
- Bố cục bài thơ gồm 4 phần:
+ Khổ 1: không gian thời gian khi “tôi” về quê.
+ Khổ 2, 4: bức tranh thiên nhiên con người nơi làng quê.
+ Khổ 3, 5: hình ảnh người mẹ trên con đường về quê.
+ Khổ 6: những tâm tư, tình cảm của tác giả về nơi cội nguồn.
Câu 3 (trang 49 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1)
Liệt các hình ảnh, chi tiết về thiên nhiên con người trong bài thơ. Qua đó, hãy
nêu nhận xét của em về màu sắc, đường nét của bức tranh thiên nhiên vẻ đẹp
tâm hồn của con người được thể hiện trong tác phẩm.
1. Hình ảnh, chi tiết về thiên nhiên con người trong bài
- Hình ảnh thiên nhiên: Dặm liễu mây bảy sắc trắng ngần; Những dòng sông trắng
lượn ven đê; Cồn xanh, bãi tía kề liên tiếp; Chiều mát, đường xa nắng nhạt vàng;
Trời xanh trắng bay từng lớp; Xóm chợ lều phơi xác bàng.
- Hình ảnh con người: Người xới cà, ngô rộn bốn bề; Thúng cắp bên hông, nón đội
đầu/ Khuyên vàng, yếm thắm, áo the nâu/Trông u chẳng khác thời con gái/Mắt sáng,
môi hồng, đỏ au; Đoàn người về ấp gánh khoai lang; áo nâu in giữa cánh
đồng/Gió chiều cuốn bụi bốc sau lưng/Bóng u hay bóng người thôn nữ/Cúi nón
mang đi cặp hồng.
- Nhận xét về bức tranh thiên nhiên vẻ đẹp tâm hồn con người: thiên nhiên trong
bài thơ rất đỗi thanh bình, yên ả, nên thơ vẫn tràn đầy sức sống. Con người
trong bài thơ mang vẻ đẹp của sự tần tảo, chăm chỉ, mộc mạc, đằm thắm hơn
hết biết yêu quê hương, trân trọng nguồn cội.
Câu 4 (trang 49 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1)
Bài thơ đã diễn tả được tâm trạng tình cảm của nhà thơ?
- Bài thơ đã diễn tả được tâm trạng vui vẻ, háo hức của nhà thơ khi về quê ngoại.
Từ đó, ta thấy được tình yêu, niềm tự hào, trân trọng tác giả dành cho quê
hương gia đình.
Câu 5 (trang 49 SGK Ngữ văn 8 tập 1)
Em thích nhất hình ảnh, chi tiết nào trong bài thơ? Hãy tưởng tượng miêu tả bằng
lời hoặc vẽ lại bức tranh thể hiện chi tiết, hình ảnh đó.
Em thích nhất hình ảnh “Khuyên vàng, yếm thắm, áo the nâu” khi tác giả miêu tả
người mẹ. Ta thể tưởng tượng ra hình ảnh người phụ nữ Việt Nam truyền thống
rất mực nền nã, duyên dáng tươi xinh trong chiếc yếm thắm, áo the. Trên con
đường quê vào mùa xuân, người phụ nữ tràn đầy sức sống, hòa quyện với vẻ đẹp
của đất trời tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp.
-----------------------------------------------------------------------------------
| 1/3

Preview text:

