Soạn bài Kể lại một truyện ngụ ngôn | Ngữ văn 7 Tập 2 Kết nối tri thức

Soạn bài Nói và nghe: Kể lại một truyện ngụ ngôn trang 21 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 2 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!

Soạn bài Kể lại một truyện ngụ ngôn trang 21 lớp 7
Kết nối tri thức
A. Các bước Kể lại một truyện ngụ ngôn lớp 7
Bước 1: Trước khi nói
a. Chuẩn bị
Chọn truyện ngụ ngôn mà mình yêu thích
Nắm được cốt truyện của truyện ngụ ngôn. Có thể tóm lược nội dung truyện theo một
trật tự đơn giản, dễ hiểu
Lưu ý những chi tiết, hình ảnh, từ ngữ diễn đạt đặc sắc, giàu ý nghĩa
Có thể sáng tạo thêm những cách diễn đạt thú vị hơn để tăng sức hấp dẫn nhưng không
làm sai lệch những yếu tô cơ bản của truyện gốc
b. Tập luyện:
Kể lại truyện trước các bạn trong nhóm, chú ý bài học được thể hiện qua câu chuyện
Luyện kể bằng ngữ điệu truyền cảm
Tập kết hợp lời kể với ngôn ngữ cơ thể để cuốn hút người nghe
Bước 2: Trình bày bài nói
- Mở đầu: Tạo không khí thoải mái, thu hút sự chú ý của người nghe trước khi kể
- Triển khai:
Kể nội dung câu chuyện bằng lời kể sinh động, luôn tương tác với người nghe một
cách tự nhiên
thể sáng tạo trong khi kể (không phải đọc thuộc lòng) để tạo sự lôi cuốn, nhưng
không được làm sai lệch nội dung cơ bản của câu chuyện
Bước 3: Sau khi nói
Cùng người nghe bàn luận, bình phẩm về chi tiết, hình ảnh đặc sắc, bài học đạo lí rút
ra từ câu chuyện vừa kể
Trao đổi, rút kinh nghiệm về cách sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể
Bàn bạc, trao đổi về cách sáng tạo khi kể để câu chuyện thêm thú vị, làm nổi bật bài
học đạo lí và những kinh nghiệm sống mà câu chuyện ngụ ngôn muốn truyền tải
B. Kể lại một truyện ngụ ngôn lớp 7 Hay nhất
1. Kể truyện ngụ ngôn Thỏ và rùa Ngắn nhất (4 mẫu)
Rùa và Thỏ là một câu chuyện ngụ ngôn vừa hay lại thú vị và giàu ý nghĩa.
Câu chuyện kể về một chú Rùa và một chú Thỏ cùng chung sống trong khu rừng. Ngày ngày, Rùa
dậy sớm, chăm chỉ tập chạy. Dù gặp nhiều vất vả, lại bị mọi người trêu đùa nhưng Rùa chưa từng
nghĩ đến việc bỏ cuộc. Một ngày nọ, khi Rùa đang tập chạy thì bị Thỏ chê cười, dè bỉu. Tức giận
quá, Rùa bèn đòi chạy thi với Thỏ. Tất nhiên là Thỏ đồng ý ngay. Ngày cuộc chạy đua diễn ra, các
muông thú trong rừng tụ tập rất đông để theo dõi. Ai cũng nghĩ ván này Thỏ thắng chắc rồi. Thật
vậy, ngay sau tiếng còi của trọng tài, Thỏ lao vút về phía trước như tên bắn, để lại Rùa lẫm chẫm
từng bước đi. Khi Thỏ đã chạy được nửa chặng đường, thì thấy Rùa quá chậm chạp, nên đã dừng
lại, đủng đỉnh đuổi hoa bắt bướm rồi nằm xuống ngủ một giấc thật đã đời. Trong lúc đó, Rùa vẫn
miệt mài với hành trình của mình, tiến về phía trước từng chút một. Vì vậy, mà khi Thỏ tỉnh dậy,
Rùa đã áp sát vạch đích rồi. Dù Thỏ cố gắng thế nào thì cũng vô ích. Chiến thắng đã thuộc về
Rùa.
Từ kết thúc đó, câu chuyện ngụ ngôn Rùa và thỏ đã nhắn nhủ tới chúng ta bài học rằng: Ở đời chớ
có ham chơi, chủ quan, chểnh mảng việc của mình, và cũng chớ nên huênh hoang, xem thường kẻ
khác. Lúc nào cũng phải chăm chỉ, kiên trì, nỗ lực hết sức mình với mục tiêu đã đặt ra, thì mới có
thể thành công được.
