Soạn bài “Nắng mới” đầy đủ | Ngữ văn 8 Bài 2: Thơ sáu chữ, bảy chữ sách Cánh Diều

Soạn bài “Nắng mới” đầy đủ | Ngữ văn 8 Bài 2: Thơ sáu chữ, bảy chữ sách Cánh Diều được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Soạn bài “Nắng mới” đầy đủ | Ngữ văn 8
I. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
1. Tác giả
- Nhà thơ Lưu Trọng (1911 1991), quê Quảng Bình.
- Ông sinh trưởng trong một gia đình truyền thống nho học. Thuở nhỏ, ông học
trường tỉnh, rồi học Huế sau chuyển ra Nội. Sau đó, ông bỏ học đi dạy tư,
viết văn, làm thơ làm báo để kiếm sống.
- Ông một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới. Tác phẩm của
ông được giới thiệu trong cuốn “Thi nhân Việt Nam”.
- Về sau, ông tham gia cách mạng với các hoạt động tuyên truyền, văn nghệ. Sau
1954, ông công tác Bộ Văn hóa làm Tổng Thư Hội nghệ sân khấu Việt
Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Hội nhà văn Việt Nam, Tổng thư Hội nghệ sân
khấu Việt Nam.
- Ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật
năm 2000.
- Các tác phẩm tiêu biểu: Tiếng thu (1939), Tỏa sáng đôi bờ (1959), Người con gái
sông Gianh (1966),…
2. Tác phẩm
Bài thơ “Nắng mới” nằm trong tập “Tiếng thu”.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1 (trang 43, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
các khổ 2, 3: “Tôi” nhớ về ai? Chú ý các từ ngữ, hình ảnh thể hiện màu sắc, hành
động trong các khổ thơ.
- Trong khổ thơ 2, 3 “tôi” nhớ về mẹ.
- Các từ ngữ, hình ảnh đáng chú ý:
+ Màu sắc: (áo) đỏ, nắng (vàng).
+ Hành động: reo, đưa, mường tượng, vào, ra, cười.
Câu 2 (trang 43, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Bài thơ được viết theo thể nào? Chỉ ra vần, nhịp của bài thơ.
- Bài thơ viết theo thể thơ 7 chữ.
- Vần trong bài thơ vần cách.
- Nhịp thơ được thay đổi linh hoạt: 3/4, 4/3, 2/5.
2. Trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1 (trang 44 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1)
Bài thơ “Nắng mới” lời của ai, bộc lộ cảm xúc về ai?
Bài thơ lời của “tôi” người con, bộc lộ cảm xúc về người mẹ của mình.
Câu 2 (trang 44 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1)
Nhan đề của bài thơ được đặt theo cách nào?
A. Một hình ảnh gây ấn tượng, khơi nguồn cho cảm xúc của tác giả
B. Một sự việc gây ấn tượng sâu sắc cho tác giả
C. Một đề tài khái quát nội dung của cả bài thơ
D. Một âm thanh đặc biệt trong cảm nhận của tác giả
Câu 3 (trang 44, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Hãy nêu bố cục, mạch cảm xúc của bài thơ Nắng mới cảm nhận chung của em
khi đọc văn bản.
- Bố cục: 2 phần
+ Khổ 1: Hoàn cảnh nảy sinh nỗi nhớ mẹ.
+ Khổ 2 3: Nỗi nhớ thể hiện qua hình ảnh của mẹ trong ức người con.
- Mạch cảm xúc: Từ khung cảnh hiện tại, nhân vật trữ tình nhớ về quá khứ với hình
ảnh người mẹ. Bài thơ đan xen giữa hai thì thời gian đối lập.
- Cảm nhận chung khi đọc văn bản: xúc động, xao xuyến trước hình ảnh mẹ giản dị
thân thương cùng tình cảm con dành con mẹ.
Câu 4 (trang 44, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Bài thơ thể hiện tâm trạng của tác giả? Chỉ ra các từ láy tác dụng của chúng
trong việc thể hiện tâm trạng ấy.
- Bài thơ thể hiện tâm trạng bồi hồi, nhớ nhung.
- Từ láy: xao xác, não nùng, chập chờn, mường tượng.
Tác dụng: thể hiện chân thực, sâu sắc nỗi nhớ xen lẫn nỗi buồn nhẹ nhàng của
nhà thơ.
Câu 5 (trang 44, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Hãy tìm ba hình ảnh trong bài thơ mối liên hệ chặt chẽ với nhau được tác giả sử
dụng để khắc họa về người mẹ. Qua những hình ảnh ấy, người mẹ hiện lên như thế
nào trong nỗi nhớ của tác giả?