Soạn bài Đường về quê mẹ đầy đủ | Ngữ văn 8
A. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm 1. Tác giả
- Tác giả Đoàn Văn Cừ (1913 – 2004), quê ở Nam Định.
- Ông là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ 1957. Trước Cách mạng Tháng Tám
1945, ông dạy học và tham gia phong trào công nhân Nhà máy sợi Nam Định
(1936). Năm 1948 ông tòng quân, tham gia kháng chiến chống Pháp và làm công
tác văn nghệ, phiên dịch, công tác địch vận Liên khu III. Về sau, ông giữ nhiều chức vụ quan trọng khác.
- Các tác phẩm tiêu biểu: Thôn ca I (1944), Thơ lửa (in chung, 1947), Việt Nam huy
hoàng
(1948), Thôn ca II (1960), Đường về quê mẹ (1987),...
- Ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật đợt I, năm 2001. 2. Tác phẩm
Bài thơ “Đường về quê mẹ” nằm trong tập thơ cùng tên, xuất bản năm 1987.
B. Tìm hiểu câu hỏi SGK
I. Trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1 (trang 48 SGK Ngữ văn 8 tập 1)
Mẹ đưa “tôi” về quê ngoại vào thời gian nào và để làm gì?
Mẹ đưa nhân vật “tôi” về quê ngoại vào mùa xuân để gặp mặt họ hàng.
Câu 2 (trang 48 SGK Ngữ văn 8 tập 1)
Ở các khổ 2, 4: Thiên nhiên và con người hiện lên như thế nào?
- Ở khổ 2, thiên nhiên làng quê hiện lên tươi xanh và thanh bình, mộc mạc. Có rặng
đê với dòng sông trắng lượn quanh, những cồn xanh và bãi tía nối tiếp nhau trải dài.
Con người ở bức tranh này đang tần tảo, bận rộn mà lấp lánh niềm vui khi xới cà, ngô.
- Ở khổ 4, thiên nhiên hiện lên với gam màu vàng chủ đạo, mang vẻ yên ắng, thanh
bình. Màu vàng của nắng, của xác lá bàng hòa với màu xanh của trời và đàn cò
trắng. Đoàn người đang về ấp gánh khoai lang.
Câu 3 (trang 49 SGK Ngữ văn 8 tập 1)
Xác định thể thơ, vần và nhịp của bài thơ. - Thể thơ thất ngôn
- Vần: vần cách, vần liền.
- Nhịp thơ linh hoạt: 3/2/2, 2/2/3, 4/3.
II. Trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1 (trang 49 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1)
Bài thơ là lời của ai? Nhan đề bài thơ được tác giả đặt theo cách nào?
- Bài thơ là lời của nhân vật “tôi” – người con.
- Nhan đề bài thơ được tác giả đặt theo nội dung chính của bài thơ. Toàn bộ bài thơ
là cảm xúc của tác giả trước cảnh sắc thiên nhiên, con người làng quê trên con
đường về quê mẹ ngày xuân.
Câu 2 (trang 49 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1)
Hãy chỉ ra bố cục của bài thơ và đặt tên cho từng phần.
- Bố cục bài thơ gồm 4 phần:
+ Khổ 1: không gian và thời gian khi “tôi” về quê.
+ Khổ 2, 4: bức tranh thiên nhiên và con người nơi làng quê.
+ Khổ 3, 5: hình ảnh người mẹ trên con đường về quê.
+ Khổ 6: những tâm tư, tình cảm của tác giả về nơi cội nguồn.
Câu 3 (trang 49 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1)
Liệt kê các hình ảnh, chi tiết về thiên nhiên và con người trong bài thơ. Qua đó, hãy
nêu nhận xét của em về màu sắc, đường nét của bức tranh thiên nhiên và vẻ đẹp
tâm hồn của con người được thể hiện trong tác phẩm.

1. Hình ảnh, chi tiết về thiên nhiên và con người trong bài
- Hình ảnh thiên nhiên: Dặm liễu mây bảy sắc trắng ngần; Những dòng sông trắng
lượn ven đê; Cồn xanh, bãi tía kề liên tiếp; Chiều mát, đường xa nắng nhạt vàng;
Trời xanh cò trắng bay từng lớp; Xóm chợ lều phơi xác lá bàng
.
- Hình ảnh con người: Người xới cà, ngô rộn bốn bề; Thúng cắp bên hông, nón đội
đầu/ Khuyên vàng, yếm thắm, áo the nâu/Trông u chẳng khác thời con gái/Mắt sáng,
môi hồng, má đỏ au; Đoàn người về ấp gánh khoai lang; Tà áo nâu in giữa cánh
đồng/Gió chiều cuốn bụi bốc sau lưng/Bóng u hay bóng người thôn nữ/Cúi nón mang đi cặp má hồng.
- Nhận xét về bức tranh thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn con người: thiên nhiên trong
bài thơ rất đỗi thanh bình, yên ả, nên thơ mà vẫn tràn đầy sức sống. Con người
trong bài thơ mang vẻ đẹp của sự tần tảo, chăm chỉ, mộc mạc, đằm thắm và hơn
hết là biết yêu quê hương, trân trọng nguồn cội.
Câu 4 (trang 49 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1)
Bài thơ đã diễn tả được tâm trạng và tình cảm gì của nhà thơ?
- Bài thơ đã diễn tả được tâm trạng vui vẻ, háo hức của nhà thơ khi về quê ngoại.
Từ đó, ta thấy được tình yêu, niềm tự hào, trân trọng mà tác giả dành cho quê hương và gia đình.
Câu 5 (trang 49 SGK Ngữ văn 8 tập 1)
Em thích nhất hình ảnh, chi tiết nào trong bài thơ? Hãy tưởng tượng và miêu tả bằng
lời hoặc vẽ lại bức tranh thể hiện chi tiết, hình ảnh đó.
Em thích nhất hình ảnh “Khuyên vàng, yếm thắm, áo the nâu” khi tác giả miêu tả
người mẹ. Ta có thể tưởng tượng ra hình ảnh người phụ nữ Việt Nam truyền thống
rất mực nền nã, duyên dáng và tươi xinh trong chiếc yếm thắm, áo the. Trên con
đường quê vào mùa xuân, người phụ nữ tràn đầy sức sống, hòa quyện với vẻ đẹp
của đất trời tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp.
-----------------------------------------------------------------------------------