2. Kể lại truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng Ngắn nhất (4 mẫu)
“Ếch ngồi đáy giếng” là câu chuyện ngụ ngôn đầu tiên mà em được đọc.
Câu chuyện kể về một chú ếch nọ sinh ra lớn lên trong cái giếng bỏ hoang. vẫn luôn nghĩ
rằng lòng giếng toàn bộ thế giới. bầu trời nhìn thấy qua miệng giếng chính tất cả những
tồn tài. Trong giếng, các con vật khác đều nhỏ hơn ếch, nên sợ lắm. Hễ ếch kêu lên ồm
ộp vang vọng khắp giếng là chúng lại rúm ró hết cả. Vì vậy mà càng ngày ếch càng trở nên ngông
nghênh hơn. Một ngày nọ, trời có mưa lớn, nước mưa lấp đầy giếng, tràn cả ra ngoài nên đưa ếch
lên mặt đất. Ra ngoài giếng, ếch vẫn quen thói nghênh ngang, ngồi giữa đường kêu ồm ộp. Thế là
một con trâu đi ngang qua không nhìn thấy nó, đã dẫm ếch bẹp dí.
Kết thúc đó đem đến bài học đáng nhớ cho chúng ta. Rằng đời, chớ có thói ngông nghênh kiêu
ngạo, kẻo sẽ phải gánh chịu hậu quả khôn lường.
3. Kể lại truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi Ngắn nhất (4 mẫu)
Trong kho tàng truyện ngụ ngôn của nước ta thì “Thầy bói xem voi” là một câu chuyện rất hay và
nổi bật.
Câu chuyện kể về năm ông thầy bói mù vào một ngày rãnh rỗi. Khi đang ngồi buôn chuyện thì họ
nghe tin một gánh xiếc đi qua. Thế cả năm người cùng gom tiền để hối lộ quản tượng, xin
được xem voi. Sau khi được sự đồng ý của quản tượng, năm ông thầy mói mù sấn sổ bắt đầu xem
voi bằng tay. Họ sờ mó quanh con voi, rồi bắt đầu tả lại. Ông thì nói con voi như cái chổi cùn, ông
bảo con voi như cái quạt, ông lại bảo con voi như cột đình. Đến ông khác lại nói voi sun sun như
con đỉa, ông bên cạnh thì chắc chắc voi y cái đòn càn. Do mỗi ông chỉ sờ mỗi một chỗ, nên
thành ra chỉ mò được hình dáng một bộ phận của voi mà thôi. Nhưng chẳng ai chịu nghe ai cả, cứ
thế lao vào đánh nhau đến sứt đầu mẻ trán.
Từ câu chuyện, em rút ra bài học trong cuộc thảo luận với người khác, chúng ta cần biết lắng nghe
những ý kiến xung quanh để tổng kết đúc rút ra ý kiến đầy đủ nhất. Chớ có bảo thủ để phải rước
lấy hậu quả như những ông thầy bói ở trong truyện.
4. Kể lại truyện ngụ ngôn Hai người bạn đồng hành Ngắn nhất (4 mẫu)
Hai người bạn đồng hành và con gấu là câu chuyện ngụ ngôn thú vị mà em đọc được gần đây.
Câu chuyện kể về một đôi bạn thân rất hay đi chơi cùng nhau. Một ngày nọ, hai người rủ nhau vào
rừng đi dạo. Khi đang đi, bất ngờ từ phía xa xuất hiện một con gấu to lớn tiến lại gần. Hai người
cùng hoảng sợ, không biết phải làm sao. Một người bạn nhanh chân hơn, đã lập tức trèo lên
ngọn cây, giấu mình trong vòm lá, mặc kệ bạn mình lại đối mặt với nguy hiểm. May mắn là,
người bạn kia đã kịp thời giả chết để đánh lạc hướng con gấu. Sau khi đánh hơi vài cái, con gấu
tưởng con người đang nằm đã chết, liền bỏ đi. Khi gấu đã đi xa, người bạn trên cây mới trèo
xuống đất, chạy lại tò mò hỏi xem con gấu đã nói gì với bạn mình. Người kia đã mượn lời con gấu
để phê phán: Ông gấu bảo tớ không nên tin vào những kẻ bỏ mặc bạn bè trong cơn hoạn nạn”.