- Ba hình ảnh trong bài thơ mối liên hệ chặt chẽ với nhau: nắng mới, áo đỏ, nét
cười.
- Qua những hình ảnh ấy, người mẹ hiện lên thật bình dị, dịu dàng, xinh đẹp. Người
mẹ ấy đại diện cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam tần tảo, chịu thương, chịu
khó, giàu đức hi sinh.
Câu 6 (trang 44, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
thể hoán đổi vị trí của hai động từ (“hắt”, “reo”) miêu tả hình ảnh “nắng mới” trong
khổ thơ thứ nhất (“Mỗi lần nắng mới hắt bên song”) thứ hai (“Mỗi lần nắng mới
reo ngoài nội”) được không? sao?
Ta không thể thay đổi vị trí của động từ không phù hợp ngữ cảnh của đoạn thơ,
không diễn đạt được sự sinh động của cảnh vật.
Câu 7 (trang 44, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Trong ức tuổi thơ của nhân vật “tôi” bài Nắng mới, người mẹ hiện lên qua những
hình ảnh được lựa chọn, để lại ấn tượng sâu đậm cho tác giả. Với em, hình ảnh, chi
tiết nào về người mẹ của mình khiến em thấy yêu thương nhất? Hãy chia sẻ bằng
một đoạn văn (khoảng 8 10 dòng).
Với em, hình ảnh khiến em nhớ nhất về mẹ chính đôi mắt. Mẹ em đôi mắt rất
đẹp. Đôi mắt mẹ hai mí, to tròn, rất tinh anh. Đôi mắt ấy luôn nhìn em rất trìu mến,
dành cho em biết bao yêu thương. Thế nhưng, khi mẹ dần lớn tuổi, em bắt đầu thấy
những nếp nhăn vết chân chim dần xuất hiện. Lúc đó, em nhận ra rằng mẹ đã
dành hết tuổi xuân sức lực để chăm lo cho gia đình. Sự hy sinh của mẹ cao cả
vậy nhưng cũng khi em khiến mẹ buồn, lo. Đôi mắt mẹ lại thêm nặng nỗi buồn.
Em tự hứa với lòng sẽ chăm chỉ học tập, ngoan ngoãn hơn để được thấy mẹ vui vẻ
mạnh khỏe.
-----------------------------------------------------------------------------------
| 1/3

Preview text:

Soạn bài “Nắng mới” đầy đủ | Ngữ văn 8
I. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm. 1. Tác giả
- Nhà thơ Lưu Trọng Lư (1911 – 1991), quê ở Quảng Bình.
- Ông sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống nho học. Thuở nhỏ, ông học
trường tỉnh, rồi học ở Huế và sau chuyển ra Hà Nội. Sau đó, ông bỏ học đi dạy tư,
viết văn, làm thơ và làm báo để kiếm sống.
- Ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới. Tác phẩm của
ông được giới thiệu trong cuốn “Thi nhân Việt Nam”.
- Về sau, ông tham gia cách mạng với các hoạt động tuyên truyền, văn nghệ. Sau
1954, ông công tác ở Bộ Văn hóa và làm Tổng Thư ký Hội nghệ sĩ sân khấu Việt
Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Hội nhà văn Việt Nam, Tổng thư ký Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam.
- Ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2000.
- Các tác phẩm tiêu biểu: Tiếng thu (1939), Tỏa sáng đôi bờ (1959), Người con gái sông Gianh (1966),… 2. Tác phẩm
Bài thơ “Nắng mới” nằm trong tập “Tiếng thu”.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1 (trang 43, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Ở các khổ 2, 3: “Tôi” nhớ về ai? Chú ý các từ ngữ, hình ảnh thể hiện màu sắc, hành động trong các khổ thơ.
- Trong khổ thơ 2, 3 “tôi” nhớ về mẹ.
- Các từ ngữ, hình ảnh đáng chú ý:
+ Màu sắc: (áo) đỏ, nắng (vàng).
+ Hành động: reo, đưa, mường tượng, vào, ra, cười.
Câu 2 (trang 43, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Bài thơ được viết theo thể nào? Chỉ ra vần, nhịp của bài thơ.
- Bài thơ viết theo thể thơ 7 chữ.
- Vần trong bài thơ là vần cách.
- Nhịp thơ được thay đổi linh hoạt: 3/4, 4/3, 2/5.
2. Trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1 (trang 44 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1)
Bài thơ “Nắng mới” là lời của ai, bộc lộ cảm xúc về ai?
Bài thơ là lời của “tôi” – người con, bộc lộ cảm xúc về người mẹ của mình.
Câu 2 (trang 44 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1)
Nhan đề của bài thơ được đặt theo cách nào?
A. Một hình ảnh gây ấn tượng, khơi nguồn cho cảm xúc của tác giả
B. Một sự việc gây ấn tượng sâu sắc cho tác giả
C. Một đề tài khái quát nội dung của cả bài thơ
D. Một âm thanh đặc biệt trong cảm nhận của tác giả
Câu 3 (trang 44, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Hãy nêu bố cục, mạch cảm xúc của bài thơ Nắng mới và cảm nhận chung của em khi đọc văn bản. - Bố cục: 2 phần
+ Khổ 1: Hoàn cảnh nảy sinh nỗi nhớ mẹ.
+ Khổ 2 – 3: Nỗi nhớ thể hiện qua hình ảnh của mẹ trong ký ức người con.
- Mạch cảm xúc: Từ khung cảnh hiện tại, nhân vật trữ tình nhớ về quá khứ với hình
ảnh người mẹ. Bài thơ đan xen giữa hai thì thời gian đối lập.
- Cảm nhận chung khi đọc văn bản: xúc động, xao xuyến trước hình ảnh mẹ giản dị
mà thân thương cùng tình cảm mà con dành con mẹ.
Câu 4 (trang 44, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Bài thơ thể hiện tâm trạng gì của tác giả? Chỉ ra các từ láy và tác dụng của chúng
trong việc thể hiện tâm trạng ấy.
- Bài thơ thể hiện tâm trạng bồi hồi, nhớ nhung.
- Từ láy: xao xác, não nùng, chập chờn, mường tượng.
⇒Tác dụng: thể hiện chân thực, sâu sắc nỗi nhớ xen lẫn nỗi buồn nhẹ nhàng của nhà thơ.
Câu 5 (trang 44, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Hãy tìm ba hình ảnh trong bài thơ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau được tác giả sử
dụng để khắc họa về người mẹ. Qua những hình ảnh ấy, người mẹ hiện lên như thế
nào trong nỗi nhớ của tác giả?
- Ba hình ảnh trong bài thơ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau: nắng mới, áo đỏ, nét cười.
- Qua những hình ảnh ấy, người mẹ hiện lên thật bình dị, dịu dàng, xinh đẹp. Người
mẹ ấy là đại diện cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam tần tảo, chịu thương, chịu khó, giàu đức hi sinh.
Câu 6 (trang 44, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Có thể hoán đổi vị trí của hai động từ (“hắt”, “reo”) miêu tả hình ảnh “nắng mới” trong
khổ thơ thứ nhất (“Mỗi lần nắng mới hắt bên song”) và thứ hai (“Mỗi lần nắng mới
reo ngoài nội”) được không? Vì sao?
Ta không thể thay đổi vị trí của động từ vì không phù hợp ngữ cảnh của đoạn thơ,
không diễn đạt được sự sinh động của cảnh vật.
Câu 7 (trang 44, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Trong kí ức tuổi thơ của nhân vật “tôi” ở bài Nắng mới, người mẹ hiện lên qua những
hình ảnh được lựa chọn, để lại ấn tượng sâu đậm cho tác giả. Với em, hình ảnh, chi
tiết nào về người mẹ của mình khiến em thấy yêu thương nhất? Hãy chia sẻ bằng
một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng).

Với em, hình ảnh khiến em nhớ nhất về mẹ chính là đôi mắt. Mẹ em có đôi mắt rất
đẹp. Đôi mắt mẹ hai mí, to tròn, rất tinh anh. Đôi mắt ấy luôn nhìn em rất trìu mến,
dành cho em biết bao yêu thương. Thế nhưng, khi mẹ dần lớn tuổi, em bắt đầu thấy
những nếp nhăn và vết chân chim dần xuất hiện. Lúc đó, em nhận ra rằng mẹ đã
dành hết tuổi xuân và sức lực để chăm lo cho gia đình. Sự hy sinh của mẹ cao cả là
vậy nhưng cũng có khi em khiến mẹ buồn, lo. Đôi mắt mẹ lại thêm nặng nỗi buồn.
Em tự hứa với lòng sẽ chăm chỉ học tập, ngoan ngoãn hơn để được thấy mẹ vui vẻ và mạnh khỏe.
-----------------------------------------------------------------------------------