Câu chuyện dừng lại đây, không kể thêm về phản ứng tình bạn của hai người. Nhưng chắc
hẳn chúng ta ai cũng thể đoán được điều đó. Bởi lời “bác Gấu nói” cũng chính điều
anh bạn kia đang suy nghĩ trong lòng.
5. Kể lại truyện ngụ ngôn Chó sói và chiên con Ngắn nhất (4 mẫu)
Chuyện ngụ ngôn Chó sói và chiên con là một câu chuyện rất đặc sắc và ấn tượng.
Chuyện kể về một cuộc gặp gỡ đặc biệt giữa chó sói già gian ác chú chiên con nhỏ thông
minh. Lúc chiên con đang khẽ khàng uống nước bên bờ suối, thì từ đâu xuất hiện một con sói già
gầy gò. nhìn chằm chằm chiên con bằng ánh mắt thèm thuồng, rồi lớn tiếng quát mắng chiên
con dám làm đục nguồn nước của nó. Tuy sợ hãi, nhưng chiên con vẫn cố lấy lại bình tĩnh để giải
thich cho bản thân. Rằng uống nước hạ nguồn thì không thể làm đục nguồn nước của sói
trên được. Khi sói già lịa quát mắng chiến con tội dám buông lời xúc phạm nó vào năm ngoái, thì
chiên con lại giải thích rằng mình vừa sinh ra vào đầu năm nay. Sói lại tiếp tục vua oan rằng không
phải chiên con thì là anh chị em của nó, nhưng sự thật thì chiên con lại chẳng có anh chị em nào.
quá, sói lập tức khẳng định rằng, vậy thì cũng là một con chiên nói xấu nó, chiên chính là bạn
của con người. Nói rồi, nó chẳng cho chiên con cơ hội giải thích, lập tức nhảy vồ lên ăn thịt chiên
con.
Kết thúc câu chuyện không hậu, nhưng cũng nhờ vậy bài học được gợi lên từ câu chuyện
cũng trở nên sâu sắc hơn. Rằng ở đời, chớ đôi co, tranh luận với những kẻ độc ác, xấu xam thích
lấp liếm tội lỗi của bản thân bằng cách vu oan, hãm hại kẻ khác.
| 1/4

Preview text:

Soạn bài Kể lại một truyện ngụ ngôn trang 21 lớp 7 Kết nối tri thức
A. Các bước Kể lại một truyện ngụ ngôn lớp 7
Bước 1: Trước khi nói a. Chuẩn bị
• Chọn truyện ngụ ngôn mà mình yêu thích
• Nắm được cốt truyện của truyện ngụ ngôn. Có thể tóm lược nội dung truyện theo một
trật tự đơn giản, dễ hiểu
• Lưu ý những chi tiết, hình ảnh, từ ngữ diễn đạt đặc sắc, giàu ý nghĩa
• Có thể sáng tạo thêm những cách diễn đạt thú vị hơn để tăng sức hấp dẫn nhưng không
làm sai lệch những yếu tô cơ bản của truyện gốc b. Tập luyện:
• Kể lại truyện trước các bạn trong nhóm, chú ý bài học được thể hiện qua câu chuyện
• Luyện kể bằng ngữ điệu truyền cảm
• Tập kết hợp lời kể với ngôn ngữ cơ thể để cuốn hút người nghe
Bước 2: Trình bày bài nói
- Mở đầu: Tạo không khí thoải mái, thu hút sự chú ý của người nghe trước khi kể - Triển khai:
• Kể nội dung câu chuyện bằng lời kể sinh động, luôn tương tác với người nghe một cách tự nhiên
• Có thể sáng tạo trong khi kể (không phải đọc thuộc lòng) để tạo sự lôi cuốn, nhưng
không được làm sai lệch nội dung cơ bản của câu chuyện
Bước 3: Sau khi nói
• Cùng người nghe bàn luận, bình phẩm về chi tiết, hình ảnh đặc sắc, bài học đạo lí rút
ra từ câu chuyện vừa kể
• Trao đổi, rút kinh nghiệm về cách sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể
• Bàn bạc, trao đổi về cách sáng tạo khi kể để câu chuyện thêm thú vị, làm nổi bật bài
học đạo lí và những kinh nghiệm sống mà câu chuyện ngụ ngôn muốn truyền tải
B. Kể lại một truyện ngụ ngôn lớp 7 Hay nhất
1. Kể truyện ngụ ngôn Thỏ và rùa Ngắn nhất (4 mẫu)
Rùa và Thỏ là một câu chuyện ngụ ngôn vừa hay lại thú vị và giàu ý nghĩa.
Câu chuyện kể về một chú Rùa và một chú Thỏ cùng chung sống trong khu rừng. Ngày ngày, Rùa
dậy sớm, chăm chỉ tập chạy. Dù gặp nhiều vất vả, lại bị mọi người trêu đùa nhưng Rùa chưa từng
nghĩ đến việc bỏ cuộc. Một ngày nọ, khi Rùa đang tập chạy thì bị Thỏ chê cười, dè bỉu. Tức giận
quá, Rùa bèn đòi chạy thi với Thỏ. Tất nhiên là Thỏ đồng ý ngay. Ngày cuộc chạy đua diễn ra, các
muông thú trong rừng tụ tập rất đông để theo dõi. Ai cũng nghĩ ván này Thỏ thắng chắc rồi. Thật
vậy, ngay sau tiếng còi của trọng tài, Thỏ lao vút về phía trước như tên bắn, để lại Rùa lẫm chẫm
từng bước đi. Khi Thỏ đã chạy được nửa chặng đường, thì thấy Rùa quá chậm chạp, nên đã dừng
lại, đủng đỉnh đuổi hoa bắt bướm rồi nằm xuống ngủ một giấc thật đã đời. Trong lúc đó, Rùa vẫn
miệt mài với hành trình của mình, tiến về phía trước từng chút một. Vì vậy, mà khi Thỏ tỉnh dậy,
Rùa đã áp sát vạch đích rồi. Dù Thỏ có cố gắng thế nào thì cũng vô ích. Chiến thắng đã thuộc về Rùa.
Từ kết thúc đó, câu chuyện ngụ ngôn Rùa và thỏ đã nhắn nhủ tới chúng ta bài học rằng: Ở đời chớ
có ham chơi, chủ quan, chểnh mảng việc của mình, và cũng chớ nên huênh hoang, xem thường kẻ
khác. Lúc nào cũng phải chăm chỉ, kiên trì, nỗ lực hết sức mình với mục tiêu đã đặt ra, thì mới có thể thành công được.
2. Kể lại truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng Ngắn nhất (4 mẫu)
“Ếch ngồi đáy giếng” là câu chuyện ngụ ngôn đầu tiên mà em được đọc.
Câu chuyện kể về một chú ếch nọ sinh ra và lớn lên trong cái giếng bỏ hoang. Nó vẫn luôn nghĩ
rằng lòng giếng là toàn bộ thế giới. Và bầu trời nhìn thấy qua miệng giếng chính là tất cả những
gì tồn tài. Trong giếng, các con vật khác đều nhỏ bé hơn ếch, nên sợ nó lắm. Hễ ếch kêu lên ồm
ộp vang vọng khắp giếng là chúng lại rúm ró hết cả. Vì vậy mà càng ngày ếch càng trở nên ngông
nghênh hơn. Một ngày nọ, trời có mưa lớn, nước mưa lấp đầy giếng, tràn cả ra ngoài nên đưa ếch
lên mặt đất. Ra ngoài giếng, ếch vẫn quen thói nghênh ngang, ngồi giữa đường kêu ồm ộp. Thế là
một con trâu đi ngang qua không nhìn thấy nó, đã dẫm ếch bẹp dí.
Kết thúc đó đem đến bài học đáng nhớ cho chúng ta. Rằng ở đời, chớ có thói ngông nghênh kiêu
ngạo, kẻo sẽ phải gánh chịu hậu quả khôn lường.
3. Kể lại truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi Ngắn nhất (4 mẫu)
Trong kho tàng truyện ngụ ngôn của nước ta thì “Thầy bói xem voi” là một câu chuyện rất hay và nổi bật.
Câu chuyện kể về năm ông thầy bói mù vào một ngày rãnh rỗi. Khi đang ngồi buôn chuyện thì họ
nghe tin có một gánh xiếc đi qua. Thế là cả năm người cùng gom tiền để hối lộ quản tượng, xin
được xem voi. Sau khi được sự đồng ý của quản tượng, năm ông thầy mói mù sấn sổ bắt đầu xem
voi bằng tay. Họ sờ mó quanh con voi, rồi bắt đầu tả lại. Ông thì nói con voi như cái chổi cùn, ông
bảo con voi như cái quạt, ông lại bảo con voi như cột đình. Đến ông khác lại nói voi sun sun như
con đỉa, ông bên cạnh thì chắc chắc là voi y cái đòn càn. Do mỗi ông chỉ sờ mỗi một chỗ, nên
thành ra chỉ mò được hình dáng một bộ phận của voi mà thôi. Nhưng chẳng ai chịu nghe ai cả, cứ
thế lao vào đánh nhau đến sứt đầu mẻ trán.
Từ câu chuyện, em rút ra bài học trong cuộc thảo luận với người khác, chúng ta cần biết lắng nghe
những ý kiến xung quanh để tổng kết và đúc rút ra ý kiến đầy đủ nhất. Chớ có bảo thủ để phải rước
lấy hậu quả như những ông thầy bói ở trong truyện.
4. Kể lại truyện ngụ ngôn Hai người bạn đồng hành Ngắn nhất (4 mẫu)
Hai người bạn đồng hành và con gấu là câu chuyện ngụ ngôn thú vị mà em đọc được gần đây.
Câu chuyện kể về một đôi bạn thân rất hay đi chơi cùng nhau. Một ngày nọ, hai người rủ nhau vào
rừng đi dạo. Khi đang đi, bất ngờ từ phía xa xuất hiện một con gấu to lớn tiến lại gần. Hai người
vô cùng hoảng sợ, không biết phải làm sao. Một người bạn nhanh chân hơn, đã lập tức trèo lên
ngọn cây, giấu mình trong vòm lá, mặc kệ bạn mình ở lại đối mặt với nguy hiểm. May mắn là,
người bạn kia đã kịp thời giả chết để đánh lạc hướng con gấu. Sau khi đánh hơi vài cái, con gấu
tưởng con người đang nằm đã chết, liền bỏ đi. Khi gấu đã đi xa, người bạn ở trên cây mới trèo
xuống đất, chạy lại tò mò hỏi xem con gấu đã nói gì với bạn mình. Người kia đã mượn lời con gấu
để phê phán: Ông gấu bảo tớ không nên tin vào những kẻ bỏ mặc bạn bè trong cơn hoạn nạn”.
Câu chuyện dừng lại ở đây, không kể thêm về phản ứng và tình bạn của hai người. Nhưng chắc
hẳn chúng ta ai cũng có thể đoán được điều đó. Bởi lời mà “bác Gấu nói” cũng chính là điều mà
anh bạn kia đang suy nghĩ trong lòng.
5. Kể lại truyện ngụ ngôn Chó sói và chiên con Ngắn nhất (4 mẫu)
Chuyện ngụ ngôn Chó sói và chiên con là một câu chuyện rất đặc sắc và ấn tượng.
Chuyện kể về một cuộc gặp gỡ đặc biệt giữa chó sói già gian ác và chú chiên con nhỏ bé thông
minh. Lúc chiên con đang khẽ khàng uống nước bên bờ suối, thì từ đâu xuất hiện một con sói già
gầy gò. Nó nhìn chằm chằm chiên con bằng ánh mắt thèm thuồng, rồi lớn tiếng quát mắng chiên
con dám làm đục nguồn nước của nó. Tuy sợ hãi, nhưng chiên con vẫn cố lấy lại bình tĩnh để giải
thich cho bản thân. Rằng nó uống nước ở hạ nguồn thì không thể làm đục nguồn nước của sói ở
trên được. Khi sói già lịa quát mắng chiến con tội dám buông lời xúc phạm nó vào năm ngoái, thì
chiên con lại giải thích rằng mình vừa sinh ra vào đầu năm nay. Sói lại tiếp tục vua oan rằng không
phải chiên con thì là anh chị em của nó, nhưng sự thật thì chiên con lại chẳng có anh chị em nào.
Bí quá, sói lập tức khẳng định rằng, vậy thì cũng là một con chiên nói xấu nó, chiên chính là bạn
của con người. Nói rồi, nó chẳng cho chiên con cơ hội giải thích, lập tức nhảy vồ lên ăn thịt chiên con.
Kết thúc câu chuyện không có hậu, nhưng cũng nhờ vậy mà bài học được gợi lên từ câu chuyện
cũng trở nên sâu sắc hơn. Rằng ở đời, chớ đôi co, tranh luận với những kẻ độc ác, xấu xam thích
lấp liếm tội lỗi của bản thân bằng cách vu oan, hãm hại kẻ khác.